Mangmaytinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:

Thiết bị Hub hoạt động ở lớp Vật lý.

Thiết bị bridge và switch làm việc ở lớp lien kết dữ liệu

Thiết bị router hoạt động ở lớp mạng

Câu 2:

ACK: Bằng 1 nếu là segment báo nhận. Khi đó trường Acknowledgment Number mới có hiệu lực.

RST: xác định có lỗi, đồng thời để khởi động lại kết nối. Trong quá trình trao đổi dữ liệu, những sự cố bất thường có thể làm cho một trong hai phía đầu cuối của TCP bị đứt quãng phiên kết nối. TCP cung cấp khả năng khởi động lại kết nối trong những trường hợp như vậy. Để khởi động lại kết nối, TCP gửi đi segment có bit cờ (reset) RST = 1

Câu 3:Ý nghĩa của Mặt nạ mạng con:

Mạng Internet sử dụng địa chỉ IP 32 bit và phân chia ra các lớp A,B,C,D , tuy nhiên, với một hệ thống địa chỉ như vậy việc quản lý vẫn rất khó khăn . Nếu như một mạng được cấp một địa chỉ lớp A thì có nghĩa nó chứa tới 16*1.048.576 địa chỉ ( máy tính ) .Với số lượng máy tính lớn như vậy rất ít công ty hoặc tổ chức dùng hết được điều đó gây lãng phí địa chỉ IP. Để tránh tình trạng đó các nhà nghiên cứu đưa ra một phương pháp là sử dụng mặt nạ mạng con ( Subnet mask ) để phân chia mạng ra thành những mạng con gọi là Subnet. Subnet mask là một con số 32 bit bao gồm n bit 1 ( thường là các bit cao nhất ) dùng để đánh địa chỉ mạng con và m bit 0 dùng để đánh địa chỉ máy trong mạng con với n+m=32 .

Câu 4;

SYN bằng 1 trong khi thiết lập kết nối

FIN bằng 0 khi một bên TCP cần đóng kết nối.

Câu 5-

TCP (Transmission Control Protocol): Giao thức kiểm soát truyền thông tin

Giao thức này cung cấp các dịch vụ hướng kết nối (connection-oriented) và thực hiện các công việc như kiểm soát thứ tự của các gói tin ,việc đánh địa chỉ các dịch vụ cũng như các chức năng kiểm tra lỗi.

Giao thức này ở lớp 4(Lớp Giao vận)

IP (Internet Protocol): Giao thức Internet

Đây là giao thức chính trong bộ giao thức TCP/IP. Đây là một giao thức phi kết nối (connectionless) có chức năng ra các quyết định trong việc định tuyến trong một liên mạng dựa vào các thông tin nó nhận được từ ARP. Ở mô hình OSI nó thuộc lớp 3(lớp mạng)

ARP (Adress Resolution Protocol): Giao thức phân giải địa chỉ

Giao thức này cung cấp địa chỉ Internet hoàn chỉnh bằng cách kết hợp một địa chỉ mạng (lôgíc) với một địa chỉ vật lý cụ thể. Giao thức này thuộc lớp mạng của mô hình OSI

Câu 6;

Địa chỉ nội bộ(Private IP address)

Địa chỉ nội bộ được sử dụng bên trong mạng nội bộ. Nó có ý nghĩa trong một mạng nội bộ nên các mạng nội bộ khác nhau có thể sử dụng dải địa chỉ giống nhau mà không bị xung đột.

Trong một mạng biệt lập (không nối tới Internet), người quản trị có thể sử dụng bất kỳ địa chỉ nào mình muốn. Tuy nhiên, để tránh sự nhầm lần giữa một địa chỉ thực trên Internet và một địa chỉ dùng trong một mạng riêng, tổ chức cấp số Internet đã dành một số khối địa chỉ để sử dụng cho mạng riêng. Các khối địa chỉ này không được cấp cho các mạng tham gia vào Internet.

Các địa chỉ dùng cho mạng riêng như sau:

Lớp A: 10.0.0.0 (1 mạng)

- Lớp B: 172.16.0.0 đến 172.31.0.0 (16 mạng)

- Lớp C: 192.168.0.0 đến 192.168.255.0 (256 mạng)

Địa chỉ IP công công:

Là địa chỉ có thể sử dụng trên trên mạng Internet,nó dc quản lý bởi các tổ chức quốc gia và qte,Đ/c này đc cấp cho khách hang dưới dạng thuê bao.

Câu 2:

Collision domain: Miền xung đột được định nghĩa là các đoạn mạng Ethernet hay Fast Ethernet nằm giữa một cặp Bridge hay các thiết bị lớp 2 khác. Vì lý do đó toàn bộ lưu lượng chia sẻ chung đường tuyền kết nối đến thiết bị lớp 2. Trong miền xung đột một thiết bị gửi tín hiệu đến Hub (bộ tập trung) thì tất cả các thiết bị khác đều nhận được. Các Hub mở rộng Collision domain , trong khi đó các Bridge và Switch tạo ra các Collision domain.

Broadcast domain: Gọi là miền quảng bá, nó là một vùng trong đó thông tin được gửi tới tất cả các thiết bị được kết nối. Thiết bị giới hạn miền quảng bá là các Router. Và cũng chính Router tạo ra các miền quảng bá. Như vậy mỗi một giao diện của Router là một Broadcast domain. Một Broadcast domain có thể gồm nhiều Collision domain .

Ví dụ Ethernet LAN (Local Area Network) là các miền quảng bá, mọi thiết bị kết nối vào mạng LAN đều có thể gửi thông tin tới các thiết bị khác trong mạng. Ngoài ra các thiết bị như Repeater, Hub chúng mở rộng mạng LAN tức là mở rộng miền quảng bá. Các thiết bị như Bridge, Switch làm nhiệm vụ kết nối các LAN với nhau nên chỉ mở rộng miền quảng bá chứ không ngăn được các bản tin phát quảng bá.

Switch là một thiết bị lớp 2, khi switch nhận được gói quảng bá thì nó sẽ gửi ra tất cả các port của nó trừ port nhận gói vào. Mỗi thiết bị nhận được gói quảng bá đều phải xử lý thông tin nằm trong đó.

Câu 2:

Kết nối trong TCP được thiết lập qua thủ tục bắt tay ba bước như mô tả trong hình dưới đây. Để thiết lập kết nối, một bên (thường là máy chủ server), chờ thụ động một yêu cầu kết nối qua bằng các hàm nguyên thuỷ LISTEN hoặc ACCEPT.

Khi một máy tính (thường là máy khách) muốn kết nối với máy chủ, sẽ gửi hàm CONNECT, xác định địa chỉ IP và cổng muốn truy nhập, kích thước lớn nhất của segment (mss), hoặc một số dữ liệu khác (thí dụ password). Hàm CONNECT gửi đi một TCP segment với bit cờ SYN = 1 và ACK = 0 sau đó chờ báo nhận từ phía bên kia.

Khi segment này đến bên nhận, TCP kiểm tra xem có tiến trình nào đang sử dụng hàm LISTEN ở cổng đích đã chỉ ra không. Nếu không có nó sẽ trả lời với một segment với bit RST = 1.

Mỗi kết nối bắt đầu ở trạng thái CLOSED. Nó sẽ rời khỏi trạng thái đó khi chuyển sang trạng thái mở cổng thụ động (LISTEN) hoặc chủ động thiết lập kết nối (CONNECT). Nếu phía bên kia cũng đang ở chế độ tương tự, kết nối được thiết lập và chuyển sang trạng thái ESTABLISHED. Việc giải phóng kết nối cũng có thể bắt đầu từ bất kỳ bên nào. Khi kết thúc, mỗi bên trở về trạng thái CLOSED.

ICMP (Internet Control Message Protocol): Giao thức kiểm soát thông điệp Internet

Giao thức này kết hợp chặt chẽ với giao thức IP trong việc cung cấp các thông tin kiểm soát và báo lỗi trong quá trình di chuyển các gói dữ liệu trong một liên mạng.

Giao thức này thuộc lớp giao vận.

HTTP (Hypertext Transport Protocol): Giao thức truyền tệp siêu văn bản

Các trình duyệt Web và máy chủ Web sử dụng giao thức này để trao đổi các tệp (ví dụ các trang Web) qua mạng toàn cầu WWW hay intranet. Giao thức này thuộc lớp ứng dụng.

FTP (File Transfer Protocol): Giao thức truyền tệp

FTP cung cấp một phương thức chung để truyền tệp trong một liên mạng. Nó có thể bao gồm các tính năng bảo mật tệp thông qua sử dụng một cặp tên/mật khẩu để xác thực.

Frame Relay

Frame Relay là một chuẩn của ITU-T ( Inernaional Telecommunication Union Telcommunication Standardization Sector ) và ANSI ( American National Standards Institute)..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro