cau so 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9) Thế nào là chi phí sản xuất TBCN? Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận?

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là phần giá trị bù lại giá cả của những tư liệu sản xuất © và giá cả sức lao động (v) đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hoá cho nhà tư bản. Kí hiệu là K = c + v.

Chi phí tư bản XH chủ nghĩa khác với giá trị hàng hoá cả về chất lẫn về lượng. Về chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là chi phí về tư bản còn giá trị hàng hoá là chi phí thực tế, chi phí về lao động XH cần thiết để sản xuất ra hàng hoá. Về lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn giá trị hàng hoá vì (c + v) < (c + v + m).

 Khi tổng tư bản bất biến và khả biến c + v chuyển thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa K thì số tiền nhà tư bản thu được trội hơn so với chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa gọi là lợi nhuận. Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước. Nếu ký hiệu lợi nhuận là P thì giá trị hàng hoá lúc này là G = K + P.

 Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hoá thành tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P’: P’ = m/(c + v) . 100%.

Trong thực tế, P’ hàng năm được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm P và tổng số tư bản ứng trước K: P’ = P/K . 100%.

 Đối với nhà tư bản, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là giới hạn hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà tư bản. Sự xuất hiện khái niệm này đã xoá đi danh giới giữa tư bản bất biến c và tư bản khả biến v, che dấu đi nguồn gốc của giá trị thặng dư (đó là tư bản khả biến v).

Khái niệm lợi nhuận thực chất cũng chỉ là biến tướng của giá trị thặng dư. Nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Theo khái niệm này thì phần dôi ra đó không phải là do giá trị sức lao động (v) của công nhân làm thuê tạo ra mà là do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa của nhà tư bản tạo ra.

Khái niệm tỷ suất lợi nhuận cũng vậy. Nó không biểu hiện đúng mức độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động như tỷ suất giá trị thặng dư m’ (m’ càng tăng, chứng tỏ nhà tư bản bóc lột càng nhiều). Tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản. P’ càng tăng thì đầu tư càng có lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro