Malai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 11: Phân tích mô hình và nội dung chủ yếu của chính sách kinh tế đối ngoại của Malaysia và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam?

Malaysia là nền kinh tế phát triển khá thịnh vượng trong khu vực ASEAN. Thành công của Malaysia là sự kết hợp của chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn và chính sách kinh tế kinh tế đối ngoại phù hợp. Chính sách thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế là bộ phận quan trọng trong chính sách KTĐN của Malaysia.

Mô hình: Thúc đẩy XK và từng bước thực hiện tự do hóa thương mại

Chính sách TMQT của Malaysia:

Mô hình chính sách   :Thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu ,từng bước thực hiện tự do hóa thương mại

Biện pháp:

       1.Xây dựng mặt  hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với trình độ phát triển và lợi thế sản xuất:

                            +trước năm 1990 :xuất khẩu các mặt hàng khai thác lợi thế tự nhiên và lao động như gỗ,cao su,dệt may ,dầu thô...hoàn toàn phù hợp và đã thành công

                             +sau 1990 xuất khẩu những măt hàng công nghiệp chế tạo đòi hỏi yêu cầu về vốn và công nghệ lớn hơn

       2. Áp dụng chế độ ưu đãi về thuế  : thuế đầu vào sản xuất và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty sản xuất và kinh doanh xuất khẩu(cơ hội để doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩmà nâng cao khả năng cạnh tranh vì thuế đánh bao nhiêu thì cộng vào giá thành sản phẩm.

                 4. Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt là khu vực sản xuất hàng xuất khẩu,các khu vực này được hưởng ưu tiên và khuyến khích thu hút công nghệ ,xây dựng thương hiệu

5. xây dựng  và phát triển hệ thống kho hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độ bảo quản đặc biệt:rau quả, thuỷ sản… nhằm hỗ trợ các nhà sản xuât đảm bảo chất lượng hàng hóa và các đơn hàng có giá trị lớn trong thời gian ngắn phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật

          7. Cho phép doanh nghiêp thực hiện chế độ khấu hao nhanh nhằm giảm gánh nặng về thuế ,tăng khoản lợi nhuận để lại để tái sản xuất.Tuy nhiên đòi hỏi phải có báo cáo tài chính rõ ràng về đầu tư máy móc thiết bị.

      2. Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại:nhằm hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu mở rộng và đa dạng hoá thị trường mà trong đó tổ chức tiêu biểu thực hiện thành công: cơ quan xúc tiến thương mại of Mal với khẩu hiệu ‘sản xuất cho thế giới’.

        5. Hỗ trợ cho các công ty trong việc thanh toán các hợp đồng ngoại thương thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác giữa ngân hàng trung ương nhằm tránh rủi ro thanh toán và tỉ giá thất thường

        6. Điều chỉnh cắt giảm thuế quan theo  cam kết KTQT

Những bài học rút ra cho Việt Nam:

Thành công của Mal là do : - Điều kiện bên ngoài thuận lợi

                                              - C/s KT ĐN +c/s KT vĩ mô. Cụ thể c/s thương mại & đtư

        Với những chính sách TMQT của Mal đã để lại những bài học cho việc hoạch định chính sách TMQT của VN vô cùng quý báu.

       1. Công nghiệp hóa :

Việt Nam cũng thực hiện chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.Đây là 1 chính sách vô cùng đúng đắn, bởi nền kinh tế VN xuất phát từ một nền cơ sở vật chất thấp kém, trình độ khoa học công nghệ lạc hậu.. do vậy mà ta cần tiến hành công nghiệp hoá phù hợp xu thế phát triển chung của toàn thế giới, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Việc công nghiệp hoá trước hết để sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, tiếp đến là phục vụ cho xuất khẩu, có như vậy nền sản xuất của VN mới có thể tân tiến hiện đại, hội nhập vào kinh tế thế giới

       3. Thành lập khu chế xuất :

 VN cũng cần thành lập các khu chế suất để khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn tài chính, đổi mới công nghệ.

        4. Hệ thống kho hàng miễn phí

 VN cần xây dựng hệ thống kho hàng miến phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với những hàng hoá xuất khẩu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần được bảo quản như rau quả, thuỷ sản. Cần xây dựng hệ thống bán hàng tại chỗ phía Nam với hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật để tạm trữ sản phẩm, chờ chế biến, tránh tình trạng thối rữa sản phẩm, đây là nguyên nhân gây giảm giá sản phẩm. Hệ thống  kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

        5 Ngân hàng Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn + kí kết hiệp định với ngân hàng quốc gia khác

Ngân hàng VN cũng cần có những biện pháp hỗ trợ hoạt động TMQT như bảo lãnh vay, cho vay với lãi suất ưu đãi, hay là ký kết các hiệp định với các ngân hàng quốc gia khác để tạo điều kiện cho việc thanh toán giữa các doanh nghiệp các nước.

