cau so 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 5: HÀNG HÓA LÀ GÌ? PHÂN TÍCH HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA. PHÂN BIỆT HÀNG HÓA THÔNG THƯỜNG VỚI HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG.

HÀNG HÓA VÀ HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA:

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đem trao đổi, mua bán.

Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị (hay giá trị trao đổi):

·        Giá trị là sức lao động của con người được tích lũy lại, là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, là một phạm trù mang tính lịch sử gắn liền với sản xuất hàng hóa.

·        Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó, là một phạm trù vĩnh viễn.

Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.

â        Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.

Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.

Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có hai mặt: Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hóa, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.

·        Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đôi tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng. Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định.

·        Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa mà không kể đến hình thức cụ thể, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi.

â        Nếu lao động cụ thể chỉ là một trong hai nhân tố tạo thành giá trị sử dụng, thì lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo ra giá trị của hàng hóa. Lao động của mỗi người sản xuất hàng hóa là một bộ phận của lao động xã hội thống nhất nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.

Những nhà tư sản coi giá trị của hàng hóa là do sức cầu và công dụng của nó là hoàn toàn sai.

Marx đã nói: “Nếu người ta có cách biến than chì thành kim cương thì kim cương cũng sẽ rẻ như gạch. Đó là vì lao động (trừu tượng) kết tinh trong nó giảm xuống. Mặc dù sức cầu và công dụng của nó không đổi.”

PHÂN BIỆT HÀNG HÓA THÔNG THƯỜNG VỚI HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG:

Hàng hoá sức lao động 

|    Sức lao động:

Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể con người đang sống và được người đó sử dụng vào sản xuất hàng hóa. 

Trong mọi xã hội, sức lao động đều là yếu tố của sản xuất nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hoá với hai điều kiện sau: 

·                    Người lao động được tự do về thân thể, tức là có quyền tự chủ về sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động trong một thời gian nhất định.

·                    Người lao động không có tư liệu sản xuất, không có khả năng bán cái gì ngoài sức lao động. 

|    Hàng hoá sức lao động:

Hàng hoá sức lao động là một hàng hoá đặc biệt, nó tồn tại trong con người và người ta chỉ có thể bán nó trong một khoản thời gian nhất định. Vì thế giá trị và giá trị sử dụng của nó khác với hàng hoá thông thường. 

Giá trị của hàng hoá sức lao động cũng do lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định. Cho nên giá trị của hàng hoá sức lao động được xác định gián tiếp qua giá trị những hàng hoá tiêu dùng mà người lao động dùng để tái sản xuất sức lao động để nuôi sống gia đình và chi phí học tập. 

Mặc khác lượng giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia...Giá trị sức lao động không cố định: tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của con người tăng và yêu cầu kỷ thuật lao động tăng; giảm khi năng suất lao động xã hội tăng làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng. 

Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là khả năng thực hiện một loại lao động cụ thể nào đó và được thể hiện ra trong quá trình lao động. Giá trị sử dụng của sức lao động phải phù hợp với yêu cầu của người sử dụng sức lao động. Vì thế việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn là điều mà người lao động phải thường xuyên quan tâm đến nếu không muốn bị đào thải, thất nghiệp. 

Trong quá trình lao động, sức lao động đã chuyển hoá toàn bộ những lao động quá khứ của tư liệu sản xuất và lao động mới của nó sang sản phẩm mới, vì thế nó tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của nó. Đây chính là giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hoá sức lao động. nguồn gốc của sự tăng giá trị trong quá trình sản xuất, nguồn gốc của sự giàu có, nguồn gốc của Giá Trị Thặng Dư. 

So sánh Hàng hóa thông thường với Hàng hóa sức lao động:

·        Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính Giá Trị và Giá Trị Sử Dụng. 

·        Khác nhau:  

Hàng hoá sức lao động

Hàng hoá thông thường

Người mua có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu, người bán phải phục tùng người mua

Người mua và người bán hoàn toàn độc lập với nhau.

Mua bán có thời hạn.

Mua đứt, bán đứt.

Giá cả nhỏ hơn giá trị.

Giá cả có thể tương đương với giá trị.

Giá trị: cả yếu tố tinh thần, vật chất và lịch sử.

Chỉ thuần tuý là yếu tố vật chất.

Giá Trị Sử Dụng đặc biệt: tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, đó chính là Giá Trị Thặng Dư.

Giá Trị Sử Dụng thông thường là nguồn gốc của Giá Trị Thặng Dư biểu hiện của của cải

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro