mangvienthong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Mô hình cuộc gọi điện thoại đường dài điển hình trên mạng  chuyển mạch kênh truyền thống.

+ Khi bên A nhấc điện thoại, bên A được kết nối tới chuyển mạch CO của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại nội hạt LEC. Chuyển mạch này sẽ cung cấp âm mời quay số để chỉ cho bên A biết là đã được kết nối và hãy bấm số. Điện thoại của bạn có một đường truyền đi và về dành riêng nối tới chuyển mạch LEC, đó chính là đường truyền mà bạn phải trả phí hàng tháng.

+ Chuyển mạch phía chủ gọi chiếm giữ một trung kế nối tới tổng đài chuyển tiếp IEC và chuyển số thuê bao bị gọi tới tổng đài này.

+ IEC sẽ định tuyến cuộc gọi tới một LEC của thuê bao bị gọi và IEC sẽ định tuyến cuộc gọi tới điểm hiện diện POP đích thích hợp và chiếm giữ trung kế tới chuyển mạch LEC đích đó.

+ Chuyển mạch sẽ cố gắng hoàn thành cuộc gọi bằng cách gửi chuông tới điện thoại bên B. khi bên B nhấc máy thì việc thiết lập cuộc gọi hoàn tất.

+ Cuộc gọi này được thực hiện kết nối theo phương thức chuyển mạch kênh: bên A gọi nối tới chuyển mạch LEC, LEC chuyển tới POP của IEC, POP của IEC bên A nối tới POP của IEC bên B, POP bên B nối tới chuyển mạch LEC bên bị gọi và chuyển mạch LEC nối tới bên B.

+ Việc tính cước được tính khi bên B trả lời cuộc gọi (hoàn thành kết nối mạng) khi một trong hai bên hạ máy, mạch này bị cắt và các thiết bị dùng chung( trung kế) được giải phóng.

Câu 2. Mô hình cuộc gọi điện thoại IP đường dài.

+ Khi người sử dụng A nhấc điện thoại và được kết nối tới LEC của người đó. Bên A gọi tới cổng VoIP và là cuộc gọi nội hạt.

+ Cổng VoIP sẽ trả lời và yêu cầu ID người sử dụng được nhập qua bàn phìm điện thoại. nếu được phép thì một âm mời quay số thứ hai sẽ được gửi cho người gọi và người gọi bấm số điện thoại bị gọi.

+ Sau đó cổng phía chủ gọi tìm cổng phía bị gọi. trong nhiều trường hợp nhà vận hành cổng sẽ báo cho nhau sự hiện diện của chính cổng đó và giữ cơ sở dữ liệu các địa chỉ cổng IP liên quan tới số điện thoại. đổi lại cổng phía chủ gọi sẽ có thể đưa gói IP để xác định cổng phía gọi. khi đã xác định được cổng bị gọi, cổng phía chủ gọi sẽ gửi cho bên B một loại gói tin IP để yêu cầu thiết lập kết nối tới đích. Yêu cầu được chấp nhận, cổng phía bị gọi sẽ kết nối tới đầu cuối bị gọi.

+ Khi bên B trả lời cuộc gọi thì kết nối chuyển mạch xuất hiện giữa A và cổng phía chủ gọi;giữa cổng phía bị gọi và B ; tín hiệu thoại số được gửi qua mạng thành dòng các gói IP tới cổng đích.

+ Việc truyền dẫn thoại giữa card đường dây trên chuyển mạch LEC và cổng tương ứng sử dụng tốc độ luồng số PCM truyền thống là 64kb/s. tuy nhiên việc truyền gói IP sử dụng cơ cấu nén băng thông mới thấp hơn nhiều vì thế các cổng sẽ thực hiện những chuyển đổi cần thiết.

Câu 3. Hiểu biết về các phương thức truy nhập (có dây và không dây).

Phương thức truy nhập: là phương thức mà khi được cài đặt vào trong mạng, các máy trạm phải tuân theo những quy tắc định trước để có thể sử dụng đường truyền.

Các phương thức truy nhập: - Phương thức truy nhập có dây.- Phương thức truy nhập không dây.- Phương thức truy nhập ngẫu nhiên.- Phương thức đa truy nhập theo nhu cầu.

Ø     Phương thức truy nhập có dây: là các thủ tục điều hướng trạm làm việc làm thế nào và lúc nào có thể thâm nhập vào đường dây cáp để gửi hay nhận các gói tin.Có 3 phương pháp truy nhập có dây cơ bản là: CSMA/CD; truyền thẻ bài( token passing); FDDI.

-         CSMA/CD:

+ Giao thức này dùng cho mạng có cấu trúc hình tuyến, các máy trạm chia sẻ một kênh truyền chung, các trạm đều có cơ hội thâm nhập đường truyền như nhau. Tuy nhiên tại một thời điểm thì chỉ có một trạm được truyền dữ liệu.

+ Hoạt động: trước khi truyền dữ liệu, mỗi trạm phải lắng nghe đường truyền để chắc chắn đường truyền dỗi. trong trường hợp 2 trạm thực hiện việc truyền dữ liệu đồng thời, xung đột dữ liệu xảy ra, các trạm tham gia phải phát hiện được xung đột và thông báo tới các trạm gây ra xung đột, đồng thời phải ngừng thâm nhập, chờ đợi lần sau trong khoảng thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi mới truyền tiếp. khi lưu lượng các gói dữ liệu cần di chuyển trên mạng quá cao, thì việc xung đột có thể xảy ra với số lượng lớn dẫn đến làm chậm tốc độ truyền tin của hệ thống.

-         Truyền thẻ bài:

+ Giao thức này được dùng trong các LAN có cấu trúc vòng sử dụng kỹ thuật chuyển thẻ bài để cấp phát quyền được truyền dữ liệu.

+ Thẻ bài : là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung được quy định riêng cho mỗi giao thức. trong đường cáp liên tục có một thẻ bài chạy quanh trong mạng. phần dữ liệu của thẻ bài có một bit biểu diễn trạng thái sử dụng của nó (bận hay rỗi). trong thẻ bài có chứa một địa chỉ đích và được luân chuyển tới các trạm theo một trật tự đã định trước.

+ Hoạt động: một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được thẻ bài rỗi. khi đó trạm sẽ đổi bit trạng thái của thẻ bài->bận, nén gói dữ liệu có kèm theo địa chỉ nơi nhậm vào thẻ bài-> truyền đi theo chiều của vòng, thẻ bài trở thành khung mang dữ liệu. trạm đích nhận được khung, sau đó copy dữ liệu vào bộ đệm-> tiếp tục truyền khung theo vòng mang thêm thông tin xác nhận. trạm nguồn nhận lại khung, đổi bit bận thành bit rỗi và truyền thẻ bài đi.

+ Vì thẻ bài chạy vòng quang ttrong mạng kín và chỉ có một thẻ bài nên việc xung đột dữ liệu là không xảy ra-> hiệu suất truyền dữ liệu của mạng ko thay đổi.

-         FDDI:

+ Là kỹ thuật dùng trong các mạng cấu trúc vòng, chuyển thẻ bài tốc độ cao bằng phương tiện cáp sợi quang.FDDI sử dụng hệ thống chuyển thẻ bài trong cơ chế vòng kép.

+ Lưu thông trên mạng FDDI gồm 2 luồng giống nhau theo hai hướng ngược nhau.

+ FDDI thường được sử dụng với mạng trục trên đó những mạng LAN công suất thấp có thể nối vào.

Ø     Các phương thức truy nhập không dây: trên mạng không dây sẽ có những phương thức truy nhập đường truyền khác như: SDMA, FDMA, TDMA, CDMA,… và các phương thức kết hợp.

-    FDMA: đa truy nhập phân chia theo tần số

+ Trong phương pháp truy nhập này mỗi người sử dụng trong một cell sẽ được phân cho một dải tần số nhất định. Các băng tần sử dụng của người sử dụng khác nhau tại một thời điểm sẽ không chồng lên nhau. Người sử dụng chỉ sử dụng băng tần đã được cấp phép vì thế nhiều người trong cùng một cell có thể cùng truyền một lúc mà không gây nhiễu cho nhau.

+ Tuy nhiên vì số lượng người dùng nhiều nên việc sử dụng lại băng tần có thể diễn ra tại các cell khác nhau. nếu 2 cell A và B ở gần nhau thì việc sử dụng lại băng tần có thể gây nhiễu.

-    TDMA: đa truy nhập phân chia theo thời gian.Với cách truy nhập này mỗi người dùng được phân chia cho một khoảng thời gian trong băng tần được gọi là các time-slot (khe thời gian). Tức là trong mỗi khoảng thời gian rất ngắn một người dùng sẽ được sử dụng toàn bộ băng tần đường truyền.

-    CDMA: đa truy nhập phân chia theo mã.

+ Trong phương thức này thì nhiều người sử dụng được truyền trong cùng một thời gian và có thể trên cùng một tần số.

+ Mỗi người sử dụng được gán cho một mã riêng biệt và không có người dùng nào trong cùng tế bào dùng chung mã đó. Mã này được dùng để mã hóa dữ liệu trước khi gửi vào kênh truyền dùng chung. Tại nơi thu tín hiệu sẽ sử dụng mã của người dùng tương ứng để lọc bớt( không hoàn toàn) những tín hiệu từ người dùng khác. Chính vì vậy làm tăng thêm độ phức tạp của bộ lọc tín hiệu tại các thiết bị thu.

-         SDMA: đa truy nhập phân chia theo không gian.

+ Phương pháp này sử dụng các khoảng không gian giữa nhiều người sử dụng trong cùng một cell.

+ Trạm gốc không truyền tín hiệu đến toàn bộ cell mà nó sẽ tập trung hướng tín hiệu vào vùng không gian của người dùng cần phục vụ và giảm công suất tín hiệu tới các vùng thuê bao khác. Để làm việc này thì yêu cầu trạm góc phải có hệ thống anten lớn và có khả năng khử nhiễu.

Câu 4. Xu hướng hội tụ của các mạng viễn thông

Ø                 Về công nghệ viễn thông, xu hướng phát triển tập trung vào 3 lĩnh vực cơ bản:

·  Công nghệ truyền dẫn: công nghệ quang đang khẳng định đc khả năng cả về chất lượng truyền dẫn và băng thông.Mạng truyền dẫn đang đc quang hóa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hang( phục vụ đc dịch vụ yêu cầu tốc độ cao, băng thông rộng, chất lượng…)

·  Công nghệ chuyển mạch:tích hợp vi mạch, kĩ thuật số cùng với công nghệ thông tin, ATM: với xu hướng kết hợp kênh và gói, đa dịch vụ, đa tốc độ, chuyển mạch quang

·  Công nghệ truy nhập: Kết hợp truyền thong và tin học; phương thức truy nhập đa dạng như quang, cáp đồng (ADSL, HDSL), vô tuyến (Wifi, Wibro, Wimax)

Ø                 Về các dịch vụ viễn thông, các xu hướng phát triển là:

·  Băng rộng

·  Ảnh động, đa phương tiện

·  Truyền hình chất lượng cao HDTV…

Ø                 Mỗi mạng viễn thông riêng lẻ chỉ có khả năng đáp ứng các nhu cầu phát triển ở 1 mức độ nhất định. Khi thiết kế các mạng viễn thông, các nhà cung cấp thường xuyên xây dựng mạng tối ưu thep loại hình dịch vụ cơ bản của mạng đó (cả về truyền dẫn, chuyển mạch và các phần mềm hỗ trợ hoạt động). Vì vậy không mạng nào có thể đáp ứng đc hầu hết những dịch vụ mới, đồng thời khi xây dựng 1 mạng hội tụ mới để đáp ứng nhu cầu, ng ta vẫn phải phục vụ những dịch vụ của các mạng có sẵn. Hội tụ mạng thể hiện theo 1 số xu hướng:

a.Sự hội tụ giữa các mạng cục bộ và diện rộng :

Hiện nay gần như ng sử dụng mạng ko còn phân biệt đc ranh giới khoảng cách giữa các mạng cục bộ và diện rộng cũng như khả năng trao đổi thông tin, quản lý thiết bị của 2 mạng này. Điều này đạt đc là nhờ công nghệ truyền dẫn tốc độ rất cao sử dụng sợi quang hiện nay.

b. Sự hội tụ giữa các mạng thoại và số liệu :

Các mạng thoại và số liệu là những mạng viễn thông cơ bản và lâu đời nhất. Trước đây, việc xây dựng các mạng này là hoàn toàn độc lập, chỉ tập trung vào dịch vụ cơ bản của chính mạng đó. Mạng thoại đc xây dựng để truyền thoại, mạng dữ liệu đc xây dựng để truyền dữ liệu, Nếu có sự tích hợp thì chất lượng cũng như khả năng đáp ứng dịch vụ bổ sung cũng rất hạn chế do đặc điểm kỹ thuật cố hữu của mạng. Ví dụ: muốn truyền dữ liệu qua mạng thoại truyền thống PSTN (truyền fax hoặc truy nhập Internet) thì tốc độ truyền bị giới hạn ở ngưỡng 56Kb/s ; muốn truyền thoại qua mạng dữ liệu hay máy tính thì chất lượng cuộc gọi rất thấp do có độ trễ cao và hay biến động, hay bị gián đoạn (mất tiếng hoặc tiếng lúc to lúc nhỏ tùy thuộc vào trạng thái máy).

Ngày nay, các mạng viễn thông đang có xu hướng hội tụ và có thể cung cấp đồng thời các dịch vụ của mạng thoại và dữ liệu. Những mạng mới hiện nay như NGN hay các mạng 3G có khả năng cung cấp đồng thời dịch vụ điện thoại và truyền dữ liệu với tốc độ và chất lượng cao, hơn nữa vẫn có khả năng kết nối với các mạng cũ trước đây để đảm bảo sự duy trì dịch vụ cho người sử dụng.

c. Sự hội tụ giữa các mạng cố định và di dộng:

Hiện nay, các nhà  mạng cố định và di động có thể kết nối 1 cách trong suốt khiến ng sử dụng ko thể phân biệt đc sự khác biệt giữa dịch vụ thuần trên mạng cố định hay trên mạng di động hay trên cả 2 mạng.

Mạng cố định như điện thoại hay mạng máy tính có thể có các phần truy nhập không dây và có khả năng di động ở 1 giới hạn nhất định, giới hạn này ngày càng đc mở rộng và linh hoạt tới mức cho phép ng sử dụng có thể mang thiết bị đầu cuối cố định đi xa.

Câu 5. Đặc điểm của quá trình truyền dẫn tín hiệu tương tự và số, so sánh?

-         Đặc điểm của quá trình truyền tín hiệu tương tự (analog signal)

+ Truyền tín hiệu tương tự (analog)  sử dụng các sóng biến đổi liên tục để truyền thông tin trên kênh truyền thông.Các sóng biến đổi liên tục  này thường được biểu diễn dưới dạng hình sin nên được gọi là sóng hình sin.Sóng hình sin có 3 đặc điểm cơ bản :tần số,biên độ và pha.

+ Sóng hình sin có thể coi là bắt đầu ở một điểm giữa nào đó.Chu kì của sóng hình sin lần lượt như sau:điểm giữa -> điểm cực đại -> điểm giữa -> điểm cực tiểu -> điểm giữa.Số lượng chu kỳ trong 1 s được gọi là tần số, với đơn vị đo là Hz.

+ Biên độ của sóng hình sin là khoảng cách giữa các điểm cực của sóng. Trong lĩnh vực âm thanh,tần số tương ứng với độ cao,còn biên độ ứng với độ lớn.

+ Pha của sóng hình sin :sự sai khác về góc  khi xét tương quan (nói dễ hiểu thì là khi so sánh) với một sóng hình sin khác.

+ Tín hiệu tương tự có thể được chuyển sang tín hiệu số bằng cách sử dụng  thiết bị modem.Modem sẽ lấy một trong 3 đặc điểm của sóng hình sin để biểu diễn thành dạng 0 và 1.Hầu hết các modem hiện nay đều sử dụng kỹ thuật QAM (quadrature amplitude Modulation) để biến đổi pha và biên độ của tín hiệu tương tự.

-         Đặc điểm của quá trình truyền tín hiệu số (digital signal)

+Truyền tín hiệu số  sử dụng các trạng thái rời rạc(0 và 1) để truyền thông tin trên kênh truyền thông.Các trạng thái rời rạc này thường biểu diễn bởi các xung vuông.Thông thường người ta hay sử dụng các giá trị điện áp cho việc biểu diễn các bit 0 và 1.

+Một số cơ cấu truyền tín hiệu số phổ biến: truyền tín hiệu đơn cực unipolar (bit 1 được biểu diễn là +5V còn bit 0 được nối đất-0V),cơ cấu truyền lưỡng cực polar (bit 1 được biểu diễn là +12V,bit 0 được biểu diễn là -12V), cơ cấu lưỡng cực trở về 0 BPRZ biopolar return to zero...

(hình 1)

+ Việc truyền tín hiệu số giúp cho việc đồng bộ và định thời được thực hiện một cách dễ dàng

-   So sánh đặc điểm của quá trình truyền dẫn tín hiệu số và tương tự:

+Tín hiệu tương tự  có đặc điểm rất dễ bị méo tín hiệu do nhiễu,và dễ bị suy hao, do đó làm giảm chất lượng truyền dẫn,yếu tố này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng khi  ta truyền bằng tín hiệu số.

+Việc truyền tín hiệu số thực hiện dễ dàng ,ít lỗi,tin cậy và có tốc độ truyền dữ liệu  nhanh hơn hơn truyền tín hiệu tương tự.

+Truyền dẫn tín hiệu số thuận lợi cho quá trình đồng bộ và định thời hơn.

Câu 6. Trình bày những giới hạn của việc truyền tín hiệu và dung lượng kênh

-  Khái niêm tốc độ baud và mối quan hệ với tốc độ bit

+  Việc truyền tín hiệu có thể coi là việc chuyển tín hiệu cho dù tín hiệu băng rộng hay băng cơ sở. Với các hệ thống băng rộng, việc chuyển tín hiệu từ tần số này sang tần số khác,hay từ biên độ này sang biên độ khác đều được gọi là các sự kiện truyền tín hiệu. Trong hệ thống băng cơ sở, việc chuyển tín hiệu từ 1 trạng thái rời rạc này sang trạng thái khác (ví dụ từ -12V đến +12V) cũng là 1 sự kiện truyền tín hiệu, Mỗi sự kiện truyền tín hiệu như thế được gọi là baud.

+  Mối quan hệ tốc độ baud với tốc độ bit

Trong nhiều cơ cấu truyền tín hiệu, mỗi lần chuyển tín hiệu trên kênh lại tương ứng với việc chuyển 1 bit thông tin từ bên phát đến bên nhận. Với các cơ câu 1 bit/ baud thì tốc độ bit và baud là bằng nhau. Nhiều cơ cấu truyền tín hiệu với băng rộng và băng cơ sở đều có khả năng truyền nhiều bit trong 1 sự kiện tín hiệu. Những cơ cấu truyền đa bit/ baud có thể truyền tín hiệu với tốc độ vượt quá tốc độ baud. Các cơ cấu truyền tín hiệu như vậy được phân loại theo thuật ngữ có bao nhiêu bit thông tin được truyền trong 1 lần truyền tín hiệu. Vì thế thường hay gặp là : dibit (2 bit/baud), tribit ( 3 bit/baud), quadbit (4 bit/baud)

-  Quan hệ giữa tốc độ baud và băng tần của kênh đối với kênh ko nhiễu (theo Nyquist) : Nyquist chỉ ra là tốc độ baud không thể vượt quá 2 lần băng thông của kênh. Vì thế với kênh thoại 3000 Hz thì tốc độ baud không thể vượt quá 6000 baud. Với kênh truyền hình tương tự 6MHz thì tốc độ baud không thể vượt quá 12 MHz.

-  Ảnh hưởng của nhiễu lên tốc độ bit và giới hạn dung lượng của kênh ( theo Shannon) : Lý thuyết Shannon cho thấy, với 1 đường dây điện thoại điển hình ( với tỉ lệ tín hiệu trên nhiễu khoảng 30dB) thì số lượng bit tối đa có thể mã hóa cho 1 sự kiện truyền tin là 5. Vì thế số bit tối đa đạt được trong điều kiện này là 30 Kb/s ( 6000 baud nhân với 5 bit/ baud).

Câu 7: Trình bày những nguyên lý và các phương pháp định khung ở lớp kiên kết dữ liệu?

-  Giới thiệu chung về nguyên lý:

  Để cung cấp dịch vụ cho lớp mạng, lớp lien kết dữ liệu phải sử dụng đc cung cấp bởi lớp vật lý. Điều một lớp vật lý cần làm là nhận dòng bit từ lớp liên kết dữ liệu và truyền các bit này đến máy đích. Dòng bit này có thể bị lỗi trong quá trình truyền dẫn đến giá trị nhận được bị sai. Lớp lien kết dữ liệu có trách nhiệm phát hiện và nếu cần, sửa các lỗi này.

  Phương pháp thường dung là lớp lk dữ liệu sẽ chia dòng bit thành các khung rời rạc và tính tổng kiểm tra cho mỗi khung. Khi 1 khung đến đích, tổng kiểm tra sẽ đc tính lại, nếu kết quả tính tổng kiểm tra khác với giá trị tổng kiểm tra chứa trong khung nhận được thì lớp lk d/l sẽ cho rằng có lỗi xảy ra và thực hiện các bước xử lý lỗi.

-  Đặc điểm pp định khung sử dụng kĩ thuật đếm kí tự:

Sử dụng 1 trường trong tiêu đề để chỉ ra số kí tự trong khung. Khi lớp dữ liệu ở máy thu nhìn thấy số điếm kí tự này, nó sẽ biết được có bao nhiêu kí tự của khung theo sau và sẽ xđ đc vị trí kết thúc khung.

Tuy nhiên số đếm kí tự có thể bị sai do lỗi trên đường truyền, khi đó máy thi sẽ mất đồng bộ và không có khả năng xđ vị trí bắt đầu của khung kế tiếp => pp này nay ít đc dung.

-  Đặc điểm định khung sd kĩ thuật byte stuffing:

   Kĩ thuật này liên quan đến kĩ thuật tái đồng bộ khung = cách sd các byte có cấu trúc đặc biết đặt ở đầu và cuối khung. Ngày nay, đa số các giao thức sd cùng 1byte gọi là byte cờ cho cả 2 mục đích:định vị bắt đầu và định vị kết thúc.

  Để khắc phục trường hợp dòng bit truyền đi có cấu trúc going hết byte cờ, lớp lk d/l của máy phát sẽ chèn 1 byte ESC ngay trước mõi byte d/l có cấu trúc giống byte cờ trong dòng d/l => đây là kĩ thuật độn byte.

-  Sử dụng kĩ thuật bit stuffing

  Cho phép các khung d/l chứa 1 số ngấu nhiên các bit và các mã kí tự có kích thước bất kì. Mỗi khung sẽ bắt đầu và kết thúc bở 1 tổ hợp bit có cấu trúc đặc biệt là 01111110, mỗi khi máy phát nhìn thấy 5bit “1” liên tiếp theo sau bit “0” trong dòng d/l thì lớp lk d/l của nó sẽ tự động độn them một bit “0” vào. Việc độn bit nà nhằm tránh sự xuất hiện của tổ hợp sáu bit “1” liên tiếp trong dòng d/l có thể gây nhầm lẫn vs tổ hợp cờ.

  Khi máy thu nhìn thấy năm bit “1” liên tiếp và theo sau đó là một bit “0” thì nó sẽ tự động giả độn bằng cách xóa bỏ bit “0” này. Đây là kĩ thuật hoàn toàn trong suốt đối với lớp mạng ở cả hai đầu thu/phát.

-  Sử dụng cơ chế mã hóa ở lớp vật lý:

  PP này dựa trên đặc điểm mã hóa của môi trường vật lý. VD, một mạng LAN mã hóa một bit d/l bằng cách sd hai bit vật lý. Bình thường bit “1” được mã hóa bở cặp cao-thấp, còn bit “0” được mã hóa bởi cặp thấp-cao. Các tổ hợp cao-cao và thấp-thấp không xuất hiện trong dl nên có thể dược sd để xđ giới hạn các khung trong một số giao thức.

Câu 8. Trình bày những đặc điểm của hệ thống tuyền dẫn tương tự và lý do để chuyển đổi sang truyền dẫn số. So sánh t/c của thiết bị khuếch đại và bộ lặp.

-   Đặc điểm của hệ thống truyền dẫn tương tự:

Khi điện thoại mới ra đời, giọng nói tương tự đc mang dưới dạng tín hiệu băng rộng trên nền tảng truyền từ đầu đến cuối thông qua các phần tử trên mạng. Các đường dây truy nhập mang thông tin biểu diễn dưới dạng điện của tín hiệu thoại. Các nút chuyển mạch hỗ trờ các đường truyền dành riêng phân chia theo không gian để truyền tín hiệu qua mạng.

Sau này, để đảm bảo cân đối giữa hiệu quả và chi phí, nhiều tín hiệu băng hẹp, mỗi tín hiệu ứng vs 1 cuộc gọi điện thoại đã được ghép vào hệ thống truyền dẫn giữa các trạm chuyển mạch. Dựa trên nguyên lý cơ bản này, các hệ thống phân cấp ghép kênh theo tần số FDM đã hình thành. Tuy được sử dụng từ lâu nhưng vẫn có hạn chế:

  + Chất lượng tín hiệu: năng lượng tín hiệu giảm dần khi qua các thiết bị truyền dẫn.

  + Giá thành để duy trì chất lượng tín hiệu tốt quá cao và việc đầu tư cho các thiết bị khuếch đại chất lượng cao như vậy là không khả thi.

Tuy nhiên FDM cũng có những vai trò quan trọng của nó: điện thoại không dây và các mạng dữ liệu đều dựa vào công nghệ này, hệ thống truyền hình cáp và hệ thống truyền vệ tinh cũng vậy.

- Đặc điểm hệ thống truyền dẫn số:

Các hệ thống truyền dẫn số được tối ưu cho việc truyền các tín hiệu băng cơ sở. Các tín hiệu băng cơ sở giống như tín hiệu băng rộng, cũng bị suy hao khi truyền trên môi trường vật lý. Để giảm suy hao các hệ thống truyền dẫn số sử dụng kĩ thuật tái tạo để tái tạo lại tín hiệu đã bị suy hao. Thiết bị thực hiện kĩ thuật này được gọi là bộ lặp hay bộ tái tạo. Trong tiến trình tái tạo lại tín hiệu, nếu có nhiễu xen vào tín hiệu thì nó cũng bị lọc khỏi bộ lặp. Chi phí cho các tín thiết bị điện tử số có xu hướng rẻ hơn so với các thiết bị tương tự => vì vậy ngày nay các công ty thoại sd hệ thống số để cung cấp dịch vụ cho người sd.

- So sánh tính chất của bộ khuếch đại và bộ lặp:

Thiết bị khuếch đại

Thiết bị bộ lặp

-Chức năng: khuếch đại tín hiệu bị suy hao và các thành phần nhiễu trên đường truyền

-Giá thành: đắt

-Chức năng: Tái tạo lại tín hiệu đã bị suy hao một cách chuẩn xác như tín hiệu lúc gửi đi

-Giá thành: rẻ

Câu 9. Giới thiệu về cấu trúc phân cấp quản lý tổng đài và cho VD?

- Sơ đồ phân cấp quản lý tổng đài (Hình2)

- Giới thiệu về cấu trúc phân cấp quản lý tổng đài

   Cấu trúc phân cấp quản lý tổng đài là các tổng đài phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ và nhà điều hành mạng.

  Việc sử dụng cấu trúc phân cấp trong các mạng điện thoại cho phép đơn giản hóa bài toán thiết kế chuyển mạch cũng như công tác quản lý mạng. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là giảm số cấp trong sơ đồ phân cấp mạng và cung cấp nhiều tuyến thay thế.

- VD phân cấp tổng đài trong mạng VNPT và chức năng các cấp(Hình 3)

+ Cấp nội hạt

 Gồm các nhà cung cấp thoại.

 Có thể là tổng đài độc lập dung lượng nhỏ hoặc tổng đài vệ tinh trong đó một số tổng đài ở trung tâm có đường kết nối ra liên tỉnh và thực hiện chức năng trung chuyển.

+ Cấp liên tỉnh

 Thực hiện chức năng trung chuyển tỉa đối với lưu lượng liên tỉnh cũng như trung chuyển tải các cuộc gọi quốc tế đi và về. Với cuộc gọi đi quốc tế, mạng liên tỉnh tập trung lưu lượng để đưa sang mạng quốc tế, với cuộc gọi tự nước ngoài vè thì phân phối lưu lượng về các mạng nội hạt.

+ Cấp quốc tế

 Để đảm bảo liên lạc quốc tế, tổng đài quốc tế thực hiện chắc năng phiên dịch các thong tin báo hiệu để tổ chức cuộc gọi. Ngoài ra, chúng có thể cho phép cung cấp các dịch vụ viễn thông quốc tế.

 Trung chuyển cuộc gọi quốc tể của các quốc gia khác.

Câu 10. Chức năng báo hiệu và phân loại báo hiệu trong chuyển mạch kênh

·        Chức năng báo hiệu

   Trong mạng chuyển mạch kênh, báo hiệu là một thành phần rất quan trọng. Bv nó được coi là một phương tiện để chuyển thông tin và các lệnh từ điểm này đến điểm khác. Các thông tin này liên quan đến việc thiết lập, giám sát và giải phóng cuộc gọi. Báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính là:

-         Chức năng giám sát: giám sát đường thuê bao, đường trung kế....

-         Chức năng tìm chọn: điều khiển và chuyển thông tin địa chỉ.

-         Chức năng khai thác và vận hành mạng: phục vụ cho việc khai thác mạng một cách tối ưu nhât.

·        Phân loại báo hiệu

      Thông thường báo hiệu trong chuyển mạch kênh được chia làm 2 loại là báo hiệu thuê bao và báo hiệu liên đài.

-         Báo hiệu đường thuê bao là báo hiệu cho các máy đầu cuối, thường là giữa máy điện thoại với tổng đài nội hạt

-         Báo hiệu liên đài là báo hiệu gữa các tổng đài với nhau. Báo hiệu liên đài gồm hai loại là:

+ Báo hiệu kênh riêng hay còn gọi kênh liên kết CAS (Channel Asociated Signaling): là hệ thống báo hiệu trong đó thông tin báo hiệu nằm trong kênh tiếng hoặc một kênh có liên quan chặt chẽ với kênh tiếng.

+ Báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signaling) là hệ thống báo hiệu trong đó thông tin báo hiệu nằm trong một kênh tách biệt với kênh tiếng và kênh báo hiệu này được sử dụng chung cho một số lượng lớn các kênh tiếng.

Câu 11. Mô hình tham chiếu và chức năng các phần MTP và UP trong hệ thống SS7

- Mô hình tham chiếu: Mô hình SS7 được chia làm 4 mức (level) và được tham chiếu sang mô hình OSI như sau:

OSI

SS7

Layer 4,5,6

TCAP

ISUP

UTP user part (điện thoại)

UDP (Dữ liệu)

Level 4

SCCP(điều khiển kết nối báo hiệu)

Layer 3

MTP3

Level 3

Layer2

MTP2

Level 2

Layer1

MTP1

Level 1

- Trong đó:

Ø     MTP (Mesage Transfer Part)

-          MTP là phần chuyển giao bản tin báo hiệu bao gốm các chức năng chung đối với tất cả các bản tin. Những chức năng này cung cấp khả năng chuyển các bản tin một cách tin cậy và trong suốt giữa các đối tượng sử dụng của mạng báo hiệu và nội dung mỗi bản  tin báo hiệu là hoàn toàn độc lập với nhau.

-         Nhờ MTP các bản tin báo hiệu sẽ được chuyển giao:

+ Đúng : tất cả các bản tin méo phải được sửa lại trước khi chúng được chuyển giao tới phần của người sử dụng bên thu/ nhận bản tin.

+ Được sửa lỗi liên tiếp.

+ Không bị tổn thât hoặc lặp lại.

-         MTP gồm 3 lớp là MTP1, MTP2, MTP3.

+ MTP1: Định nghĩa các phương tiệ vật lý dùng để chuyển thông tin từ điểm này tới điểm khác, nó là giao diện với dải thông tin. Phần cứng gồm: Kênh dữ liệu và các thiết bị đầu cuối truy cập tới hệ thống chuyển mạch.

+ MTP2: thực hiện chức năng đường báo hiệu, bao gồm: Điều khiển thu (tới lớp 3), Điều khiển phát (từ lớp 3), Điều khiển trạng thái kênh, Phát hiện lỗi, phân tách bản tin, kết nối (giữa các phần thu, phát đến lớp 1). MTP2: Bản tin lớp 2 tương tự bản tin lớp 2 của hệ thống truyền dữ liệu. Có 3 loại SU được sử dụng với 3 mục đích khác nhau:

    MSU: là một đơn vị tín hiệu có chứa bản tin báo hiệu n>2.

    LSSU: là một đơn vị tín hiệu không chứa bản tin báo hiệu mà chứ thông tin về trạng thái của liên kết báo hiệu (SIO+SIF=SF=8 hoặc 16 bit)

    FISU: là một đơn vị tín hiệu lấp đày khoảng rỗi khi trên liên kết báo hiệu không truyền bản tin báo hiệu hay trạng thái liên kết báo hiệu (SIO+SIF=0).

+ MTP3: chứa các chức năng mạng báo hiệu SNF gồm điều khiển bản tin báo hiệu và điều hành mạng báo hiệu:

Điều khiển bản tin báo hiệu: Định tuyến bản tin, Phân biệt bản tin, Phân bố bản tin.

Điều hành mạng báo hiệu: Mục đích của phần này trong chức năng mạng báo hiệu là để thực hiện các hành động cần thiết để duy trì dòng báo hiệu trong trường hợp hệ thống có sai hỏng.

Ø     UP (User part): các phần người sử dụng. Phần này tạo ra và phân tích các thông tin báo hiệu. Chúng sử dụng MTP như là chức năng truyền tải để mang thông tin báo hiệu tới các phần sử dụng khác cùng loại.

        TUP: phần người sử dụng điện thoại

        DUP: phần người sử dụng số liệu

        MTUP: phần người sử dụng điện thoại di động

        IUP: phần người sử dụng mạng ISDN

Câu12. Mô hình  khái niệm, kiến trúc và những điểm chính của IN

- Mô hình khái niệm IN (INCM):

+ Mạng thông minh (Intelligent Network_ IN) là khái niệm để đặc tả các dịch vụ viễn thông. IN phát triển từ các quan điểm kỹ thuật, giao thức và kinh doanh. Các mạng thông minh được nhà vận hành viễn thông sử dụng để kiến tạo và quản lý các dịch vụ giá trị gia tăng trong viễn thông.Ban đầu, IN được dùng cho các dịch vụ trên điện thoại. Ngày nay, nó gắn liền với việc phát triển tích hợp dịch vụcuar mạng cố định và di động, đồng thời là cổng (gateway) tới các mạng trên nền Internet.

+ IN được phân tách thành nhiều lớp , mỗi lớp được gọi là mặt bằng (plane) tạo nên mô hình khái niệm IN_INCM (ITU_T, Q.1201). Mô hình khái niệm này là khuôn khổ cho việc kiến tạo kiến trúc IN chứ ko phải là cấu trúc của IN, đây là sự khác biệt quan trọng. (Hình 4)

+ Mô hình có 4 mặt bằng:

-         Mặt bằng dịch vụ (đặc trung dịch vụ) (Q.1202)

-         Mặt bằng chức năngchung (toàn cục- global): các SIB (khối xây dựng độc lập dịch vụ) cho việc kiến tạo dịch vụ (Q.1203)

-         Mặt bằng chức năng phân bố (các thực thể chức năng)

-         Mặt bằng vật lý (các thực thể vật lý, giao thức)  (Q.1205)

- Kiến trúc mạng IN (Hình 5)

Từ mô hình khái niệm IN có thể thấy rõ chức năng tương ứng với 4 mặt phẳng được thực thi ở phần tử của IN, cụ thể như sau:

+ CCAF: chức năng đại lý đk cuộc gọi, giao diện giữa đầu cuối t.bao và cm.

+ CCF: chức năng điều khiển cuộc gọi, phương tiện để điều khiển các dịch vụ mạng, điều khiển cuộc gọi và kết nối theo nghĩa truyền thống.

+ SSF: chức năng chuyển mạch dịch vụ, công nhận các cuộc gọi yêu cầu dịch vụ IN (logic dịch vụ)

+ SCEF: chức năng môi trường kiến tạo dịch vụ, là công cụ cho kiến tạo, thay đổi và kiểm tra những dịch vụ IN mới.

+ SDF: ch.năng dữ liệu d.vụ, tr.nhập cho d.vụ gắn với dữ liệu và mạng dữ liệu.

+ SMF: chức năng quản lý dịch vụ, cung cấp dịch vụ và điều khiển quản lý, truy cập vào các  thực thể chức năng IN

+ SRF: chức năng nguồn chuyên dụng, tương tác người sử dụng đầu cuối với mạng sử dụng DTMF, nhận cuộc thoại, thông báo...

+ CCAF (chức năng đại lý điều khiển cuộc gọi), CCF (chức năng điều khiển cuộc gọi) và SSF (chức năng chuyển mạch dịch vụ) được thực hiện bởi điểm chuyển mạch dịch vụ SSP. Trong thực tế, SSP thường là tổng đài nội hạt.

- Những đặc điểm chính của IN:

+ Các mạng thông minh coi toàn mạng điện thoại là một máy khổng lồ với nhiều phần nhỏ.

+ Các dịch vụ có thể tạo từ các khối xây dựng sẵn

+ Những chức năng được chuẩn hóa độc lập với nhà sản xuất

+ IN rất quan trọng cho việc kiến tạo mạng điện thoại di động.

Câu 13. Các loại kênh, giao diện và điểm tham chiếu trong IDSN

1.Giao diện:

- Có ba kênh truyền thông số logic được dùng trong ISDN

+ Kênh B (64 kb/s): là kênh lưu lượng thông thường cho truyền thông tin của thuê bao qua mạng, mang thông tin dịch vụ người sử dụng bao gồm dữ liệu số, video và thoại

+ Kênh D (16 kb/s hoặc 64kb/s): mang các tín hiệu chủ yếu dùng cho báo hiệu và các gói dữ liệu giữa người sử dụng và mạng.

+ Kênh H (tổ hợp của B và D): thực hiện chức năng như kênh B, song vận hành ở các tốc độ vượt quá DS-0 (64 kb/s). Giao diện này đước sử dụng trong trường hợp thiết bị đầu cuối của khách hàng đòi hỏỉ các kênh tốc độ cao như 6B = 384 kb/s (H0), 23B = 1530 kb/s (H11), 30B = 1920 kb/s(H12), nB= n*64 kb/s (n<30).

- ISDN có hai giao diện ứng với hai tốc độ truy nhập đến thiết bị đầu cuối của khách hàng là PRI(primary rate interface) và BRI (basic rate interface).

+ BRI: đảm bảo truy nhập đến khách hàng với tốc độ  2B+D theo mỗi hướng (144 kb/s cho 1 hướng). Giao diện này thường được ứng dụng để nối các thiết bị đầu cuối cho 1 hộ gia đình mà các thiết bị này là các thiết bị số băng hẹp ( điện thoại, modem, TA, máy fax nhóm 3,4,…)

+ PRI: Nó là chuẩn phụ thuộc nên nó thay đổi tùy theo từng nước. Có 2 tiêu chuẩn hay dùng là:

  Nhật/Mỹ: 1544 kb/s (H11 = 1536 kb/s = 23B+ D) Ở Mỹ kênh B và D vận hành cùng tốc độ là 64 kb/s. PRI 23B+D vận hành theo tốc độ thiết kế của CCITT = 1544 kb/s.

  Châu Âu: 2048 kb/s (H12 = 30B+ D) gồm 30 kênh B và 1 kênh D. Như chuẩn PRI của Mỹ tất cả các kênh vận hành cùng tốc độ. Tuy nhiên PRI 30B+ D thi hoạt động ở tốc độ 2048 kb/s.

Giao diện này sử dụng trong trường hợp thiết bị đầu cuối của gia đình đòi hỏi các kênh tốc độ cao.

2. Các điểm tham chiếu

Ø     R: là điểm tham khảo thông tin giữa một thiết bị TE không theo chuẩn ISDN và TA.

Ø     S: là điểm tham khảo thông tin giữa thiết bị TE hoặc TA với thiết bị NT.

Ø     T: là điểm tham khảo thông tin giữa thiết bị chuyển mạch user với thiết bị đầu cuối mạch vòng nội hạt.

Ø     U: là điểm tham khảo, thông tin giữa thiết bị NT và LE. Điểm tham khảo này có thể được coi như biên giới mạng.

Câu 14. Chi tiết các phương thức tr.nhập mạng có dây: CSMA/CD, token passing, FDDI.

1. Đa tr.nhập cảm nhận sóng mang có phát hiện xung đột(CSMA/CD)

- Pp tr.nhập ng.nhiên này use cho các c.trúc dạng BUS, (.) đó all các trạm phải nối tr.tiếp với BUS.Mỗi trạm đều có thể tr.nhập vào BUS dùng chung (đa truy nhập)1 cách ng.nhiên do đó can dẫn đến xung đột (2 máy truyền tại 1 thời điểm).

- Pp này, mỗi máy tính trên mạng kiểm tra lưu lượng trên cáp ( cảm nhận sóng mang). Khi 1 máy cảm nhận thấy cáp thông, tức là không có dữ liệu truyền trên cáp thì nó sẽ chiếm đường truyền. Nếu có dữ liệu đang truyền thì không một máy tính nào đc truyền đến khi cáp thông trở lại. Nếu hai máy tính cùng gửi dữ liệu cùng 1 thời điểm thì xung đột sẽ xảy ra. Khi xung đột xảy ra, các máy tính liên quan ngừng truyền trong 1 khoảng thời gian ngẫu nhiên rồi thử truyền lại.

- Nếu tất cả các nút đều truyền lại ngay sau khi xung đột kết thúc, thì sẽ tiếp tục xảy ra xung đột. Pp CSMA/CD sẽ khắc phục đc điều này bằng việc use 1 khoảng thời gian ngẫu nhiên, mỗi nút chọn 1 sỗ ngẫu nhiên và đợi trong khoảng thời gian = số ngẫu nhiên nhân với khe thời gian(51.2 μs) trước khi truyền lại.

2. Pp chuyển thẻ bài ( Token passing)

- Có 1 loại gói đ.biệt gọi là thẻ bài(token) luân chuyển trên vòng cáp, từ trạm này sang trạm khác.T.bài có 1 bit biểu diễn trạng thái bận or rỗi.Khi trạm bất kì trên vòng cáp cần gửi d.liệu lên mạng thì nó phải chờ để có t.bài “rỗi”.Khi đó máy tính sẽ đổi tr.thái của thẻ bài thành “bận” và truyền 1 đ.vị d.liệu cùng với t.bài theo chiều của vòng.Lúc này trên vòng ko còn t.bài “rỗi” nên các trạm có d.liệu phải đợi.D.liệu đến trạm đích sẽ đc sao chép,sau đó cùng t.bài đi tiếp cho đến khi quay về trạm nguồn.Trạm nguồn sẽ xóa d.liệu và đổi bit tr.thái về “rỗi” và cho t.bài luân chuyển trên vòng để các trạm khác có thể nhận đc quyền truyền d.liệu.

- Sự quay về lại trạm nguồn của d.liệu và t.bài nhằm tạo 1 cơ chế xác nhận tự nhiên.Trong pp này,có 2 vấn đề xảy ra đó là việc mất t.bài làm trên vòng ko còn t.bài luân chuyển nữa,thứ 2 là t.bài bận(d.liệu) luân chuyển ko ngừng trên vòng.

- Để giải quyết vấn đề này, giải pháp đó lả:

+ Đối với việc mất thẻ bài: có thể quy định trước một trạm đk chủ động (active monitor). Trạm này sẽ phát hiện tình trạng mất thẻ bài bằng cách sử dụng cơ chế ngưỡng thời gian và khôi phục bằng cách gửi lại 1 thẻ bài “rỗi” mới.

+ Đối với vấn đề t.bài bận luân chuyển ko ngừng, trạm đk chủ động use 1 bit trên t.bải(bit  monitor) để đánh dấu (đặt g.trị là 1) khi gặp 1 t.bài “ bận” đi qua nó.Nếu gặp lại t.bài bận với bit monitor đc đánh dấu có nghĩa là trạm nguồn ko nhận lại được dữ liệu của mình đã gửi. Khi đó, trạm điều khiển chủ động sẽ gỡ bỏ dữ liệu chuyển the bài về trạng thái “rỗi” và chuyển tiếp nó trên vòng.

3. FDDI( fiber Dỉtibuted data interface)

FDDI là k.thuật dùng (.) các mạng cấu trúc vòng,chuyển t.bài tốc độ cao bằng cáp sợi quang.FDDI use h.thống chuyển t.bài (.) cơ chế vòng kép.Lưu thông trên mạng FDDI gồm 2 luồng giống nhau theo 2 hướng ngược nhau.FDDI thường đc use với mạng trục trên đó những mạng LAN c.suất thấp có thể nối vào.Các mạng LAN đòi hỏi tốc độ truyền d.liệu cao và dải thông lớn cũng có thể sử dụng FDDI.

Câu 15: G.diện và khuôn dạng tiêu đề ATM( Asynchronous transfer mode)

- Giao diện:

+ Mạng ATM bao gồm 1 tập các cmạ ATM ( ATM switch) đc kết nối với nhau bởi các liên kết or g.diện ATM điểm- điểm.Các cm ATM hỗ trợ 2 loại g.diện chính UNI(User Network Interface) và NNI( Network Network Interface).UNI kết nối các h.thống ATM  cuối tới 1 cmATM,còn NNI kết nối 2 cm ATM.

+ Các g.diện UNI hay NNI lại có thể đc phân loại thành riêng(private) hay chung (public).1 cm đc gọi là riêng nó nằm ở phía user, và đc gọi là chung nếu nó nằm ở phía nhà c.cấp d.vụ.1 UNI riêng kết nối trạm cuối với 1 cm riêng.Trong khi đó, UNI chung kết nối trạm cuối or chuyển mạch riêng tới 1 mạng riêng biệt, trong khi NNI chung kết nối các chuyển mạch giữa các mạng khác nhau.

- Khuôn dạng tiêu đề ATM

Tiêu đề của tế bào ATM có thể ở 1 trong 2 dạng: UNI và NNI.

VPI

VPI

VCI

VCI

VCI

PT

CLP

HEC

GFC

VPI

VPI

VCI

VCI

VCI

PT

CLP

HEC

                UNI                                                  NNI

Chức năng của các trường trong tiêu đề ATM như sau:

+ GFC ( Generic Flow Control): Hỗ trợ một số chức năng điều khiển chẳng hạn như định danh các trạm cùng chia sẻ giao diện ATM. Trường này ít được sử dụng và thường được thiết lập mặc định là 0 và chỉ có mặt trong tế bao UNI.

+ VPI ( Virtual Path Identifier) Cho biết nhận dạng đường ảo của tế bào trong hành trình đi tới đích qua chuỗi các chuyển mạch.

+ VCI ( Virtual Channel Identifier) Cho biết nhận dạng kênh ảo của tế bào trong hành trình tới đich qua chuỗi các chuyển mạch.

+PT ( Payload Type)

-         Bit đầu cho biết tế bào chứa dữ.iệu hay t.tin đk (0: dữ liệu, 1: t.tin đk)

-         Bit thứ 2 cho biết tình trạng tắc nghẽn(0: ko có tắc nghẽn, 1: có tắc nghẽn)

-         Bit thứ 3 cho biết tế bào có phải là t.bào cuối của khung đc truyền ko (1: tế bào cuối cùng)

+ CLP ( Cell Lost Priority):  Cho biết tế bào có bị huỷ khi gặp nghẽn không. Nếu gặp nghẽn các tế bào có CLP= 1 sẽ bị huỷ trước các tế bào có CLP= 0.

+ HEC (Header Error Control): Dùng để kiểm soát lỗi cho 5 byte tiêu đề theo phương pháp CRC.

Câu 16: Trình bày các ch.năng và đặc điểm chính của giao thức ICMP

- Giao thức ICMP(internet control message protocol )- giao thức thông báo đk liên mạng đc thiết kế đi kèm  để c.cấp cơ chế đk lỗi và truy vấn cho giao thức IP. Các bản tin ICMP được chia thành 2 loại :thông báo lỗi và truy vấn.

+ Thông báo lỗi : thông báo những sự cố mà router hoặc trạm đích có thể gặp phải khi xử lý IP datagram như không tìm thấy next hop (bước nhảy tiếp theo) cho datagram hay trường TTL (time to live thời gian sống)=0.

+ Truy vấn : giúp một trạm hoặc người quản lý mạng lấy các thông tin cụ thể về 1 router hoặc 1 trạm khác.

- Chức năng thông báo lỗi

Nhiệm vụ chính của ICMP là thông báo các lỗi xảy ra cho nguồn.Mặc dù các công nghệ mới đã giới thiệu nhiều phương tiện truyền thông tin cậy nhưng lỗi vẫn xảy ra và cần được xử lý.ICMP được thiết kế để hỗ trợ IP trong việc điều khiển lỗi, tuy nhiên nó chỉ có chức năng thông báo lỗi chứ không có khả năng sửa lỗi.Việc sửa lỗi được thực hiện ở các tầng trên.

Các thông báo lỗi điển hình :

+ Destination unreachable (tạm dịch :không tới được đích) : Khi một router không thể định tuyến một datagram hoặc 1 trạm không thể phát 1 datagram,datagram đó sẽ bị bỏ đi ,router hoặc trạm đích sẽ gửi thông báo lỗi destination unreachable cho trạm nguồn.

+ Source quench (tạm dịch :tạm nén nguồn ) :Khi router hoặc trạm loại bỏ gói do tắc nghẽn,chúng gửi thông báo source quench tới trạm nguồn.Thông báo này có hai mục đích,thứ nhất cho biết gói tin datagram đã bị bỏ,thứ 2 cảnh báo trạm nguồn về tắc nghẽn và trạm nguồn cần giảm tốc độ gửi.

+ Time exceed (tạm dịch :quá hạn) :Thông báo time exceed được gửi trong 2 trường hợp :

Router nhận được 1 datagram có TTL (time to live) =0

Khi trong 1 khoảng thời gian nhất định,trạm đích không nhận được tất cả các mảnh của 1 datagram

+Parameter problem (tạm dịch :các vấn đề về thông số) :Nếu router hoặc trạm đích thấy sự không rõ ràng hoặc thiếu một giá trị nào đó trong phần tiêu đề nó sẽ gửi parameter problem cho trạm nguồn.

- Chức năng truy vấn

Ngoài thông báo lỗi,ICMP cũng cho phép chuẩn đoán một số sự cố trên mạng thông qua thông báo truy vấn :

+ Echo request và echo reply :2 cặp thông báo này được sử dụng để nhận diện các sự cố mạng.Kết hợp 2 cặp thông báo này cho biết 2 hệ thống có liên lạc với nhau hay không.Lệnh Ping sử dụng cặp thông báo truy vấn này.

+ Timestamp request ,timestamp reply :dùng để xác định thời gian đi một vòng giữa 2 máy (trạm hoặc router).Nó cũng được sử dụng để đồng bộ đồng hồ giữa 2 máy.

+Mask request ,mask reply ,khi một trạm(host) muốn biết mặt nạ (mask) của địa chỉ IP của mình,nó sẽ gửi thông báo mask request tới 1 router trong mạng LAN.Khi router nhận được mask request nó sẽ phản hồi bằng thông báo Mask reply với thông tin về mặt nạ cho trạm đó.

+ Router solicilation và router advertisement :Cặp thông báo này được sử dụng để kiểm tra các router có tồn tại và hoạt động hay không.Khi 1 trạm (host) cần biết thông tin hoạt động của các router , nó sẽ gửi router solicilation, router nếu hoạt động thì sau khi nhận được thông báo nó sẽ quảng bá thông tin định tuyến của nó qua thông báo router advertisement.

Câu 17. Giải thích hoạt động, vẽ hình minh họa và nêu những đặc điểm chính của hai giao thức: ARP và RARP tr201

-Khái niệm địa chỉ vật lí và địa chỉ lôgic, sự phân giải địa chỉ

+ Địa chỉ logic hay còn được gọi là địa chỉ IP,là địa chỉ được đặt bởi các nhà cung cấp dịch vụ mạng ISP (internet service provider) hoặc bởi router .

+ Địa chỉ vật lý  hay còn được gọi là địa chỉ MAC là địa chỉ được sử dụng cho mạng cục bộ(LAN).Địa chỉ này được tạo ra bởi nhà sản xuất .

+ Để chuyển phát gói tới một trạm hoặc một bộ định tuyến ,cần có hai mức đánh địa chỉ :logic và vật lý.Do vậy ta cần một phương pháp để chuyển đổi giữa 2 dạng địa chỉ này.Giao thức phân giải địa chỉ ARP chuyển đổi địa chỉ logic thành vật lý còn giao thức phân dải địa chỉ ngược RARP chuyển đổi địa chỉ vật lý thành địa chỉ logic.

- Vẽ hình minh họa và giải thích hoạt động của ARP

Giao thức phân giải địa chỉ được sử dụng để chuyển đổi địa chỉ logic thành địa chỉ vật lý.  Khi một trạm hoặc 1 router cần tìm địa chỉ vật lý của một trạm hoặc 1 router khác trên mạng, nó gửi gói yêu cầu ARP.Gói này chứa địa chỉ vật lý và địa chỉ logic vủa nguồn và địa chỉ IP của đích.Gói ARP này được quảng bá tới các trạm trong mạng nhưng chỉ có trạm đích nhận ra địa chỉ IP của nó và gửi thẳng (unicast)gói tin ARP response chứa thông tin về địa chỉ logic&vật lý của trạm đích.  (Hình 6)

Mô tả hình vẽ : Trạm A cần tìm địa chỉ vật lý của 1 trạm có địa chỉ 192.168.24.1 trên mạng, Trạm A gửi gói yêu cầu ARP bao gồm : địa chỉ vật lý & logic của nó vàđịa chỉ IP của đích (198.168.24.1),gói ARP này được quảng bá tới các trạm trong mạng.Các trạm đều nhận được gói tin này nhưng chỉ có trạm B nhận ra địa chỉ IP của mình và phản hồi ARP lại cho Trạm A.Gói phản hồi chứa thông tin về địa chỉ vật lý của trạm B được gửi trực tiếp(unicast ) tới trạm A

- Vẽ hình minh họa  và giải thích hoạt động của RARP

RARP là giao thức chuyển đổi từ địa chỉ vật lý thành địa chỉ logic.Nó được sử dụng trong trường hợp một máy biết địa chỉ vật lý nhưng không biết địa chỉ IP của mình.Máy sẽ tạo ra  RARP request (yêu cầu RARP)và gửi quảng bá ra mạng cục bộ.Một máy khác biết về mọi địa chỉ IP sẽ trả lời bằng RARP response chứa thông tin của máy yêu cầu.Máy yêu cầu và máy trả lời phải hoạt động theo mô hình client/server.  (Hình 7)

Mô tả hình vẽ : Khi trạm không ổ cứng A có địa chỉ vật lý là XYZ cần tìm địa chỉ IP cả mình nó ,gửi yêu cầu RARP quảng bá bản tin này tới mọi máy trên mạng cục bộ.Mọi trạm trong mạng cục bộ đều nhận được gói tin quảng bá này nhưng chỉ máy chủ RARP biết thông tin về địa chỉ của Trạm A gửi gói trả lời.

Câu 18: Giới thiệu về truyền thông tiến trình tới tiến trình, khái niệm địa chỉ cổng và địa chỉ socket

- Giới thiệu về truyền thông tiến trình tới tiến trình (process to process)

Truyền thông tiến trình tới tiến trình  hay chương trình tới chương trình (process to process) là một giao vận được sử dụng trong giao thức TCP.Mạng IP có trách nhiệm truyền thông từ trạm tới trạm ,tuy nhiên nó chỉ có thể chuyển phát các thông báo (gói tin) tới trạm đích ,không có khả năng chuyển gói tin tới  chương trình ứng dụng của trạm.Do vậy, giao thức TCP được sử dụng để truyền thông chương trình ứng dụng giữa các trạm.

- Khái niệm địa chỉ cổng (port)

Có một số cách để thực hiện truyền thông process to process.Giả thiết một tiến trình ở trạm cục bộ cần 1 dịch vụ từ một ứng dụng trên trạm ở xa.Trước hết,trạm cục bộ và trạm ở xa được xác định bằng cách sử dụng địa chỉ IP.Sau đó,để thực hiện truyền thông process to process giữa 2 trạm, ta cần thêm một số hiệu nữa đó là số cổng .Số cổng là một số nguyên nằm từ 0 đến 65535 (2 bytes).Như vậy, địa chỉ IP dùng để xác định trạm ,còn số cổng được sử dụng để xác định tiến trình trên trạm đó.

Mô hình thông dụng nhất hiện nay là mô hình khách /chủ (client-server).chương trình client sẽ tự xác định nó bằng một số cổng được tùy chọn ngẫu nhiên.Còn đối với chương trình server,nó thường sử dụng các cổng thông dụng.Mọi tiến trình khách phải biết được số cổng của tiến trình chủ tương ứng.

Các số cổng được chia thành 3 vùng :thông dụng,đăng kí và động

+ Cổng thông dụng : nằm trong khoảng từ 0 đến 1023 ,VD port 53 (DNS- hệ thống tên miền) , 80 (HTTP – giao thức truyền siêu văn bản) , 23 (TELNET-Giao thức đăng nhập từ xa)...

+ Cổng đăng kí :nằm trong khoảng 1024 đến 49152,phải đăng kí mới sử dụng được

+ Cổng động :49125-65535,mọi tiến trình đều có thể sử dụng các cổng này,chúng còn được gọi là cổng ngẫu nhiên.

- Khái niệm địa chỉ socket

Địa chỉ soket bao gồm địa chỉ IP và port (số cổng).Để sử dụng dịch vụ TCP , chúng ta cần 1 cặp địa chỉ socket khách và chủ.Địa chỉ socket khách(chủ) để định danh duy nhất ứng dụng khách (chủ).4 thông số này là một phần của tiêu đề IP,TCP.Tiêu đề IP chứa địa chỉ IP, tiêu đề TCP chứa địa chỉ cổng.

Câu 19. Giải thích kĩ thuật phân mảnh gói tin IP, khái niệm MTU và cho ví dụ về sự phân mảnh

- Kĩ thuật phân mảnh gói tin IP

Trên đg đi từ nguồn tới đích, 1 datagram(gói dữ liệu tầng IP) có thể đi qua nhiều mạng khác nhau.Định dạng và kích thước khung(của gói tin)mà router nhận đc phụ thuộc vào g.thức của mạng v.lý mà khung vừa đi qua,còn định dạng và kích thước khung gửi sẽ phụ thuộc vào mạng v.lý mà khung gửi tới.VD : router kết nối 1 mạng Ethernet với 1 mạng token ring thì nó sẽ nhận khung theo định dạng Ethernet và gửi khung theo định dạng token ring.

Để giao thức IP không thụ thuộc vào mạng vật lý, các nhà thiết kế đã quyết định lấy chiêu dài tối đa của 1 IP datagram với MTU (maximum transfer unit) =65535 bytes (giao thức hyperchannel).Tuy nhiên khi với các mạng vật lý khác do MTU<65535  nên ta phải phân nhỏ datagram để có thể chuyển gói tin qua các mạng này.

Khi 1 datagram được phân mảnh, mỗi mảnh sẽ có tiêu đề riêng.Hầu hết là phần tiêu đề này được lặp lại giống tiêu đề của datagram gốc chỉ thay đổi giá trị của một sô trường như fragmentation, total length và check sum.Một datagram có thể được phân mảnh nhiều lần trước khi tới đích.Datagram có thể được phân mảnh bởi trạm nguồn hoặc bất kỳ router nào trên đường đi nhưng chỉ có thể được ghép mảnh ở trạm đích.

- Khái niệm MTU và cho ví dụ

MTU-maximum transfer unit-Là giá trị của đơn vị truyền tối đa.Khi  datagram được đóng gói vào trong một khung thì kích thước tổng của datagram phải nhỏ hơn kích thước tối đa này.

  VD : Đối với g.thức : Hyper channel MTU(byte)= 65535 , Ethernet                 MTU(byte) =1500, X25 MTU(byte)=576.

V.dụ về hiện tượng phân mảnh dữ liệu (Hình 8)

VD: Giả thiết 1 datagram có kích thước là 4000bytes Việc phân chia phải thỏa mãn kích thước mỗi mảnh(trừ mảnh cuối) là bội số của 8 byte (64bit).Giả sử ta phân datagram phân thành 3 mảnh .Các byte trong datagram gốc được đánh số từ 0 đến 3999. Quá trình phân mảnh như trên hình vẽ.

Câu 20. Trình bày kĩ thuật điều khiển luồng của TCP: nguyên lí cửa sổ trượt và cơ chế quản lí cửa sổ tr208

Điều khiển luồng(flow control ) định nghĩa lượng dữ liệu mà nguồn có thể gửi trước khi nhận xác nhận từ đích.

Nếu nguồn chỉ gửi một gói tin và đợi xác nhận mới gửi gói tiếp theo thì quá trình gửi sẽ diễn ra rất chậm.Giả sử dữ liệu phải đi qua đoạn đường dài thì nguồn sẽ ở trạng thái rỗi trong thời gian chờ xác nhận (ack).Nếu nguồn gửi tất cả các dữ liệu nó có mà không quan tâm đến xác nhận thì sẽ làm tăng tốc độ truyền nhưng có thể làm cho trạm đích không xử lý kịp,bên cạnh nó nếu dữ liệu bị mất,sai thứ tự thì trạm nguồn không biết được.TCP sử dụng một giaỉ pháp trung hòa 2 cách trên,nó định nghĩa 1 cửa sổ (window),đặt cửa sổ này lên bộ đệm gửi và chỉ gửi lượng dữ liệu bằng kích thước cửa sổ.

- Nguyên lí cửa sổ trượt 

Để thực hiện điều khiển luồng, TCP sủ dụng kĩ thuật cửa sổ trượt (sliding window).Hai trạm ở hai đầu kết nối TCP đều sử dụng một cửa sổ trượt.Cửa sổ này bao phủ phần dữ liệu trong bộ đệm mà 1 trạm có thể gửi trước khi nhận được ack từ trạm kia.Nó được gọi là cửa sổ trượt do có thể trượt trên bộ đệm khi trạm gửi nhận được xác nhận.

Kích thước cửa sổ trượt có thể thay đổi .Trong mỗi gói tin ack đều có định nghĩa về cửa sổ.

- Cơ chế quản lí cửa sổ của TCP 1.0

TCP sử dụng hai bộ đệm và 1 cửa sổ để điều khiển luồng dữ liệu.Chương trình ứng dụng gửi tạo dữ liệu và lưu chúng vào bộ đệm.Bên gửi đặt cửa sổ lên bộ đệm và gửi các phân đoạn khi W>0 .Bên nhận cũng có một bộ đệm để dùng cho chương trình ứng dụng nhận.Kích thước cửa sổ của bên gửi do bên nhận xác định và được thông báo ở ack.Thông thường,kích thước cửa sổ được thông báo bằng với kích thước còn rỗi trong bộ đệm nhận.

(Có thể trình bày  thêm ví dụ trong sách tr209)

Câu 21. Trình bày ch.năng và hoạt động của các bộ định thời của TCP

- Chức năng và hoạt động của bộ định thời truyền lại (retransmission)

Để điều khiển một phân đoạn bị mất hoặc bị hỏng,TCP dùng bộ định thời truyền lại.Bộ định thời này có tác dụng xử lý thời gian truyền lại hay thời gian đợi xác nhận của 1 phân đoạn.Khi TCP gửi một phân đoạn, nó tạo bộ đinh thời truyền lại cho phân đoạn đó.Nếu ack của phân đoạn này được nhận trước khi bộ định thời tắt thì bộ định thời mất hiệu lực,nếu bộ đinh thời tắt trước khi nhận được ack thì phân đoạn sẽ được truyền lại và bộ định thời sẽ được đặt lại.

- Chức năng và hoạt động của bộ định thời kiên nhẫn (persistence)

Bộ định thời này giúp giải quyết các thông báo có cửa sổ bằng 0.Giả sử TCP nhận được thông báo một kích thước cửa sổ bằng 0.TCP phía gửi sẽ ngừng truyền cho tới khi bên nhận gửi xác nhận(ack) thông báo kích thước cửa sổ >0.Tuy nhiên ack có thể bị mất,nếu ack bị mât, bên nhận sẽ chờ bên gửi gửi tiếp dữ liệu .Trong khi đó bên gửi lại chờ bên nhận gửi ack về để gửi tiếp các gói tin.Khi đó ,2 bên sẽ chờ nhau vô hạn.Để giải quyết vấn đề này TCP sử dụng bộ định thời kiên nhẫn cho mỗi kết nối.Mỗi khi bên gửi nhận được một xác nhận thông báo kích thước cửa sổ =0 , nó khởi động bộ định thời kiên nhẫn.Khi bộ định thời kiên nhẫn hết hạn nó sẽ phát đi một phân đoạn probe (thăm dò).Probe cảnh báo cho bên nhận biết xác nhận (ack)đã bị mất và nó cần gửi lại.Giá trị của probe= thời gian truyền lại.Nếu không nhận được trả lời nào từ bên nhận thì bên phát tiếp tục gửi probe cho đến khi cửa sổ được mở lại.

- Chức năng và hoạt động của bộ định thời còn tồn tại (keepalive)

Bộ định thời keepalive được sử dụng để tránh tình trạng một kết nối giữa 2 trạm ở trạng thái rỗi quá lâu.TCP trang bị cho máy chủ một bộ định thời keepalive.Mỗi khi máy chủ nhận được tin từ máy khách , nó sẽ đặt lại bộ định thời (thường là 2h).Nếu trong 2h,máy chủ không nhận được gì từ máy khách nó sẽ gửi 1 phân đoạn probe.Nếu không có trả lời sau 10 probe nó cho rằng máy khách không hoạt động và sẽ kết thúc kết nối.

- Chức năng và hoạt động của bộ định thời thời gian đợi (time-waited)

Bộ định thời time-waited được sử dụng trong giai đoạn kết thúc kết nối.Khi TCP đóng một kết nối,nó không thực sự xem kết nối đã đóng.Kết nối được giữ trong tình trạng lấp lửng trong khoảng thời gian đợi.Giá trị của bộ định thời này được đặt bằng hai lần thời gian tồn tại của một phân đoạn.

Câu 22. Vẽ hình và g.thích các thủ tục th.lập và giải phóng kết nối TCP

- Vẽ hình minh họa thủ tục thiết lập kết nối TCP(Hình 9)

- Giải thích các bước thiết lập kết nối

+ Máy khách gửi phân đoạn đàu tiên :phân đoạn SYN,phân đoạn này chứa một số trình tự khởi tạo được sử dụng để đánh số các byte dữ liệu gửi từ nguồn đến đích.

+ Máy chủ gửi phân đoạn thứ hai :phân đoạn syn và ack , phân đoạn này có hai mục đích :

Thứ nhất, nó xác nhận phân đoạn đầu tiên bằng cách sử dụng cờ ack và trường số xác nhận.Số xác nhận = số trình tự khởi tạo của máy khách +1 . Máy chủ cũng phải xác định kích thước cửa sổ cho máy khách.

Thứ hai, phân đoạn này được sử dụng như phân đoạn khởi tạo cho máy chủ,nó chứa số trình tự khởi tạo để đánh số byte gửi từ máy chủ đến máy khách

+ Phân đoạn 3 : ACK nó xác nhận nhận phân đoạn thứ 2 bằng cách sử dụng vờ ack và trường số xác nhận. Số xác nhận = số trình tự khởi tạo của máy chủ +1.Máy khách cũng định nghĩa kích thước của sổ của máy chủ.Dữ liệu có thể gửi kèm phân đoạn thứ 3 này

- Vẽ hình minh họa thủ tục giải phóng kết nối TCP (Hình 10)

- Giải thích các bước giải phóng kết nối

+ Máy khách gửi phân đoạn thứ nhất ,phân đoạn FIN

+ Máy chủ gửi phân đoạn thứ 2 :phân đoạn ACK để thông báo sự nhận phân đoạn FIN từ máy khách.Phân đoạn này sử dụng số xác nhân = số trình tự trong phân đoạn FIN+1

+ Máy chủ có thể tiếp tục gửi gói dữ liệu theotừ máy chủ. hường máy chủ-máy khách.khi ko còn truyền dữ liệu nữa ,nó gửi phân đoạn thứ 3 ;phân đoạn FIN

+ Máy khách gửi phân đoạn thứ 4 , phân đoạn ACK để thông báo sự nhận phân đoạn FIN từ máy chủ.Phân đoạn này chứa số xác nhận = số trình tự trong phân đoạn FIN của máy chủ +1.

Câu 23. Các đặc điểm chính của kĩ thuật vectơ khoảng cách.Trình bày những đặc điểm chính của giao thức định tuyến RIP: nguyên tắc chia sẻ thông tin định tuyến, cấu trúc và giải thuật cập nhật bảng định tuyến, các loại bản tin. tr216

- Các đặc điểm chính của kỹ thuật vectơ khoảng cách

+ Cập nhật khoảng cách định tuyến:Các router gửi định kì bản sao của bảng định tuyến của mình tới các router hàng xóm.

+ Trao đổi bảng định tuyến:Sau khi xác định được hàng xóm, các bộ định tuyến (router) vectơ khoảng cách khám phá đường đi tốt nhất đến đích dựa trên dữ liệu thu thập được từ hàng xóm.

+ Truyền lan thay đổi về topo mạng:Khi có sự thay đổi về topo(cấu trúc) mạng, quá trình định tuyến được tiến hành từng bước,từ bộ định tuyến này đến bộ định tuyến khác.

- Nguyên tắc chia sẻ thông tin định tuyến RIP

RIP là giao thức định tuyến vecto khoảng cách được sử dụng bên trong hệ tự trị,nó sử dụng giải thuật belman-ford để tính toán bảng định tuyến.

Là giao thức véctơ khoảng cách nên RIP hoạt động dựa trên 3 nguyên tắc :

+ Mỗi bộ đ.tuyến chi sẻ hiểu biết về all hệ tự trị với các hàng xóm của nó.

+ Mỗi bộ đ.tuyển chỉ gửi những hiểu biết của mình cho hàng xóm của nó

+ Mỗi b.định tuyến gửi hiểu biết của mình tại các khoảng time đều đặn, ví       dụ là 30s

-  Cấu trúc bảng định tuyến RIP

Đích

Số bước nhảy

Next hop

Thông tin khác

192.16.0.0

5

168.54.9.5

145.76.8.0

7

164.96.64.12

126.5.0.0

3

172.75.14.10

 Bảng định tuyến bao gồm :

+ Địa chỉ IP của mạng đích

+ Khoảng cách ngắn nhất để tới đích(tính theo số bước nhảy)

+ Bước nhảy tiếp theo (next hop) :bộ định tuyến tiếp theo

+ Số bc nhảy : số mạng mà một gói d.liệu phải đi qua để đến đc mạng đích.

+ Ngoài ra bảng định tuyến còn có thể chứa các thông tin khác ví dụ như khoảng thời gian tính từ khi mục được cập nhật lần cuối

- Giải thuật cập nhật bảng định tuyến RIP

+ Nhận 1 thông báo RIP trả lời :

1. Cộng 1 vào số bước nhảy tiếp theo cho mỗi đích được quảng cáo

2. Lặp lại các bước tiếp theo sau đây cho mỗi đích được quảng cáo :

+ Nếu đích không có trong bảng định tuyến : thêm thông tin được quảng cáo vào trong bảng định tuyến.

+ Nếu đích có trong bảng định tuyến :

 Nếu bước nhảy tiếp theo giống nhau : thay thế mục trong bảng bằng mục được quảng cáo

 Nếu bước nhảy tiếp theo khác nhau :

 Bc nhảy đc quảng cáo < số bc nhảy trong bảng : thay thế mục trong bảng bằng mục được quảng cáo

 Bc nhảy đc quảng cáo > số bước nhảy trong bảng kp làm gì cả

3.End.

+Khởi tạo bảng định tuyến:Khi 1 bộ định tuyến đc thêm vào 1 mạng ,nó sẽ tự khởi tạo bằng cách sử dụng tệp cấu hình.Lúc này bảng định tuyến của router chỉ chứa thông tin về các mạng được nối trực tiếp với nó và số bước nhày thường được khởi tạo là 1.

+Cập nhật bảng định tuyến:Từ bảng định tuyến ban đầu,các bộ định tuyến trao đổi cập nhật định tuyến với nhau dựa trên giải thuật cập nhật RIP.Bảng định tuyến cuối cùng là bảng chứa mọi mạng đích.

- Định dạng chung của bản tin RIP và  các loại bản tin RIP

Command

Version

Reserved

Family

Tất cả 0

Network access

Tất cả 0

Tất cả 0

Distance

Ý nghĩa các trường thông tin :

+ Command :cho biết loại thông báo là yêu cầu(1) hay trả lời(2)

+ Version :1byte,chỉ phiên bản của RIP (RIPv1 hay RIPv2)

+ Family :Họ giao thức được sử dụng

+ Network address :địa chỉ mạng đích ,được cấp phát 12 byte nhưng chỉ sử dụng 4 byte=> 8 byte còn lại có giá trị 0.

+ Distance : số bước nhảy từ bộ định tuyến quảng bá đến mạng đích

Các bản tin của RIP : RIP sử dụng 2bản tin request &response(yêu cầu và phản hồi)

+ Request : yêu cầu được gửi khi có một bộ định tuyến mới hoặc bộ định tuyến nào đó có một số mục quá hạn.Một yêu cầu có thể hỏi về một số mục cụ thể hoặc tất cả các mục

+ Response : 1 trả lời (phản hồi) có thể là khẩn khoản hoặc không khẩn khoản.Phản hồi khẩn khoản chỉ được gửi để trả lời cho 1 request ,nó gồm các thông tin mà request yêu cầu.Phản hồi không khẩn khoản được gửi định kỳ và chứa toàn bộ bảng định tuyến.

Câu 24. Trình bày đặc điểm của các kiểu mạng OSPF: đa truy nhập quảng bá, đa truy nhập không quảng bá (NBMA) và điểm-điểm.

Viêt tắt : LSA : link state advertisement- quảng bá trạng thái liên kết

                LSU : link state update- cập nhật trạng thái liên kết

    DR  :bộ định tuyến chỉ định - tựa  tựa như lớp trưởng

    BDR :bộ định tuyến dự phòng,dùng để thay thế trong trường hợp

               DR bị lỗi

- Đặc điểm của kiểu mạng đa truy nhập quảng bá

Mạng quảng bá là một mạng có khả năng kết nối nhiều router  với nhau , nếu một router bất kì gửi một gói tin thì tất cả các router còn lại  trong mạng đều nhận được gói tin đó

Trong mạng quảng bá,các router OSPF sử dụng 2 địa chỉ IP đa hướng là 244.0.0.5(dùng để gửi bản tin OSPF tới tất cả các router có trong mạng,DR và DBR cũng sử dụng địa chỉ này để gửi gói LSU và LSA) và 244.0.0.6 (sử dụng để  gửi bản tin OSPF tới các DR và BDR  hoặc giữa các DR với nhau)

Một số đặc điểm của mạng quảng bá :có  hoạt động bầu DR và DBR, mọi cập nhật đều được phát đa hướng tới tất cả các router trong mạng.Trong quá trình truyền thì next hop không  thay đổi và địa chỉ IP của router nguồn luôn được lưu giữ.Các mạng quảng bá thông dụng là :ethernet,token ring

- Đặc điểm của kiểu mạng đa truy nhập không quảng bá

Mạng đa truy nhập không quảng bá một mạng có khả năng kết nối nhiều router với nhau tuy nhiên lại không có khả năng truyền thông đa hướng.Do vậy,địa chỉ IP của các router phải khác biệt nhau.Vì vậy, OSPF phải được cấu hình để có thể truyền đơn hướng tới địa chỉ IP của các router trong mạng.

Một số đặc điểm của mạng NBMA : có hoạt động bầu DR và DBR,mọi cập nhật được gửi đơn hướng,các router muốn trở thành hàng xóm của nhau thì phải được kết nối với hub.Next hop không thay đổi và địa chỉ IP của router nguồn được duy trì trong suốt quá trình truyền thông.

Các mạng NBMA :X.25, frame relay, ATM

­- Đặc điểm của kiểu mạng điểm-điểm

Mạng điểm – điểm là mạng chỉ có thể kết nối 2 router với nhau. Ko có hoạt động bầu DR và DBR.Các cập nhập được phát đa hướng tới địa chỉ 244.0.0.5.Địa chỉ của bc nhảy tiếp theo là địa chỉ của router quảng bá tới nó.

Sử dụng cho các mạng HDLC, PPP,frame relay và point to point.

Câu 25. Trình bày những đặc điểm chính của giao thức định tuyến BGP: khái niệm hệ tự trị, các loại hệ tự trị, phạm vi ứng dụng.

- Khái niệm hệ tự trị

Liên mạng (internet) được hình thành bằng cách kết nối nhiều mạng nhỏ hơn,độc lập với nhau.Mỗĩ mạng nhỏ này được sở hữu và điều khiển bởi một tổ chức khác nhau.Các nhà quản lý của các mạng đều mong muốn sự độc lập và tự trị trên mạng của họ,.Tuy nhiên các chính sách định tuyến và bảo mật của các tổ chức có thể gây xung đột lẫn nhau vì vậy,liên mạng được chia thành các miền hay hệ tự trị AS ( administer state – chắc thế).Mỗi AS đại diện cho một tổ chức độc lập và áp dụng các chính sách định tuyến và bảo mật của riêng nó .Các giao thức định tuyến ngoài sẽ hỗ trợ việc chia sẻ thông tin định tuyến giữa các hệ tự trị.Mỗi AS có 1 ID do cơ quan đăng kí internet hoặc một nhà cung cấp dịch vụ ấn định.

- Hệ tự trị đơn kết nối

Nếu AS có một điểm duy nhất nối ra ngoài mạng, thì nó đc gọi là hệ tự trị đơn kết nối. Các hệ đơn kết nối thường được xem là các mạng cụt. Mạng cụt có thể dựa vào tuyến mặc định để xử lý tất cả mọi lưu lượng ra mạng ngoài.

Ba phương pháp để quảng bá các mạng :

+Sử dụng cấu hình tĩnh : Nhà cung cấp liệt kê danh sách mạng khách hàng như các mục tĩnh trong bộ định tuyến của họ và quảng bá các tuyến này lên mạng lõi internet.

+Sử dụng giao thức định tuyến trong (IGP-internal group protocol).

 - Hệ tự trị đa kết nối không chuyển tiếp

Nếu AS có nhiều hơn một điểm nối ra bên ngoài mạng thì nó là hệ thống đa kết nối (multihomed) Một AS được kết nối với liên mạng có thể là đa kết nối với một hoặc nhiều nhà cung cấp.AS không chuyển tiếp(notransit AS) không cho phép lưu lượng chuyển tiếp đi qua nó.Lưu lượng chuyển tiếp là lưu lượng có nguồn và đích nằm bên ngoài AS.

- Hệ tự trị đa kết nối chuyển tiếp

Hệ tự trị đa kết nối chuyển tiếp là hệ có nhiều hơn 1 kết nối tới mạng ngoài và có thể đc use để chuyển tiếp lưu lượng tới các hệ tự trị khác. AS chuyển tiếp có thể route bằng cách chạy BGP trong( BGP chạy bên trong AS), nhờ vậy các bộ route biên trong cùng AS có thể chia sẻ thông tin BGP.

- Phạm vi sử dụng BGP

Không sử dụng BGP bên trong AS trong các trường hợp sau :

+ Chỉ có duy nhất một kết nối tới internet hoặc AS khác.

+ Chính sách định tuyến trên internet và việc lựa chọn ko liên quan đến AS

+ Không hiểu rõ về lọc tuyến và quá trình lựa chon tuyến BGP

+ Các bộ route ko có đủ RAM và năng lực xử lý đủ mạnh để chạy BGP

+Tuyến liên kết giữa các hệ tự trị có băng thông thấp.

Câu 5

Hình 1

Câu 9:

Chuẩn Mỹ AT&T

Chuẩn Châu Âu ITU-T

Class 1 Region Center

Quaternary Center

Class 2 Sectional Center

Tertiary Center

Class 3 Primary Center

Secondary Center

Class 4 Toll Center

Primary Center

Class 5 Endd Office

Local Exchange

Hình 2 : Các cấp tổng đài trong mạng PSTN

Câu 9

Hình 3 : cấu trúc phân cấp mạng PSTN của VNPT – Việt Nam

Câu 12

Hinh 4 : Mô hình khái niệm IN

Hình 5 Kiến trúc mạng IN

Câu 17

Hinh 6 : Hoạt động của ARP

Hình 7 : hoạt động của RARP

Câu 19

Hình 8 : Ví dụ về phân mảnh

Câu 22

Hình 9 : Thủ tục bắt tay 3 bước

Hình 10 : Thủ tục giải phóng kết nối 4 bước

1.     Môhìnhcuộcgọiđiệnthoạiđườngdàiđiểnhìnhtrênmạngchuyển mạchkênhtruyềnthống.

2.     Môhìnhcuộc gọiđiệnthoạiIPđườngdài.

3.     Hiểubiếtvề cácphươngthức truynhập(códâyvà khôngdây).

4.     Xuhướnghộitụcủacác mạngviễnthông.

5.     Đặc điểmcủa quá trìnhtruyềntín hiệutươngtựvàsố,sosánh.

6.     Giớihạncủaviệc truyềntínhiệuvà dunglượngkênh.

7.     Nguyênlívà các phươngphápđịnhkhung ở lớpLiên kết dữliệu.

8.     Nhngđặcđiểmcủa hệ thống truyền dẫntươngtựvà lídođể chuyểnđổi sangtruyềndẫnsố.Phânbiệtthiếtbịkhuếchđạivà bộlặp.

9.     Cấutrúcphân cấpquảnlítổngđài, vídụ.

10.      Chứcnăngcủabáohiệuvàphânloạibáohiệutrongmạngchuyểnmạch kênh.

11.      MôhìnhthamchiếuvàchứcnăngcủacácphầnMTPvàUPtronghệ thốngSS7.

12.      Môhình,kháiniệmvà kiếntrúc vànhững đặcđiểmchínhcủa IN.

13.      Các loạikênh,giaodiệnvà điểmthamchiếu trongISDN.

14.      Chitiếtcácphươngthứctruynhậpmạngcódây:CSMA/CD,Token Passing, FDDI

15.      Giaodiệnvà khuôndạngtiêuđề ATM

16.      Chức năngvà đặcđiểmchínhcủa giaothức ICMP

17.      HoạtđộngvànhữngđặcđiểmchínhcủahaigiaothứcARPvàRARP, vẽ hìnhminhhọa.

18.      Kháiniệmtruyềnthôngtiếntrìnhtớitiếntrìnhvàkháiniệmđịa chỉcổng và địa chỉsock

19.      KĩthuậtphânmảnhgóitinIP,kháiniệmMTUvàvídụvềsựphân mảnh.

20.      KĩthuậtđiềukhiểnluồngcủaTCP:nguyênlícửasổtrượtvàcơchế quảnlí cửasổ.

21.      Chức năngvà hoạtđộngcủa các bộđịnhthờicủa TCP.

22.      Thủtụcthiết lậpvà giảiphóng kếtnốiTCP,vẽ hìnhminhhọa.

23.      Cácđặcđiểm chínhcủakĩthuậtđịnhtuyếnvectơkhoảngcách.Những đặcđiểm chínhcủagiaothứcđịnhtuyếnRIP:Nguyêntắcchia sẻthông tinđịnhtuyến,cấutrúcvà giảithuậtcập nhậtbảngđịnhtuyến,cácloại bảntin.

24.      Cácđặcđiểm chínhcủakĩthuậtđịnhtuyếntrạngtháiliênkết.Đặcđiểm củacáckiểumạngOSPF:đatruy nhậpquảngbá,đatruy nhậpkhông quảngbá (NMBA) vàđiểm-điểm.

25.      NhngđặcđiểmchínhcủagiaothứcđịnhtuyếnBGP:kháiniệmhệtự trị,các loạihệtựtrị,phạmviứngdụng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#son