2.Chính sách  ĐTQT của Mal

Giai đoạn 1: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để tận dụng vốn ,công nghệ thương hiệu mạnh để xây  dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế lớn

Giai đoạn 2: Các công ty của Mal phát triển hoạt động trong khu vực thông qua các công ty xuyên quốc gia nước ngoài. Đây là gđ khợp thu hút FDI và từng bước đtư ra nước ngoài trước hết là các nước trong khu vực.

Giai đoạn 3 : Các công ty xuyên quốc gia của Mal phtriển độc lập trên thị trường TG

b) Nội dung :

+Hoàn thiện hệ thống luật pháp về thu hút đâu tư nước ngoài :chú trọng vào đơn giản hóa thủ tục hành chính ngay sau khi mở cửa .Các chính sách thông thoáng mở cửa,hiện tượng tiêu cực tham nhũng thấp.

+Cam kết không trưng thu trưng dụng vốn của nhà đầu tư nước ngoài :khiến cho nhà đầu tư yên tâm về tài sản ,giảm rủi ro về tước đoạt

+Miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .Đặc biệt trong 10 năm hỗ trợ chi fi,tăng lợi nhuận để lại ,giảm thuế máy móc thiết bị,thuế thu nhập đến 5 %

+Cấp vốn tín dụng cho cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thu hút nhiều lao dộng và dử dụng nguyên liệu địa phương (>50%) nhằ tạo điều kiện về vốn và tài chính của nhà xuất khẩu .

+chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn liên doanh chủ yếu sử dụng đầu vào nhập khẩu hoạc sản xuât hàng xk.Hướng đến bảo vệ doanh nghiệp trong nước,tạo cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp.

_+ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và đậu tư :hỗ trợ thông tin cho việc ffaauf tư nhằm giảm rủi ro về thiếu hiểu biết ,tâpj quán.

+phát triển thị trường và thực hiện tư nhân hóa để thu hút fdi.Thị trường chứng khoán trở thành huy động quan trọng và huy động từ nhieeug nguồn khác.

Bài học kn :

1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài.Hiện nay VN vẫn đang trong giai đoạn mô hình đầu tư chính sách thu hút FDI,với hệ thống pahps luật còn thiếu sót và thủ tục hành chính rườm rà phức tạp sẽ là 1 rào cản trong việc thu hút FDI.Do đó cần học tập ở MAL điều này để tạo 1 môi trường đầu tư tốt hấp dẫn các nhà đầu tư

2.tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài, cập nhật, bổ sung nội dung thông tin mới về môi trường, chính sách đầu tư và danh mục dự án kêu gọi vốn nước ngoài trên các trang thông tin điện tử và in mới sách, đĩa CDROM phát hành rộng rãi; Tổ chức xúc tiến đầu tư tại các nước đang và sẽ có triển vọng trở thành nhà đầu tư lớn vào Việt Nam; Đẩy mạnh áp dụng các phần mềm chuyên dụng hiện đại trong quản lý dự án có vốn nước ngoài; tăng cường cung cấp thông tin, quảng bá môi trường đầu tư, hỏi đáp và đối thoại với các nhà đầu

3.Cam kết không trưng thu hay trưng dụng hoặc quốc hữu hóa vốn đầu tư của nàh nước ngoài để nhà đầu tư cảm thấy yên tâm về những rủi ro có thể xảy ra

4.Hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng.Đó là 1 việc rất quan trọng trong việc thu hút FDI.Thực tế, cơ sở hạ tầng phải luôn phát triển trc 1 bước so vs phát triển kinh tế

5.Phát triển nguồn nhân lực

Câu 12: Những thách thức và cơ hội của VN hiện nay về CSKTDN

5 cơ hội là

1/ Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên, không bị phân biệt đối xử, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia.

2/ Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện.

3/ Vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp.

4/ Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn.

5/ Việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển.

4 thách thức là:

1/ Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.

2/ Sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá (giữa các nước và trong một nước) là không đồng đều, do đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”.

3/ Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới.

4/ Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền…

Câu 13: Bài học kinh nghiệm cho việt nam

-Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMQT và ĐTQT theo tiêu chuẩn chung của quốc tế

-Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. các trung tâm xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, thường xuyên trao đổi thông tin. Các tổ chức này cần tích cực thu nhập thông tin về thị trường , thị hiếu khách hàng..cho các doanh nghiệp trong nước cũng như tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường các quốc gia khác nhau, hỗ trợ thương mại

-Việt nam cần sớm xây dựng ,hoàn thiện các rào cản thương mại, đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với phù hợp với quy định quốc tế nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước khi nền kinh tế việt nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới

-Việt nam xác định rõ các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp với từng thời kỳ pt của đất nước. tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm thế nào để càng nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên trường quốc tế. trong đó đặc biệt chú ý đến việc khằng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường bên ngoài để giữ uy tín và nâng cao thương hiệu cho các dn

-Vn cần pt các ngành công nghiệp phụ trợ từ đó tăng cường cung cấp các nguyên vật liệu cho các dn trong nước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro