mang may tinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Thành phần cơ bản,topo mạng là gì?

Các thành phần chủ yếu của 1 mạng máy tính:

•Tập các nút (node) mạng (thực thể chuyển mạch)

•Các phương tiện truyền dẫn

•Cấu hình mạng

•Giao thức mạng

•Hệ điều hành mạng

•Các ứng dụng mạng (các dịch vụ ứng dụng mạng)

Tập các nút (node) mạng (thực thể chuyển mạch)

Các phương tiện truyền dẫn

Cấu hình mạng

Giao thức mạng

Hệ điều hành mạng

Các ứng dụng mạng (các dịch vụ ứng dụng mạng)

Cấu trúc mạng được gọi là topo mạng, là cấu trúc hình học không gian của mạng. Topo mạng

thực chất là cách bố trí vị trí vật lí các node và cách thức kết nối chúng lại với nhau. Có 2 kiểu

cấu trúc mạng: kiểu điểm-điểm và kiểu quảng bá.

2. Phân loại mạng máy tính?

Thông thường người ta phân loại mạng theo các tiêu chí sau

1.Phân loại theo khoảng cách địa lí của mạng:

Mạng cục bộ (LAN) là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính trong một khu vực như trong

một toà nhà, một khu nhà.

Mạng diện rộng (WAN) là mạng được thiết lập để liên kết các máy tính của hai hay nhiều khu vực

khác nhau như giữa các thành phố hay các tỉnh.

2.Phân loại mạng theo kĩ thuật chuyển mạch : Nếu lấy kĩ thuật chuyển mạch làm yếu tố chính phân

loại sẽ có các mạng sau:

+)Mạng chuyển mạch kênh: hai thực thể thiết lập một kênh cố định và duy trì kết nối đó cho tới khi hai

bên ngắt liên tục

+) Mạng chuyển mạch thông báo: Thông báo là một đơn vị dữ liệu qui ước được gửi qua mạng đến

điểm đích mà không thiết lập kênh truyền cố định. Căn cứ vào thông tin tiêu đề mà các nút mạng có thể

xử lí được gửi thông báo đến đích

+) Mạng chuyển mạch gói : Ở đây mỗi thông báo được chia ra thành nhiều gói nhỏ hơn được gọi là các

gói tin (packet) có khuôn dạng qui định trước. Mỗi gói tin cũng chữa các thông tin điều kiện trong đó có

địa chỉ nguồn và địa chỉ đích của gói tin

3.Phân loại theo kiến trúc mạng sử dụng

+) Hình trạng mạng : Cách kết nối các máy tính với nhau về mặt hình học mà ta gọi là các topo của

mạng

+) Giao thức mạng: Tập hợp các qui ước truyền thông giữa các thực thể truyền thông mà ta gọi là giao

thức mạng

Khi phân loại theo topo mạng người ta có phân thành mạng hình sao, hình tròn, tuyến tính

Phân loại theo giao thức mà mạng sử dụng người ta phân loại thành mạng TCP/IP; Mạng NetBios….

Tuy nhiên các cách này không phổ biến chỉ áp dụng cho mạng cục bộ

4.Phân loại theo hệ điều hành mạng : Nếu phân loại theo hệ điều hành mạng người ta chia ra theo

mô hình mạng ngang hàng, mạng khách, chủ hoặc phân loại theo tên hệ điều hành mà mạng sử dụng

như WindowNT, Unix,…

3.Dữ liệu truyền trên mạng máy tính đóng gói, nội dung, chuyển dữ liệu?

Để truyền được dữ liệu trên mạng người ta phải có các thủ tục nhằm hướng dẫn các máy tính của

mạng làm thế nào và lúc nào có thể thâm nhập vào đường dây cáp để gửi các gói dữ kiện.

a)Đóng gói dữ liệu : Dữ liệu trước khi truyền đi phải được card mạng chuyển đổi từ dạng mà máy

tính có thể hiểu được sang dạng tín hiệu mà có thể gửi được qua cáp mạng. Trên cáp mạng, dữ

liệu phải đi theo một luồng bit đơn lẻ. Khi chúng đi trên cáp mạng, các bit được truyền đi nối đuôi

nhau, dữ liệu chạy trên cáp chỉ theo một hướng.

b) Nội dung của dữ liệu : một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ trên các thiết bị lưu

trữ thông tin thứ cấp (như băng từ, đĩa từ ...) để có thể thỏa mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng

thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau.

c) Chuyển dữ liệu: Việc này cung cấp cho mỗi hãng sản xuất một địa chỉ, các hãng sản xuất sẽ

nối thêm mã để tích hợp vào từng card mạng. Vì thế tất cả các card mạng trên thế giới đều có địa

chỉ khác nhau. Trước khi gửi dữ liệu, hai card mạng ở hai máy tính đều phải thống nhất với nhau

cách thức truyền dữ liệu như: kích thước cụm dữ liệu, lượng dữ liệu được gửi đi, thời gian chờ ngắt

quãng giữa các cụm dữ liệu. Các gói tin thường được lưu chuyển trên mạng và các gói tin lưu thông

trên lien mạng chỉ khi các mạng còn liên lạc với nhau

Có nhiều loại chuyển mạch :

+ Mạng chuyển mạch kênh: Hệ thống thiết lập kết nối giữa 2 thực thể bằng một đường truyền vật lý.

+Mạng chuyển mạch gói: chia DL thành nhiều gói nhỏ có độ dài quy định, dc truyền độc lập cho nhau

trên nhiều tuyến. các gói dc tiếp nhận, lưu trữ và xử lý tại bộ nhớ…

Câu 4.Suy giảm và biến dạng dữ liệu trên Mạng máy tính.nguyên nhân và biện pháp khắc phục?

Nguyên nhân:

+ Do sự thất thoát, gặp sự cố trên đường truyền, do dung lượng, tốc độ, độ rộng băng thông chưa đảm

bảo…

+Khi dữ liệu được truyền giữa 2 DTE, các tín hiệu đại diện luồng bit truyền rất dễ bị thay đổi sai số

đó do nhiều nguyên nhân: đường dây truyền, lưu lượng truyền, loại mã dùng, loại điểu chế, loại thiết

bị phát, thiết bị thu, đặc biệt là do sự thâm nhập từ cảm ứng lê các đường dây từ các thiết bị điện gần

đó. Nếu các đường dây tồn tại trong một môi trường thường xuyên bị nhiễu thí dụ như mạng điện thoại

công cộng. Điều này có nghĩa là các tín hiệu đại diện cho bit 1 bị đầu thu dịch ra như bit nhị phân 0 và

ngược lại.

Biện pháp:

+ cần nâng cao tốc độ đường truyền, độ rộng băng thông,…

+ Dùng bộ giải mã có khả năng tự sửa sai

+ Truyền lại một bộ phận của dữ liệu để thực hiện việc sửa sai

Mã: + bảo vệ

+sửa sai:

+ tự sửa

+ARQ: + truyền lại với sự dừng và đợi

+ truyền lại liên tục

+ truyền lại với sự lập lại sự chọn lựa

5.Môi trường truyền của mạng máy tính?

Trên một mạng máy tính, các dữ liệu được truyền trên một môi trường truyền dẫn. Nó là phương tiện

vật lý cho phép truyền tải tín hiệu giữa các thiết bị. Có hai loại phương tiện truyền dẫn chủ yếu : Hữu

tuyến và vô tuyến. Thông thường, hệ thống mạng sử dụng hai loại tín hiệu là digital và analog.

Ø Tần số truyền thông : Phương tiện truyền dẫn giúp truyền các tín hiệu điện tử từ máy tính này

sang máy tính khác. Các tín hiệu điện tử này biểu diễn các giá trị dữ liệu theo dạng các xung nhị

phân (bật/tắt). Các tín hiệu truyền thông giữa các máy tính và các thiết bị là các dạng sóng điện

từ trải dài từ tần số radio đến tần số hồng ngoại.

Ø Các đặc tính của phương tiện truyền dẫn : Mỗi phương tiện truyền dẫn đều có những tính năng

đặc biệt thích hợp với mỗi kiểu dịch vụ cụ thể, nhưng thông thường, chúng ta quan tâm đến

những yếu tố sau : Chi phí, yêu cầu cài đặt, độ bảo mật, băng thông, thông lượng, băng tần cơ

sở, độ suy giảm, nhiễu điện từ, nhiễu xuyên kênh.

Ø Các kiểu truyền dẫn :

- Đơn công: trong kiểu truyền dẫn này, thiết bị phát tín hiệu và thiết bị nhận tín hiệu được phân biệt rõ

ràng, thiết bị phát chỉ đảm nhận vai trò phát tín hiệu, còn thiết bị thu chỉ đảm nhận vai trò nhận tín hiệu.

Truyền hình là một ví dụ của kiểu truyền dẫn này.

- Bán song công: trong kiểu truyền dẫn này, thiết bị có thể là thiết bị phát, vừa là thiết bị thu. Nhưng tại

một thời điểm thì chỉ có thể ở một trạng thái (phát hoặc thu). Bộ đàm là thiết bị hoạt động theo kiểu

truyền dẫn này.

- Song công: trong kiểu truyền dẫn này, tại một thời điểm, thiết bị có thể vừa phát vừa thu. Điện thoại

là thiết bị hoạt động theo kiểu truyền dẫn này.

6. Cách thức tổ chức ưu tiên các gói tin trên mạng?

_Mạng ko liên kết: Các gói tin được lưu chuyển và xử lý một cách độc lập, không cần tham chiếu các

gói tin đi trước. Các gói tin có cùng địa chỉ nguồn và địa chỉ đích nhưng ko cần chung đường truyền, ko

đi chung cùng một tuyến. Các gói tin nhận ở địa chỉ đích có thể khác với thứ tự ở địa chỉ nguồn, ở địa

chỉ đích phải khôi phục lại thứ tự ở địa chỉ nguồn. Nếu có gói tin bị mất trong quá trình truyền dữ liệu

thì địa chỉ đích phải tái thực hiện việc sắp xếp và yêu cầu địa chỉ nguồn gửi lại.

_ Mạng liên kết: Trước khi trao đổi thông tin một kênh truyền thông tin được thiết lập giữa hai thực

thể trong suốt thời gian truyền dữ liệu, nhưng nó là kênh ảo. Khi các thiết bị bắt đầu trao đổi thông tin

chúng đàm phán với nhau về các tham số truyền thông như kích thước tối đa của gói tin, các cửa sổ,

đường truyền… Tất cả các gói tin đi trên tuyến sẽ mang thứ tự như ban đầu.

7. Kích thước gói tin khi truyền trên mạng?

Trong kỹ thuật chuyển mạch, các thông tin dc chia thành các gói nhỏ theo độ dài quy định. Thông

thường độ dài gói tin là cực đại MTU trong các mạng khác nhau thì có độ dài khác nhau.Các gói tin

chúa dữ liệu của người sử dụng và các thông tin điều khiển như địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, mã tập hợp

của các gói tin… Các gói tin dc truyền độc lập với nhau trên các đường truyền khác nhau để đến đích

và các gói tin có thông điệp khác nhau có thể dc truyền chung 1 đường truyền. tại mỗi node, các gói tin

được tiếp nhận, lưu trữ và chuyển đến các node khác. Các gói nhỏ có độ dài quy định. Điều này cho

phép các node có thể quản lý toàn bộ các gói tin trong bộ nhớ mà ko cần lưu trữ tạm thời trên bộ nhớ

ngoài ( như đĩa cứng).

Nếu phải gửi một gói tin có độ dài hơn gói tin cực đại thì nó sẽ được chia thành các gói tin nhỏ có

độ dài nhỏ hơn và gửi liên tiếp nhau.

8. An toàn và an ninh trên mạng máy tính?

An toàn mạng có thể hiểu là cách bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả các thành phần của mạng bao

gồm dữ liệu,thiết bị,cơ sở hạ tầng mạng và đảm bảo mọi tài nguyên mạng được sở hữu tương ứng vs

một cính sách hoạt động được ấn định và vs chỉ những người có thẩm quyền tương ứng.

An toàn,an ninh mạng bao gồm:

-Xác định chính xác các khả năng, nguy cơ xâm phạm mạng, các sự cố rủi ro đối vs thiết bị, dữ liệu trên

mạng để có các giải pháp phù hợp đảm bảo an toàn mạng.

-Đánh giá các nguy cơ tấn công của những kẻ phá hoại mạng, ăn cắp, phá hoại máy tính, thiết bị..,nguy cơ

vi rút, bọ gián điệp…,nguy cơ xóa, phá hoại các cơ sở dữ liệ, an cắp mật khẩu,..nguy cơ hoạt động của hệ

thống như nghẽn mạng, nhiễu điện tử…

-Xác định chính xác mức độ an toàn cần thiết cho việc điều khiển hệ thống và các thành phần mạng.

Khi đánh giá được hết những nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh mạng thì mới có thể có những biện pháp tốt

nhất để đảm bảo an toàn mạng.

Thực tế không có biện pháp hữu hiệu nào đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mạng. Hệ thống bảo vệ dù có

vững chắc đến đâu thì cũng có lúc bị vô hiệu hóa bởi những kẻ phá hoại điêu luyện. Có nhiều biện pháp

đảm bảo an ninh mạng như bảo vệ thông tin bằng mật mã, bức tường lửa….

9. Mã hóa dữ liệu phù hợp với đường truyền thể hiện qua giao thức như thế nào?

Ngoài các qui định về đường truyền vật lí đảm bảo mã hóa dữ liệu dưới dạng chuỗi giữa các thành phần

trong mạng, còn phải có các tiến trình, các qui định nhằm duy trì cho mọi hoạt động truyền thông được

chính xác và thông suốt. Các thành phần của mạng muốn trao đổi thông tin vs nhau chúng phải đàm

phán, hiểu nhau và bắt tay về một số thủ tục, nguyên tắc sao cho quá trình truyền thông chính xác, thành

công.chúng phải thống nhất vs nhau qui định về cú pháp, ngữ nghĩa của dữ liệu..bằng một tập các tham số.

Giao thức mạng là các qui tắc điều khiển các quá trình truyền thông giữa các thành phần trong mạng vs

nhau, đây là đặc điểm thể hiện sự phù hợp của mã hóa dữ liệu vs đường truyền.

10. Thiết kế mạng theo mô hình OSI có ưu điểm gì?

-OSI là hệ thống mở, có khả năng kết nối vs các hệ thống khác nhau, tương thích vs các chuẩn OSI. Hệ

thống có thể là các máy chủ, node mạng, trạm làm việc…

-Quá trình xử lí các ứng dụng được thực hiện trong các hệ thống mở,trong khi vẫn duy trì được các hoạt

động kết nối giữu các hệ thống.

-Mô hình gồm 7 tầng, chức năng các tầng này độc lập vs nhau, có khả năng cập nhật, bổ sung, hay sửa đổi

các chức năng trong tầng.

- Mô hình cho phép tất cả các thành phần của mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo

dựng.

· Cho phép nhiều nhà cung cấp thiết bị phát triển và đưa ra các thiết bị dựa theo các chuẩn của các thành

phần mạng.

· Nhờ đó mà các thiết bị phần cứng và các loại phần mềm mạng mới có thể làm việc được với nhau trong

cùng một mạng.

· Sự thay đổi của một lớp này không làm ảnh hưởng đến lớp khác. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến

sự phát triển của công nghệ.

11. Điều khiển lưu lượng trên mạng máy tính để làm gì? Các phương pháp điều khiển?

- Trong MMT điều khiển lưu lượng là qui trình quản lí tốc độ truyền dữ liệu kết nối của hai đầu kết

nối của một mạng lưới. Điều khiển lưu lượng có vai trò quan trọng, vì tình trạng một máy tính gửi

thông tin tới một máy tính khác, với một tốc độ cao hơn tốc độ mà máy tính đích có thể nhận và xử lý

có thể xảy ra. Tình huống này có thể xảy ra nếu các máy tính nhận phải chịu tải giao thông về dữ liệu

cao hơn máy tính nhận, hoặc nếu máy tính nhận có năng lực xử lý kém hơn máy tính gửi. Nói cách

khác, điều khiển lưu lượng trên mạng giúp cho hệ thống mạng vận hành thông suốt và ko bị tắc nghẽn.

- Có 3 phương pháp điều khiển như sau:

+ Điều khiển lưu lượng truyền: được áp dụng khi dữ liệu được truyền từ thiết bị đầu cuối sang một

trung tâm chuyển mạch nào đấy, hoặc được truyền thông giữa hai thiết bị với nhau. Tần số truyền tin

phải được khống chế vì các yêu cầu của mạng lưới hoặc của các thiết bị truyền tin. Phương pháp điều

khiển lưu lượng truyền có hai cách, hoặc là dùng chế độ "ngưng-và-truyền" hoặc dùng hình thức cửa

sổ di động.

Điều khiển lưu lượng truyền có thể được thực hiện thông qua các đường điều khiển trong một giao

diện truyền thông dữ liệu hoặc bằng cách dành riêng một số ký hiệu cho việc điều khiển nhằm báo

hiệu cho lưu lượng truyền bắt đầu hoặc ngừng lại

+Điều khiển lưu lượng mạch vòng mở: Cơ chế điều khiển lưu lượng mạch vòng mở có đặc điểm

là nó không có thông tin phản hồi giữa máy nhận và máy truyền tin. Việc bố trí tài nguyên phải

theo kiểu "đặt chỗ trước" hoặc "từ nút tới nút". Điều khiển lưu lượng mạch vòng mở có một số

vấn đề cố hữu về việc cố gắng sử dụng tối đa tài nguyên trong mạng ATM.

+Điều khiển lưu lượng mạch vòng kín: Cơ chế điều khiển lưu lượng mạch vòng kín có đặc điểm

là mạng có khả năng thông báo lại sự tắc nghẽn còn tồn đọng trong mạng cho máy truyền tin.

Máy truyền tin dùng thông tin này dưới nhiều hình thức để điều chỉnh hoạt động của nó cho

thích ứng với các điều kiện hiện tại của mạng.

12. Quản lý mạng máy tính trên 5 nội dung là những nội dung nào?

-Quản lí cấu hình: Là phản ánh trên mạng cần có hoặc thực tế có bao nhiêu thiết bị,chức năng và quan

hệ kết nối của từng thiết bị,các tham số công tác…phản ánh qui mô,trạng thái vận hành của mạng, thu

thập thông tin về hệ thống, cảnh báo các thay đổi của hệ thống.

-Quản lí sự cố: Là phát hiện sự cố, cô lập và xử lí, khắc phục sự cố. Khôi phục thiết bị có sự cố hoặc

chức năng quản lí mạng liên quan đến các biện pháp loại bỏ sự cố.

-Quản lí hiệu năng: Bao gồm việc thu thập thông tin lien quan đến hiệu năng của mạng, trang thiết bị

được quản lí. Quá trình quản lí hiệu năng thông thường bao gồm giám sát, điều khiển hiệu năng và

phân tích hiệu năng. Mục tiêu của quản lí hiệu năng là luôn luôn đáp ứng các nhu cầu của người sử

dụng đầu cuối của mạng.

-Quản lí an toàn mạng: Bao gồm các công tác an toàn để đảm bảo độ an toàn của mạng vận hành và hỗ

trợ thuê bao mạng cũng như đối tượng quản lí mạng. Quản lí an toàn mạng chính là bảo vệ hệ thống,

ngăn chặn các hoạt động trái phép phá hoại.

-Quản lí cước: Thực hiện việc kiểm soát và đánh giá việc sử dụng tài nguyên trong mạng của thuê bao,

chức năng quản lí cước cũng có tác dụng hỗ trợ quyết định bổ sung hoặc sắp xếp lại tài nguyên.

13. Lợi ích và hạn chế khi sử dụng mạng máy tính cho kinh doanh doanh nghiệp, chính sách phát

triển của CNTT phục vụ kinh doanh như thế nào?

-Lợi ích: Mạng giúp doanh nghiệm tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Ngày nay, nhu cầu thông tin ngày

một mở rộng nên nối mạng không còn là một nhu cầu xa xỉ, mà nó là một nhu cầu thực tế và ít tốn kém.

Để thành công, các doanh nghiệp, phải chia sẻ thông tin và giao tiếp không chỉ trong nội bộ công ty mà

cả thế giới bên ngoài. Mạng máy tính giúp DN thực hiện điều này đơn giản và tốn ít chi phí nhất. Ngoài

ra, mạng sẽ giúp DN không cần phải mua thêm máy in, modem, thiết bị lưu trữ, ... tất cả có thể sử dụng

chung trên mạng. Ngay cả một đường dây truy cập Internet cũng có thể được dùng chung qua mạng.

-Hạn chế: Nếu không được quản lí cẩn thận và chặt chẽ, hệ thống mạng máy tính của doanh nghiệp

có thể bị phá hoại do các nhân tố xấu bên ngoài, từ đó sẽ dẫn đến một số thiệt hại đáng kể cho doanh

nghiệp.

-Chính sách: Ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông với tư cách ngành hạ tầng kinh tế - xã hội

cần phải đi trước, chuyển nhanh sang giai đoạn "cất cánh", phát triển mạnh hơn, với chất lượng ngày

càng cao hơn, vượt qua nguy cơ tụt hậu, tận dụng cơ hội vươn ra biển lớn, bắt kịp các nước tiên tiến

trong khu vực và trên thế giới. Xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin -

Truyền thông cùng với quá trình toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội đột phá toàn diện, nhưng cũng

đặt ra những thách thức sâu sắc về quản lý, công nghệ, đầu tư, sản xuất kinh doanh đòi hỏi toàn ngành

phải biết đón bắt thời cơ, liên kết phát triển và chuyển nhanh sang hoạt động theo mô hình mới linh

hoạt, chủ động, sáng tạo, đa lĩnh vực, đa dịch vụ. Cần tiếp tục phát triển theo hướng cập nhật công

nghệ hiện đại, "đi tắt đón đầu", bảo đảm kết nối thông tin thông suốt giữa các nền kinh tế, nâng cao

năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng, cao về trình độ và chất lượng đáp

ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế. Để nắm bắt được những công nghệ hiện đại này thì đòi

hỏi doanh nghiệp phải sang tạo và năng động kịp thời thik nghi và sử dụng.

16. Chữ kí số giống và khác chữ kí truyền thống ở điểm nào?

Giống nhau: Đều được dùng nhằm mục đích xác thực người chủ của dữ liệu đi kèm và đồng thời

xác định khả năng thông qua của dữ liệu đó.

Khác nhau:

Chữ ký số

Công cụ thực Dùng công nghệ mã hóa điện tử

hiện

Phải đi đăng ký

Dùng trong môi trường số

Chữ ký truyền thống

Viết tay

Không cần phải đăng ký

Dùng trong giao dịch trên giấy tờ

Khả năng xác Sử dụng cặp khóa (khóa công khai và Không xác định được

định nguồn gốc khóa bí mật) để xác định

Tính toàn vẹn

-

Chữ ký và dữ liệu đi kèm Dễ bị thay đổi chữ ký và dữ liệu kèm theo

không thể bị thay đổi

Dữ liệu được ẩn với bên thứ ba

-

Tính không thể Trong giao dịch, bên nhận có thể yêu Không xác định chính xác được chữ ký nên dễ

phủ nhận

cầu bên gửi phải gửi kèm chữ ký số với xảy ra tranh chấp khó giải quyết.

văn bản. Khi có tranh chấp, bên nhận sẽ

dùng chữ ký này như một chúng cứ để

bên thứ ba giải quyết

17. Có bao nhiêu loại mật dữ liệu trong hệ thống mạng máy tính?

Có 2 loại là mật mã đối xứng và bất đối xứng:

Mật mã đối xứng: hệ mật mã đối xứng là hệ sử dụng chung 1 khóa bí mật K cho cả quá trình mật mã

và giải mã.

Một số hệ mật mã cổ điển thông dụng:

-DES: giải thuật DES mã hóa các khối 64bit của văn bản gốc thành 64bit văn bản mật dưới tác dụng

của 1 khóa. Một khối dữ liệu cần mã hóa sẽ phải trải qua 3 quá trình xủa lí như sau:

+ Hoán vị khởi đầu

+ Tính toán phụ thuộc khóa

+ Hoán vị ngược

-IDEA: sử dụng khóa 128bit để mã các khối dữ liệu độ dài 64bit.

-RC5: thuật toán được tham số hóa để khối dữ liệu và khóa sử dụng có độ dài thay đổi.

-RC6: là nâng cấp của RC5 nhằm tăng tính bảo mật và hiệu quả của RC5.

-AES: sử dụng các khóa 128, 192, 256bit để mã các khối dữ liệu độ dài 128bit.

Mật mã bất đối xứng: sử dụng khóa để mã hóa KE và khóa để giải mã KD là khác nhau. Các khóa này

tạo thành 1 cặp chuyển đổi ngược nhau và không thể từ khóa này có thể suy ra khóa kia và ngược lại.

Một số hệ mật mã khóa công khai thông dụng:

-RSA: mỗi trạm lựa chọn ngẫu nhiên 2 số nguyên tố lớn p và q và nhân chúng với nhau để có tích n =

pq (p và q được giữ bí mật).

-ELGamal: độ bảo mật dựa trên tính khó giải của các bài toán logarit rời rạc trên các trường hữu hạn.

-Schnorr: độ bảo mật dựa trên các thuật toán logarit rời rạc.

-DSA: độ bảo mật dựa trên sự kết hợp của ELGamal và Schnorr.

-ECC: là biến tướng của các hệ mật khác, làm việc trên các đường cong elip.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro