Mạch đồng bộ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mạch đồng bộ

2.6.1 Mục đích yêu cầu

 Tách tín hiệu đồng bộ dọc 60Hz (hoặc 50Hz) và tách tín hiệu đồng bộ ngang 15750Hz (hoặc 15625Hz) ra khỏi tín hiệu hình hỗn hợp.

 Tín hiệu đồng bộ dọc sẽ đồng bộ hoá cho mạch quét dọc chạy đúng tần số 60Hz (hoặc 50Hz) của đài phát. hình ảnh sẽ đứng yên theo chiều dọc. Nếu không đúng thì hình ảnh sẽ trôi theo chiều dọc.

 Tín hiệu đồng bộ ngang sẽ đồng bộ hoá cho mạch quét ngang chạy đúng tần số 15750Hz (hoặc 15625Hz) để hình ảnh đứng yên theo chiều ngang hay không bị xé hình.

 Mạch đồng bộ lấy tín hiệu hình hỗn hợp (composite Signal) có biên độ và cực tính thích hợp.

 Thông thường tín hiệu hình hỗn hợp được lấy từ ngõ ra của VIDEO DRIVE.

2.6.2 Mạch điện tiêu biểu

2.6.3 Thành phần mạch điện

Qo : BJT khuếch đại thúc Video (Video Drive)

Q1 : BJT tách xung đồng bộ

Q2 : BJT khuếch đại đồng bộ và tải pha

Ro : tải của Qo

R1, C1 : thành phần triệt nhiễu RC

C2 : tụ liên lạc

D1, R2, R3: thành phần phân cực Q1

D1 : chặn xung dương từ C2 lên R2 khi nó xã qua R3

R5 : tải của Q1

C3 : tụ liên lạc

R'5 : trở tạo điện thế âm để tắt Q2 trong thời gian không có xung đồng bộ

R6, R7 : điện trở tải của Q2

C4, C5 : tụ liên lạc

R8, C6, R9, C7: Mạch tích phân

2.6.4 Hoạt động của mạch

Trong thời gian không có xung đồng bộ:

Q1 OFF  vCQ1 = 0

Q2 OFF  vCQ2 = 1, vEQ2 = 0, vA = vB = 0

Trong thời gian có xung đồng bộ xung âm tác dụng vào B của Q1, C2 được nạp qua mối nối BE của Q1  Q1: ON  vCQ1 = 1

C3 nạp qua BE của Q2  vEQ2 = 1, vCQ2 = 0

Trong thời gian không có xung đồng bộ (I3), C2 phóng điện qua R3 áp một điện tích dương lớn vào cực B của Q1 làm cho Q1 tắt nhanh, Diode D ngăn không cho C2 phóng qua R2.

Điện áp trên các cực của Q1, Q2 được vẽ như hình vẽ.

C3 phóng điện từ cực dương qua R5, R'5 về cực âm của nó làm trên R'5 xuất hiện một điện áp âm lớn và Q2 tắt nhanh trong thời gian không có xung đồng bộ.

• Mạch triệt nhiễu R1C1

Nhiễu có phổ rất cao (tần số nhiễu rất lớn).

Nếu đặt 2 tụ nối tiếp C1 và C2 mà C1

2.6.5 Một số mạch đồng bộ có bộ có mạch triệt nhiễu

Hình 2.15

Q2 : tách xung đồng bộ

Q1 : BJT triệt nhiễu (noise cancellor)

R5, C3 : triệt nhiễu RC

R8 : tải Q2

R1, R2: cầu phân áp định VE/Q1

C1 : tụ thoát (ổn định điện áp tại cực E của Q1)

R3 : tải Q1

R4 : điện trở cách ly

C2 : tụ liên lạc

R6, R7: cầu phân cực cho Q2

R9, R5, R10, C6: mạch tích phân

C4 : tụ liên lạc

Khi tín hiệu nhiễu dưới 75% thì Q1 OFF. Nó sẽ triệt nhiễu bằng R5C3

hình

Khi tín hiệu nhiễu có biên độ lớn hơn thì Q1 dẫn làm xuất hiện xung dương rất lớn ở cực C của Q1. Nó cộng với xung nhiễu âm tại cực B của Q2 tạo ra xung dương tại B/Q2 làm Q2 OFF trong thời gian có xung nhiễu lớn.

Hình 2.16

Q1 : Damper

R1, R2, R3, R4: cầu phân áp, phân cực Q2, tiếp tế Q2

R1 : điện trở tải Q1

R4 : tải Q2

VBT : biến áp giao động dọc dao động chặn (nghẹt)

D1 : bảo vệ

C1 : tụ thoát để Q2 mắc theo CB

C2 : tụ liên lạc

R5 : phóng điện cho C2

R6, R7 : điện trở tải

C3C4 : tụ liên lạc

Q2 : tách đồng bộ

Q3 : đảo pha + khuếch đại

Trong thời gian có xung đồng bộ Q1: OFF  Q2: ON  vc/Q2 = 0

Khi không có xung đồng bộ Q1: ON  Q2: OFF 

Vc/Q2 = Vcc x (R1+R2+R3)/(R1+R2+R3=R4)

2.6.6 Phân chia xung đồng bộ dọc

Ta có dạng xung đồng bộ và tín hiệu video tổng hợp (theo chuẩn FCC)

Trong thời gian quét mành ngược cần có nhưng xung ngắn (như xung đồng bộ dòng) để chuyển động của chùm tia điện tử quét dòng vẫn phải thực hiện liên tục đồng thời sau xung đồng bộ dọc cần phải có những xung ngắn như xung đồng bộ ngang để giữ cho hình ảnh đứng yên ở mép trên cùng bên trái của màn đèn hình CRT.

Do đó người ta chia xung đồng bộ mành và xung xoá mành thành 12 xung san bằng, 6 xung bó sát, 9 đến 12 xung như xung đồng bộ ngang.

* Vì sao xung đồng bộ dòng không tác động được vào mạch V.OSC để có thể làm sai dao động dọc?

Xung đồng bộ ngang có độ rộng xung hẹp nên khi qua mạch tích phân nó không đủ rộng để nạp cho tụ đến một giá trị điện áp cho phép cho nên nó không ảnh hưởng đến mạch V.OSC.

Còn xung đồng bộ dọc thì có cấu tạo từ 6 xung bó sát, độ rộng lớn và đứng sát nhau, khi đến mạch tích phân thì làm điện áp trên tụ tăng dần và đến xung thứ 6 thì điện áp trên tụ đủ lớn để kích thích đồng bộ cho mạch V.OSC.

• Tác động của xung đồng bộ vào mạch vi phân:

Các xung san bằng, xung bó sát và các xung như xung đồng bộ dòng đều được đổi thành những xung nhọn coi như chúng tương tự như xung đồng bộ dòng vì thời gian quét dòng ngược chuyển động của chùm tia điện tử quét dòng vẫn phải liên tục nhờ các xung này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro