1111

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mặc kệ thiên hạ sống như người Nhật

Nếu bạn định than thở "Mình mệt quá" hay "Mình cảm thấy bị tổn thương" rồi chờ mong ai đó xoa dịu thì đừng nên làm như vậy. Tại sao ư? Bởi điều đó không những không thể giúp bạn giải quyết nỗi khổ của bản thân mà còn cứa sâu vào vết thương của bạn.
--Quan điểm của người khác sẽ chỉ mang tới cho bạn sự băn khoăn, phiền muộn và ngày càng dồn ép bạn ..
--Quan điểm của bản thân sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái hơn và cỗ vũ bạn bước tiếp..
Nỗi buồn của tất cả mọi người thường bắt nguồn từ một người khác
"Bạn mệt lả rồi đúng không? Để chúng tôi giúp bạn thư giãn"
Có lần đang đứng đợi xe buýt trong một dịp đến thăm thành phố nọ, tôi bất chợt bị thu hút bởi những dòng chữ trên tấm biển quảng cáo. Hình như đó là quảng cáo cho một thiết bị bán tại siêu thị ở địa phương.
Trên tấm biển quảng cáo là một bức tranh phong cảnh vô cùng yên bình. Một thiếu nữ nằm dài thư giãn bên hàng ngàn bông hoa ngát hương với vẻ mặt vô cùng thoải mái. Khoảnh khắc nhìn bức tranh, tôi chợt nhận ra lâu nay mình chẳng thấy thanh thản gì cả, tôi nảy ra ý đinh đến cái chỗ kia để ai đó giúp tôi thả lỏng gân cốt, dù chỉ một lúc thôi cũng được.
Hai người phụ nữ khoảng 30 tuổi đứng chờ xe buýt ngay cạnh tôi có vẻ cũng chú ý đến tham biển quảng cáo này.
"Nghe hay phết nhỉ? Mình cũng muốn được thư giãn! "
"Phải khoảng đấy? Ngày nào mình cũng bị stress, thật sự rất mệt mỏi "
Cuộc nói chuyện nghe qua chẳng có điều gì bất thường, nhưng thực ra, nhũng lo lắng của họ dường như chẳng thể nào giải quyết được.trước mắt họ là sự tồn tại của một bẫy rập lớn.
Ảnh hưởng của sự "doa xịu"đến mỗi người cũng gần giống như sự an ủi tạm thời.Hiểu được điều đó, ta sẽ thấy được hiểu quả thực sự của "xoa dịu" trong việc giúp thay đổi tâm trạng con người. Phần lớn những người luôn tìm kiếm sự an ủi từ ai đó đều mong được giải thoát khỏi nỗi phiền muộn. Họ hy vọng sự xoa dịu giống như một loại ma thuật giúp họ giải quyết tất cả mọi thứ.
Tuy nhiên, không ai ngờ rằng, nếu muốn thay đổi tình trạng bế tắc của mình bằng cách đó thì họ đã sai lầm nghiêm trọng.
Tôi làm việc ở hiroshima với tư cách một nhà tâm lí học. Hiện tại tôi đã thành lập công ty tư nhân phi lợi nhuận nhưng trước đây tôi từng làm việc cho lực lượng phòng vệ mặt đất nhật bản.tôi là chuyên viên tâm lí hiện trường đầu tiên của lực lượng phòng vệ mặt đất,làm việc cho bộ Quốc Phòng
Suốt 5 năm, tôi trị liệu tâm lí cho những binh sĩ chịu nhiều áp lực. Họ nhận thức được tình trạng nguy hiểm đe doạ tính mạng mỗi ngày.
Thực ra, trước khi học tâm lí và trở thành tư vấn viên,tôi từng là một người lính tự vệ vô cùng bình thường phục vụ cho quân đội 8 năm, sau khi tôi tốt nghiệp cấp 3.hơn nữa,tôi bị số mệnh khắc nghiệt đùa giỡn, trải qua bạo lực gia đình mắc chứng trầm cảm, ly hôn và bị lừa. Đến khi nhận ra điều đó thì tâm hồn đã chịu không biết bao nhiêu tổn thương và tan vỡ, không cần như thuở ban đầu.
Có lẽ do bản thân từng trực tiếp trải nghiệm những điều ấy cho nên trong khoảng thời gian làm việc tại quân đội, tôi khá gần gũi với những người lính. Trong lực lượng phòng vệ toàn quốc, tôi vô cùng tự hào khi binh sĩ tín nhiệm luôn đạt top đầu và tỉ lệ thành công phục chữ lên đến 90%,trở thành một phòng tư vấn "phải xếp hàng mới có thể vào"với khoảng 2000 buổi trò chuyện/hội thảo.
Ở vị trí này. Tôi từng chứng kiến nhiều người mang trong mình những nỗi niềm khác nhau.
Có những người tự nhiên cảm thấy khó chịu mà không biết nguyên nhân tại sao,cũng có những người chìm trong đau khô vì cuộc sống không như mong muốn. Tuy mức độ mỗi người khác nhau nhưng nỗi phiền muộn của họ lại gần như tương đồng.
Mỗi người đều gặp rắc rối trong những mối quan hệ xã hội, hay có thể nói, mối quan hệ giữa bản thân và "một người khác".Người này có thể là đồng nghiệp, cấp trên, người yêu hoặc bạn đời, thậm chí là cha mẹ hay người đã khuất."Hầu hết những vấn đề mọi người bị bận tâm đều bắt nguồn từ một người khác.
Những người tìm đến tôi đều bị quấn bởi nỗi lo âu và muốn nhah chóng được giải thoát những đau đớn khổ sở ấy. Tuy nhiên càng muốn được xoa dịu thì họ lại càng bị xoáy sâu hơn vào nỗi đau khổ.
Hai người phụ nữ đứng chờ xe buýt cùng tôi khi đoá có lẽ cũng vậy dựa dẫm vào sự xoa dịu. Để thoát khỏi nỗi đau khổ tâm,họ chọn cách đi tắm onsen(suối nước nóng) hoặc tìm kiếm dịch vụ massage.
Nếu muốn thay đổi tâm trạng và thư giãn thì điều này hoàn toàn tốt,nhưng nếu muốn giải quyết rắc rối hay thoát khói đau khổ thì đây không phải phải phương án tối ưu. Tôi không khuyến khích bạn lựa chọn phương án này.
Càng muốn được an ủi thì bạn càng không đạt được điều đó
Mỗi khi gặp một chuyện gì đó, chúng ta thường nỗ lực hết sức để tự mình giải quyết vấn đề.
Có những người vượt qua được và tiếp tục đứng lên, nhưng cũng có những người vẫn dậm chân tại chỗ, vấn đề không những không được giải quyết mà còn trở nên trầm trọng hơn.
Điều gì tạo nên sự khác biệt?
Hầu hết những người không giải quyết được vấn đề của mình đều mơ tưởng rằng sẽ có ai làm gì đó giúp họ, kiểu như tiền sẽ rơi từ trên trời xuống hay chỉ cần uống thuốc theo đơn thì sẽ khỏi bệnh.
Tương tự như vậy, những khi buồn bã hay đau khổ, ta thường cầu cứu ai đó giúp mình loại bỏ nỗi đau bằng một thứ ma thuật mang tên "xoa dịu".Nhưng đáng tiếc, chẳng có gì gọi là ma thuật ở đây cả.
Sự xoa dịu chỉ có thể giúp bạn thư thả được trong phút chốc nhưng không có nghĩa sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.
Trên thực tế, không có bệnh nhân nào đến khám ở chỗ tôi có thể hồi phục hay xóa bỏ lo âu chỉ dựa vào sự xoa dịu.
Khi rơi vào cơn khủng hoảng, chúng ta thường có xu hướng coi sự "xoa dịu" như chiếc phao cứu sinh.Sự xoa dịu lúc đó dẫu sao cũng chỉ mang tính chất nhất thời nên nỗi buồn sẽ không bao giờ tan biến.
Khi ấy, khoảng cách giữa sự thanh thản chốc lát và nỗi khổ sở thực sự khiến ta phải mệt mỏi.
"lạ thật! Không thể thế này được. Rõ ràng mình được xoa dịu rồi mà.. "và ta mong muốn được xoa dịu nhiều hơn nữa trong nỗi lo âu ngày càng lớn, rồi phó mặc mình, để bản thân tiếp tục tổn thương.
Sau khổ và mong muốn được xoa dịu là một vòng tuần hoàn vô tận.
Nhiều mối bận tâm ập đến bủa vây=>cố gắng tìm kiếm sự xoa dịu để giải tỏa stress =>khủng hoảng vì không giải quyết được hiện thực=>tiếp tục mong muốn được xoa dịu nhiều hơn.
Mỗi khi bế tắc, ai mà chẳng muốn được an ủi, thế nhưng chẳng điều đó không hề khi vấn đề biến mất mà lại đẩy chúng ta lấn sâu vào một mê trận. Thực ra,cái ý định giải toát lo âu bằng cách "xoa dịu"lại là "bẫy rập" liên nhất mà chúng ta sa phải.
Hãy nhớ rằng, càng cảm thấy khổ sở, bạn càng không được tìm đến sự xoa dịu. Nếu vấn đề của bản thân vẫn chẳng thể giải quyết được, bạn sẽ chìm sâu vào đau khổ, và thậm chí con đường đầy trông gai phía trước sẽ còn gập gắng trắc trở hơn nhiều so với hiện tại
Pananceia là một vị thần xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp.Trong thần thoại La Mã, nàng được gọi với cái tên Panacea- nữ thần chữa bệnh. Qua các tác phẩm nghệ thuật như thi ca và âm nhạc, nàng được biết đến với vai trò vị thần đại diện cho y thuật,một trong những con gái của Asclepius - người được coi là biểu tượng của nghành y trong thần thoại Hy Lạp, con trai thần mặt trời Apollo.
Tên gọi Panaceia mang ý nghĩa "xoa dịu mọi thứ",chính là nguồn gốc của từ tiếng anh "panacea"-thần dược vạn năng.
Vậy ra, trong lịch sử, con người đã cho rằng sự xoa dịu tương đương với thần dược vạn năng. Tuy nhiên, thực tế đã chothaasy một điều đáng tiếc là liều thuốc đó không thể xoa dịu mọi loại bệnh tật. Nếu xoa dịu thực sự là thần dược vạn năng thì có lẽ không ai phải nhận thêm bấtcuws nỗi đau nào, cũng không có người có muốn được xoa dịu mà tự khiến mình bị tổn thương nhiều hơn.
Nếu xoa dịu không thể kéo người ta ra khỏi nỗi đau thì ta có nên thay đổi việc đó bằng "tâm sự"?
Tuy nhiên,việc "được lắng nghe" cũng có những nguy hiểm tiềm ẩn riêng.
Khi gặp phải chuyện buồn hay vướng mắc về tâm lí,con người thường có nhu cầu được ai đó lắng nghe. Mong muốn giãi bày tâm sự, được thấu hiểu là hoàn toàn lí giải được.
Thế nhưng, việc chia sẻ với người khác cũng chính là sự "xoa dịu",nó chỉ lam mối bận tâm tạm thời lắng xuống, khiến bạn yên lòng hơn trong thoáng chốc mà chẳng thể giải quyết triệt để lo lắng của bạn.
Trên thực tế, tâm sự với ai đó không thể giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền bạc hay tình cảm.
Có người tự trách bản thân vẫn chẳng giải quyết được gì sau khi chia sẻ với người khác.có người lại cho rằng một người vẫn chưa đủ để nghĩ hướng giải quyết đành tiếp tục chia sẻ nỗi lo với người khác nữa. Nhưng dù bạn có tìm đến ai thù kết quả cũng chỉ có một. Bạn chỉ thấy nhẹ nhõm trong chốc lát, để rồi sau đó phải đối mặt với sự thực rằng vấn đề chưa được giải quyết được kể cả bạn chia sẻ với bao nhiêu người đi chăng nữa. Dần dần, bạn sẽ lún sâu vào ý tui trách mình là kẻ vô dụng.
Bạn càng chia sẻ cho bao nhiêu thì nỗi lo lắng lại càng tăng.
Bạn đang rất bối rối và muốn cố gắng thoát khỏi sự khổ sở ấy. Hiện thực có thể khiến bạn vô cùng sốc nhưng chắc chắn bạn không phải người duy nhất không biết sự thật.
Nếu bạn vẫn thường xuyên tìm kiếm sự xoa dịu thì tôi khuyên bạn nên dừng lại ngay.
Là chuyện viên tư vấn tâm lí học làm việc ở bộ quốc phòng,tôi của nhiệm vụ điều trị cho các binh sĩ- những người hằng ngày phải đối mặt với nỗi áp lực từ việc tính mạng bị đe dọa.
Tỷ lệ tự tử ỏ lực lượng phòng vệ khá cao, theo như công bố của bộ lao đông và phúc lợi, tỷ lệ đó gấp1.5 lần so với người dân bình thường nói chung. Do công việc đặc thù khác với những nhanh nghề thông thường, luôn phải đối mặt nhiều nguy hiểm nên họ có những nỗi lo lắng rất riêng.
Ngoài ra, là một trong số ít các nhân viên tư vấn hậu họa ở nhật, tôi cũng có nhiệm vụ chăm sóc tâm lý cho những người gặp nạn của trận đại địa chấn ở miền Đông Nhật Bản và vụ sạt lở đất quy mô lớn tại hiroshima năm 2014,đặc biệt là những người bị thương hoặc mắc chứng PTSD(rối loạn stress sau sang chấn).
Qua nhiều lần tiếp xúc với những nạn nhân rơi vào hoàn cảnh không thể tự mình làm bất cứ điều gì, tôi có thể khẳng định một điều:Những người mong muốn được an ủi thì tình trạng chuyển biến xấu, trong khi đó, những người kiên quyết dựa vào bản thân mình thì nhanh chóng hồi phục.
Sau khi tôi thành lập công ty tư vấn phi lợi nhuận và website chính thức, tôi nhận được rất nhiều email xoay quanh các vấn đề thường gặp phải trong cuộc sống.một email được gửi đến với nội dung ngư sau:
"Tôi đang ngoại tình. Tôi đã bỏ bê con cái, nhưng bởi vì tôi bị chồng bao hành. Tôi bị chồng bạo hành nên mới làm như vậy?Việc tôi làm là đúng phải không? "
Người phụ nữ ấy có lẽ mong nhận được sự đồng tình của tôi kiểu như:"Vậy hả? Thật khổ cho cô. Cô không làm sai gì cả"
Hẳn cô ấy đã muốn tôi đáp lại như thế. Nhưng tôi không đơn giản đồng ý với cô ấy. Cho dù khó khăn như thế nào cũng phải vượt qua và tiến về phía trước,đối diện với người đó bằng sự chân thành, vậy mới làm phương châm sống của tôi.
"Này bây giờ cô buông thả bản thânthif cả đời cô sẽ phải chịu khổ. Cô nen suy nghĩ đến việc tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình".Tôi đã trả lời lại như thế. Tôi đã nhgix một cách nghiêm túc xem nếu kiên trì hướng về tương lai, cô ấy sẽ làm gì để chạm tới hạnh phúc.
Thật không may, sau lần đoá tôi đã mất liên lạc với cô ấy. Sau này, tôi nghe đâu đó nói rằng cô ấy đã tự mình giải quyết tận gốc rễ vấn đề
Xin phép cho tôi được kể câu chuyện của chính bản thân mình.
Ngay từ lúc còn nhỏ, tôi đã ý thức được những khó khăn trong cuộc sống.
Bố mẹ tôi lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương, vậy nên họ đều nghĩ rằng khi sinh con ra nhất định phải dành thật nhiều tình thương cho nó .vì thế tôi được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của bố mẹ.
Tuy nhiên yêu thương đó chỉ tồn tại khi bố tôi còn chưa nghiện rượu. Ông nghiện rượu nặng, mỗi khi uống rượu vào không lại trở thành một người hoàn toàn khác, thường xuyên Nổi Giận và chĩa dao vào mẹ con tôi. Mẹ tôi vốn yếu ớt bà đã liên tục nhập viện và xuất viện không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn cố gắng chịu đựng Tình trạng đó có bố.Cho đến khi tôi tốt nghiệp cấp 2, mẹ tôi đã nhiều lần Tự tử nhưng không thành.
Tôi được bố mẹ yêu thương hết mực nhưng cũng là nơi để họ trút giận mỗi khi có chuyện gì đó xảy ra .
Từ khi bắt đầu hiểu cuộc đời, tôi dần hoài nghi Liệu mình có thật sự được yêu thương hay không, suy nghĩ ấy đày đọa tôi khiến tôi tự dựng lên một bức tường ngăn cách mình với cuộc sống.
Ngày đó, tôi ngại giao tiếp với mọi người, đến trường thì bị bạn học bắt nạt, về nhà lại lo lắng bất an. Đặc biệt, sau khi tôi bắt đầu vào cấp 3 bố tôi ngày càng sử dụng bạo lực với cả gia đình thậm chí còn đe dọa đến tính mạng mẹ con tôi khiến tôi chỉ muốn nhanh chóng rời khỏi ngôi nhà này. Và rồi, ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi nhập ngũ và gia nhập lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản.
Lực lượng phòng vệ là một nơi đặc biệt,hỏi người ta cần phải mạnh mẽ để thích ứng được với nơi này. Nhưng nhiều người vẫn khủng không thể chống đỡ dù có mạnh mẽ đến thế nào.Lý do khiến nỗi khổ tâm có thể chia làm bao nguyên nhân lớn:
- đánh mất cảm nhận về sự thành công.
- đánh mất bản thân.
-cuộc sống ở kí túc xá.
Vào ngày nhập ngũ, chúng tôi của phải tuyên thể:" chúng tôi xin hứa sẽ không ngại dẫn thân vào nguy hiểm,tận lực hoàn thành nhiệm vụ,không phụ sự tín nhiệm của nhân dân." Nói tóm lại nếu không có gan khi sinh thì bạn không thể trở thành lính phòng vệ.bởi họ luôn phải ý thức được nguy cơ cái chết đến với mình bất cứ lúc nào.
Nhưng thực ra nếu nói rằng ngày nào họ cũng phải đối mặt với cái chết thì không đúng.Thực tế hàng ngày Họ đều tập luyện và hầu như không trực tiếp giáp mặt kẻ thù.
Lý do thứ nhất
khi nhập ngũ Những người lính đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cái chết.đây là một công việc không tạo ra thành phẩm cụ thể nên trước mắt,họ cũng không có mục tiêu rõ ràng và có chăng kết quả đạt được cũng chỉ mang tính trừu tượng.Vì vậy Điều này khiến họ khó có cảm giác mình thành công sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Lý do thứ hai
Có thể nói rằng lực lượng phòng thể đều là những cỗ máy.
