mang may tinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài tập buổi học ngày 6 tháng 2

II, Tầng liên kết dữ liệu( Data link Layer)

1.      Tầng liên kết dữ liệu là tầng thứ mấy trong kiến trúc OSI?

Tầng liên kết dữ liệu là tầng thứ 2 trong kiến trúc OSI

2.      Nêu chức năng của tầng liên kết dữ liệu?

Cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý với các cơ chế đồng bộ hóa, đồng bộ luồng dữ liệu và kiểm soát lỗi. Nhiệm vụ của nó là cung cấp một khung tin để chứa đựng các gói tin của lớp 3 rồi truyền qua liên kết vật lý.

3.      Giao thức được xây dựng cho tầng liên kết dữ liệu có thể chia thành mấy loại? Hãy kể tên?

Chia thành hai loại:

Giao thức dị bộ

Giao thức đồng bộ: Giao thức định hướng ký tự, giao thức định hướng bit

4.      Cơ chế hoạt động của giao thức dị bộ?

Giao thức dị bộ sử dụng phương thức truyền dị bộ, truyền mỗi ký tự trong một chuỗi bít độc lập, chúng được đóng khung bởi các bít “start” và “stop”. Khi truyền không cần có sự đồng bộ liên tục giữa nơi gửi và nơi nhận. Nó cho phép một ký tự dữ liệu được truyền đi bất cứ lúc nào. Nơi nhận không cần biết chính xác khi nào một đơn vị dữ liệu được gửi, nó chỉ cần biết chỗ bắt đầu và chỗ kết thúc đơn vị dữ liệu đó qua các bít “start” và “stop” nói trên.

Phương pháp này có tốc độ thấp, được sử dụng trong các modem: XMODEM, YMODEM, ZMODEM để truyền dữ liệu máy tính PC qua mạng điện thoại.

5.      Cơ chế hoạt động của giao thức đồng bộ?

Phương thức truyền đồng bộ không dùng các bit “start” và “stop” để dóng khung một ký tự mà chèn các ký tự đặc biệt SYN( synchronization), EOT( End of Transmission), hay một cờ flag giữa các dữ liệu để bào một dữ liệu đang đến hoặc đã đến. Đồng bộ với hệ thống truyền thông ở hai mức:

-          Mức vật lý: giữ đồng bộ giữa đồng hồ của người gửi và người nhận

-          Mức liên kết dữ liệu để phân biệt giữa dữ liệu với flag và vùng thông tin điều khiển.

6.      Giao thức đồng bộ có thể chia thành mấy nhóm? Kể tên?

Giao thức đồng bộ có thể chia thành 2 nhóm gồm: Giao thức định hướng ký tự và giao thức định hướng bít.

7.      Giao thức định hướng kí tự là gì?

Được xây dựng dựa trên các ký tự đặc biệt của bộ mã chuẩn ASCII hoặc EBCDIC. Bộ giao thức này được sử dụng cho cấu hình điểm -  điểm hoặc nhiều điểm. Nó chủ yếu được sử dụng trong phương thức hai chiều luân phiên. Trong phương thức này, sử dụng giao thức BSC của IBM. Giao thức được xây dựng dựa trên bộ mã chuẩn EBCDIC. Giao thức BSC được ISO lấy làm cơ sở xây dựng giao thức Basic mode dựa trên bộ mã chuẩn ASCII.

8.      Giao thức định hướng bit là gì?

Là giao thức chuẩn cho lớp liên kết dữ liệu có vị trí quan trọng được phát triển bởi  ISO( ISO3009, ISO 433). Nó được ứng dụng cho cấu hình điểm- điểm, và nhiều điểm, cho phép khai thác hai chiều đồng thời, hai chiều luân phiên.

1.      Giao thức HDLC được viết tắt từ cụm từ tiếng anh nào?

High-Level Data Link Control

2.      Hãy giới thiệu về giao thức  HDLC và ứng dụng của nó?

Là giao thức điều khiển ở mức cao, do ISO phát triển vào năm 1979 trên cơ sở SDLC. Năm 1981, ITV-T đã phát triển hàng loại giao thức trên cơ sở HDLC gọi là thủ tục thâm nhập liene kết ( CAPs, LAPB, LAPD, LAPX….) . Các thủ tục khác nhau như chuyển mạch khung… cũng được ITV-T và ANSI phát triển từ HDLC để làm các  thủ tục thâm nhập các LAN. Có thể nói mọi giao thức định hướng bít hiện nay đều tách ra từ HDLC hoặc có nguồn gốc từ HDLC. Như vậy, qua HDLC, ta sẽ hiểu được các giao thức khác.

Nó được ứng dụng cho cấu hình điểm- điểm, và nhiều điểm, cho phép khai thác hai chiều đồng thời, hai chiều luân phiên.

3.      Hệ thống sử dụng HDLC được đặc trưng bởi?

Loại trạm, cấu hình hoặc dạng trả lời.

Loại trạm: HDLC khác nhau trong 3 loại trạm: chủ( sơ cấp), tớ( thứ cấp) và tổ hợp

Cấu hình: liên quan đến phần cứng trên đường liên kết. Các thiết bị có thể tổ chức thành sơ cấp, thứ cấp, hoặc ngang hàng. Các thiết bị ngang hàng có thể hoạt động vừa như sơ cấp, vừa như thứ cấp, tùy theo dạng trao đổi được chọn.

- Dạng trả lời: phương thức trả lời dị bộ cân bằng SARM và phương thức trả lời chuẩn SNRM

III, Tầng mạng:

1.      Chức năng cơ bản của tầng mạng?

Chọn đường( routing)  và chuyển mạch( relaying). Ngoài ra còn thực hiện một số chức năng khác như: thiết lập, duy trì và giải phóng các liên kết logic, kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, dồn kênh/ phân kênh.

2.      Kỹ thuật Routing là gì?

Là sự lựa chọn một tuyến đường để truyền một đơn vị dữ liệu từ trạm nguồn đến trạm đích.

3.      Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện đối với kỹ thuật Routing?

-          Quyết định chọn đường  với những tiêu chuẩn tối ưu

-          Cập nhật thông tin chọn đường

1.      Dựa vào yếu tố về sự phân tán của các chức năng chọn đường trên các nút của mạng ta chia kỹ thuật Routing thành mấy loại? Kể tên?

Chia thành 2 loại: chọn đường tập trung (centralize routing) hoặc phân tán( distributed routing)

2.      Dựa vào yếu tố sự thích nghi với trạng thái hiện hành của mạng ta chia kỹ thuật Routing thành mấy loại ? Kể tên

2 loại: chọn đường tĩnh( static routing) hoặc thích nghi( adaptative routing)

3.      Hãy trình bày kỹ thuật chọn đường tập trung và kỹ thuật chọn đường phân tán?

Một hoặc một vài trung tâm điều khiển mạng thực hiện việc chọn đường, sau đó gửi các bảng chọn đường( routing table) tới tất cả các nút mạng dọc theo con đường đã chọn. Thông tin tổng thể của mạng cần dùng cho việc chọn đường chỉ được cất giữ tại trung tâm điều khiển mạng. Các nút mạng có thể không gửi thông tin trạng thái, có thể gửi định ký hoặc chỉ gửi khi một sự kiện nào đó xảy ra về trung tâm. Trung tâm sẽ cập nhật lại các bảng chọn đường theo các thông tin này.

Kỹ thuật chọn đường phân tán sẽ không tồn tại các trung tâm điều khiển. Quyết định chọn đường được thực hiện tại mỗi nút của mạng. Điều hàng đòi hỏi việc trao đổi thông tin giữa các nút.

4.      Hãy trình bày về kỹ thuật chọn đường thích nghi và kỹ thuận chọn đường không thích nghi

Kỹ thuật chọn đường không thích nghi( tĩnh)  được thực hiện mà không có sự trao đổi thông tin, không cập nhật thông tin. Tiêu chuẩn để chọn đường và bản thân tuyến đường được chọn một lần cho toàn cuộc truyền, không hề có sự trao đổi giữa chừng. Kỹ thuật này đơn giản nên được sử dụng rộng rãi đặc biệt là các mạng ổn định.

Kỹ thuật chọn đường thích nghi( động)  được quan tâm do khả năng đáp ứng đối với các trạng thái khác nhau của mạng. Với kỹ thuật này, mạng có khả năng cung cấp các con đường khác nhau để đề phòng sự cố và thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trên mạng. Để thực hiện được kỹ thuật này, các thông tin được đo lường và trao đổi:

-          Các trạng thái của đường truyền

-          Các độ trễ truyền dẫn

-          Mức độ lưu thông

-          Các tài nguyên khả dụng

4.      Giao thức X25SPLP là viết tắt của cụm từ nào?

X25 Packet Level Protocol

5.      X25SPLP định nghĩa 2 loại liên kết logic nào?

-          VC( Virtual Circuit): là liên kết ảo có tính tạm thời được thiết lập và xóa bỏ bởi các thủ tục của X25PLP

-          PVC( Permanent Virtual Circuit): Là liên kết ảo được thiết lập vĩnh viễn trên mạng không cần các thủ tục của X25PLP

6.      Nêu các thủ tục chính của X25SPLP?

-          Call Setup: Thiết lập liên kết

-          Clearing: Xóa bỏ liên kết

-          Data: Truyền dữ liệu thường

-          Interrupt: Truyền dữ liệu khẩn

-          Reset:Khởi động lại một liên kết

-          Restart: Khởi động lại giao diện

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#linh