MI SƠN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MI SƠN (Tiếng Trung 眉山市 pinying Meishan)

https://baike.baidu.com/item/%E7%9C%89%E5%B1%B1/36896?fromtitle=%E7%9C%89%E5%B1%B1%E5%B8%82&fromid=3273063
https://baike.baidu.com/item/%E5%9B%9B%E5%B7%9D%E7%9B%86%E5%9C%B0
https://baike.baidu.com/item/%E8%9C%80%E6%96%87%E5%8C%96/5090264
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_Xuy%C3%AAn

Mi Sơn trước đây gọi là Mi Châu (眉州) là một địa cấp thị thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Nơi đây thuộc bồn địa Tứ Xuyên, một trong bốn bồn địa lớn của Trung Quốc và nằm phía Tây Nam đồng bằng Thành Đô. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, Mi Sơn thuộc đất Thục. Nói riêng về Mi Sơn thì không có gì nhiều nhưng nếu xét theo văn hóa Thục và bồn địa Tứ Xuyên thì có nhiều điểm thú vị!

Bồn địa Tứ Xuyên nằm lọt giữa cao nguyên Thanh-Tạng ở phía tây, Tần Lĩnh-Mễ Thương Sơn ở phía bắc, cao nguyên Vân-Quý ở phía nam, phía đông có Tam Hiệp, dãy núi Vu Sơn, và thường có sương mù. Có thể nói khu vực này cách biệt với Trung Nguyên vì bị các dãy núi lớn bao bọc. Lối ra duy nhất là sông Trường Giang nối liền với đồng bằng Giang Hán (Vân Mộng!). Nước Thục và Ba là đầu nguồn sông Trường Giang, liên kết với Sở quốc. Từ xưa văn hóa Thục và văn hóa Sở có sự liên hệ chặt chẽ.

Do vị trí địa lý đặc thù, văn hóa nơi đây cũng khác biệt. Giản xưng của Tứ Xuyên là Thục (蜀), do thời tiền Tần, trên đất Tứ Xuyên có hai nước chư hầu là Thục và Ba, nên Tứ Xuyên còn có biệt danh là Ba Thục (巴蜀). Văn hóa Thục là văn hóa khu vực có lịch sử lâu đời rực rỡ và huy hoàng, một di sản độc đáo tập trung ở đồng bằng Thành Đô. Nơi này có hệ thống chữ viết và tiếng nói riêng. Ngôn ngữ thông dụng của người Tứ Xuyên được gọi là tiếng Tứ Xuyên (Tứ Xuyên thoại), thuộc nhánh Quan thoại Tây Nam của tiếng Hán. Thành Đô là một đô thị tự do, mua bán đối ngoại tương đối phát đạt, trở thành đầu mối then chốt trao đổi văn hóa kinh tế của Trung Quốc với vùng Nam Á và Tây Á.

Đặc biệt, đây là nơi khởi nguyên của Đạo giáo, coi trọng sự hòa hợp giữa người cùng tự nhiên, hài hòa thống nhất giữa người và người. Văn hóa Thục luôn coi trọng "không hành động". Ý nghĩa chính là: "Đạo" là gốc rễ của mọi sự vật trong vũ trụ. "Đạo" là "không hành động" và tự nhiên. Người khôn ngoan nên và phải hiểu quy luật tự nhiên. Hãy chăm sóc bản thân và đạt được một cuộc sống trọn vẹn!

Một điểm đáng lưu ý là bồn địa Tứ Xuyên có đá bề mặt chủ yếu là sa thạch màu đỏ tím và nham thạch. Hai loại đá này dễ bị phong hóa và phát triển thành đất màu tím. Đất tím rất giàu chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho và kali, và là loại đất tự nhiên màu mỡ nhất ở Trung Quốc. Lưu vực Tứ Xuyên là nơi phân bố tập trung nhất của đất tím trong cả nước, vì vậy còn được mệnh danh là "Tử sắc bồn địa".

Bàn luận

Có vẻ như Ngu phu nhân đã gắn liền với màu tím từ trước khi gả vào Giang gia: tên Ngu Tử Diên, mệnh danh Tử Tri Chu (紫蜘蛛), đến từ "Tử sắc bồn địa", sử dụng Tử Điện. Cái này khiến tôi thắc mắc Tử Điện là pháp khí gia truyền của Ngu gia, hay được chế tạo riêng cho Ngu phu nhân?!!

Từ mối quan hệ Ba Thục và Sở, có thể Ngu gia và Giang gia có mối quan hệ qua lại lâu đời. Đây có thể là mối quan hệ lợi ích lâu dài, đi cùng quan hệ kinh tế, hôn nhân.

Ngu gia rất có thể theo tư tưởng Đạo giáo, coi trọng "vô vi", đồng thời với vị trí địa lý đặc thù nên không tham gia vào tranh chấp của Trung Nguyên. Ngu gia tạo cảm giác là một thế gia tu tiên lâu năm hùng mạnh nhưng lánh đời (hơn cả Cô Tô Lam thị!). Dù thế nào thì Giang gia có một đồng minh như Ngu gia, tuy ở xa và ít tham gia thế sự, nhưng vững mạnh và chắc chắn, là một lợi thế vô cùng lớn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mđts