Câu 6: Trình bày quá trình sản xuất thặng dư và hai phương pháp sản xuất giá trị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Trình bày quá trình sản xuất thặng dư và hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và thặng dư siêu nghạch
• Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa la sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C.Mác viết: ”Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hóa; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăn giá trị gia tăng thì quá trình sản xuất tư bản là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nên sản xuất hàng hóa”.
Quá trình sản xuất trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình mà nhà tư bản tiêu dung sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm sau:
+ Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, lao động của anh ta thuộc về nhà tư bả giống như các yếu tố khác của sản xuất và được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiệu quả nhất
+ Sản phẩm là do lao động của người công nhân tạo ra, nhưng nó không thuộc về người công nhân mà thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Ví dụ: Quá trình sản xuất sợi
Để sản xuất 10kg sợi, cần:
+ Nguyên liệu: 20kg bông (0,5USD/kg)
+ Khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho chưa: 4 USD.
+ Giá trị sức lao động của công nhân: 3 USD/ngày.
Để sản xuất được 10kg sợi mất khoảng 6 tiếng
Giá trị do sức lao động tạo ra là 0.5 USD/giờ
Nếu người lao động chỉ lao động trong 6h/ ngày thì không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng do  người lao động lao động trong 12h/ ngày nên ta có:
Chi phí sản xuất Giá trị của sản phẩm mới Bông: 20 USD Giá trị bông: 20 USD
Khấu hao: 4 USD Một phần giá trị cả máy móc, nhà xưởng, kho chứa: 4 USD
Mua sức lao động: 3 USD Giá trị do sức lao động tạo ra: 6 USD.
T = 27 USD T’ = 30 USD
Qua đó, quá trình sản xuất của xí nghiệp hay quá trình sản xuất giá trị thặng dư tạo ra giá trị thặng dư là delta T = 3 USD (phần dôi ra của giá trị sản phẩm mới so với chi phí sản xuất).
• Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư:
+ Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: là giá trị thặng dư được tạo ra do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao  động tất yếu  trong khi  NSLĐ xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi
+  Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: là giá trị thặng  dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách tăng NSLĐ, nhờ  đó tăng thời gian lao động thặng dư ngay lên trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.
• Giá trị thặng dư siêu nghạch: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt, còn giá trị thặng dư tương đối dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội. Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ được thay thế bằng giá trị thặng dư tương đối khi trình độ kỹ thuật mới được áp dụng ở các tư bản cá biệt trở thành phổ biến trong xã hội. Vì thế, C. Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
+ Giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu dược. Nó biểu hiện sự tiến bộ kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản được áp dụng rộng rãi. Xét về mặt đó thì nó thể hiện quan hệ giữa giai cấp công nhân và toàn bộ giai cấp các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch là mục đích trực tiếp mà mỗi nhà tư bản cố gắng đạt tới trong cuộc cạnh tranh với các nhà tư bản khác. Xét về mặt này, giá trị thặng dư siêu ngạch không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa công nhân làm thuê và nhà tư bản, mà còn biểu hiện mối quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.
+ Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu nghạch là hiện tượng tạm thời, nhanh chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu nghạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu nghạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, làm cho năng xuất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#gh