Họ phải chấp nhận mọi mệnh lệnh từ cấp trên.Nếu cấp trên ra lệnh "bên phải ,quay !"thì những người quay sang phải ngay lập tức mà không cần phải suy nghĩ sẽ là thành viên ưu tú.
Sau khi nhận được mệnh lệnh, họ phải phát huy tối đa sức mạnh của toàn đội, vì thế những thắc mắc.kiểu như "có nên quay phải ở đây không" hay nảy ra sáng kiến "còn có cách khác tốt hơn việc quay sang phải mà" sẽ bị coi là thừa thãi không cần thiết.
Họ không có cơ hội thể hiện giá trị quan hay xác định bản thân. "Hay nói đúng hơn, họ đánh mất bản thân ".Mỗi người lính phải là một bánh răng .Mà Điều quan trọng nhất là họ có thể trở thành một bánh răng hay không.
Lý do thứ ba
Cuộc sống sinh hoạt trong ký túc xá của binh lính khác với cuộc sống thường ngày của người bình thường. sau khi kết thúc giờ làm mọi người có thể rời khỏi công ty trở về nhà nhưng những binh lính lại không thể. đời sống và công việc của họ gần như đến mức dường như trở thành một.
Một người cấp trên khó tính chắc chắn sẽ không thể dễ dàng tách bạch hai thứ đó được. Thông thường họ phải trải qua 24 giờ đồng hồ với những binh sĩ khác trong một không gian chật hẹp.Điều này dẫn đến việc họ rất dễ tích tụ áp lực từ các mối quan hệ.
Có thể nói phần lớn sự phiền muộn đều bắt nguồn từ mối quan hệ giữa người với người.Hoàn cảnh đưa đẩy khiến nỗi buồn trong họ mãi không thể biến mất.
Thú thật, tôi từng mong bệnh trầm cảm.
Người chỉ huy cấp trên luôn giúp đỡ tôi đã tự sát. Để ngăn Tôi không đi theo vết xe đổ,tôi bị buộc phải nhập viện ở trong phòng bệnh biệt lập của khoa Tâm lý, nơi có rất nhiều bệnh nhân giống như tôi. Họ rất dễ bị tổn thương, luôn.phải nhìn sắc mặt của người khác để sống.hơn nữa tâm hồn họ dường như cũng đang vỡ vụn.Tôi muốn cứu những người như thế và đó là động lực để tôi bắt đầu tiếp xúc với tâm lý học.
Sau khi hết nhiệm kỳ tôi rời khỏi lực lượng phòng vệ, vừa làm việc bán thời gian vừa học lấy bằng tốt nghiệp ở đại học Housou, sau đó tiếp tục học cao học tại tokushima, cuối cùng chính thức trở thành nhà tâm lý học lâm sàng. tiếp đến tôi trở thành lực lượng phòng vệ Với tư cách một chuyên viên tư vấn tâm lý.có thời điểm lực lượng phòng vệ tiếp chuyện với hơn 2.000 ca một năm.Có Lẽ Bởi tôi đã có kinh nghiệm của "người từng trải".
Thêm vào đó không giống những tư vấn viên khác,tôi thường bị nhận xét là "hay quát mắng bệnh nhân" thông thường tôi không chỉ nhìn vào tương lai của người bệnh mà còn cố gắng để tâm đến niềm hạnh phúc của họ,vì vậy, tôi không đồng tình với họ theo cách đơn giản hay nói những lời êm tai.
«Đây là việc dựa dẫm vào người khác!»
« xin hãy tự mình suy nghĩ đi!»
« nếu anh làm vậy thì xin mời anh rời khỏi đây!»
Trách cứ bệnh nhân như vậy chắc chỉ có mình tôi, tuy đôi lúc tôi nói năng hơi nặng lời nhưng cũng vì tôi muốn họ đối mặt với bản thân để giải quyết vấn đề. Nếu trong vai trò một tư vấn viên mà tôi lại giúp họ «xoa diụ» thì phiền muộn của họ sẽ không bao giờ có thể biến mất. Những người tìm đến tôi có lẽ trong thâm tâm cũng hiểu được điều này Nên Phòng khám của tôi mới
Khi gặp vướng mắc về tinh thần và rơi vào tình thế không chống đỡ nổi tới mức cần tìm đến giữa tư vấn từ chuyên gia ,liệu bạn sẽ chọn ai?
* bác sĩ tâm lý
* nhà tâm lý trị liệu
* chuyên viên tư vấn tâm lý
* nhà tâm lý học lâm sàng
Mặc dù những vị trí trên đều giải quyết vấn đề về tâm lý nhưng cách điều trị lại không hề giống nhau và rất nhiều người không hề biết điều đó.
Tôi xin phép giải thích một cách đơn giản những điểm khác biệt như sau :
*bác sĩ tâm lý
Bác sĩ tâm lý có thể can thiệp y tế để trị liệu.Bác sĩ là những người học y và đã vượt qua kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề bác sĩ, ngoài ra khi xác nhận người bệnh có những triệu chứng tâm lý ,bác sĩ sẽ chuẩn đoán và chỉ họ mới được phép can thiệp y tế như Xét nghiệm vào kê đơn thuốc. Bác sĩ chủ yếu điều trị những triệu chứng rối loạn tâm lý biểu hiện ở mức độ cao như chứng trầm cảm hoặc bệnh tâm thần phân liệt.
Tuy nhiên, do thời gian khám bệnh thường bị giới hạn nên nhiều lúc bệnh nhân chỉ có thể chạm mặt bác sĩ dưới 10 phút.thời gian đó chỉ đủ để họ chuẩn đoán bệnh và rất khó có thể tâm sự với bệnh nhân. Một bác sĩ cho rằng:" chúng tôi không thể lắng nghe câu chuyện của họ nên không thể an ủi họ .điều duy nhất chúng tôi có thể làm được là giúp họ tỉnh táo tạm thời làm giảm nhẹ triệu chứng lo âu mất ngủ của họ bằng các loại thuốc."
*Nhà tâm lý trị liệu
Nhà tâm lý trị liệu cũng là bác sĩ và phải có giấy phép hành nghề, Đồng thời cũng có thể thực hiện can thiệp y tế .Điểm khinên họ khác với bác sĩ tâm lý là lĩnh vực điều trị .khi bạn stress đến mức biểu hiện ra ngoài "cơ thể" nhà tâm lý trị liệu sẽ điều trị cho bạn. các triệu chứng Đó có thể là tăng huyết áp, mạch đập nhanh ,tiêu chảy và đau bụng liên tục hen suyễn.
Nếu bạn đã khám nội khoa, làm rất nhiều xét nghiệm và không phát hiện ra điều gì bất thường nhưng bệnh vẫn tái diễn thì hãy tìm đến một nhà tâm lý trị liệu. Tóm lại nhà tâm lý trị liệu là người giúp bạn điều trị cơ thể bạn do ảnh hưởng từ tâm lý thay vì điều trị tâm lý cho bạn.
*Chuyên viên tư vấn tâm lý
Chuyên viên tư vấn tâm lý hoạt động trên tư cách tư nhân ,khác với bác sĩ tâm lý và nhà tâm lý trị liệu họ không thể sử dụng biện pháp can thiệp y tế, tuy nhiên lại có đủ thời gian để lắng nghe câu chuyện của bạn một cách kỹ càng.
" Lắng nghe" Có nghĩa là "Căng tai lên nghe một cách chăm chú câu chuyện của đối phương" bằng cách và họ có thể giúp người bệnh có thêm động lực tự đứng trên đôi chân của mình.
*Nhà tâm lý học lâm sàng
Nhà tâm lý học lâm sàng cũng không thể thực hiện can thiệp y tế và đương nhiên họ càng không thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc. Điểm đặc trưng trong nhiệm vụ của nhà tâm lý học lâm sàng là những bài kiểm tra như kiểm tra trí não hay tính cách.
Nhà tâm lý học lâm sàng không cần tốt nghiệp cao học cũng không phải lấy chứng chỉ hành nghề mà họ làm việc trên tư cách cá nhân ,mặc dù được đào tạo về tâm lý học nhưng không có nhiều người học chuyên sâu về cách lắng nghe như Chuyên viên tư vấn tâm lý.
Tuy có thể chuẩn đoán bệnh nhờ những bài kiểm tra nhưng nhà tâm lý học lâm sàng vẫn khuyên bệnh nhân đến bệnh viện tìm gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu
Ngoài ra, các kết quả kiểm tra do nhà tâm lý học lâm sàng Tiến hành thường mang tính một chiều.
Đó là những điểm khác nhau giữa bác sĩ tâm lý ,nhà tâm lý trị liệu, chuyên viên tư vấn tâm lý và nhà tâm lý học lâm sàng. Tuy nhiên biện pháp xử lý nào cũng chỉ mang tính tạm thời.
Bác sĩ tâm lý chuẩn đoán và kê đơn chỉ tạm thời giảm nhẹ triệu chứng .nhà trị liệu tâm lý điều trị những bất thường của tinh thần và cơ thể nhưng bệnh nhân thường phải ngoại trú .Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ lắng nghe tâm sự của bạn nhưng đến cuối cùng họ cũng chỉ cỗ vũ bạn tự đứng lên .nhà tâm lý học lâm sàng có thể sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn bởi những bài kiểm tra mang tính phiến diện.
Mặc dù sử dụng nhiều phương thức khác nhau nhưng họ đều không thể điều trị tận gốc.
Không phải bạn cứ đến khoa Tâm lý người ta sẽ lắng nghe bạn tâm sự hay chỉ cho bạn cách giải quyết vấn đề. Chuyên viên tư vấn tâm lý sẽ không đưa ra cho bạn Phương pháp cụ thể nào cả
Chính các chuyên gia cũng có những hạn chế nhất định .Vì vậy Không ai có thể giải quyết nỗi phiền muộn của bạn một cách triệt để.
Người ta thường nói rằng không được nói "cố lên " với những người bị trầm cảm bởi họ đã cố gắng hết sức rồi.
Trước đây,bản thân tôi từng mắc phải căn bệnh này,hơn nữa tôi cũng từng tiếp xúc với người bệnh.Vì thế,với suy nghĩ trên,tôi Không hoàn toàn đồng ý.Thế nhưng trong thực tế,tôi nghĩ rằng những người gặp vấn đề tâm lý,ví dụ như người mắc chứng trầm cảm,đã nỗ lực quá nhiều.
Những người biết dừng lại đúng chỗ có thể giải quyết vấn đề trước khi ngày càng cảm thấy nặng nề hơn.
Thế nên,khi cảm thấy lo âu,khổ sở,đau đớn đến mức khó sống nổi,tôi mong trước hết,bạn đừng cố gắng quá sức.
Tuy nhiên,trên thực tế,bạn mãi không thể "Ngừng cố gắng" được,bởi vì đó là điều khó khăn.
Những nạn nhân tại vụ sạt lở đất quy mô lớn tại Hiroshima năm 2014 bị thiệt hại rất nhiều nhưng họ luôn cố gắng hỗ trợ những người cùng cảnh ngộ để tìm ra nơi mình thuộc về.Họ vì người khác mà nỗ lực quên cả mình.Nhưng trong lúc đó,họ lại quên mất phải tự chăm sóc bản thân mình,cũng sao những việc dạy dỗ con cái,điều đó dần dần khiến bản thân họ cảm thấy kiệt sức.
Khi đó,biện pháp hữu hiệu nhất là tạm dừng công việc tình nguyện lại và tập trung dành thời gian cho bản thân hơn hoặc đơn giản không làm gì cả.Nếu đến việc tự giúp đỡ chính mình bạn cũng không thể làm được thì đừng mong có thể giúp đỡ người khác.
Tôi xin lấy một ví dụ.
Có một người rất giỏi giang,nhưng dù làm gì đi chăng nữa,Anh ấy cũng không thể tự khẳng định bản thân.Anh thường nghĩ rằng"Mình đúng là một kẻ vô dụng" và tự nhét vào đầu mình suy nghĩ"Mình vô dụng như thế này phải cố gắng hơn nữa." Và rồi,cho dù người đó có cố gắng như thế nào đi chăng nữa thì anh vẫn cảm thấy không đủ.
Đây cũng là một người không thể "Ngừng cố gắng".Anh không thể kéo mình thoát khỏi suy nghĩ"phải nỗ lực"
Sau khi trò chuyện với họ,tôi phát hiện ra một điều.
Những người có xuy hướng "Không từ bỏ" thường có một điểm chung:Từ nhỏ,họ đã rất ít khi được người khai khen ngợi.
Nhờ vào việc hiểu được những giá trị của bản thân kể cả điểm mạnh điểm yếu mà con người ta có những phương thức riêng để khẳng định ý nghĩa sự tồn tại của bản thân đó là" sự tự nhận thức cá nhân".Tuy nhiên,đa số những người hồi nhỏ hiếm khi được khen ngợi thì khả năng "Tự nhận thức cá nhân" không cao.Khi lớn lên,học vẫn không thể thừa nhận và cho rằng bản thân mình không có bất cứ giá trị nào cả.
Vì chỉ đạt 90 điểm trong bài kiểm tra nên chẳng ai khen.Nếu mình muốn được công nhận thì không còn cách nào khác mình phải đạt 100 điểm. vậy nên nếu không được điểm tuyệt đối họ cảm thấy bản thân mình thật vô dụng đã vậy mà còn không chịu cố gắng nữa thì ..suy nghĩ ấy đi với họ cho tới cả lúc đã trưởng thành.
Những người có khả năng "tự nhận thức cá nhân" thấp không thể chấp nhận chính mình và có xu hướng phải khiến người khác thừa nhận mình bằng mọi giá để từ đó họ tìm ra giá trị của bản thân.
Họ cố gắng muốn đạt điểm cao trong kì thi ,đạt thành tích tốt trong công việc hay trở thành người vô cùng hòa nhã và tốt bụng để được người khác khen ngợi.
Kết quả là, họ tự đè ép mình bằng hàng tá công việc lớn nhỏ, đến khi thân thể đều đã lên tiếng ,họ vẫn cố gắng không ngừng, vẫn đảm nhiệm với vẻ mặt "ổn thôi mà" cố gắng quá mức như vậy Thực sự không cần thiết và khiến họ kiệt sức.Họ càng cố gắng thì càng khiến bản thân mắc kẹt sâu hơn.
Khi có những vấn đề Không giải quyết được ,bạn nên tạm thời giữ khoảng cách với chúng .Nếu Cách làm này không thể cho bạn câu trả lời thì việc bạn cứ tiếp tục tự tạo áp lực cho bản thân cũng chẳng có ích gì .Điều này đòi hỏi bạn phải có Dũng Khí nhưng việc bạn cần làm là tạm tránh vấn đề đó ra để tìm kiếm một phương thức giải quyết khác.
Hãy thử ngăn chặn mọi cảm xúc và hoàn cảnh khiến bạn đã phải chịu đựng suốt một thời gian dài .Thay đổi môi trường xung quanh ,tạo không gian giúp bạn trở nên thoải mái.Ngừng cố gắng là điều dành cho những người đã luôn cố gắng cần phải làm
"Ngừng cố gắng" và tìm đến sự"xoa dịu " chính là hai khái niệm hoàn toàn tách biệt.Ngung cố gắng là hành động mang tính tự chủ và do chính bạn quyết định .Tìm đến sự "xóa dịu" là Chờ Mong ai đó giúp bạn thay đổi tình hình- một kiểu suy nghĩ nhờ vả vào người khác.
Trong khi đó, Nguyên nhân sâu xa khiến bạn đau khổ ,mệt mỏi bắt nguồn từ việc bạn để tâm người khác đánh giá thế nào về mình.
Những lo âu phần lớn nằm trong các mối quan hệ với một người khác hoặc phát sinh từ cách nhìn nhận và đánh giá của người khác dành cho bạn, thế nên để giải quyết dứt khoát nỗi phiền muộn của bạn, bạn cần thoát ra khỏi đánh giá của người khác và thẳng thắn đối mặt với chính mình.
khi mắc kẹt trong sự tuyệt vọng bạn sẽ vô thức đi cầu cứu người khác và hi vọng họ sẽ giúp mình ,nhưng bạn không thể xóa bỏ được ưu phiền trừ khi bạn từ bỏ cách sống theo "chuẩn mực của người khác".Thực ra tôi từng là một người trong số đó.
Hồi còn trong lực lượng phòng vệ ,tôi từng mắc chứng trầm cảm và bị buộc phải nhập viện, ở trong một phòng bệnh biệt Lập thuộc Khoa Tâm Lý. Trước đó tôi bị chồng cũ bạo hành, chịu nhiều tổn thương .Anh ta vẫn tiếp tục bạo hành tôi sau khi tôi xuất hiện và nghỉ việc ở lực lượng phòng vệ lúc hết nhiệm kỳ. Vì vậy tôi nghĩ rằng mình nhất định phải chạy thoát khỏi đây, Thế nên tôi tìm một công việc và dọn ra khỏi nhà nhưng sau khi cuộc sống ổn định một thời gian, tôi lại bắt đầu cảm thấy cô đơn.
không lâu sau khi tôi nộp đơn ly hôn một anh chàng đẹp trai cao ráo lại vừa trẻ trung đánh tiếng với tôi.Anh là người đàn ông thành đạt tiếp quản công ty của gia đình ,anh thường xuyên đưa tôi đi ăn những món ngon, những buổi hẹn hò đầy mê đắm, cho tôi những giấc mơ ngọt ngào hạnh phúc.
Một ngày nọ ,anh ta nói với tôi: "Bố mẹ anh bị bệnh ung thư,phí điều trị rất đất phải cần đến vài triệu yên nhưng việc kinh doanh của công ty không được thuận lợi cho lắm, anh biết không nên làm thế này nhưng em có thể giúp anh vay tiền được không?" Tôi lập tức tin tưởng mà không nghi ngờ gì.
Tôi đi vay tiền và đưa tận tay anh ta sau đó anh ta lấy lý do phải lo cho tương lai cả hai đứa nên cứ khất lần và mãi không chịu trả lại tiền.
Giờ nghĩ lại, những lời anh ta nói toàn là điều đáng ngờ.
Câu chuyện này thật giống với diễn biến kịch bản trong mấy bộ phim truyền hình rẻ tiền, giờ đây Hễ Cứ nhớ lại tôi lại thấy hối hận tại sao khi ấy tôi không thể nhận ra hắn là một tên lừa đảo bậc thầy.
Ngoài tôi ra cũng có người phụ nữ khác bị lừa, cô ấy thậm chí còn mang thai.Công ty của gia đình mà anh ta nói đã phánl sản và điều tệ hơn nữa anh ta còn trở thành nghi phạm trong một vụ án.
Chỉ vì cô đơn mà tôi tìm đến niềm an ủi rồi hoàn toàn phụ thuộc vào anh ta đến mức không cách nào nhận ra con người hắn.Sống dựa dẫm vào anh ta không những Không khiến tôi thoát khỏi cảnh cô đơn mà còn đẩy tôi vào tình trạng tồi tệ hơn.
Sự xoa dịu cũng tương tự như ma túy. Bạn càng mong được xoa dịu, Vấn đề càng khó giải quyết. không chỉ vậy, điều đó Còn khiến nỗi phiền muộn hẳn sâu hơn,đẩy bạn rơi vào một rắc rối sẽ khiến bạn hối hận suốt phần đời còn lại
Một chuyên viên tư vấn sẽ cẩn thận lắng nghe và tiếp nhận câu chuyện của người bệnh mà không phủ định điều gì cả ,nhưng một trong những phương pháp tiếp nhận đó là tiếp thu nguyên văn những câu mà người bệnh nói ra.Tức là lặp lại từng câu chữ của người bệnh.
Nếu bệnh nhân nói rằng :"nhà tôi đang xảy ra chuyện Xin hãy giúp tôi" thì họ sẽ trả lời" nhà bạn đang xảy ra chuyện à, bạn muốn tôi giúp bạn phải không?".Đây là "kỹ thuật chuẩn" để tiếp nhận trường hợp của người bệnh Họ sẽ không hỏi: "Vậy Bạn muốn làm gì? ".Nếu nói một cách cực đoan thì khi bạn bảo :"tôi muốn đi vệ sinh?" chuyên viên tư vấn sẽ không đáp gì khác ngoài :"bạn muốn đi vệ sinh đúng không?".Họ sẽ không chỉ đường đến nhà vệ sinh cho bạn, cũng không dạy bạn Làm thế nào để giải quyết vấn đề buồn đi vệ sinh.
Chuyên viên tư vấn sẽ chấp nhận mọi thứ như nó vốn có mà không phủ định lại.Họ thừa nhận hiện trạng của bệnh nhân và cho phép bạn cứ thế này là được rồi ,không cần bạn phải thay đổi bất cứ điều gì.
Tuy nhiên từ những kinh nghiệm của tôi không có chuyện người bệnh dù làm bất cứ việc gì cũng phải được cho phép.
Để có thể giải quyết tận gốc vấn đề, bạn cần thoát khỏi việc bị ảnh hưởng từ đánh giá của người khác và thẳng thắn đối mặt với bản thân. Tuy nhiên trong điều kiện hoàn toàn được cho phép nhiều người vẫn không thể đối diện với chính mình,càng không chịu chấp nhận bản thân.Do đó tình hình không tiến triển ,bạn cũng chẳng thể giải quyết vấn đề.Nếu bạn thấy tình huống của mình không thuận lợi có thể bạn sẽ đổ lỗi cho tư vấn viên( tiêu chuẩn của người khác) rằng: " nhà tư vấn đang nói không cần phải thay đổi gì cả,cứ như này là ổn rồi mà!".
Những người mong muốn được xoa dịu không thể tự chấp nhận chính mình vì họ không chịu đối diện với bản thân ,nếu vững vàng đối diện với bản thân và có thể xác định rõ ràng mình muốn làm gì ,Muốn trở nên thế nào thì bạn sẽ tiến được thêm một bước trong việc giải quyết vấn đề. Ngược lại nếu nói không thay đổi cũng không sao thì chẳng khác nào bỏ mặc vấn đề nằm lại đó.
Nếu một người luôn cố gắng để thay đổi, thì xin hãy nhớ rằng, việc nói với họ:"Bạn cứ như thế này là ổn rồi" chưa chắc là một ý tưởng hay.
Việc thay đổi thực tại chắc chắn cần trải qua một quá trình gian khổ. "Không cần phải thay đổi gì đâu" có lẽ là sự "xoa diu" cuối cùng khiến bạn cảm thấy yên lòng.Để thay đổi thực trạng, chắc chắc chắn bạn phải trải qua một quá trình gian khổ. Tuy nhiên nếu Hiện tại bạn đang vô cùng đau khổ và buồn phiền,bạn nhất định phải thay đổi ,bạn cần dũng cảm phớt lờ những lời an ủi êm tai
Nếu bạn không thay đổi bản thân, muộn phiền sẽ đeo bám bạn .Tất nhiên, dù bạn không thể thay đổi cũng chẳng ai trách móc hay kết tội bạn cả .Cơ thể con người có phản ứng như sau ,nếu bạn phải làm việc quá sức nhưng lại cố tình lờ đi, hệ thống miễn dịch và năng lực suy nghĩ của bạn sẽ Đồng thời suy giảm.Đến lúc đó, công việc đang xuôi chèo mát mái che chở Nên gặp trắc trở, bạn cũng không thể nảy ra những ý tưởng sáng tạo được nữa.
Một người sẽ có khuynh hướng tự sát Nếu tình trạng trên tiếp tục tăng cao đến mức cực hạn.
Quan tâm tới ánh mắt người khác, sống theo tiêu chuẩn của họ thay vì của mình có nghĩa là "sống theo quan điểm của người khác".Nếu một người bị quan điểm của người khác ảnh hưởng quá nhiều thì sẽ không quen sống theo cách của riêng mình do đó họ có khó có thể đối diện với bản thân vì vậy họ không thể khẳng định mình và quanh quẩn với suy nghĩ" mình là kẻ vô giá trị ",điều đó càng khiến mong muốn được người khác công nhận ,được người khác đánh giá trở nên lớn hơn bao giờ hết.
Những người có khả năng tự nhận thức bản thân thấp và những người chỉ trông chờ vào người khác đều sống theo quan điểm của người khác. Bạn cần tự nhìn lại bản thân mình có đang quá để tâm đến đánh giá của người khác hay không .Sau đó bạn Hãy tự giải phóng chính mình .
Nguyên nhân đều bắt nguồn từ việc bạn để ý đến ánh nhìn của người khác và sống phụ thuộc vào nó. bạn suy nghĩ và hành động theo cách nghĩ "mình muốn được người khác nhìn nhận như thế nào nhỉ ".Nếu ở vào vị trí của mình người đó sẽ nghĩ thế này chăng, hơn nữa vì nỗi phiền muộn của bạn phát sinh từ đánh giá và tiêu chuẩn của người khác nên vấn đề sẽ không được giải quyết.Nếu bạn không thể thoát khỏi lời nói và ánh mắt của "người ấy".
Trước hết, hãy thừa nhận bản thân mình đang sống theo "quan điểm của người khác ".có người Tuy nói rằng: " tôi không quá để tâm đến việc người khác nghĩ thế nào về mình đâu?".Nhưng thực chất họ vẫn để tâm đến cái nhìn từ người khác vì vậy họ không thể thoát khỏi tâm trạng buồn bã.
Những người có tâm hồn nhạy cảm dễ bị tổn thương hay những người quá ngây thơ từng bị gọi là "NAIIBU". Tuy nhiên từ " NAIIBU" này trên thực tế là wasei-Eigo và không thông dụng đối với người bản xứ tiếng Anh.
*Naiibu: ngây thơ, khờ khạo.
*wasei-Eigo: từ tiếng Nhật có vẻ giống Mượn từ tiếng Anh nhưng thực ra không phải.
Môn thể thao đem như bóng chày được gọi là "NAITAA",đàn ông làm việc trong công ty tức nhân viên văn phòng là "Sarariiman" (Người làm công an lương" hoặc hành động chép phao trong giờ kiểm tra là "Canningu" mang ý nghĩa " khôn vặt" và " xảo trá" (trong tiếng Anh sử dụng từ cheating) đó là những cách điều tra do người Nhật tự sáng tạo ra để sử dụng .Chúng không phải từ vựng cũng như không được dùng ở bất cứ quốc gia âu-mỹ nào.
Trong tiếng Nhật, từ gần nghĩa nhất với "NAIIBU" có nghĩa là "SENSHITIBU" (Nhạy cảm).
Những người nhạy cảm dễ lo và buồn buồn bã Không có gì lạ khi họ tìm đến bác sĩ tâm lý hoặc chuyên viên tư vấn tâm lý. Tuy nhiên Bạn có muốn đi thăm khám sẽ càng kiến mình căng thẳng ,đặc biệt khi mà bạn vẫn sống theo quan điểm của người khác.
Thứ nhất, bản thân bạn tự áp đặt nhận thức rằng:" không ổn ,mình bị bệnh rồi.".Việc" chỉ gặp chuyện buồn" và " Ốm đến mức phải đi viện" hiển nhiên mang lại hai cảm giác khác biệt.Bạn đã tự gieo điều đó vào nhận thức của mình, hơn nữa số tiền viện phí Bạn phải chi trả cũng không nhỏ chút nào.
Nếu những người xung quanh biết chuyện bạn phải vào bệnh viện và chẳng may họ lại có thành kiến thì cuộc sống sau này có thể sẽ vất vả hơn bạn nghĩ.
Một số người cho rằng người xung quanh sẽ mang thành kiến với mình nhưng nhiều khi đó chỉ là suy nghĩ của họ mà thôi.Đối với những ai chịu nhiều ảnh hưởng từ quan điểm của người khác, họ sẽ mang trong mình một gánh nặng lớn.Trên thực tế tôi đã nghe nhiều chuyện về những nạn nhân chịu nhiều điều tiếng bởi họ từng nhập viện.
Trước đây ,theo bộ luật công vụ quốc gia và luật công vụ địa phương, những người khuyết tật bao gồm bệnh nhân mắc các chứng bệnh tâm lý bị cấm trở thành công chức nhà nước.Tuy nhiên vào năm Heisei thứ 11 năm 1999 ,Nội các chính phủ của Nhật Bản đã căn cứ vào quyết định của Ủy ban hỗ trợ người tàn tật về việc tái xem xét những khuyết thiếu liên quan đến người tàn tật để nhìn nhận lại những chính sách còn nhiều khuyết điểm.
Khi tôi còn ở trong lực lượng phòng vệ thì việc trên vẫn chưa xảy ra.vì vậy, do tôi phải nhập viện và ở trong phòng bệnh biệt lập của khoa Tâm lý học nên sau khi trựơt bài thi thăng cấp bậc quân hàm, kết thúc nhiệm kỳ tôi buộc phải xuất ngũ. Nếu có thể vượt qua bài thi,dù ít dù nhiều thì tôi vẫn còn có thể ở trong quân đội thêm vài năm nữa.
Như tôi đã đề cập ở chương một,công việc chính của bác sĩ tâm lý là xem bệnh rồi chuẩn đoán ,Sau đó sử dụng biện pháp can thiệp y tế như xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc.
Tuy đó là thuốc điều trị đặc nhiệm nhưng việc sử dụng chúng cũng không thể trị dứt bệnh được.
Không có phương thuốc nào chữa khỏi bệnh tâm lý hoàn toàn.
Mặc dù việc sử dụng thuốc có thể giảm nhẹ triệu chứng nhưng không tồn tại loại thuốc nào hiệu quả tuyệt đối.Ngòai ra, chủng loại thuốc cũng rất đa dạng nên tùy thể chất từng người mà độ tương thích sẽ khác nhau.Và đương nhiên ,thuốc xếp có tác dụng phụ.
Thậm chí trong phần lớn trường hợp tác dụng phụ sẽ biểu hiện trước khi thuốc có hiệu quả.Khi tâm hồn bị tổn thương ,người bệnh còn phải sự giày vò bởi tác dụng phụ của thuốc thì họ càng dễ bị áp lực thế.
Nhưng họ sẽ chỉ được giải thích rằng "sau khoảng 3 tuần sử dụng thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng" hay "tác dụng phụ xe kéo dài trong khoảng hai tuần". Đấy Như một điều hiển nhiên, điều đó sẽ trở thành gánh nặng đối với họ.
Vì vậy,bạn không nên tìm đến bác sĩ tâm lý ngay lập tức.Tất nhiên,bạn vẫn nên đi khám Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng ,nếu không bạn nên tránh điều này.
Trong trường hợp, bệnh không nặng. Thay vì đi khám, bạn nên dành thêm thời gian để thư giãn ,tập trung làm điều mình yêu thích, đối diện với bản thân mình và cẩn thận suy nghĩ xem điều gì mới là vấn đề.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#doc9218