mach cam bien 800

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bộ cảm biến về pha

Trên đường dây tín hiệu dẫn từ máy phát ra anten người ta đặt một cảm biến dòng, trên cuộn thứ cấp của cảm biến dòng ta mắc một điện trở R10 để lấy tín hiệu điện áp đưa vào chân 4 và 5 của IC11 nếu dòng trên đường tín hiệu càng lớn thì điện áp đưa vào IC11 cũng tăng theo ( ngoại trừ trường hợp chập tải khi đó sẽ không có dòng ở cuộn thứ cấp của biến áp dòng ) IC11 có tác dụng so sánh điện áp cảm biến được từ cảm biến dòng với một mức điện áp ngưỡng nhất định. khi điện áp vào lớn hơn mức ngưỡng thì điện áp ra ở chân 15 của IC11 sẽ ở mức thấp ngược lại thì cho ra mức cao.

Để lấy pha của điện áp người ta trích một phần điện áp từ đương tín hiệu qua mạch phân áp với các thành phần R11, R12, R13, R14  và tụ C81 và đưa vào chân 4 và 5 của IC10. IC10 hoạt động cũng tương tự như IC11.

Ở đầu vào của IC11 và IC10 có mắc thêm các tụ C83 và tụ C80 để ngắn mạch thành phần cao tần. các diốt CD4 và CD2 có tác dụng như một mạch ghim ở mức 0v, các điốt CD3 và CD1 để bảo vệ quá tải cho IC11 và IC10 tức là khi điện áp cảm biến lớn hơn 5v thì điốt CD1 và CD3 sẽ thông và sẽ hạn dòng vào IC.

Việc so pha được thực hiện nhờ D flipflop(IC12): tức là đầu ra của IC11(chân 15) đưa vào chân D của flipflop còn đầu ra của IC10 đưa vào chân CE đảo (Chip Enable ) của flipflop.

Mức điện áp đầu ra của IC13(chân số 14) sẽ cho biết trở kháng của mạch ra anten mang tính cảm hay tính dung.Nếu điện áp ( tín hiệu ) đầu ra IC13( PHASE ) ở mức cao trở kháng sẽ mang tính cảm.Nếu điện áp đầu ra của IC13 ở mức thấp thì trở kháng sẽ mang tính dung. Điện áp này sẽ được biến đổi A/D rồi đưa về CPU vi xử lý khi có yêu cầu.

Ngoài tín hiệu so pha thì vi điều khiển còn đưa ra tín hiệu tắt bộ so pha (phase sensor off ) bình thường tín hiệu này ở mức thấp thì bộ so pha hoạt động bình thường nhưng khi nó được đưa lên mức cao thì sẽ làm cho Transistor TR3 thông, TR1 và TR2 khoá làm cho điện áp đầu vào IC10 rất nhỏ dẫn tới đầu ra 15 ở mức tích cực cao làm cho chân CE đảo (Chip Enable ) của D flipflop cũng ở mức cao nên làm cho D flipflop ngừng làm việc.

CAM BIEN TAI

diode CD7,CD8; điện trở R43,R47 ,tụ C107,C112; cuộn cảm L48,L50. Mạch này có tác dụng xác định trở kháng của tín hiệu RF đưa vào anten.Tín hiệu này được cảm biến và đưa ra tín hiệu điện áp một chiều. Các điện trở R47, R48 là các điện trở hạn dòng, điện trở R45, R46 là điện trở phân dòng ( bypass), các điện trở này có nhiệm vụ hạn chế dòng vào IC13, cũng là hạn chế dòng qua diode CD7, CD8 ( bảo vệ các diode này khỏi bị đánh thủng vì dòng lớn)

Quá trình xác định trở kháng như sau: Tín hiệu cảm biến về dòng điện được lấy từ biến dòng T3,tín hiệu này được nắn bởi CD7 đưa qua R47 tới IC13. R43 và R44 là điện trở công suất để bảo vệ CD7 ,tụ C109 và C111 để ngắn mạch thành phần xoay chiều

Tín hiệu về điện áp cảm biến nhờ trích một phần điện áp ra anten đưa vào nắn ở CD8 sau đó qua R48 vào IC13.

IC13 là một bộ so sánh nó sẽ so mức của hai tín hiệu đầu vào và đưa ra tín hiệu cảm biến về trở kháng tải. Dựa vào mức của tín hiệu này CPU sẽ biết trở kháng tải lớn hơn hay nhỏ hơn 50 om (50 om là giá trị thuần trở của anten )

+ Tín hiệu trở kháng tải ‘Load’ ở mức cao khi trở kháng nhỏ hơn 50 0m

+ Tín hiệu trở kháng tải ‘Load’ ở mức thấp khi trở kháng lớn hơn50 om

Bộ cảm biến này sẽ cảm biến và cho ta biết về trở kháng của anten (tải) nguyên lý của bộ cảm biến này là nó so sánh về độ lớn của dòng và áp ra anten.

Hoạt động của mạch như sau:

Đầu ra của cuộn thứ cấp của biến áp dòng sẽ được mắc với điện trở R43

R44để lấy áp điện áp này sẽ được nắn để lấy điện áp 1 chiều  đưa vào bộ so sánh IC13.

trên đường dây tín hiệu người ta trích ra điện áp và qua diốt nắn để lấy điện áp một chiều đưa vào chân đảo của bộ so sánh.

Đầu ra của bộ so sánh sẽ cho biết trở kháng của anten lớn hơn 50omhay nhỏ hơn 50om.Nếu chân load ở mức cao thì trở kháng của anten nhỏ hơn 50om. Nếu chân load ở mức thấp thì trở kháng của anten lớn hơn 50

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro