mác lênin

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

7.2.3. Những đóng góp của Mác và Ăng-ghen trong kinh tế chính trị

- Mác đưa ra quan điểm mới về đối tượng và phương pháp cỉa Kinh tế chính trị (Mà phương

pháp trừu tượng hóa khoa học và phương pháp duy vật biện chứng là nền tảng).

- Mác đưa ra quan điểm lịch sử về sự phát triển kinh tế vào việc phân tích các phạm trù, các

quy luật kinh tế.

- Dựa trên quan điểm lịch sử, Mác thực hiện một cuộc cách mạng về học thuyết giá trị - lao

động (giải quyết được bết tắc cảu các trào lưu tư tưởng kinh tế trước đây).

- Công lao to lớn của Mác là xây dựng học thuyết giá trị thặng dư, hòn đá tảng của chủ

nghĩa Mác.

- Công lao to lớn của Mác còn thể hiện ở một loạt phát hiện khác nhau như phân tích tích

lũy tư bản, sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nghuyên nhân nạn thất nghiệp...

- Mác, Ăngghen đã dự đoán về những nội dung của xã hội tương lai.

SỰ BỔ SUNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA V.I.LÊNIN

Điều kiện mới:

Về kinh tế: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đây là thời kỳ diễn ra cuộc cách mạng

khoa học kỹ thuật lần thứ 2 - Phát minh ra năng lượng điện. Cơ khí hóa chuyển thành điện khí hóa

làm thay đổi cơ cấu kinh tế của chủ nghĩa tư bản: công nghiệp nặng chiếm vị trí hàng đầu, đẩy

mạnh quá trình tập trung sản xuất, cạnh tranh mạnh mẽ, khủng hoảng kinh tế... Từ đó xuất hiện

các công ty, các xí nghiệp khổng lồ, xuất hiện các tổ chức độc quyền. Biến chủ nghĩa tư bản tự do

cạnh tranh thành chủ nghĩa đế quốc.

Về chính trị: Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa đế quốc làm xuất

hiện chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) để phân chia lại thị trường thế giới giữa các

cường quốc đế quốc. Sau năm 1895 Ph. Ăngghen mất Quốc tế cộng sản II đi vào con đường phản

bội chủ nghĩa Mác, xuất hiện yêu cầu cần phải bảo vệ chủ nghĩa Mác.

Những lý luận cơ bản của V.Lênin

7.3.2.1. Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội

Trên cơ sở lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C.Mác, V.I.Lênin đã bổ sung thêm một số

điểm cho sát với hiện thực của xã hội tư bản trong giai đoạn phát triển mới của nó. Ông chia khu

vực I - khu vực sản xuất tư liệu sản xuất thành hai khu vực nhỏ: Khu vực sản xuất tư liệu sản xuất

để sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu tiêu dùng;

đồng thời ông cho cấu tạo hữu cơ c/v thay đổi, qua thực tiễn 4 năm, ông đã rút ra quy luật ưu tiên

phát triển tư liệu sản xuất (thực chất là phát triển công nghiệp nặng). Do đó quy luật này chỉ phát

huy tác dụng trong điều kiện nền đại công nghiệp cơ khí.

7.3.2.2. Lý luận về chủ nghĩa đế quốc

chủ nghĩa đế quốc không phải là một chính sách, mà là một giai đoạn phát triển cao của

chủ nghĩa tư bản, là kết quả của quá trình vận động phát triển dưới sự tác động của các quy luật

kinh tế nội tại của nó, đặc biệt là quy luật cạnh tranh tự do đưa tới tập trung sản xuất. Tập trung

sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định thì dẫn tới độc quyền.

Chủ nghĩa đế quốc có 5 đặc điểm kinh tế nổi bật: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc

quyền; Tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính; Xuất khẩu tư bản; Các tổ chức độc quyền phân chia

thị trường thế giới; Các nước đế quốc phân chia lãnh thổ thế giới.

V.I.Lênin cũng vạch rõ tính quy luật của việc chuyển chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ

nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự dung hợp, lệ thuộc

của nhà nước vào các tổ chức độc quyền và nhà nước trở thành tư bản khổng lồ tham gia vào quá

trình bóc lột công nhân).

Chủ nghĩa tư bản độc quyền và độc quyền nhà nước vẫn nằm trong khuôn khổ phương thức

sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ là sự thay đổi về hình thức của chủ nghĩa tư bản.

V.I.Lênin đã rút ra quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Do đó, Cách mạng

vô sản có thể nổ ra ở một số nước, thậm chí ở một nước kinh tế kém phát triển.

7.3.2.3. Lý luận về xây dựng chủ nghĩa xã hội

Dựa trên những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen và chủ nghĩa xã hội, sau Cách mạng

Tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin đã vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nga thông

qua hai mô hình:

+ Mô hình chính sách cộng sản thời chiến:

+ Mô hình chính sách kinh tế mới - NEP:

Là sự đổi mới của V.I.Lênin cả về phương diện lý luận cả về chỉ đạo thực tiễn về xây dựng

mô hình chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Nội dung của mô hình:

- Về thời kỳ quá độ

- Về sở hữu và các thành phần kinh tế

- Về phát triển kinh tế hàng hóa

- Về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

- Về mô hình hợp tác xã.

Như vậy, V.I.Lênin là người bổ sung, phát triển học thuyết kinh tế của C.Mác và Ph.

Ăngghen, hình thành nên học thuyết kinh tế Mác - Lênin.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro