luong GT hanghoa va tien te

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 7: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? Trình bày nội dung cơ bản của lịch sử ra đời, bản chất, và chức năng của tiền tệ?

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố sau:

a.      Thứ nhất: Năng suất lao động. (NSLĐ)

NSLĐ là năng lực SX của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm SX ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để SX ra 1 đơn vị sản phẩm.

Có 2 loại NSLĐ: NSLĐ cá biệt và NSLĐ XH. NSLĐ có ảnh hưởng đến giá trị XH của hàng hóa chính là NSLĐ XH.

NSLĐ XH càng tăng, thời gian lao động XH cần thiết để SX ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại NSLĐ XH càng giảm, thì thời gian lao động XH cần thiết để SX ra hàng hóa càng tăng, lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa tỉ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỉ lệ nghịch với NSLĐ XH. Như vậy, muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống, thì ta phải tăng NSLĐ XH.

b.      Thứ hai: Cường độ lao động.

 Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Vì vậy, khi cường độ lao động tăng lên thì lượng lao động hao phí trong cùng 1 đơn vị thời gian cũng tăng lên, và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm là không đổi.

c.       Thứ ba: Mức độ phức tạp của lao động.

Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.

·         Lao động giản đơn là sự hao phí lao động 1 cách giản đơn mà bất kỳ 1 người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được.

·         Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề.

·         Ví dụ: Trong 1h lao động, người thợ sửa chữa đồng hồ tạo ra nhiều giá trị hơn người rửa bát. Bởi vì, lao động của người rửa bát là lao động giản đơn, có nghĩa là bất kỳ 1 người bình thường nào, không phải trải qua đào tạo, không cần có sự phát triển đặc biệt, cũng có thể làm được. Còn lao động của người thợ sửa chữa đồng hồ là lao động phức tạp đòi hỏi phải có sự đào tạo, phải có thời gian huấn luyện tay nghề.

·         Trong cùng 1đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên gấp bội.

·         Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động XH cần thiết, giản đơn trung bình.

2. Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ:

Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của SX và trao đổi hàng hóa của các hình thái giá trị.

     a. Sự phát triển các hình thái giá trị:

            Căn cứ vào sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa (SXHH), trong lịch sử XH loài người đã trải qua 4 hình thái giá trị từ thấp đến cao:

1.      Hình thái giá trị giản đơn (hay ngẫu nhiên): Đây là hình thái phôi thai của giá trị, nó xuất hiện trong giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa, khi trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp vật này lấy vật khác.

Đặc điểm của hình thái giản đơn:

·         Tỷ lệ trao đổi chưa thể cố định

·         Giá trị của 1 hàng hóa chỉ được phát hiện ở 1 hàng hóa nhất định khác với nó, chứ không biểu hiện được ở mọi hàng hóa khác.

2.      Hình thái giá trị đầy đủ (hay mở rộng):là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn. Hình thái vật ngang giá đã được mở rộng ra ở nhiều hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.

3.      Hình thái chung của giá trị khi lực lượng SX phát triển, sản phẩm nhiều hơn:Ở đây, tất cả các hàng hóa đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng 1 thứ hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung. Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở 1 thứ hàng hóa nào. Các địa phương khác nhau thì hàng hóa dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.

4.      Hình thái tiền tệ:khi LLSX và phân công lao động XH phát triển hơn nữa, SXHH và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương gặp phải khó khăn. Do đó cần phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở 1 vật độc tôn và phổ biến thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị.Tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài của SX và trao đổi hàng hóa. Khi tiền tệ ra đời, thế giới hàng hóa được phân thành 2 cực: hàng hóa thông thường và hàng hóa đóng vai trò tiền tệ. Ở đây thì giá trị các hàng hóa đã có 1 phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định.

b. Bản chất của tiền tệ:

Tiền tệ là 1 hình thái giá trị của hàng hóa, là sản phẩm của quá trình phát triển SX và trao đổi hàng hóa. Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hóa, làm vật ngang giá chung nhất cho các hàng hóa khác, nó thể hiện lao động XH và biểu hiện mối quan hệ giữa những người SXHH.

Bản chất của tiền tệ còn được thể hiện qua các chức năng của nó.

2.      Các chức năng của tiền tệ: tiền tệ có 5 chức năng.

a.      Thước đo giá trị:

Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Giá cả hàng hóa có chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:

·         Giá trị hàng hóa.

·         Giá trị của tiền.

·         Quan hệ cung - cầu về hàng hóa.

b.      Phương tiện lưu thông:

Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là 2 mặt của quá trình thống nhất với nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hóa.

Khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật: “Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong 1 thời gian nhất định…”

T = (Gh * H) / N = G / N

Trong đó:

T là số lượng tiền cần cho lưu thông.

H là số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Gh là giá cả trung bình của 1 hàng hóa.

G là tổng số giá cả của hàng hóa.

N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại.

Điều kiện: các nhân tố nói trên phải được xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng một không gian.

c.       Phương tiện cất trữ: Làm phương tiện cất trữ tức là tiền được rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ. Tiền là đại diện cho của cải XH dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là 1 hình thức cất trữ của cải. Nếu SX tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu SX giảm, lượng hàng hóa ít thì 1 phần tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

d.      Phương tiện thanh toán: Làm phương tiện thanh toán, tiền được dung để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng…

Công thức số lượng tiền cần thiết cho lưu thông sẽ được triển khai như sau:

            T = (G – Gc – Tk + Ttt) / N

Trong đó: T là số lượng tiền cần cho lưu thông.

  G là tổng số giá cả của hàng hóa.

  Gc là tổng số giá cả hàng bán chịu.

        Tklà tổng số tiền khấu trừ cho nhau.

           Ttt là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả.

        N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại.

  e. Tiền tệ thế giới: Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi ranh giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải là vàng. Vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế, và biểu hiện của cải nói chung của XH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro