mar-mb

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

..

3

CHƯƠNG 1:

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETTING MIX TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

7

1 . KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING

..

7

1.1

Một số khái niệm về Marketing ,Marketing ngân hàng :

7

1.2. Vai trò

 

của Marketing ngân hàng

.

8

1.3. Chức năng của Marketing ngân hàng

.

11

2. Đặc điểm của Marketing ngân hàng.

12

3. Chiến Lược Marketing-Mix (7P) –Công Cụ của Việc Quản Trị Trong Việc Phát Triển Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ :

15

4. Sản phẩm thẻ của ngân hàng Thương Mại Và Các nhân tố ảnh hưởng trong việc phát triển dịch vụ thẻ trong Ngân Hàng :

19

4.1

Những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ Ngân hàng

.

19

4.1.1Quan niệm về thẻ Ngân hàng

.

19

4.1.2 Phân loại thẻ Ngân hàng

.

20

4.1.3 Các chủ thể của quá trình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ

 

20

4.2

Thẻ Ngân hàng – Công cụ thanh toán tất yếu của nền kinh tế hiện đại:

 

21

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng

.

22

4.3.1 Nhân tố khách quan

.

22

4.3.2.Nhân tố chủ quan

.

24

5 .Nội dung chiến lược Marketting mix trong phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng

 

25

5.1.Các mục tiêu của chiến lược Marketting mix

.

25

5.2.Tổ chức nghiên cứu thị trường và phân đoạn khách hàng sử dụng thẻ

 

26

5.3.Công tác phát triển sản phẩm thẻ (Product)

27

5.4.Xây dựng chính sách giá phí hợp lý (Price)

28

5.5.Chiến lược khuyến mại, khuếch trương (Promotion)

28

5.6.Thiết kế hệ thống kênh phân phối sản phẩm (Place)

29

6.

  

Xây dựng hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả Marketting trong phát triển dịch vụ thẻ

 

30

6.1.Nhóm chỉ tiêu

 

định lượng

.

31

6.2. Nhóm chỉ tiêu

 

định tính:

32

7.

  

Chiến lược Marketting- mix trong phát triển kinh doanh thẻ của một số Ngân hàng trong nước và nước ngoài , bài học cho MB .

32

7.1

 

Kinh nghiệm của một số Tổ chức thẻ quốc tế và một số ngân hàng nước ngoài.

32

7.2.Chiến lược Marketting của một số Ngân hàng thương mại trong nước, bài học cho MB .

35

7.3.Bài học kinh nghiệm cho MB

..

37

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM THẺ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

39

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

39

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP

 

Quân Đội :

39

2.1.2. Tổng Quan Ttình Hình Hoạt Động Của Ngân Hàng Trong Những Năm Gần Đây :

43

2.2

 

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM THẺ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI :

51

2.2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Trung Tâm Thẻ Ngân hàng TMCP Quân đội

51

2.2.2 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Cũng Như Tình Hình Phát Hành Thẻ Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội .

52

2.2.2.1 Tác động của môi trường trong nước :

52

2.2.2.3

 

Đánh Giá sức cạnh tranh của sản phẩm thẻ Ngân Hàng TMCP Quân Đội :

60

2.2.2.4

 

Phân Đoạn Thị Trường Mục Tiêu :

61

2.3.Hiện Trạng Công Tác Marketing Trong Việc Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội :

62

2.3.1 Chiến Lược Marketing Trong Ngân HàngTMCP Quân Đội:

62

2.3.2. Marketing-mix Gắn Với Việc Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Của Ngân Hàng TMCP Quân Đội :

63

2.3.3. Kết Quả Đạt Được :

72

2.3.4. Những Hạn Chế trong công tác xây dựng chiến lược Marketting mix nhằm phát triển dịch vụ thẻ của Trung tâm thẻ MB và nguyên nhân :

75

2.3.4.1 Những hạn chế:

75

2.3.4.2 Nguyên nhân

.

79

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM THẺ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI .

83

1.

  

Môi Trường Kinh Tế Xã Hội Của Việt Nam Trong Việc Phát Triển Dịch Vụ Thẻ .

83

1.1)

  

Cơ hội cho dịch vụ thẻ của NHTM Quân đội :

83

2.

  

Các Giải Pháp Xây Dựng Chiến Lược Marketting-Mix Để Phát Triển

 

Dịch Vụ Thẻ Tại Trung Tâm Thẻ Ngân Hàng TMCP Quân Đội .

..

87

2.1. Giải pháp về sản phẩm

..

87

1.2.

   

Giải pháp về giá

.

89

2.3. Giải pháp về phân phối

89

2.4. Giải pháp về xúc tiến

.

90

2.5. Giải pháp về con người

91

2.6. Giải pháp về quy trình cung ứng

.

91

2.7. Giải pháp về yếu tố vật chất

92

3.1. Nghiên cứu thị trường

.

92

3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động marketing – mix

.

92

4.

  

Kiến nghị:

93

4.1

    

nghị đối với Ban thanh toán Ngân hàng nhà nước Việt Nam

..

93

4.2

    

Kiến nghị đối với Hiệp hội thẻ Việt Nam

..

93

4.3. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về thẻ

.

94

4.4. Thực hiện chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh thẻ

.

94

4.5.Hoạch định chiến lược về thẻ cho toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại

95

KẾT LUẬN

..

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

..

98

 


LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu bức xúc, tất yếu đối với mỗi quốc gia trong điều kiện xu thế toàn cầu hoá mọi hoạt động thương mại, dịch vụ. Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực và giàu kinh nghiệm đang là một câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Một câu trả lời khá đơn giản nhưng lại không dễ thực hiện cho tất cả các doanh nghiệp, các ngân hàng thươ

ng mại Việt Nam dù là ngân hàng thương mại quốc doanh đến ngân hàng thương mại cổ phần, hay đơn vị sản xuất kinh doanh đó là phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường hợp tác để có thể hội nhập thắng lợi. Có rất nhiều phương thức khác nhau để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, trong đó có Marketing là một công cụ hữu hiệu của doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng nhưng dường như vẫn chưa có được sự quan tâm thích đáng của nhà quản lý.

           

Marketing là hoạt động không thể thiếu được trong mọi nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, trong đó việc phát triển thị trường dịch vụ thẻ cũng không phải là một ngoại lệ , dịch vụ thẻ - một ngành dịch vụ phát triển trên cơ sở ứng dụng Công nghệ cao đã có những bước tiến dài nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tiện ích, chất lượng dịch vụ của khách hàng cũng như gia tăng lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại. Tại Việt Nam,

 

ngày càng nhiều Ngân hàng tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ này, không chỉ các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng cổ phần trong nước mà cả các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài với các thế mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm. Các Ngân hàng đã không ngừng đưa ra các sản phẩm mới với nhiều tiện ích và giá trị gia tăng nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, mở rộng mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ cũng như các kênh phân phối sản phẩm trên thị trường. Giữa các Ngân hàng đã bắt đầu có sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ để chiếm lĩnh thị trường mới mẻ này. Đặc biệt, với việc gia nhập WTO, nhiều lĩnh vực quan trọng như thương mại điện tử, dịch vụ, du lịch, thanh toán trực tuyến… sẽ đạt tăng trưởng mạnh mẽ và ngày càng thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ.

 

Mặc dù tiềm năng phát triển của thị trường thẻ Việt Nam thẻ là vô cùng to lớn, tốc độ phát triển bình quân từ 2004 đến nay bình quân đạt 200%/năm , con số này vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam. Một nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là do công tác Marketting chưa thực sự được chú trọng. Hoạt động Marketting thẻ của các Ngân hàng chỉ mới ở bước đầu tư ngắn hạn , chưa có chiều sâu và tầm chiến lược.

Trong thời gian qua hoạt động Marketing dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Quân đội (Military Bank) đã đạt được những thành công khá quan trọng song vẫn còn những điểm bất cập , Một trong những điểm bất cập quan trọng đó là do Trung tâm chưa xây dựng cho mình một chiến lược Marketting hữu hiệu, toàn diện trong phát triển dịch vụ thẻ. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc xây dựng chiến lược Marketting nhằm phát triển

 

dịch vụ thẻ của MB

 

là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ trong việc thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ thẻ , tôi đã chọn đề tài :Xây Dựng Chiến Lược Marketing Nhằm Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội để nghiên cứu .

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu và luận giải để làm rõ hơn những lý luận cơ bản về xây dựng chiến lược Marketing Mix trong phát triển dịch vụ thẻ của Ngân Hàng TMCP Quân Đội

 

Phân tích , đánh giá nhằm đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm thẻ tại ngân hàng TMCP Quân đội trên thị trường tài chính, thực trạng hệ thống Marketing – mix đồng thời định hướng và đề xuất các giải pháp Marketing – mix cho sản phẩm thẻ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

         

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của sản phẩm thẻ ngân hàng TMCP Quân đội và hệ thống Marketing – mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh này, bao gồm: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách khuếch trương xúc tiến và chính sách nhân sự…

         

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động Marketing – mix cho sản phẩm thẻ của ngân hàng TMCP Quân đội từ năm 2007 đến nay và định hướng 2012.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

          

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống để nêu vấn đề, phân tích diễn giả và đưa ra kết luận.

       

Luận văn cũng sử dụng các phương pháp lấy số liệu, thống kê, khái quát hoá, phân tích lô gic, so sánh nghiên cứu theo chủ đề

5.Kết Cấu Của Luận Văn :

              

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được kết cấu bao gồm

 

03 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xây dựng chiến lược Marketting mix trong việc phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại.

Chương II : Thực trạng công tác xây dựng chiến lược Marketting mix cho sản phẩm thẻ Ngân hàng TMCP Quân Đội .

Chương III: Giải pháp xây dựng chiến lược Marketing mix trong phát triển dịch vụ thẻ tai Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Vì thời gian cũng như khả năng còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Mặc dù vậy em cũng hy vọng nó sẽ góp phần nào đấy đối với việc sử dụng công cụ Marketing trong hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội . Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể cán bộ phòng

KD và Marketing của Ngân Hàng . Nhân dịp này em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể cán bộ phòng KD - Marketing của Ngân Hàng TMCP Quân Đội . Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo hướng dẫn – PGS.TS. Trần Văn Bình, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp này.


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETTING MIX TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1

      

. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING

1.1

Một số khái niệm về Marketing

,Marketing ngân hàng :

Marketing

là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. Nó chỉ ra rằng kinh

doanh không chỉ là sự may rủi và sự thành đạt không thể dựa vào mánh khóe,

mà còn tùy thuộc vào trình độ nghệ thuật của từng nhà kinh doanh, dựa trên cơ sở nắm bắt thông tin thị trường, am hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và tiến trình trao đổi, đồng thời phải tạo ra

 

được những cách thức để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, trên cơ sở đó mà thực hiện mục tiêu của doanh

nghiệp.

Đưa ra một khái niệm chuẩn xác về Marketing ngân hàng là điều không

dễ dàng, bởi hiện nay có khá nhiều quan niệm về Marketing ngân hàng. Sau

đây là một số quan nhiệm tiêu biểu:

Quan nhiệm thứ nhất

, cho rằng: Marketing ngân hàng là phương pháp quản trị tổng hợp dựa trên cơ sở nhận thức về môi trường kinh doanh; những

hành động của ngân hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, phù

hợp với sự biến động của môi trường. Trên cơ sở đó mà thực hiện các mục

tiêu của ngân hàng.

Quan nhiệm thứ hai

, đã chỉ ra: Marketing ngân hàng là toàn bộ những

nỗ lực của ngân hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thực hiện

mục tiêu

 

lợi nhuận.

Quan niệm thứ ba

, cho rằng: Marketing ngân hàng là trạng thái tinh

thần của khách hàng mà ngân hàng phải thỏa mãn hay là việc thỏa mãn nhu

cầu của khách hàng, trên cơ sở đó, ngân hàng đạt được lợi nhuận tối ưu.

Quan niệm thứ tư,

lại cho rằng: Marketing ngân hàng là toàn bộ quá

trình tổ chức và quản lý của một ngân hàng từ việc phát hiện ra nhu cầu của

các nhóm khách hàng đã chọn và thỏa mãn nhu cầu của họ bằng hệ thống các

chính sách biện pháp nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận như dự kiến.

Quan niệm thứ năm,

lại khẳng định: Marketing ngân hàng là một tập

hợp các hành động khác nhau của chủ ngân hàng nhằm hướng mọi nguồn lực

hiện có của ngân hàng vào việc phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng, trên cơ

sở đó mà thực hiện các mục tiêu của ngân hàng.

Quan niệm thứ sáu,

Marketing ngân

hàng là một chức năng của hoạt

động quản trị nhằm hướng dòng chảy sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ

những nhóm khách hàng đã chọn của ngân hàng.

Mỗi quan niệm được nghiên cứu và đưa ra ở những góc độ và thời gian

khác nhau nhưng đều thống nhất về những vấn đề cơ bản của

 

Marketing ngân

hàng đó là:

- Việc sử dụng Marketing vào lĩnh vực ngân hàng phải dựa trên những

nguyên tắc, nội dung và phương châm của Marketing hiện đại;

- Quá trình Marketing ngân hàng thể hiện sự thống nhất cao độ giữa

nhận thức và hành động của nhà ngân hàng về thị trường, nhu cầu khách hàng

và năng lực của ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải định hướng hoạt

động của các bộ phận và toàn thể đội ngũ nhân viên ngân hàng vào việc tạo dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng yếu tố quyết định sự

sống còn của ngân hàng trên thị trường;

- Nhiệm vụ then chốt của Marketing ngân hàng là xác định được nhu

cầu, mong muốn của khách hàng là cách thức đáp ứng một cách hiệu quả hơn

các đối thủ cạnh tranh.

Marketing ngân hàng không coi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu và duy

nhất, mà cho rằng lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và là thước đo trình độ

Marketing của mỗi ngân hàng.

1.2. Vai trò

 

của Marketing ngân hàng

Vai trò của Marketing ngân hàng được thể hiện ở các nội dung sau:

* Marketing tham gia vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản

của hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Giống như các doanh nghiệp, các ngân hàng cũng phải lựa chọn và giải

quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh với sự hỗ trợ

đắc lực của

 

Marketing.

Thứ nhất,

phải xác định được loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cần

cung ứng ra thị trường. Bộ phận Marketing sẽ giúp chủ ngân hàng giải quyết

tốt vấn đề này thông qua các hoạt động như tổ chức thu thập thông tin thị

trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, cách thức sử dụng dịch vụ và lựa

 

chọn

ngân hàng của khách hàng nghiên cứu xác định nhu cầu sản phẩm dịch vụ

ngân hàng của khách hàng các nhân và khách hàng doanh nghiệp cùng xu thế thay đổi của chúng, nghiên cứu chủng loại sản phẩm dịch vụ mà các định chế

tài chính khác đang cung ứng trên thị trường…

Thứ hai,

tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ và hoàn thiện mối quan hệ trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thị trường. Quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng với sự tham gia đồng thời của 3 yếu tố:

Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ đội ngũ nhân viên trực tiếp và khách hàng.

Mỗi yếu tố trên đều tác động trực tiếp đến chất lượng quá trình cung ứng sản

phẩm dịch vụ và mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng.

Thứ ba

, giải quyết hài hóa các mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng,

nhân viên và chủ ngân hàng. Bộ phận Marketing giúp chủ ngân hàng giải quyết tốt các mối quan hệ trên thông qua các hoạt động như: tham gia xây

dựng và điều hành các chính sách lãi, phí kích thích hấp dẫn phù hợp với từng loại khách hàng, khuyến khích nhân viên sáng kiến, cải tiến các hoạt động thủ

tục nghiệp vụ nhằm cung cấp cho khách hàng nhiều tiện ích hơn trong sử

dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tham gia vào việc xây dựng các cơ chế

chính sách có liên quan trực tiếp đến lợi ích của khách hàng, nhân viên ngân hàng như: chính sách tiền lương, thưởng, trợ cấp phúc lợi, cơ chế phân phối tài chính, chính sách ưu đãi khách hàng và hoàn thiện các mối quan hệ giao tiếp khác….

Các mối quan hệ trên nếu được giải quyết tốt không chỉ là động lực

thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động và kết quả hoạt động của cả ngân hàng lẫn

khách hàng mà còn trở thành công cụ để duy trì và phát triển mối quan hệ

giữa ngân hàng và khách hàng

* Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thị

trường

Thị trường vừa là đối tượng phục vụ vừa là môi trường hoạt động của

ngân hàng. Hoạt động của ngân hàng và thị trường có mối quan hệ tác động

hữu cơ và ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Do vậy, hiểu được nhu cầu thị trường

để gắn chặt hoạt động của ngân hàng có hiệu quả cao. Điều này sẽ được thực

hiện tốt thông qua cầu nối Marketing bởi Marketing giúp chủ ngân hàng nhận

biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của khách hàng, về sản phẩm

dịch vụ và sự biến động của chúng. Mặt khác, Marketing là một công cụ dẫn

dắt hướng chảy của tiền vốn, khai thác khả năng huy động vốn, phân chia vốn

theo nhu cầu của thị trường một cách hợp lí. Nhờ đó Marketing mà chủ ngân

hàng có thể phối kết hợp và định hướng được hoạt động của tất cr các bộ phận

và toàn thể nhân viên ngân hàng vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu

của khách hàng.

* Marketing góp phần tạo vị thế cạnh tranh

 

của ngân hàng

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Marketing ngân hàng là tạo

vị thế cạnh tranh trên thị trường

Ø

Để tạo được vị thế cạnh tranh, bộ phận Marketing

 

ngân hàng thường

tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn:

Một là

, phải tạo được tính độc đáo của sản phẩm dịch vụ. Tính độc đáo

phải mang lại lợi thế của sự khác biệt. Lợi thế của sự khác biệt phải được tạo

ra trên toàn bộ quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ, hoặc trọn vẹn một kỹ

thuật Marketing, mà có thể chỉ ở một vài yếu tố.

Hai là

, phải làm rõ được tầm quan trọng của sự khác biệt đối với khách

hàng, tức là có giá trị thực tế đối với họ và được họ coi trọng thực sự.

Ba là,

khả năng duy trì lợi thế về sự khác biệt của ngân hàng đồng thời

có hệ thống biện pháp để chống lại sự sao chép của đối thủ cạnh tranh.

Thông qua việc chỉ rõ và duy trì lợi thế của sự khác biệt, Marketing giúp ngân hàng phát triển và ngày càng nâng cao vị

 

thế cạnh tranh trên thị

trường.

1.3. Chức năng của Marketing ngân hàng

Marketing ngân hàng có những chức năng chủ yếu sau:

* Chức năng làm cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng thích ứng với nhu

cầu của thị trường

Làm cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trở lên hấp dẫn, sự khác biệt. đem lại nhiều tiện ích, lợi ích, đáp ứng nhu cầu đa dạng, đổi mới và ngày càng

cao của khách hàng, tạo lợi thế trong cạnh tranh - đây chính là chức năng

thích ứng của Marketing. Thực hiện chức năng này có nghĩa là bộ phận

Marketing phải nghiên cứu thị trường, xác định được nhu cầu đòi hỏi, mong

muốn và những xu thế thay đổi nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó,

Marketing gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động nghiên cứu thị trường với các bộ

phận trong thiết kế, tiêu chuẩn hóa sản phẩm dịch vụ mới và cung ứng sản

phẩm dịch vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

* Chức năng phân phối

Chức năng phân phối của Marketing ngân hàng là toàn bộ quá trình tổ
chức đưa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với các nhóm khách hàng đã

chọn.

Nội dung của chức năng phân phối bao gồm:

- Tìm hiểu khách hàng và lựa chọn những khách hàng tiềm năng;

- Hướng dẫn khách hàng

 

trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Tổ chức các dịch vụ hỗ trợ cho ngân hàng

- Tổ chức hoạt động phục vụ khách hàng tại các địa điểm giao dịch.

- Nghiên cứu phát triển hệ thống kênh phân phối hiện đại đáp ứng nhu

cầu của khách hàng.

* Chức năng tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào nhiều nhân tố,

nhưng quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm dịch vụ, sự hợp lý về giá và

trình độ nghệ thuật của các nhân viên giao dịch trực tiếp. Thực hiện chức

năng tiêu thụ đòi hỏi các ngân hàng phải đặt lợi ích của khách hàng cao hơn và

 

đòi hỏi nhân viên giao dịch trực tiếp phải có "nghệ thuật"

 

bán hàng, do

đó, các ngân hàng rất quan tâm trong việc đào tạo và nâng cao trình độ cán

bộ. Đồng thời chức năng này cũng chỉ rõ tiến trình bán hàng mà

 

mọi nhân

viên giao dịch phải tuân thủ:

1. Tìm hiểu khách hàng;

2. Sự chuẩn bị tiếp xúc với khách hàng;

3. Tiếp cận khách hàng;

4. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ và hướng dẫn thủ tục sử dụng;

5. Xử lí hợp lí những trục trặc xảy ra.

6. Tiếp xúc cuối cùng với khách hàng;

*Chức năng yểm trợ

Chức năng yểm trợ là chức năng hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc

thực hiện tốt 3 chức năng trên và nâng cao khả năng an toàn của hoạt động

kinh doanh ngân hàng. Các hoạt động yểm trợ bao gồm:

- Quảng cáo;

- Tuyên truyền;

- Hội chợ, hội nghị khách hàng..

Bốn chức năng trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ

lẫn nhau

 

cùng phát triển. Trong 4 chức năng thì chức năng làm cho sản phẩm

dịch vụ ngân hàng thích ứng với nhu cầu thị trường là quan trọng nhất.

2. Đặc điểm của Marketing ngân hàng.

* Marketing ngân hàng là loại Marketing dịch vụ tài chính

Dịch vụ bao gồm nhiều loại hình hoạt động, do vậy cũng có

 

nhiều cách

hiểu. Theo Philip Kotler, "Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến chuyển quyền sở hữu". Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản

phẩm vật chất như khi đi máy bay, thuê phòng ở khách sạn, đưa xe máy đi

bảo dưỡng , gửi tiền, vay tiền, chuyển tiền ở ngân hàng, nhờ ngân hàng tư

vấn….

Do vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm của dịch vụ sẽ là căn cứ để tổ

chức tốt quá trình Marketing ngân hàng. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng sẽ ảnh

hưởng khá lớn đến cách thức sử dụng kỹ thuật Marketing sản phẩm dịch vụ ngân hàng có những đặc điểm khác biệt, đó là tính vô hình, tính không phân

chia, không ổn định, không lưu trữ và khó xác định chất lượng. Những đặc

điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý dịch vụ đặc biệt là tổ

chức hoạt động Marketing của ngân hàng.

 

Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã dẫn đến việc khách

hàng không nhìn thấy, không thể nắm giữ được, đặc biệt là khó khăn đánh giá

chất lượng sản phẩm dịch vụ trước khi mua, trong quá trình mua và sau khi

mua.

Để giảm bớt sự không chắc chắn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân

hàng, khách hàng buộc phải tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng sản

phẩm dịch vụ. Đó là địa điểm giao dịch, mức độ trang bị kỹ thuật công nghệ,

trình độ cán bộ quản lý và nhân viên, đặc biệt là các mối quan hệ cá nhân và

uy tín, hình ảnh của ngân hàng.

Về phía ngân hàng, để củng cố niềm tin của khách hàng, họ đã nâng cao

nghệ thuật sử dụng các kỹ thuật Marketing như tăng tính hữu hình của sản

phẩm dịch vụ cung ứng thôngq ua việc đưa ra hình ảnh, biểu tượng khi quảng cáo, nội dung quảng cáo không chỉ mô tả dịch vụ cung ứng mà còn tạo cho

khách hàng đặc biệt chú ý đến những lợi ích mà sản phẩm dịch vụ đem lại.

Đồng thời Marketing phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho

khách hàng về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trình độ công nghệ và đội

ngũ nhân viên. Đặc biệt, các ngân hàng thường tạo bầu không khí làm việc tốt

với điều kiện làm việc thuận tiện, tăng tinh thần trách nhiệm của nhân viên

trong phục vụ khách hàng.

Hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn có một đặc điểm

có liên quan chặt chẽ đến hoạt động Marketing đó là trách nhiệm liên đới và

dòng thông tin hai chiều giữa khách hàng và ngân hàng. Trách nhiệm liên đới

là trách nhiệm không thành văn bản của ngân hàng trong quản lý tiền của

khách hàng và trong nội dung tư vấn dành cho khách hàng nhưng vấn đòi hỏi

ngân hàng và khách hàng đều phải có trách nhiệm với nhau trong các giao

dịch. Dòng thông tin hai chiều đòi hỏi cả khách hàng và ngân hàng đều phải

cung cấp cho nhau những thông tin cần thiết, đầy đủ, chính xác để làm căn cứ

quyết định các giao dịch và là cơ sở của lòng tin để duy trì mối quan hệ lâu

dài giữa khách hàng và ngân hàng.

* Marketing ngân hàng là loại hình Marketing hướng nội

Thực tế cho thấy rằng, so với Marketing ở các lĩnh vực khác, Marketing

ngân hàng phức tạp hơn nhiều bởi tính đa dạng, nhạy cảm của hoạt động ngân

hàng đặc biệt là quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng có sự tham

gia đồng thời của cả cơ sở vật chất, khách hàng và nhân viên ngân hàng. Nhân

viên là yếu tố quan trọng trong quá trình cung ứng, chuyển giao sản phẩm

dịch vụ ngân hàng. Họ giữ vai trò quyết định cả về số lượng, kết cấu chất

lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng và cả mối quan hệ giữa khách hàng và ngân

hàng. Chính họ đã tạo nên tính khác biệt hóa, tính cách của hàng hoá của sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng giá trị thực tế của dịch vụ cung ưng, khả năng

thu hút khách hàng và vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Những biện pháp

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn thể nhân viên ngân hàng theo

hướng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn được gọi là Marketing đối nội.

* Marketing ngân hàng thuộc loại Marketing quan hệ

Marketing quan hệ đòi hỏi bộ phận Marketing phải xây dựng được

những mối quan hệ bền lâu, tin tưởng lẫn nhau và cùng có lợi cho cả khách

hàng và ngân hàng bằng việc luôn giữ đúng những cam kết, cung cấp cho nhau những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao với giá cả hợp lí, tăng cường

các mối quan hệ về kinh tế, kỹ thuật, nâng cao sự tin tưởng giúp nhau cùng

phát triển. Thực tế cho thấy, trong hoạt động ngân hàng, có khá nhiều mối

quan hệ đan xen, phức tạp. Do vậy, đòi hỏi bộ phận Marketing phải hiểu được

các mối quan hệ nhất là quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và sự tác

động qua lại giữa chúng để có các biện pháp khai thác, kết hợp hài hóa nhằm

nâng cao chất lượng hoạt động của cả khách hàng và ngân hàng.

Kết quả lớn nhất của Marketing quan hệ là đảm bảo cho hoạt động ngân

hàng được xây dựng trên cơ sở của các mối quan hệ kinh doanh tốt. Đó là sự

hiểu biết, tin tưởng, sự phụ thuộc lẫn nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển bền

vững.

3. Chiến Lược Marketing-Mix (7P) –Công Cụ của Việc Quản Trị Trong Việc Phát Triển Kinh Doanh Dịch Vụ Thẻ :

Marketting là công cụ gắn kết hoạt động của NHTM với thị trường, là một khâu then chốt trong hoạt động của NHTM. Cũng như nhiều hoạt động kinh doanh khác của NHTM, hoạt động kinh doanh thẻ đòi hỏi các Ngân hàng phải quan tâm đến công tác Marketting, đặc biệt là Marketting mix để thu hút thêm nhiều khách hàng của dịch vụ thẻ.

         

Marketting mix trong kinh doanh thẻ là toàn bộ các phương thức để tìm kiếm khách hàng, giúp khác hàng tiếp cận, quyết định lựa chọn phương thức thanh tóan bằng thẻ và trở thành khách hàng lâu dài của Ngân hàng. Chiến lược Marketting là một hệ thống các luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết các nhiệm vụ Marketting.

         

Sự cần thiết của chiến lựợc Marketting mix trong hoạt động thẻ Ngân hàng thể hiện trên các khía cạnh sau:

Một là,

chiến lựợc Marketting mix là công cụ kết nối hoạt động thẻ của

 

NHTM với thị trường.

         

Định hướng thị trường đã trở thành điều kiện tiên quyết trong hoạt động của các NHTM ngày nay. Có gắn với thị trường, hiểu được sự vận động của thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng sử dụng thẻ cũng như khả năng tham gia của bản thân Ngân hàng thì các nhà quản lý mới có thể có những chính sách hợp lý nhằm phát huy tối đa nội lực giành lấy thị phần. Như vậy, NHTM nào có độ gắn kết với thị trường càng cao, khả năng thành công của các Ngân hàng đó càng lớn và ngược lại. bản chất của Marketting là quá trình xác định các khả năng, tiềm lực của Ngân hàng cũng như tìm hiểu nhu cầu của thị trường trên cơ sở đó xác lập các chiến lược và triển khai các giải pháp Marketting cụ thể. Nói một cách khác, toàn bộ các hoạt động gắn kết giữa Ngân hàng và thị trường như đã nêu ở trên đều thuộc phạm vi hoạt động của Marketting. Vì vậy, có thể khẳng định rằng Marketting là công cụ kết nối của NHTM với thị trường, đặc biệt khi các khách hàng sử dụng dịch vụ đều là khách hàng cá nhân.

Hai là

, chiến lựợc Marketting mix là công cụ hữu hiệu thu hút khách hàng sử dụng thẻ

         

Đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng là rất dễ bắt chước, do vậy, rất khó giữ bản quyền. Mặt khác, so với các NHTM trên thế giới, nhìn chung các dịch vụ truyền thống và khá giống nhau giữa các Ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng các dịch vụ ra đời theo chủ quan của Ngân hàng, thị trường thâm nhập không được đo lương trước, chất lượng dịch vụ không ổn định. Khắc phục tình trạng này, các Ngân hàng phải xây dựng chiến lược Marketting hợp lý, được chương trình hóa từ khi tìm hiểu nhu cầu khách hàng cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ. Không những thế, sản phẩm của Ngân hàng phải mang tính công cộng và xã hội hóa cao, tức là những đánh giá của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ quyết định của bản thân khách hàng đó về việc có tiếp tục duy trì quan hệ với Ngân hàng không mà còn ảnh hưởng đến cả quyết định của nhóm khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy, ta có thể khẳng định rằng nhờ có các hoạt động Marketting thẻ mà Ngân hàng mới có thể giữ chân những chủ thẻ hiện hữu và thu hút thêm những khách hàng mới một cách hiệu quả nhất.

Ba là

, chiến lựợc Marketting mix là công cụ nâng cao khả năng

 

cạnh tranh

 

thẻ của Ngân hang

         

Cơ chế thị trường chính là cơ chế cạnh tranh. Hơn nữa, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước thì các đối thủ cạnh tranh trong dịch vụ thẻ không chỉ là các Ngân hàng, tổ chức tài chính phi Ngân hàng trong nước mà còn là các Chi nhánh của các Ngân hàng nước ngoài với nhiều tiềm lực về vốn, công nghệ và kinh nghiệm, đặc biệt, khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các Ngân hàng muốn phát triển dịch vụ thẻ và chiến thắng trong cạnh tranh phải luôn quan tâm đến công tác Marketting.

       

Marketting không chỉ nghiên cứu về khách hàng mà còn nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở hiểu rõ tiềm lực của đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị Marketting sẽ có những dự đoán về phản ứng cũng như các chiến lựợc mà đối thủ định tiến hành và có giải pháp đối phó. Như vậy, nhờ có hoạt động Marketting theo tư duy chiến lược trên cơ sở có tính toán trước đến khả năng của các đối thủ cạnh tranh nên các NHTM luôn ở thế chủ động, do vậy, khả năng thành công sẽ cao hơn.

Bốn là,

chiến lược Marketting mix là thẻ là công cụ hạn chế tối đa rủi ro.

         

Hoạt động Marketting Ngân hàng nói chung và kinh doanh dịch vụ thẻ nói riêng có tính rủi ro cao, rủi ro có thể xảy ra trong khâu phát hành, thanh toán do đặc điểm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố công nghệ và tự động hóa. Do vậy, muốn thành công trong lĩnh vực này, các Ngân hàng phải chấp nhận rủi ro nhưng ở mức cho phép, nếu vượt quá mức cho phép, Ngân hàng sẽ thua lỗ và có nguy cơ phá sản. Marketting là một trong những công cụ hữu hiệu để các Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro. Marketting thẻ không chỉ giúp các Ngân hàng nhận biết được nhu cầu của khách hàng mà còn cho biết những rủi ro tiềm ẩn trong mỗi khách hàng về khả năng tài chính, tính trung thưc, sự trung thành trong sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Qua đó, giúp các nhà quản lý có quyết định đúng đắn về việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Hơn nũa, bằng việc nghiên cứu, bám sát sự biến động, Marketting có thể đem đến những thông tín quý giá giúp Ngân hàng có thể có những quyết định kịp thời, đúng đắn để đối phó với thị trường, với các đối thủ cạnh tranh. Qua đó, các Ngân hàng có thể lường trước các rủi ro và đưa ra cách giải quyết chủ động, kịp thời nhằm đảm bảo tiến hành kinh doanh an toàn.

3. Quy trình xây dựng chiến lược Marketting mix

Tùy vào đặc điểm kinh doanh và qui mô hoạt động, mỗi doanh nghiệp có thể có một qui trình xây dựng kế hoạch Marketting khác nhau. Đối với dịch vụ thẻ ngân hàng,

 

quy trình xây dựng chiến lược Marketting mix theo các bước:

-

   

Bước 1, xác định mục tiêu Marketting . Hệ thống mục tiêu này cơ bản gồm như mục tiêu thương hiệu,mục tiêu về vị trí trên thị trường, vị trí trong ngành kinh doanh, mục tiêu về qui mô trị trường bao phủ,

 

mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận.

-

   

Bước 2, phân tích tình hình thị trường.

-

   

Bước 3, Phân khúc thị trường theo đặc điểm địa lý, theo giai đoạn thị trường, theo nền tảng công nghệ, kỹ thuật.

-

   

Bước 4, Xác định thị trường mục tiêu. Đánh giá các phân khúc để xác định thị trường mục tiêu. Phương pháp thường được sử dụng là công cụ DPM (Drectional Policy Matrix).

-

   

Bước 5, định hướng Marketting chiến lược

-

   

Bước 6, Kế hoạch triển khai thực hiện

-

   

Bước 7, có kế hoạch theo dõi và điều chỉnh: Các công cụ theo dõi đánh giá thực hiện và kết quả thu được qua từng giai đoạn cụ thể.

4. Sản phẩm thẻ của ngân hàng Thương Mại Và Các nhân tố ảnh hưởng trong việc phát triển dịch vụ thẻ trong Ngân Hàng :

4.1

  

Những vấn đề cơ bản về dịch vụ thẻ Ngân hàng

4.1.1Quan niệm về thẻ Ngân hàng

         

Hiện còn có nhiều quan điểm khác nhau về thẻ Ngân hàng bởi người nghiên cứu đứng ở những góc độ khác nhau khi xem xét về thẻ Ngân hàng.Từ góc độ phát hành thì thẻ Ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền hoặc thanh toán chi phí mua hàng hóa tại các điểm chấp nhận thẻ.

         

Nếu xét từ góc độ thanh toán, thẻ Ngân hàng là một phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành và cấp cho chủ thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán, rút tiền mặt và các giao dịch khác theo các điều kiện, điều khoản thanh toán giữa hai bên thỏa thuận.

Theo quan điểm của NHNN Việt Nam tại Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ qua Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 của Thống đốc NHNN thì “thẻ Ngân hàng là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để thanh toán hoặc rút tiền tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc các Ngân hàng đại lý”.

Mặc dù còn nhiều quan niệm khác nhau song có thể hiểu

 

: ‘thẻ là một loại giấy tờ có giá trị

 

đặc biệt được làm bằng chất dẻo tổng hợp, được phát hành ấn định giá trị dùng để thanh tóan hóa đơn hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền thông qua các thiết bị đọc thẻ’.

Trong luận văn này, thẻ thanh toán được hiểu là thẻ thanh toán do NHTM phát hành. Dịch vụ thẻ được hiểu là dịch vụ cung cấp từ khâu phát hành, thanh toán và hỗ trợ chủ thẻ trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm thẻ.

4.1.2 Phân loại thẻ Ngân hàng

         

Hiện nay, có rất nhiều loại thẻ khác nhau, để thuận tiện cho việc sử dung, có thể nắm bao quát được về các loại thẻ,

 

người ta có thể phân các loại thẻ theo các tiêu thức sau:

Theo đặc tính kĩ thuật:

- Thẻ băng từ (Magnetic Card):

được sản xuất trên kỹ thuật từ tính với một băng từ chứa 2 rãnh thông tin nằm ở mặt sau của thẻ. Loại thẻ này được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên loại thẻ này cũng có một số nhược điểm như khả năng bảo mật không cao do thông tin được ghi trong thẻ không tự mã hóa được nên người ta có thể đọc được dễ dang bằng thiết bị đọc gắn với máy vi tính.

- Thẻ thông minh (Smart Card)

: Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán với nhiều tính năng ưu việt dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ một con chíp điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có nhiều nhóm với dung lượng nhớ của chíp điện tử là khác nhau. Tuy nhiên một nhược điẻm của loại thẻ này là giá thành sản xuất rất cao.

Theo tính chất thanh toán của thẻ:

- Thẻ tín dụng (Credit Card)

: Là loại thẻ theo đó, chủ thẻ chi tiêu trên cơ sở hạn mức tín dụng do NHPH cấp.

- Thẻ ghi nợ (Debit Card) :

Là thẻ được phát hành trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng.

- Thẻ thanh toán (Charge Card):

là loại thẻ du lịch và giải trí ( travel and entertainment card) của các công ty như American Express, Dinner club…

4.1.3 Các chủ thể của quá trình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ

Có rất nhiều chủ thể khác nhau tham gia vào quá trình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ. Việc xác định rõ các chủ thể góp phần phân định nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia, từ đó đề ra các quy trình phù hợp, hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro xảy ra cho chủ thẻ. Các chủ thể này bao gồm:

Chủ thẻ (card holder):

là cá nhân đứng tên xin cấp thẻ hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy quyền sử dụng), được ngân hàng phát hành thẻ để sử dụng và có tên được in nổi trên thẻ. Chủ thẻ bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ (nếu có).

Ngân hàng/Tổ chức phát hành thẻ (Issuing bank):

là thành viên của TCTQT được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ.

Ngân hàng thanh toán (Acquiring bank):

là thành viên của TCTQT và các ngân hàng được NHPH ủy quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ.

Đơn vị chấp nhận thẻ (Merchant):

là tất cả các cơ sở cung cấp hàng hóa dịch vụ, các ngân hàng đại lý và điểm ứng tiền mặt được ủy quyền chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán.

Tổ chức thẻ Quốc tế (International card acssociation):

là Hiệp hội, các tổ chức tài chính và các công ty phát hành và thanh toán thẻ quốc tế hiện tại bao gồm: MasterCard International, VISA, AMEX, JCB và DINERS CLUB.

Trung tâm chuyển mạch (Switching centre):

là đầu mối kết nối hệ thống thẻ của các Ngân hàng và tổ chức thanh toán thẻ khác nhau để tạo ra mạng lưới chấp nhận thẻ rộng lớn, giúp chủ thẻ có thể sử dụng thẻ ở bất kỳ ĐVCNT có mang thương hiệu chấp nhận thẻ.

4.2

     

Thẻ Ngân hàng – Công cụ thanh toán tất yếu của nền kinh tế hiện đại:

Với tư cách là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ thanh toán đã đóng một vai trò vô cùng quan trong trong đời sống kinh tế xã hội.

Thứ nhất

,

 

thẻ thanh toán đã tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Muốn sở hữu một thẻ thanh toán, khách hàng phải nộp một khoản tiền đặt cọc hay kí quĩ (đối với thẻ tín dụng) hay có số dư tối thiểu trong tài khoản (đối với thẻ ghi nợ) hoặc trực tiếp nạp tiền vào thẻ (thẻ rút tiền ATM). Như vậy, bằng việc khuyến khích người dân sử dụng thẻ, ngân hàng sẽ không chỉ huy động được lượng vốn nhàn rỗi mà cả lượng vốn dành cho tiêu dùng. Việc huy động vốn được thực hiện nhanh chóng và an toàn sẽ tạo điều kiện quay vòng vốn nhanh.

Thứ hai

, thẻ thanh toán tạo điều kiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ an toàn, chính xác và hiệu quả. Bộ nhớ cài đặt trên thẻ ghi lại chính xác từng giao dịch, cuối kì chủ thẻ có thể nhận được báo cáo giao dịch qua thẻ. Do đó chủ thẻ có thể quản lý chi tiêu của mình.

Thứ ba

, thẻ thanh toán tạo cho các giao dịch tính an toàn và bảo mật. Chỉ với một thẻ thanh toán, người tiêu dùng có thể thanh toán một khối lượng lớn hàng hóa dịch vụ mà không phải mang theo tiền mặt. Nhà nước cũng có thể giảm chi phí

 

bảo quản, vận chuyển tiền, cũng như các chi phí phát hành và lưu thông tiền tệ (in ấn, quản lý tiền , hủy tiền…) Qua đó, các hoạt động kinh tế ngầm, tiêu cực và tệ nạn xã hội sẽ được hạn chế .

Thứ tư

, thanh toán thẻ tạo điều kiện tăng cường hoạt động lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế, khơi thông các luồng vốn, tăng cường kiểm soát khối lượng giao dịch. Từ đó tạo tiền đề cho Nhà nước tính toán lượng tiền cung ứng và điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả.

Ngoài ra, thẻ còn có một tác dụng lớn trong việc kích cầu. Thêm vào đó, chấp nhận thanh toán thẻ đã góp phần thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, cải thiện môi trường văn minh thương mại và văn minh thanh toán, nâng cao các hiểu biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học trong phục vụ đời sồng cũng như tạo điiều kiện cho sự hòa nhập của quốc gia vào công đồng quốc tế.

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng

4.3.1 Nhân tố khách quan

Sự ổn định của nền kinh tế

         

Bất kì một ngành hoạt động nào cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nền kinh tế. Công nghiệp thẻ cũng vậy, bởi vì thẻ gắn liền với thu nhập của người dân cũng như nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa trong xã hội.

 

Chỉ có nền kinh tế phát triển ổn định với thu nhập của người dân ở mức cao và

 

ổn định,

 

thẻ mới có thể ra đời và phát triển nhằm nâng cao sức tiêu dùng của người dân, từ đó đem lại doanh thu cho Ngân hàng.

         

Cũng nên lưu ý rằng, chỉ có trong nền kinh tế ổn định mới có thể có một sự ổn định trong tiền tệ. Mà điều đó cũng gây ảnh hưởng rất lớn, quyết định sự phát triển của công nghiệp thẻ thanh toán. Nếu như một tấm thẻ ngày hôm nay mua được 10 mặt hàng nhưng chỉ ngay vài ngày sau đó chỉ có thể mua được 5 mặt hàng do sự bất ổn về tiền tệ thì rõ ràng không thể có ai muốn sử dụng thẻ vì “ cầm thẻ trong tay như cầm hòn than đang cháy”.

         

Như vậy sự ổn định của nền kinh tế là nhân tố đầu tiên, quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả phát hành và thanh toán thẻ.

Khoa học công nghệ phát triển

         

Thẻ thanh toán được ra đời dựa trên cơ sở nền tảng khoa học kĩ thuật cao. Thẻ sẽ không thể có khả năng thanh toán nếu như không có các máy đọc cũng như sự kết nối giữa các máy móc hiện đại tại trung tâm phát hành và thanh toán cũng như không thể có những tính năng an toàn và bảo mật- quyết định sự thành công của thẻ- nếu không có khoa học công nghệ kĩ thuật cao. Các tiện ích của thẻ cũng luôn tăng lên từng ngày nhờ có sự phát tiển của công nghệ thông tin. Thực tế đã chứng minh những quốc gia mà thẻ thanh toán chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội cao đều là những nước phát triển có khoa học công nghệ hiện đại.

 

Các nước đang phát triên muốn có hiệu quả trong hoạt động thẻ vì thế cũng cần quan tâm dến yếu tố quan trọng này.

Hành lang pháp lý đồng bộ, hoạt động hiệu quả

         

Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào môi trường pháp lý mỗi quốc gia bởi tất cả các hoạt động của nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng đều phải tuân thủ theo các văn bản pháp luật. Do đó, một hành lang pháp lý thống nhất, hoạt động hiệu quả sẽ tạo cho các Ngân hàng chủ động trong việc đề ra các chiến lược kinh doanh của mình.

         

Trình độ phát triển xã hội

         

Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, khách hàng sử dụng thẻ phải mở một tài khoản, hay kí quĩ một số tiền nhất định tại Ngân hàng. Chính vì thế thói quen và tâm lý ưa thích sử dụng tiền mặt sẽ gây tác động lớn trong sự phát triển của thẻ thanh toán.

 

Đây cũng là một khó khăn rất lớn cho các Ngân hàng Việt nam khi phải tìm cách thay đổi thói quen đó.

4.3.2.Nhân tố chủ quan

Chiến luợc Marketing mix trong phát triển dịch vụ thẻ

        

Hoạch định chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với tình hình thị trường trong nước, thế giới và xu hướng phát triển của lĩnh vực thẻ thanh toán là yếu tố tạo nên thành công trong dịch vụ thẻ. Hầu hết các Ngân hàng đều hoạch định cho riêng mình một chiến lược phát triển và chia theo các lộ trình phát trỉển.

Hình thức phát hành và thanh toán thẻ

         

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ.

 

Nếu Ngân hàng có được sự đa dạng về thẻ trong phát hành,

 

các tiện ích thẻ mang lại trong thanh toán, cũng như phương thức thanh toán thẻ an toàn nhanh chóng, tiện lợi chắc chắn sẽ đảm bảo sự thành công của thẻ. Nhân tố chủ quan này Ngân hàng cần hết sức quan tâm và phát huy trong quá trình kinh doanh thẻ của mình.

Vốn và công nghệ

         

Việc phát hành và thanh toán thẻ đòi hỏi một chi phí đầu tư lớn cho việc lắp đặt các máy móc thiết bị, hệ thống nhằm đảm bảo cho quá trình vận hành thẻ như

 

ATM, EDC, POS, CAT…….cũng như tiền thuê đường truyền trong quá trình thanh toán. Vì vậy, vốn đầu tư ảnh hưởng quyết định đối với các Ngân hàng, đặc biệt là những Ngân hàng bước đầu triển khai dịch vụ thẻ cũng như đổi mới công nghệ thẻ để bắt kịp với những tiến bộ về khoa học kĩ thuật trên thế giới.

Nguồn nhân lực

         

Không như những phương tiện thanh toán truyền thống, thẻ thanh toán mang tính chuẩn hóa rất cao và đòi hỏi quá trình vận hành thống nhất. Chính vì thế, đội ngũ nhân viên cần có khả năng, trình độ kinh nghiệm để tiếp cận , đáp ứng đầy đủ thông suốt quá trình hoạt động của thẻ. Vì vậy, có thể nói, nguồn nhân lực có trình độ là nhân tố đảm bảo cho thẻ thanh toán hoạt động hiệu quả, phát huy được những tiện ích của nó.

5 .Nội dung chiến lược Marketting mix trong phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng

Nội dung chiến lược Marketting mix nhằm phát triển dịch vụ thẻ phải tập trung giải quyết được các vấn đề cơ bản như: thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đa dạng hóa kênh phân phối, thực hiện những thay đổi cần thiết trong sản phẩm, tiến hành những biện pháp giá cả, hoàn thiện quy trình cung ứng dịch vụ và các biện pháp xúc tiến hốn hợp. Ngày nay , cạnh tranh

trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực thẻ nói riêng ngày càng trở nên quyết liệt khi số lượng các ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường gia tăng, các ngân hàng ngày càng mở rộng danh mục sản phẩm tạo ra áp lực cho sự phát triển dịch vụ hiện tại và tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thường xuyên đối thủ cạnh tranh sẽ mang lại những thông tin quan trọng trong xây dựng chính sách sản phẩm thẻ của ngân hàng. Những thông tin về chiến lược sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ là căn cứ quan trọng trong việc khai thác và phát triển danh mục sản phẩm và chúng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng của ngân hàng.

5.1.Các mục tiêu của chiến lược Marketting mix

-

         

Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng

-

         

Góp phần đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng

-

         

Nâng cao vị thể của ngân hàng trên thị trường

-

         

Thực hiện các mục tiêu lợi nhuận đã xác định

5.2.Tổ chức nghiên cứu thị trường và phân đoạn khách hàng sử dụng thẻ

Thị trường dịch vụ thẻ bao gồm thị trường Ngân hàng hiện có và thị trường dự kiến thu nhập. Công tác nghiên cứu thị trường bao gồm cả nghiên cứu về tiềm năng phát triển dịch vụ thẻ, đánh giá đối thủ cạnh tranh, đánh giá thị phần và các yếu tố tác động có liên quan. Những kết luận về thị trường thẻ của Ngân hàng sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra kết luận đúng đắn trong việc lập kế hoạch và xây dựng chính sách Marketting.

Một trong những nội dung quan trọng của nghiên cứu thị trường là đánh giá thị phần, trong dịch vụ thẻ bao gồm thị phần phát hành, thị phần ĐVCNT.

Đối với các Ngân hàng Việt Nam, cũng giống như các Ngân hàng trên thế giới, thị phần thẻ thường đánh giá theo số lượng thẻ ghi nợ nội địa, quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, quốc tế phát hành cũng như số lượng ĐVCNT của Ngân hàng trên toàn thị trường. Việc chiếm lĩnh hai thị phần này phản ánh hiệu quả chính sách Marketting của Ngân hàng.

Trên cơ sở công tác nghiên cứu thị trường, các Ngân hàng xác định phân đoạn khách hàng mục tiêu. Đây là việc phân loại khách hàng theo một số tiêu chí nhất định thành những nhóm riêng biệt và nghiên cứu xem khách hàng trong mỗi nhóm đó có nhu cầu gì, có phù hợp với khả năng đáp ứng của Ngân hàng không, từ đó đưa ra những quyết định về lựa chọn thị trường mục tiêu, thị trường mà Ngân hàng có thể phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu của họ. Một số tiêu chí ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng và thường được sử dụng để phân đoạn khách hàng bao gồm: Sản phẩm, độ tuổi, giới tính, nơi cư trú, tính chất thời vụ, thu nhập, mức độ yêu thích rủi ro…

Công tác nghiên cứu thị trường, hoạch định chính sách Marketting và xác định phân đoạn khách hàng của dịch vụ thẻ của các Ngân hàng là hết sức cần thiết và phải được thường xuyên thực hiện bởi bộ phận Marketting chuyên biệt. Qua đó, các nhà quản lý có thể có nguồn thông tin để hoạch định chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ Ngân hàng.

5.3.Công tác phát triển sản phẩm thẻ (Product)

Đa dạng hóa các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng và phù hợp với phân đoạn thị trường Ngân hàng lựa chọn là một tiêu chí mà các Ngân hàng phải quan tâm khi phát triển dịch vụ thẻ. Trên cơ sở phân đoạn thị trường, Ngân hàng có thể đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng và trong vòng đời của sản phẩm thẻ vẫn tiếp tục gia tăng các dịch vụ, tiện ích của thẻ để duy trì tính hấp dẫn của sản phẩm. Các loại thẻ mà Ngân hàng có thể phát hành bao gồm:

Thẻ nội địa:

Thị trường khách hàng thẻ nội địa là thị trường được các nhà Quản trị quan tâm vì đây là thị trường tiềm năng và có khả năng mở rộng. Một khách hàng có thể có thẻ ghi nợ hoặc tín dụng ở nhiều Ngân hàng. Họ vẫn có thể yêu cầu phát hành thẻ nếu đáp ứng đủ điều kiện và dịch vụ thẻ của ngân hàng có nhiều tiện ích mà họ mong muốn. Để ra được một sản phẩm thẻ ghi nợ, tín dụng hoặc thẻ trả trước…các ngân hàng cần nghiên cứu thị trường và thiết kế các tính năng phù hợp, sau đó, phát triển các tính năng của sản phẩm trên hệ thống quản lý thẻ, tung sản phẩm ra thị trường sau khi đã hoàn thiện chương trình và hướng dẫn tác nghiệp cho cán bộ ngân hàng.

Thẻ Quốc tế:

Ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng mang thương hiệu của các Tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, American Express, JCB…Đây là các loại thẻ có thể thanh tóan trên phạm vi toàn cầu tại các ĐVCNT có biểu tượng chấp nhận thẻ của các Tổ chức thẻ này.

Thẻ liên kết:

Ngân hàng cần nghiên cứu để phát hành thẻ liên kết đối với các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ có uy tín để cùng nhau khai thác và gia tăng tiện ích cho chủ thẻ. Ngân hàng sẽ đạt được đa mục tiêu thông qua phát hành thẻ liên kết, bao gồm cả gia tăng số lượng chủ thẻ, mang lại các lợi ích cho các khách hàng thân thiết và mang lại lợi ích đồng thương hiệu cho cả hai bên tham gia liên kết.

5.4.Xây dựng chính sách giá phí hợp lý (Price)

Việc xây dựng biểu phó dịch vụ thẻ phù hợp sẽ mang lại thu nhập cho Ngân hàng và thu hút được khách hàng phát hành, sử dụng thẻ, Đây cũng là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các ngân hàng. Tuy nhiên việc cạnh tranh bằng cách giảm phí không phải là phương án tối ưu mà quyết định phải là chất lượng của dịch vụ và phong cách phục vụ của ngân hàng.

Các loại phí áp dụng đối với chủ thẻ có thể bao gồm:

-

         

Phí phát hành thẻ: tính một lần khi phát hành thẻ.

-

         

Phí thường niên: Phí tính hàng năm tính theo số thẻ đang sử dụng thu trực tiếp từ chủ thẻ, ngân hàng phát hành có thể thu hoặc miễn phí trong một thời gian hoặc không thu tùy theo chính sách của mình.

-

         

Phí phạt chậm tiền thanh toán: Phí tính cho chủ thẻ khi không thanh toán đúng hạn một khoản tiền tối thiểu sao kê tài khoản thẻ hàng tháng.

-

         

Phí giao dịch: tính trên từng giao dịch khách hàng thực hiện tại thiết bị chấp nhận thẻ.

-

         

Phí ứng tiền mặt: Phí tính theo từng giao dịch ứng tiền mặt của chủ thẻ. Thường tính trên giá trị phần trăm số tiền rút là 3%, tối thiểu là 2 USD và không quá 25 USD.

Ngoài ra, còn một số các loại phí khác ngân hàng thu được từ hoạt động thanh toán

 

quốc tế như phí chuyển đổi ngoại tệ, phí gửi thẻ giả mạo cho ngân hàng phát hành...

5.5.Chiến lược khuyến mại, khuếch trương (Promotion)

Công tác khuếch trương hình ảnh bao gồm các nội dung:

Thiết kế hình ảnh (logo, slogan, hình ảnh đặc trưng)

cho các sản phẩm thẻ

của ngân hàng thống nhất, đẹp, ấn tượng và mang bản sắc riêng của ngân hàng. Khách hàng dễ nhớ và dễ nhận biết khi sử dụng sản phẩm thẻ và là kênh truyền thông tốt nều họ hài lòng với sản phẩm và chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời qua đó cũng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm thẻ của ngân hàng. Bộ toolkit như tờ rơi quảng cáo, mẫu đơn đăng ký phát hành thẻ, hướng dẫn sử dụng, catalog... cũng là những ấn phẩm quan trọng trong việc giới thiệu và khuếch trương sản phẩm thẻ.

Tổ chức sự kiện:

Tổ chức sự kiện nhân dịp khai trương sản phẩm thẻ mới, nhân dịp ngân hàng đạt mục tiêu về số lượng thẻ phát hành, tài trợ cho các giải thể thao, các sự kiện lớn của đất nước. Thông qua việc tổ chức sự kiện ngân hàng thực hiện việc quảng cáo những sản phẩm thẻ mới, những thành tựu đã đạt được...

Duy trì hình ảnh

:

Tổ chức công tác quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng để duy trì hình ảnh về sản phẩm, mạng lưới cơ sở thanh toán thẻ của ngân hàng.

Nhận biết hê thống DVCNT ATM/POS

:

Ngân hàng cần thiết kế và tổ chức triển khai các mẫu cabin đặt máy ATM, biểu chỉ dẫn, hình ảnh tại điểm đặt POS thống nhât, có mầu sắc đặc trưng riêng cho ngân hàng để khách hàng sử dụng thẻ dễ nhận biết. Thông qua đặc trưng về thiết kế cabin, biển hiệu điểm đặt máy ATM/POS cũng nâng cao hình ảnh của ngân hàng trong dân chúng.

5.6.Thiết kế hệ thống kênh phân phối sản phẩm (Place)

Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm thẻ của ngân hàng bao gồm các loại sau:

Phân phối thông qua mạng lưới các chi nhánh ngân hàng:

Là cách thức phân phối sản phẩm thẻ truyền thống của các ngân hàng. Phụ thuộc vào phân bố và số lượng các chi nhánh của ngân hàng. Điểm then chốt quyết định việc thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ mới phụ thuộc vào nhân viên ngân hàng cùng với các kỹ năng giao tiếp và am hiểu của anh ta về sản phẩm thẻ.

Thông qua mạng lưới đại lý phát hành thẻ:

Ngân hàng có thể thuê nhân công bên ngoài phát hành thẻ đến khách hàng thông qua việc ký kết hợp đồng phát hành thẻ cho họ. Việc phân phối qua đại lý cũng phụ thuộc vào mức dộ am hiểu thị trường của đại lý và cần có qui trình chặt chẽ trong việc tiếp nhận hồ sơ phát hành thẻ để hạn chế rủi ro.

Thông qua gửi thư trực tiếp:

Đây là cách làm phổ biến đối với các ngân hàng phát hành thẻ. Việc gửi thư trực tiếp giúp ngân hàng tiếp cận được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu trong phân đoạn của mình. Tuy nhiên để thực hiện được theo cách này NHPH phải có chuẩn bị dữ liệu từ trước bao gồm: Chuẩn bị danh sách khách hàng, gửi thư đến các khách hàng, xử lý các thư phản hồi và gửi đề nghị phát hành tới bộ phận back-end.

Kênh Internet:

Internet vẫn là kênh phân phối mới đối với sản phẩm thẻ nhưng có nhiều triển vọng. Khá nhiều trang web của các ngân hàng quảng cáo về dịch vụ thẻ và cho phép khách hàng đăng ký phát hành thẻ trực tuyến hay qua email. Tuy nhiên, Internet thu hút phần lớn khách hàng là giới trẻ, ưa thích công nghê cao, còn đối tượng khách hàng tín dụng có tín nhiệm, có thu nhập cao thường không có nhiều thời gian để lựa chọn cách đăng ký này.

Kênh thông tin đại chúng:

Nhiều Ngân hàng sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như TV, đài, báo để quảng cáo, bán sản phẩm thẻ cho những khách hàng mới. Đây là cách để tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng nhưng chi phí cao do đặc điểm của phương tiện thông tin đại chúng là không định hướng đúng vào đối khách mục tiêu và phải lặp đi lặp lại nhiều lần để gây sự chú ý và ghi nhớ thông tin.

6.

          

Xây dựng hệ thống các tiêu chí đo lường hiệu quả Marketting trong phát triển dịch vụ thẻ

Xác định các tiêu chí đo lường hiệu quả Marketting trong dịch vụ thẻ là một nội dung quan trọng, giúp ngân hàng đanh giá được những tác động của công tác Marketting. Các tiêu chí có thể được phân chia thành nhóm những tiêu chí mang tính định lượng và nhóm tiêu chí mang tính định tính.

6.1.Nhóm chỉ tiêu

 

định lượng

Số lượng thẻ phát hành:

Đo lường tính hấp dẫn của sản phẩm thẻ và hiệu quả của chương trình Marketting. Chỉ tiêu này được tính theo số lượng thẻ phát hành so với kế hoạch đề ra và so sánh với số lượng phát hành các năm trước.

Thị phần khách hàng:

Khách hàng là chủ thẻ: đánh giá sự phát triển chủ thẻ và tính hấp dẫn của sản phẩm thẻ phát hành trên thị trường.

                                   

Số lượng thẻ phát hành của ngân hàng

Thị phần chủ thẻ =

                                                                 

   

     

x 100%

                                     

     

  

Tổng số lượng thẻ toàn thị trường

Khách hàng ĐVCNT

:

Phản ánh mức độ tín nhiệm ngân hàng của ĐVCNT và hiệu quả chính sách khách hàng, công tác chăm sóc khách hàng của ngân hàng.

                            

                     

Số lượng ĐVCNT của ngân hàng

Thị phần ĐVCNT =

                                                     

   

     

          

x 100%

                                     

           

Tổng số ĐVCNT toàn thị trường

Số lượng sản phẩm thẻ:

Phản ánh mức độ đa dạng hóa các sản phẩm

thẻ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tiêu chí này được tính bằng số lượng các sản phẩm thẻ ngân hàng đưa ra thị trường hàng năm so với các năm trước.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh thẻ (phí phát hành, thanh toán thẻ):

Phản ánh hiệu quả của Marketting tác động lên hoạt động kinh doanh thẻ.

Doanh thu hoạt động thẻ=Phí phát hành thẻ+phí thanh toán thẻ+phí thu từ ĐVCNT+...

Khối lượng giao dịch thanh toán qua thẻ:

chỉ tiêu này tính bằng tổng giá trị thanh toán hàng hóa dịch vụ qua POS/ATM trong một khoảng thời gian tính theo tháng/quý/năm. Chỉ tiêu này cũng phản ánh hiệu quả của công tác quảng bá tuyên truyền việc sử dụng thẻ thanh toán cũng như các công cụ kích thích tiêu dùng.

Thị phần thiết bị ATM/POS:

Phản ánh sự tăng trưởng trong trang bị thiết bị thanh toán thẻ của ngân hàng và khả năng chiếm lĩnh điểm đặt thiết bị của ngân hàng so với các ngân hàng khác trên thị trường.

Thị phần thiết bị ATM/POS = % trên tổng số thiết bị theo từng loại của các ngân hàng tham gia thanh toán thẻ.

Tần suất và doanh số thanh toán qua thiết bị ATM/POS:

phản ánh hiệu quả sử dụng thiết bị chấp nhận thẻ và tính phù hợp của vị trí đặt thiết bị.

Tần suất sử dụng thiết bị =Tổng số lượng giao dịch/thiết bị ATM,POS/ ngày/tháng/năm

Số lượng các dịch vụ cung cấp trên ATM/POS:

Phản ánh mức độ đa dạng hóa dịch vụ, gia tăng tiện ích cho chủ thẻ.

6.2. Nhóm chỉ tiêu

 

định tính

:

Mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ:

Chỉ tiêu này được xác định trên tập hợp giá trị đem lại cho khách hàng về tiện ích và lợi ích của dịch vụ thẻ cũng như đánh giá của các tổ chức chuyên nghiệp về chất lượng

 

dịch vụ thẻ của ngân hàng và công tác hỗ trợ, chăm sóc khách hàng.

Mức độ tăng uy tín, hình ảnh dịch vụ thẻ ngân hàng: Thể hiện thông qua mức độ nhận biết về sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng trong dân chúng dẫn tới hiệu quả về uy tín, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng cũng được nâng cao.

Mức độ nhận biết hình ảnh:

thông qua thiết kế đặc trưng về màu sắc, thông điệp quảng cáo, khách hàng ghi nhớ và có dấu ấn về sản phẩm thẻ của ngân hàng. Đánh giá hiệu quả của các chương trình quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7.

  

Chiến lược Marketting- mix trong phát triển kinh doanh thẻ của một số Ngân hàng trong nước và nước ngoài , bài học cho MB .

7.1

 

Kinh nghiệm của một số Tổ chức thẻ quốc tế và một số ngân hàng nước ngoài.

Tổ chức thẻ quốc tế Visa:

Visa là một trong những tổ chức thẻ lớn nhất trên thế giới với các thương hiệu thẻ nổi tiếng như VISA Gold, VISA Platinum, VISA Infinite, VISA Electron, VISA Business, VISA Corporate, VISA Purchasing... Phạm vi hoạt động của tổ chức này ngày càng được mở rộng, hiện nay VISA là một tổ chức có hơn 21.000 thành viên là các ngân hàng trên toàn thế giới và đến nay đã phát hành trên 150 tỷ thẻ các loại. Thẻ VISA được chấp nhận thanh toán tại khắp nơi trên toàn thế giới. Kể từ khi ra đời, thẻ VISA luôn được thực tế chứng minh là loại thẻ quốc tế thông dụng nhất trên toàn cầu với số lượng người sử dụng đông đảo.

Một trong những lý do dẫn đến thành công là Visa đã xây dựng chiến lược Marketting thích hợp nhằm khuếch trương thương hiệu và định hướng người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của mình. Những chiến lược này luôn phù hợp với đặc điểm từn thị trường thẻ của mỗi quốc gia

 

nhắm tới. Visa là tổ chức thẻ đánh giá cao thị trường tiềm năng là Việt Nam và là tổ chức thẻ quốc tế mở Văn phòng đại diện từ cuối năm 2004. Với đặc điểm thị trường Việt nam là thị trường mới, Visa đã tập trung vào việc khuếch trương dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế Visa ở khắp Việt nam thông qua hệ thống chiến lược Marketting mix đặc biệt hiệu quả. Visa Việt nam thuê công ty chuyên lo về công tác quảng bá thương hiệu và tổ chức sự kiện. Theo đó hình ảnh và những thông điệp của Visa như "Take it easy", “We prefer Visa” luôn xuất hiện ở những vị trí thuận lợi nhất tại các thành phố lớn của Việt nam như tại sân bay, trên biển quảng cáo của các cửa hàng lớn, các quảng cáo Panô tấm lớn trên một số các cửa ngõ ra vào thành phố Hà nội, TP Hồ Chí Minh.

Bên cạnh các hoạt động Marketting nhằm khuếch trương hình ảnh, Visa còn thực hiện các chương trình khuyến mại giảm phí chiết khấu cho các Đơn vị chấp nhận thẻ Visa khi đạt doanh số lớn và mỗi dịp lễ tết hàng năm, nhằm thúc đẩy doanh số chi tiêu qua thẻ Visa, tổ chức này phối hợp với các ngân hàng thành viên thực hiện tổng lực các chương trình như “leo núi cùng Visa”, “chinh phục Everest cùng Visa”...theo đó, ngân hàng thành viên nào có doanh số chi tiêu qua thẻ Visa lớn nhất sẽ được Visa giảm các phí thành viên, trao thưởng cho đội ngũ Marketting...

Kết quả của chiến lược Marketting hữu hiệu không chỉ được thể hiện qua tỷ lệ đầu bảng về nhận biết thương hiệu thẻ trên thị trường Việt Nam mà còn thông kết quả kinh doanh đầy khả quan tại thị trường thẻ Việt Nam trong năm 2011.

Ngân hàng Koomin Bank

 

(KB) Hàn Quốc

Ngân hàng Kookmin, viết tắt là KB, được thành lập từ năm 2001, là kết quả của sự sáp nhập giữa Ngân hàng Kookmin - ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc, được thành lập từ năm 1963 - và Ngân hàng Cổ phần Thương mại Nhà ở (H&CB) - ngân hàng lớn thứ nhì ở Hàn Quốc, thành lập năm 1967.

KB hiện có hơn 26 triệu khách hàng, 1.147 chi nhánh và 9.091 hệ thống máy ATM trên toàn quốc, với tổng giá trị tài sản đến 223 tỉ USD tính đến tháng 6/2010. Năm 2008 lãi ròng đạt 2,7 tỉ USD và 6 tháng đầu năm 2007 đạt 1,5 tỉ USD.

Koomin Bank đã vươn lên

một trong những ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ Hàn Quốc. Trải qua 28 năm hoạt động, Koomin Bank luôn là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thẻ và đạt những thành công đáng kể thông qua những chiến lược Marketing đúng đắn của mình.

         

Một trong những điểm nổi bật của chiến lược Marketting mà KB áp dụng đó là đa dạng hóa vào sản phẩm

 

trọng tâm là thẻ tín dụng dựa trên thế mạnh vượt trội về công nghệ, kinh nghiệm và nguồn lực. Sản phẩm thẻ tín dụng của KB được đa dạng tối đa đặc biệt là thông qua chính sách sản phẩm cấp hạn mức tín dụng linh hoạt. Trái tim trong cơ cấu của trung tâm thẻ KB phải kế đến bộ phận Marketting với một cơ cấu kiện toàn để ra các quyết định Marketting sắc bén.


Sơ đồ 1.2: Cơ cấu phòng Marketting tín dụng thẻ của

 

KB

(Nguồn: Báo cáo của Trung tâm thẻ KB tháng3/2012)

         

cơ cấu phòng marketing của KB với sản phẩm mũi nhọn là thẻ tín dụng quốc tế, chiến lược Marketting của KB là áp dụng linh hoạt chính sách 7P đối với khách hàng là chủ thẻ tín dụng của ngân hàng một cách chặt chẽ , bộ phận quản lý khách hàng và nghiên cứu thị trường phải liên kết chặt chẽ với nhau để xác lập được nhu cầu cũng như khả năng của ngân hàng để xác lập kế hoạch marketting phù hợp với ngân hàng của mình sau đó sẽ lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất để đến tay khách hàng .

7.2.Chiến lược Marketting của một số Ngân hàng thương mại trong nước, bài học cho MB .

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) :

Là ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển dịch vụ thẻ thanh toán và đến nay là ngân hàng có dịch vụ thẻ phát triển nhất tại Việt Nam. Ngân hàng Ngoại thương đã phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế từ năm 1990 với việc ký hợp đồng thanh toán thẻ Visa với ngân hàng ngoại thương Pháp, đến nay ngân hàng Việt Nam là ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ quốc tế với nhiều thương hiệu nổi tiếng nhất như Visa, Master, American Express, JCB, Diner Club. Sản phẩm thẻ của Ngân hàng Ngoại thương rất đa dạng gồm thẻ ghi nợ nội địa Connect 24, thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Visa/Master/American Express, thẻ liên kết Master Card cội nguồn, thẻ tín dụng Vietcombank Bông sen vàng (liên kết với Vietnam Airlines). Vietcombank là Ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động thẻ một phần lớn do đã thành công trong việc phát triển các loại sản phẩm thẻ quốc tế, đồng thời đã xây dựng một chiến lược Marketting mix phù hợp.

Với lợi thế tuyệt đối về mặt thương hiệu và uy tín của ngân hàng, trong chiến lược Marketting thẻ của mình, Vietcombank không chú trọng quảng bá hình ảnh sản phẩm theo chiều rộng mà thực hiện tập trung theo hướng chuyên sâu nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thẻ, đặc biệt là các dòng thẻ dành cho khách hàng cao cấp như Amex, MasterCard gold thông qua các Chương trình bảo hiểm cao cấp, tích lũy điểm thưởng, chăm sóc khách hàng 24/24 không kể biên giới…

Bên cạnh đó, VCB cũng đã xúc tiến xây dựng thẻ đồng thương hiệu MTV-MasterCard với các khách hàng mục tiêu là giới trẻ và nhắm vào kênh phân phối là các Fan-club, các cửa hiệu thời trang, mỹ phẩm và đồ dung điện tử cao cấp, thời thượng mà giới trẻ yêu thích.

Ngân hàng CPTM Á Châu ACB:

Là một ngân hàng TMCP nhưng ACB có hoạt động dịch vụ thẻ phát triển sớm và mạnh. ACB là thành viên của Visa International từ năm 1995 và Master từ năm 1996. ACB phát hành nhiều loại thẻ quốc tế cả tín dụng và ghi nợ như ACB-Visa card, Visa electron, ACB-Mastercard, ACB-Master Electronic. Thị phần phát hành thẻ quốc tế của ACB chiếm tới hơn 50%. Các loại thẻ nội địa cũng rất phong phú và đa dạng, ACB phát hành nhiều loại thẻ tín dụng nội địa liên kết với các công ty lớn như ACB-Mai linh (Taxi Mai linh), ACB-Sài gòn Coop (liên kết với hệ thống siêu thị Coop Mart), ACB-Phước Lộc Thọ (liên kết với hệ thống siêu thị Maximart, Citimart và Miền Đông). Thị phần phát hành thẻ của ACB vượt cả Vietcombank do ngân hàng này có chính sách Marketting rất linh hoạt. Khách hàng khi sử dụng thẻ liên kết nêu trên sẽ được giảm giá từ 10% đến 20% khi mua hàng hóa dịch vụ tại cá đơn vị liên kết trên thẻ có thương hiệu của họ.

ACB đã có hướng đi đúng đắn là phát triển thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế để thu hút đối tượng khách hàng thường xuyên đi nước ngoài, đối tượng học sinh du học...Bên cạnh đó, ACB cũng tập trung phát triển mạng lưới POS từ rất sớm để chiếm lĩnh những điểm đặt tốt như khách sạn sang trọng, nhà hàng, cửa hàng lớn với gần 5000 điểm chấp nhận thẻ. ACB mới bắt đầu phát triển hệ thống ATM và có xu hướng liên kết với hệ thống các ngân hàng khác để giảm chi phí đầu tư hệ thống ATM.

7.3.Bài học kinh nghiệm cho MB

Qua

 

nghiên cứu công tác xây dựng chiến lược Marketting mix của các ngân hàng, tổ chức thẻ quốc tế Việt nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất,

chiến lược Marketting

 

thẻ phải xây dựng chuyên biệt, phù hợp với đặc điểm thị trường thẻ của từng nước. Khi thị trường thẻ còn sơ khai thì định hướng người dân làm quen với một dịch vụ thẻ thuận tiện và an toàn trong thanh toán thông qua việc cùng nhau tổ chức các chiến dịch khuếch trương trên phương tiện thông tin đại chúng. Khi người dân đã biết, đã có mong muốn sử dụng thẻ thì các ngân hàng có thể thực hiện những chính sách riêng biệt phù hợp với phân đoạn thị trường khách hàng sử dụng thẻ của mình.

Thứ hai,

đa dạng hóa sản phẩm thẻ trên cơ sở luôn đổi mới và hoàn thiện tính năng thẻ phù hợp với nhu cầu từng đối tượng khách hàng. Triển khai thẻ ghi nợ khi thị trường mới phát triển. Tăng cường liên kết với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có uy tín nhằm hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mục tiêu và loại thẻ phát hành mà lựa chọn đối tác liên kết phù hợp.

Thứ ba,

coi trọng việc mở rộng mạng lưới CSCNT như phát triển các kênh phân phối sản phẩm thẻ, qua đó xây dựng hình ảnh hiện đại, phát triển. Khách hàng sử dụng thẻ, nhất là khách du lịch quan tâm đánh giá cao đối với có mạng lưới ĐVCNT rộng khắp, tiện lợi. Qua việc hình ảnh xuất hiện ở các ĐVCNT thì uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao. Tùy điều kiện cụ thể và chính sách phát triển dịch vụ thẻ mà có chính sách Marketting phù hợp đẻ phát triển chủ thẻ hoặc phát triển ĐVCNT theo từng thời kỳ.

Thứ tư,

tăng cường hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế và khu vực, các trung tâm chuyển mạch quốc gia để chấp nhận thanh toán nhiều loại thẻ, mang lại nguồn thu phí thanh toán thẻ cho ngân hàng, tăng hiệu quả đầu tư mạng lưới thiết bị chấp nhận thẻ.

Chương

 

I luận văn đã tập trung giải quyết được

 

một số vấn đề cơ bản về thẻ và chiến lược Marketting mix trong phát triển dịch vụ thẻ, đồng thời, đi sâu phân tích nội dung chiến lược Marketting trong dịch vụ thẻ, nêu được các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động Marketting. Em cũng đã

 

tổng hợp được một số kinh nghiệm xây dựng chiến lược Marketting mix nhằm phát triển dịch vụ thẻ của một số tổ chức thẻ quốc tế ngoài nước và trong nước, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với các ngân hàng Việt nam nói chung và ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng .

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM THẺ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP

 

Quân Đội :

      

Tên doanh nghiệp phát hành : Ngân hàng TMCP Quân Đội

Tên giao dịch

      

: MILITARY COMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt

          

: MB

Logo

                    

:

Vốn điều lệ ban đầu

   

: 20.000.000.000 VND

Trụ sở chính

        

: số 3- Liễu Giai –

 

Ba Đình

 

- Hà Nội

Số diện thoại

        

: 04.3562.4219

Số Fax

                  

: 04.3562.4220

  

Website

                 

:

http://www.mbbank.com.vn

       

Email

                      

:

[email protected]

        

Tổng số lao động: 1.886 người.

    

*) Lịch sử phát triển và hình thành :

               

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (Military Commercial Joint Stock Bank) gọi tắt MB được thành lập vào năm 1994, theo Quyết định số 00374/GP-UB của Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hà Nội. Ngày 4/11/1994, MB chính thức đi vào hoạt động theo Giay phép số 0054/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với thời gian hoạt động là 50 năm.. Là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu, MB luôn được Ngân hàng Nhà nước xếp hạng A và liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệu mạnh Việt Nam, Thương hiệu Việt uy tín chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, Giai thưởng Sao vàng Đất Việt, Giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do Citi Group, Standard Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng.

Sau hơn 15 năm hoạt động từ một ngân hàng khá non trẻ MB đã tăng số vốn điều lệ lên hơn 5000 tỷ đồng và trở thành địa chỉ thân thuộc với mỗi khách hàng, người dân Việt Nam.

Ngân hàng Quân đội còn thể hiện vai trò là một ngân hàng thương mại vững vàng hàng đầu qua việc tích cực tham gia và thực hiện nghiêm túc các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế-xã hội… của Nhà nước. Với những nỗ lực và đóng góp của mình, MB đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Ngân hàng Quân đội liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động, từ 1 điểm giao dịch là trụ sở chính ban đầu, đến nay đã có 166 điểm giao dịch và mới đây nhất là điểm giao dịch mới mở ở Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với 500 ngân hàng đại lí. Bên cạnh đó, các công ty trực thuộc cũng là một bộ phận không thể tách rời, đóng góp cho sự phát triển đa dạng và ổn định của ngân hàng. Bao gồm Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), công ty quản lí nợ và khai thác tài sản (AMC), và công ty Quản lí Quỹ (HFM).

Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng: Huy động vốn ngắn hạn trung dài hạn; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển; Vay vốn các tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Cổ phiếu, thương phiếu, trái phiếu giấy tờ có giá khác; Hùn vốn liên

 

doanh và mua cổ phần; Làm dịch vụ thanh toán; Phát hành thanh toán thẻ nội địa; Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế; Huy động vốn nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài.

Ngân hàng có Hội sở chính tại số 3-Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội và các chi nhánh rộng khắp trên mọi miền Tổ quốc như: Hà Nội, Thanh Hóa, Ninh Bình, TP HCM,…

*) Cơ cấu tổ chức

Hội đồng quản trị của ngân hàng gồm có 7 thành viên, thường trực hội đồng quản trị gồm: 1 chủ tịch HĐQT, 2 phó chủ tịch HĐQT, 4 uỷ viên. Ban kiểm soát gồm: trưởng ban kiểm soát và 3 kiểm soát viên. Ban giám đốc gồm: 1 Tổng giám đốc và

 

5 Phó Tổng giám đốc.

    

    

Các Uỷ ban cao cấp

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công ty QL quỹ đầu tư HN

Đại hội cổ đông

Tổng Giám đốc

Công ty CK Thăng Long

Công ty AMC

Phòng Đầu tư và dự án

Phòng Tài chính - Kế toán

Khối Tổ chức - Nhân sự - Hành chính

Trung tâm CNTT

Phòng KHTH và Pháp chế

Khối QLTD

Khối khách hàng DN

Khối Treasury

Khối khách hàng cá nhân

Phòng NCPT và XDCS

Trung tâm Thẻ

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Quân đội

*) Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

     

   

Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghịêp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụ cho các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng nhà nước cho phép.

*) Chức năng nhiệm vụ

       

 

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội hiện đang phục vụ hơn 12.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng và 90% doanh thu từ các dịch vụ tín dụng của ngân hàng. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, MB hiện đang cung cấp “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khoản, tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thoả thuận ký với các tổ chức quốc tế.

      

  

Với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có quy mô lớn, hiện chiếm khoảng 8% doanh số tín dụng và 8% doanh thu các dịch vụ tín dụng. MB đang cung cấp một loạt các dịch vụ hỗ trợ hiện đại như quản lý ngân quỹ, thu xếp vốn đầu tư dự án, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân hàng điện tử.

      

  

MB đang phục vụ gần 100.000 khách hàng dân cư, chiếm 27% doanh số tín dụng của MB. Với khách hàng cá nhân, MB cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp.

      

  

Trên thị trường liên ngân hàng, MB hiện là một trong những ngân hàng năng động nhất trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính khác. MB hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phát sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.

2.1.2. Tổng Quan Ttình Hình Hoạt Động Của Ngân Hàng Trong Những Năm Gần Đây :

v

  

Hoạt động ngân hàng với khách hàng là doanh nghiệp

      

  

Nằm trong sự phát triển chung của MB, năm 2011 hoạt động ngân hàng doanh nghiệp cũng có nhiều bước phát triển đáng ghi nhận cả về số lượng doanh nghiệp và doanh số hoạt động. Tính đến hết tháng 12/2011, số lượng khách hàng doanh nghiệp của MB đã tăng 20% lên tới hơn 14.000 doanh nghiệp. Trong cơ cấu này, tổng doanh thu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng 105% so với năm 2010 với tỉ trọng trong tổng dư nợ tín dụng đã tăng lên 62% so với 55% của năm 2010. Trong khi đó, tổng doanh thu từ các công ty lớn tăng 122% so với năm 2010 trong khi tỷ trọng trong tổng dư nợ tăng không đáng kể từ 10% lên 11%. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề cũng có sự thay đổi đáng kể từ việc tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực thương mại giảm từ 50% xuống 43% và chuyển dịch từ cho vay sản xuất và chế biến giảm từ 29% xuống 4%.

       

 

Các sản phẩm dịch vụ chính do MB cung cấp cho các khách hàng doanh nghiệp trong năm 2011 bao gồm: Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, tín dụng doanh nghiệp tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, bảo lãnh, ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác.

       

v

  

Hoạt động ngân hàng với khách hàng là cá nhân

    

    

Với nỗ lực nhằm cải tiến và đa dạng hoá, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng mang lại nhiều tiện ích cho các khách hàng cá nhân của MB. Đây có thể coi là lĩnh vực hoạt động thành công của MB trong những năm trở lại đây, với những cải tiến đáng kể về chất lượng và số lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Công tác phát triển và đa dạng hoá sản phẩm cũng góp phần mang lại nhiều sự lựa chọn và thuận tiện hơn cho khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho MB như: huy động vốn từ khu vực dân cư, tín dụng bán lẻ, thẻ thanh toán, các sản phẩm mới dành cho khách hàng cá nhân…

v

  

Hoạt động liên Ngân hàng

     

-

 

Về huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng: So với các năm trước, năm 2011 hoạt động huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng giảm, nhưng giảm không đáng kể: tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đạt 2.377 tỷ đồng, giảm 168 tỷ so với năm 2010, chiếm 34% tổng nguồn vốn huy động của MB.

    

-

 

Về hoạt động tín dụng liên ngân hàng: theo số liệu năm 2011, tổng dư nợ tín dụng của MB với các tổ chức tín dụng trong nước chỉ đạt 8,39 tỷ đồng (chiếm 0,25% tổng dư nợ tín dụng) giảm tới 10 lần so với mức 83,594 tỷ đồng cùng thời điểm cuối năm 2005. Như vậy có sự sụt giảm đáng kể trong hoạt động tín dụng với các tổ chức tín dụng khác. Có kết quả này do chính các yếu tố khách quan từ tình hình thị trường tài chính Việt Nam trong năm 2011 có nhiều biến động do tác động của giá vàng và USD, và do chính sách của chính ngân hàng hướng tới khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân nhiều hơn.

   

-

 

Về hoạt động tiền gửi: Số dư tiền gửi của MB tại các tổ chức tín dụng thời điểm cuối năm 2011 đạt 3.264 tỷ đồng trong đó gửi ở ngân hàng nhà nước là 199 tỷ chiếm 6,09% còn gửi tại các tổ chức tài chính trong nước là 3.042 tỷ, và gửi tại nước ngoài là 22,6 tỷ.

     

   

Tính đến cuối năm 2011, MB đã có quan hệ giao dịch với gần 200 tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài, góp phần làm cho uy tín của MB trên thị trường liên ngân hàng được nâng cao.

v

  

Phân tích nguồn lực của Ngân hàng Quân Đội:

Ø

Nguồn lực tài chính

Khả năng tài chính được hiểu là quy mô nguồn vốn của ngân hàng và tình hình kết quả các hoạt động, các chỉ tiêu như tỷ lệ vốn tự có, tỷ lệ thu hồi vốn, khả năng thanh toán… Nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp nếu không muốn nói là có tính chất quyết định. Khả năng tài chính lớn cho phép ngân hàng có thể đầu tư phát triển hoàn thiện sản phẩm, hay thực hiện các chiến lược cạnh tranh qua giá lâu dài, tin học hoá…để có thể phát triển thêm nhiều tiện ích sử dụng cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh.

MB là một trong những ngân hàng cổ phần lớn và đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam , hiện có vốn điều lệ từ 7300 tỷ đồng năm 2011 lên 13000 tỷ đồng năm 2012 thông qua việc phát hành cổ phiếu và từ đó đã nâng mức tổng

 

tài sản từ 138.831 tỷ đồng năm 2011 lên 175.500 tỷ đồng năm 2012 . Tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm của MB trong nhiều năm qua luôn đạt từ 50% trở lên. Trong 3 – 5 năm tới, MB sẽ phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ trên 100 triệu USD và quản lý một tài sản hơn 1,5 tỷ USD

Bảng 2: Những chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm 2007– 2011

Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng tài sản

  

(tỷ VND)

29.624

44.346

69.008

109.623

138.831

Tổng huy động vốn(tỷ VND)

26.074

39.669

61.513

96.954

120.954

Tổng dư nợ (tỷ VND)

11.613

15.740

29.588

48.797

59.045

Vốn điều lệ (tỷ VND)

2000

3400

5300

7300

7300

Lợi nhuận trước thuế(tỷ VND)

609

861

1.505

2.288

2.625

Lợi nhuận sau thuế(tỷ VND)

492

703

1095

1745

1898

Vốn chủ sở hữu (tỷ VND)

3.480

4.424

6.888

8.882

9.642

ROE%(LNTT/VCSHBQ)

25.06%

21.78%

26.61%

29.0%

28.34%

ROA%(LNTT/TTSBQ)

2.82%

2.33%

2.66%

2.56%

2.11%

( Nguồn: Báo cáo thư

ờng niên 2011 – Ngân hàng TMCP Quân Đội)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tất cả các chỉ tiêu của Ngân hàng đều tăng qua các năm, chỉ sau 5 năm giai đoan 2007- 2011 các chỉ tiêu tăng lên như sau:

- Tổng vốn huy động tăng 56,47% trong 5 năm và riêng 2011 tăng 125% so với năm 2010

      

- Tổng tài sản tăng 54%

  

       

- Vốn điều lệ tăng

 

53,97%

       

- Lợi nhuận trước thuế

 

tăng 53.2%

       

- Lợi nhuận sau thuế tăng 52.54

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng tài sản của MB đạt 139,173 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm; trong kỳ MB chưa thực hiện tăng vốn điều lệ do đó mức vốn điều lệ hiện tại của MB đạt 7.300 tỷ đồng. Tổng vốn huy động của ngân hàng đến cuối 2011 đạt 89.581 tỷ đồng tăng 36% so với cuối năm 2010 và hoàn thành 105% kế hoạch năm 2011.

Về hoạt động tín dụng, trong tháng 12/2011, Ngân hàng Nhà nước đã duyệt mức tăng tín dụng cho MB là 27%. Đến 31/12/2011, dư nợ MB đạt 60.056 tỷ đồng, tăng tới 25,8% so với đầu năm, trong đó dư nợ phi sản xuất chiếm 14,94% tổng dư nợ, đảm bảo dưới 16% theo quy định.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, MB luôn chú trọng đến vấn đề chất lượng tín dụng. Lãnh đạo MB cho biết, Ngân hàng luôn có đánh giá toàn bộ danh mục nợ xấu, nợ cần chú ý và có phương án cơ cấu nợ, phương án thu hồi nợ cụ thể từng trường hợp và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng của các khoản giải ngân mới. Tình hình chất lượng tín dụng được MB kiểm soát chặt chẽ với tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2011 là 1,6%, khoản nợ xấu này được dự phòng bằng Quỹ dự phòng tín dụng có quy mô 1.223 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu của MB thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam, khoảng 3,3% đến cuối năm 2011.

Năm 2012, MB phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng tổng tài sản thêm 22% so với năm 2011, vốn điều lệ sẽ tăng 64%, huy động vốn và dư nợ tín dụng dự kiến tăng 21% và 15% so với năm 2011.

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, MB sẵn sàng đầu tư cho dịch vụ thẻ nhằm tạo thế cạnh tranh vững mạnh cho sản phẩm trên thị trường dịch vụ này.

Ø

Nguồn lực vật chất kỹ thuật

Quy mô và năng lực sản xuất lớn giúp MB tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ thẻ đáp ứng nhu cầu thị trường trong một thời gian ngắn với chi phí thấp hơn tạo lợi thế cạnh tranh qua giá.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng Quân Đội trong những năm gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân, các nhà đầu tư tiếp cận sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiên tiến .

Hiện tại, MB không ngừng đầu tư cho các quy trình công nghệ tiên tiến. Với nỗ lực và cam kết chất lượng khi tham gia thị trường thẻ, tháng 12 năm 2009, MB đã ký kết hợp đồng mua hệ thống phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ (Tranzware) của hãng Compass Plus (Cộng hoà Liên bang Nga), một trong những chương trình quản lý thẻ tiên tiến hàng đầu thế giới. Sau thời gian triển khai thử nghiệm, từ ngày 29/06/2010, MB đã chính thức đưa hệ thống quản lý này vào hoạt động và đã thu lại được những kết quả khả quan trong cuối năm 2010 và năm 2011. Hệ thống quản lý thẻ mới và hiện đại này cung cấp cho MB những ứng dụng công nghệ tiên tiến theo các chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho MB chủ động xây dựng một hệ thống sản phẩm thẻ đa dạng có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực thẻ. Hệ thống Tranzware đảm bảo việc kết nối thuận tiện giữa các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ, giữa MB với Vietcombank và các ngân hàng khác cũng như khả năng kết nối trực tiếp với các tổ chức phát hành thẻ tín dụng hàng đầu trên thế giới như: Visa, Master… tạo sự thuận lợi tối đa và tăng cường công nghệ bảo mật cho người sử dụng. Hệ thống cho phép MB khai thác, chủ động phát triển các dòng sản phẩm thẻ đa dạng (bao gồm cả thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và các loại thẻ thanh toán khác) đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường thẻ Việt Nam đầy triển vọng. Bên cạnh đó, Tranzware cho phép MB dễ dàng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ với nhiều loại ATM, máy thanh toán thẻ của các nhà cung cấp nổi tiếng hàng đầu thế giới cũng như việc gia tăng lợi ích và tiện ích cho người sử dụng thẻ với khả năng hoạt động 24/24h.

         

Với sự triển khai thành công hệ thống quản lý thẻ, MB chứng tỏ việc ứng dụng công nghệ hiện đại là một trong những định hướng phát triển trọng tâm của MB để nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ø

Nguồn nhân lực :

* Cơ cấu nhân sự và tình hình thu nhập:

Bảng 3: Quy mô lao động và tình hìn­h thu nhập 2010 – 2011

Chỉ tiêu

2010

(Triệu VNĐ)

2011

(Triệu VNĐ)

I.

                  

TỔNG SỐ CÁN BỘ, CNV

3.269

4.439

1.Đại học và trên đại học

2.839

3.935

2.Cao đẳng , trung cấp

430

504

II.

               

THU NHẬP CỦA CÁN BỘ

1.tiền thưởng bình quân / tháng

16.350

19.350

2.Tiền lương bình quân /tháng

14.230

16.289

3Thu nhập bình quân /năm

650

733

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 – Ngân hàng TMCP Quân Đội)

*đánh giá nguồn nhân lực :

MB có đội ngũ lãnh đạo cấp cao có tuổi đời bình quân trẻ ( hơn 50% thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng có tuổi đời dưới 40 và trên 77% có trình độ thạc sỹ kinh tế ) , có trình độ ngoại ngữ , có khả năng tiếp cận nắm bắt các thong tin mới và thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh năng động . 90% cán bộ nhân viên của MB có trình độ đại học và trên đại học .

Đội ngũ cán bộ nhân viên có tuổi đời trẻ , khả năng học tập và thu nhập những kiến thức mới , sự nhiệt huyết và cam kết tận tâm của cán bộ nhân viên được xây dựng trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh là một lợi thế cạnh tranh lớn của MB so với các ngân hàng khác . Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ của MB được dẫn dắt và chia sẻ bởi hàng trăm chuyên gia và cán bộ quản lý cao cấp giàu kinh nghiệm đầy nhiệt huyết .

Để củng cố và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và nhân viên, hàng năm MB có chính sách thu hút và tuyển chọn cán bộ có trình độ chuyên môn cao có kinh nghiệm tốt về ngân hàng và tài chính để có thể tiếp cận với kiến thức hiện đại về tài chính ngân hàng , đồng thời chú trọng và đầu tư phù hợp vào công tác đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ nhân viên.

  

* Chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo :

Các nhân viên được tuyển dụng phần lớn còn rất trẻ, là các sinh viên mới ra trường hoặc đang học năm cuối các trường đại học. Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ của các phòng ban và chi nhánh, các nhân viên mới hoà nhập rất nhanh và cũng nhanh chóng nắm bắt được các phần nghiệp vụ cơ bản. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã thu hút được một số người có kinh nghiệm đang làm việc tại các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác như VIB, Sacombank hay đã từng làm việc tại các ngân hàng nước ngoài như HSBC…

 

Trong năm 2008, MB đã tổ chức 146 khóa đào tạo trong và ngoài nước cho các chuyên viên và cán bộ quản lý , năm 2009 , MB tổ chức 207 khóa đào tạo trong nước và 27

 

khóa đào tạo tại nước ngoài với 6.655 lượt cán bộ tham gia . trong năm 2010 , MB đã tổ chức được 275 khóa đào tạo bao gồm : 182 khóa đào tạo nghiệp vụ , 72 khóa đào tạo kỹ năng và

 

khóa đào tạo tại nước ngoài . tính đến 6 tháng đầu năm 2011 , MB đã tổ chức được 217 khóa đào tạo với 3.730 lượt học viên tham gia . các khóa học đều được các học viên đánh giá tính thiết thực cao .

*Chính sách đãi ngộ :

Chính sách lương thưởng của MB được xây dựng trên nguyên tắc hiệu quả công việc căn cứ theo mô tả công việc của cá nhân , phòng ban và đóng góp của từng thành viên vào sự phát triển của MB . trong những năm qua , MB đã thường xuyên điều chỉnh lương của cán bộ công nhân viên phù hợp với mức lương trên thị trường lao động , mang tính cạnh tranh đồng thời đảm bảo tốt đời sống cho cán bộ nhân viên . ngoài ra MB

 

còn nhiều chính sách đãi ngộ với người lao động như : cổ phiếu thưởng , lương kinh doanh, các gói đãi ngộ đối với người lao động và gia đình ở từng chức danh , chính sách thu hút nhân tài , khen thưởng định kỳ và thưởng đột xuất nhằm khuyến khích kịp thời đối với các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh …tạo động lực và sự gắn bó đối với cán bộ nhân viên , MB có được nguồn nhân lực tốt , ổn định và gắn bó , và MB còn là ngân hàng có số người nghỉ việc thấp nhất trong năm qua.

                     

Nhìn chung hoạt động của MB trong những năm trở lại đây đạt hiệu quả cao, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm.


2.2

 

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM THẺ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI :

2.2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Trung Tâm Thẻ Ngân hàng TMCP Quân đội

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng dịch vụ thẻ

Phòng hệ thống

thanh toán thẻ

Tổ

phát hành thẻ, thanh toán và hỗ trợ khách hàng

Tổ bán và tiếp thị thẻ

Tổ

phát

triển

sản phẩm

Tổ dịch vụ ATM

Tổ dịch vụ Pos

Tổ

kiểm soát thanh toán

Sơ đồ 2.2:

  

Cơ cấu tổ chức

Trung tâm thẻ Ngân hàng TMCP Quân đội

·

       

Chức năng , nhiệm vụ của từng phòng ban :

ü

Ban lãnh đạo của trung tâm thẻ gồm 1 Ban Giám Đốc , do trên hội sở chính bổ nhiệm . chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của trung tâm và báo cáo tình hình hoạt động của trung tâm lên cấp cao . Giám Đốc là người am hiểu , đã trải qua kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong việc kiểm tra , kiểm soát tình hình hoạt động của dịch vụ thẻ hàng tháng, hàng quí , thực hiện các chương trình quản lý do cấp trên giao cũng như nắm bắt các tình hình nội bộ trung tâm , nhanh chóng đề xuất các phương hướng giải quyết và trình cấp trên những quyết định vượt thẩm quyền.

ü

Phòng dịch vụ thẻ : trực tiếp chỉ đạo cũng như quản lý 3 tổ :

+ Tổ phát hành thẻ , thanh toán và hỗ trợ khách hàng : có nhiệm vụ thực hiện việc phát hành và thanh toán thẻ , có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng , giải đáp nhưng thắc mắc của khách hàng , đưa ra những tư vấn cho khách hàng trong phạm vi trách nhiệm của mình , đề xuất lựa chọn hình thức dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng tham khảo

+ tổ bán và tiếp thị thẻ : có nhiệm vụ tiếp thị những sản phẩm thẻ của ngân hàng đến tay khách hàng , nói rõ chức năng nhiệm vụ của từng loại thẻ , hướng dẫn cũng như gợi ý cho khách hàng những sản phẩm thẻ phù hợp với công việc cũng như mục đích sử dụng của khách hàng .

+ tổ phát triển sản phẩm : có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất ra những ý tưởng cũng như nâng cao chức năng của những sản phẩm thẻ của ngân hàng

ü

Phòng hệ thống thanh toán thẻ : chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo , giám sát những sai sót cũng như quản lý tình hình kinh doanh thẻ của 3 tổ :

+ tổ dịch vụ ATM : tổ chức và công tác phát hành thẻ và quản trị các loại thẻ trên toàn hệ thống , đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ , tổ chức triển khai những dịch vụ kĩ thuật được phân thành nhiều nhánh công việc cụ thể đảm bảo mức độ hỗ trợ tốt nhất được đưa ra tới từng khách hàng với chất lượng tốt và đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.

+ tổ dịch vụ pos : chịu trách nhiệm theo dõi và phát triển hệ thống thanh toán không dung tiền mặt mà ngân hàng cung cấp chô các chủ thẻ để thực hiện chi tiêu , mua bán hàng hóa , dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ

+tổ kiểm soát thanh toán : chịu trách nhiệm kiểm soát để bảo vệ tài sản của khách hàng , có nhiệm vụ cung cấp được thong tin phản ánh đúng thực trạng của ngân hàng lên cấp trên .

2.2.2 Phân Tích Các Yếu Tố Tác Động Cũng Như Tình Hình Phát Hành Thẻ Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội .

2.2.2.1 Tác động của môi trường trong nước :

Nhìn chung, Việt nam đã có những bước chuẩn bị khá kỹ trên phương diện môi trường pháp lý và có đầy đủ các điều kiện về kinh tế, về mặt bằng kỹ thuật công nghệ và con người để xây dựng và triển khai thành công phương thức thanh toán điện tử nói chung và hình thức thanh toán thẻ nói riêng.

·

       

Môi trường pháp lý

: Chính phủ và Nhà nước Việt nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy đảm bảo việc thanh toán bằng thẻ là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ tại Việt nam. Cụ thể, việc ban hành những quy định về hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán và việc chính thức sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ hạch toán và thanh toán vốn đã tạo môi trường pháp lý vĩ mô cho

 

loại hình thanh toán điện tử. Thêm vào đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước còn ban hành thêm những quy chế về việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng và những quy địng cụ thể về bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tử đã sử dụng để hạch toán và thanh toán vốn của những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

·

       

Môi trường kinh tế vĩ mô

: có thể khẳng định rằng, trong thập kỷ qua, Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế Châu Á có nhịp độ tăng trưởng cao nhất, với tỷ lệ trung bình đạt 7,4 % và được dự đoán sẽ tiếp tục ổn định ở mức trên 7% trong ít nhất là 5 năm tới. Thu nhập GDP bình quân đầu người tương ứng đạt mức xấp xỉ

 

2500 USD trong năm 2011 và được dự báo sẽ lên đến khoảng 3500 USD vào năm 2012, thực tế này lại là điều kiện tốt cho việc phát triển của dịch vụ ngân hàng bản lẻ nói chung và dịch vụ thanh toán thẻ nói riêng.

·

       

Môi trường công nghệ

: Việt Nam là nước đi sau, do vậy có điều kiện để tiếp thu ngay các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển nghiệp vụ thẻ thanh toán. Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động ngân hàng đã có những bước phát triển nhất định, các ngân hàng đã chú trọng vào việc hoạch định chiến lược và phân bổ ngân sách liên quan đến đầu tư công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cũng như cải tiến quy trình, tổ chức điều hành phù hợp với những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để thực hiện thành công chủ trương: “ Đi tắt đón đầu” tránh tụt hậu về công nghệ

·

       

Môi trường nhân lực

: đã và đang đào tạo, bồi dưỡng được nguồn nhân lực đủ trình độ sẵn sàng tiếp thu các kiến thức về khoa học, công nghệ, nghiệp vụ để hình thành và phát triển lĩnh vực thanh toán thẻ tại Việt Nam.

2.2.2.2 Tác động của thị trường thẻ và khách hàng

 

thể nói trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, thị trường thẻ Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc cả về hoạt động thanh toán và phát

 

hành thẻ, số lượng các ngân hàng

 

tham

 

gia

 

cung

 

ứng dịch vụ thẻ ngày

 

càng

 

gia tăng với việc cho ra đời hàng

 

loạt các sản phẩm thẻ hiện đại, nhiều tính năng, tiện ích đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

 

ü

Hoạt động phát hành thẻ

Về số lượng thẻ: nếu như năm 2006, toàn thị trường mới có khoảng gần 5,1 triệu thẻ và khoảng 70 thương hiệu thẻ các loại

 

thì đến 30/6/2011, con số đó đã lên tới hơn 36,63

 

triệu thẻ, cao gấp 7 lần so với năm 2006, một mức tăng trưởng rất lớn, trong đó, hơn 89% là thẻ ghi nợ nội địa (32,4 triệu thẻ) cùng

 

với 32,4 triệu thẻ ghi nợ nội địa là sự góp mặt của 20 triệu khách hàng mở tài khoản và đang sử dụng

 

thẻ với số dư bình

 

quân

 

khoảng 1,5 triệu VND/tài

 

khoản, hoạt động phát triển thẻ ghi nợ nội địa đã góp phần mang lại nguồn vốn huy động từ dân cư là 30.000 tỷ VND. Đây là một đóng góp đáng kể đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM, đặc biệt là

 

trong

 

tình

 

hình

 

huy

 

động vốn dân cư khó khăn như vừa qua

Bảng 1 :Số lượng thẻ phát hành và số Ngân hàng phát hàh thẻ 2006-2011

TT

Năm

Số Ngân Hàng

Phát Hành Thẻ

( lũy kế )

Số Thương Hiệu

Thẻ

(lũy kế )

Tổng Số Thẻ

Phát Hành

(triệu thẻ lũy kế)

1

2006

17

70

5,1

2

2007

22

95

9.34

3

2008

25

160

15,03

4

2009

34

210

22

5

2010

39

234

31,7

6

30/06/2011

41

240

36,63

Nguồn: Báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam

Song

 

song

 

với quá trình

 

phát

 

hành

 

các

 

loại thẻ nội địa chủ yếu giao dịch tại hệ thống ATM,

 

dịch vụ phát hành

 

thanh

 

toán

 

thẻ quốc tế đã

 

được các ngân hàng quan tâm thực hiện, trong đó tiên phong trong lĩnh vực triển khai

 

phát

 

hành

 

 

thanh

 

toán

 

thẻ

 

quốc

 

tế

 

phải

 

kể

 

đến

 

Vietcombank, Vietinbank,

 

Techcombank,

 

ACB, Sacombank... Đến 30/6/2011, tổng số thẻ quốc tế đạt trên 2,2 triệu thẻ, trong đó có hơn 1,35 triệu thẻ ghi nợ quốc tế và hơn 800 nghìn

 

thẻ tín dụng quốc tế. Thẻ trả trước cũng đã

 

xuất hiện trong một vài năm gần đây với kết quả tính đến tháng 6/2011 là gần 1,03 triệu thẻ, chiếm 2,8% tổng số thẻ toàn thị trường

ü

Hoạt động phát triển hệ thống thanh toán thẻ

Trong

 

hoạt động thẻ, việc phát hành

 

(Issuing) thường phải gắn liền với quá trình

 

mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ (Accquring). Trong

 

những năm gần đây, hoạt động mở rộng hệ thống

 

ATM

 

và đơn vị

Thị phần thẻ Quốc tế Thị phần thẻ nội địa chấp nhận thanh toán thẻ -

 

POS

(ĐVCNT) đã

 

 

sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn 2006 - 2011: Có

 

thể nói hoạt động phát triển hệ thống ATM

 

 

POS

 

phục vụ các hoạt động thanh toán thẻ đã được các ngân hàng quan tâm phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, tuy đây là lĩnh vực đầu tư lớn, tốn kém cả chi phí đầu tư và vận hành hệ thống nhưng số lượng đầu tư đã liên tục có sự tăng trưởng vì

 

thế đã

 

tạo điều kiện rất tốt cho các hoạt động thanh toán thẻ được phát triển góp phần cải thiện tỷ lệ đáng kể hoạt động TTKDTM trong nền kinh tế. Các ngân hàng NHTMCP lớn như Techcombank, Đông Á, Sacombank... là những ngân hàng đã

 

rất nỗ lực và

 

tích

 

cực trong việc triển khai hệ thống ATM và POS

               


Bảng 2: Mức độ phát triển hệ thống ATM/POS 2006-2011

TT

Năm

ATM

POS

Số lượng

(lũy kế)

% tăng so

với năm

  

N-1

Số Lượng

(lũy kế)

% tăng so

với năm N-1

1

2006

3000

-

11.00

-

2

2007

4596

53.0%

19.616

78,3%

3

2008

7.480

62,7%

26,930

37,2%

4

2009

9.723

29,9%

36,620

35,9%

5

2010

11.696

20,2%

53,952

47,3%

6

30.6.2011

12.811

10%

63,405

17%

                                

Nguồn: Báo các của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam

Về phát triển mạng lưới ATM:

 

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ

bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, các ngân hàng còn chủ động nghiên cứu và triển khai nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanh toán hoá đơn dịch vụ (điện, nước, viễn thông, bảo hiểm...), góp phần mang lại tiện ích

cho khách hàng và qua đó giúp giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh

toán.

Về phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ - POS:

nếu năm 2006,

cả thị trường mới có hơn 11.000 POS thì đến 30/6/2011, con số đó đã lên tới

hơn 63.000 POS, tăng gần 6 lần. Bên cạnh việc gia tăng về số lượng POS,

các ngân hàng đã rất tích cực trong việc mở rộng phạm vi ngành hàng phối

hợp lắp đặt mạng lưới chấp nhận thẻ, trong đó chú trọng các ngành kinh

doanh bán lẻ, các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng ngày như dịch vụ taxi, dịch

vụ bán vé tàu hoả,...

Điểm nhấn đáng kể của công tác phát triển mở rộng mạng lưới chấp
nhận thanh toán thẻ trong 3 năm gần đây chính là hoạt động hợp tác kết nối mạng lưới ATM, POS. Trong thực tế, ngay từ khi triển khai hoạt động phát

hành và thanh toán thẻ, nói chung, các ngân hàng đều ý thức được tầm quan

trọng của hoạt động kết nối liên thông, tận dụng cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Ngay từ những năm 2004 - 2005, liên minh

thẻ do Vietcombank và 11 ngân hàng cổ phần và liên doanh đã chính thức đi

vào hoạt động liên thông thẻ thông qua sự bảo trợ của Vietcombank để hình

thành và xây dựng công ty chuyển mạch thẻ Smartlink hiện nay. Sau đó, tổ

chức BanknetVn đã ra đời với mục tiêu xây dựng một hệ thống chuyển mạch

tài chính quốc gia nhằm kết nối các hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ

thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng Việt Nam, có sự tham gia của

các ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Agribank... Từ năm 2008, thực

hiện chỉ đạo của NHNN về việc kết nối với các tổ chức chuyển mạch thẻ nhằm tạo ra mạng lưới chấp nhận thẻ thống nhất trên toàn quốc, các ngân

hàng Việt Nam đã cùng với các công ty chuyển mạch như Smartlink,

BanknetVn và VNBC liên tục mở rộng việc kết nối. Mạng lưới ATM đến

nay gần như cơ bản đã liên thông toàn thị trường, chủ thẻ của các ngân hàng

đã có thể thực hiện các giao dịch trên ATM của các ngân hàng khác và

ngược lại một cách dễ dàng, thuận lợi với mức phí rất hợp lý. Tiếp sau sự

thành công của kết nối mạng lưới ATM, bắt đầu từ tháng 10/2010, NHNN

đã chỉ đạo và phối hợp với các ngân hàng, các công ty chuyển mạch mở

rộng kết nối mạng POS trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh và Đà Nẵng. Việc chia sẻ mạng lưới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ

thống ATM, POS không chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ của

các NHTM mà còn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của các

NHTM, tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội, cũng

như giúp hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, qua đó thúc

đẩy hoạt động TTKDTM...

                 

Với các nỗ lực mở rộng mạng lưới trên, doanh số thanh toán thẻ của

các NHTM đã không ngừng gia tăng qua các năm. Nếu năm 2006, doanh số

thanh toán thẻ quốc tế của toàn thị trường mới chỉ đạt hơn 470 triệu USD thì

năm 2010, toàn thị trường đạt gần 1.500 triệu USD, tăng gần 300% chỉ trong

vòng 5 năm. Đến nay, mạng lưới thanh toán thẻ tại Việt Nam đã sẵn sàng

chấp

 

nhận

 

thanh

 

toán

 

các

 

thẻ

 

mang

 

thương

 

hiệu

 

Visa,

 

MasterCard,

American Express, JCB, Diners Club, CUP và DiscoverCard, là các thương

hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

         

Đối với hoạt động thanh toán thẻ nội địa, thời gian gần đây, các ngân

hàng đã chú trọng đầu tư và tích cực mở rộng mạng lưới ĐVCNT nội địa,

trong đó chú trọng các ĐVCNT trong các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng,

khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị,... nhằm tạo cơ sở thuận lợi và dễ

dàng cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán hàng hoá,

dịch vụ. Một số dịch vụ tiện ích thanh toán cá nhân

 

hàng ngày như taxi,

mua vé tàu hoả, vé máy bay... cũng bắt đầu được một số ngân hàng hợp tác

với đơn vị cung cấp dịch vụ cho phép thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa.

Với lợi thế đặc thù xuất phát từ tính chất phổ biến rộng rãi (hơn 32,4 triệu

chủ thẻ ghi nợ nội địa), đơn giản, dễ sử dụng của loại hình thẻ ghi nợ nội

địa, dịch vụ thanh toán thẻ ghi nợ nội địa đang thể hiện các đóng góp quan

trọng trong việc tạo thói quen và nâng cao nhận thức của người dân về

phương tiện thanh toán thẻ hiện đại, qua đó góp phần đẩy mạnh hoạt động

TTKDTM trong dân cư. Riêng trong sáu tháng đầu năm 2011, doanh số

thanh toán thẻ nội địa tại các ĐVCNT đã hơn 1.300 tỷ VND, tăng trưởng

khoảng 150% so với cùng kỳ năm ngoái..

ü

Liên minh – liên kết vì lợi ích của khách hàng và ngân hàng

Năm 2011, mạng liên kết thẻ do Vietcombank đứng đầu đã kết nối với 20 ngân hàng thương mại khác bao gồm: Ngân hàng TMCP Quân Đội, Techcombank, Vibank, Eximbank, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Shinhan Vinabank, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP An Bình ,VPBank , SEA bank, Navi bank , VID public , TMCP Đại Dương , Pacific Bank , NH ngoại thương Lào , Indovia Bank,

 

Mạng Bank Net gồm 9 ngân hàng thương mại thành viên và đã kết nối trong năm 2010.. Cũng trong năm 2010, VNBC đã thực hiện kết nối với mạng của Hiệp hội thẻ China UnionPay của Trung Quốc.

 

vì vậy tất cả các ngân hàng trong liên minh thẻ nói chung , Ngân Hàng TMCP Quân Đội nói riêng đều kết nối được .

Bên cạnh việc liên minh giữa các ngân hàng với nhau, liên minh thương hiệu trong lĩnh vực thẻ (card co – brading) cũng xuất hiện với việc phát hành thẻ VCB – Vera, Đông Á - Mai Linh, thẻ “Bông sen vàng Amex” của Vietnam Airlines và Vietcombank…

ü

  

Visa hoạt động tích cực ở Việt Nam

Visa khai trương văn phòng đại diện tại Việt Nam từ năm 2005 với mục đích thúc đẩy mở rộng hệ thống thanh toán điện tử và thắt chặt quan hệ với các ngân hàng Việt Nam.

 

Đến nay , Visa thực hiện một loạt khoá đào tạo, hội thảo liên quan đến ngành công nghiệp thanh toán như quản lý rủi ro, dịch vụ khách hàng, công nghệ phát hành và thanh toán thẻ, cách thức tiếp thị thẻ… cho các ngân hàng thành viên. Đồng thời, tổ chức này cũng khuyến khích các ngân hàng thành viên mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nhằm tăng doanh thu và số lượng chủ thẻ.

Sự xuất hiện của thẻ nợ Visa Debit đã khuấy động thị trường thẻ Việt Nam. Đây là loại thẻ có tính năng vượt trội so với những thẻ nợ ATM nội địa ở chỗ khách hàng có thể sử dụng thẻ ở tất cả các điểm chấp nhận thẻ trong và ngoài nước.

Có thể thấy, Việt Nam hiện đang là một thị trường đầy tiềm năng và hết sức hứa hẹn của dịch vụ thẻ ngân hàng, đồng nghĩa với điều đó là nhịp độ sôi động và sức ép cạnh tranh rất lớn đang diễn ra trên thị trường đòi hỏi các ngân hàng cần nắm được những thách thức và cơ hội nhằm đưa ra những chiến lược cạnh tranh hợp lý.

ü

Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh :

Đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng TMCP Quân Đội được xác định rõ ràng là các ngân hàng TMCP khác như: Techcombank, Eximbank …. Bởi đây được xem là các ngân hàng có hướng đi và mục tiêu phát triển trong tương lai là khá tương đồng với Ngân hàng Quân Đội.

Đặc biệt 2 ngân hàng trên cũng trong cùng liên minh thẻ với ngân hàng Quân Đội. Thẻ của ngân hàng Quân Đội có thể rút hoặc thanh toán tại các điểm đặt máy của 2 ngân hàng này . Tuy nhiên, thẻ của 2 ngân hàng này

 

thì cũng đều có thể rút tại máy ngân hàng Quân Đội.

Ta phải thấy được rằng đối thủ cạnh tranh của MB cũng là một trong năm ngân hàng TMCP dẫn đầu thị trường tín dụng hiện nay. Họ cũng đưa ra rất nhiều chính sách, công cụ nhằm gia tăng số lượng thẻ như: miễn phí phát hành thẻ, giảm mức duy trì số dư tối thiểu, đưa ra các hình thức, các hạng thẻ phát hành để khách hàng tự lựa chọn dịch vụ cho mình… Vì thế, có thể thấy được rằn trong tương lai thị trường thẻ của Ngân hàng Quân Đội sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng lưới sử dụng thẻ tại Việt Nam.

2.2.2.3

 

Đánh Giá sức cạnh tranh của sản phẩm thẻ Ngân Hàng TMCP Quân Đội :

Ø

  

Điểm mạnh :

Kể từ khi bắt đầu bước vào kinh doanh dịch vụ thẻ đến nay, MB đã phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh cả trong lẫn ngoài nước và đã đạt được những kết quả rất đáng khâm phục. Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của MB đang trở nên gần gũi với khách hàng. Thương hiệu thẻ ActivePlus hiện được thị trường đánh giá tốt về chất lượng, tính năng sử dụng, tiện ích gia tăng.

Hệ thống công nghệ thẻ, core – banking (hệ thống phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ) là một hệ thống tiên tiến, hiện đại, giúp ngân hàng không những chủ động phát triển, khai thác các dòng sản phẩm thẻ đa dạng mà còn dễ dàng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ. Bên cạnh đó, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, MB sẵn sàng đầu tư mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ, tạo thuận lợi cho khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng trong mắt người tiêu dùng.

Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, MB đã nắm bắt được xu thế cạnh tranh hợp tác, và luôn sẵn sàng hợp tác, liên kết hệ thống thẻ, mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ của MB.

Một trong những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm thẻ ngân hàng đó là nguồn nhân lực. MB luôn đảm bảo một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi và luôn được đào tạo cập nhật những kiến thức mới nhất về sản phẩm cũng như thị trường.

Ø

Điểm yếu :

Thẻ

MB

có chung điểm yếu với các loại thẻ tín dụng ngân hàng khác, đó là tính bảo mật còn kém hơn rất nhiều so với loại thẻ thông minh có gắn các con chip (theo chuẩn EMV). Bên cạnh đó, công tác trang bị kiến thức bảo mật thẻ cho khách hàng dường như chưa chỉ được thực hiện một cách qua loa và thiếu sự quan tâm đúng mức.

         

Mặc dù đã trải qua các khoá huấn luyện cả trong và ngoài nước, song kinh nghiệm, nghiệp vụ thẻ của các nhân viên Trung tâm thẻ ngân hàng MB vẫn còn hạn chế. Sự quan tâm phát triển thẻ của các đơn vị trong hệ thống chưa tập trung và không đồng đều. Hiện tại, hoạt động thu hút nhiều đầu tư và nguồn lực nhất vẫn là tín dụng ngân hàng.

         

Sản phẩm thẻ ActivePlus là sản phẩm liên kết của MB và Vietcombank, vì vậy, chất lượng dịch vụ chịu ảnh hưởng lớn vào hệ thống thanh toán thẻ của Vietcombank. Đồng thời, mặc dù số lượng thẻ phát hành tăng nhanh chóng, song mạng lưới thanh toán (ATM, POS) vẫn còn tương đối mỏng, khách hàng mục tiêu của MB là dân cư đô thị và các doanh nghiệp nên số máy ATM hay POS phân bố ở các vùng ngoại thành, nông thôn còn quá ít, đôi khi gây khó khăn cho các khách hàng.

2.2.2.4

        

Phân Đoạn Thị Trường Mục Tiêu :

Với đặc tính của Ngân hàng là Ngân hàng Quân Đội nên các khách hàng trọng tâm của ngân hàng được lựa chọn là các doanh nghiệp thuộc Quân Đội như: Tổng công ty Viễn thông Quân Đội, Viettel công trình, Bưu chính Viettel, Cục Tài chính Bộ Quốc Phòng, các công ty xây dựng thuộc Bộ Quốc Phòng, Bệnh viện 354…. Vì thế, thời gian đầu, ngân hàng luôn tập trung khai thác triệt để lượng khách hàng vốn có này.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng quan tâm đến phát triển khách hàng tại các khu đô thị lớn hay các thành phố lớn trong cả nước như: Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Việt Trì, Vũng Tàu, Bình Định…

2.3.Hiện Trạng Công Tác Marketing Trong Việc Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội :

2.3.1 Chiến Lược Marketing Trong Ngân HàngTMCP Quân Đội:

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đã làm cho sự phân biệt giữa chiến lược chi phí thấp và chiến lược khác biệt không còn rõ ràng như trước nữa. Qua việc sử dụng kết hợp chiến lược chi phí thấp và khác biệt hoá, MB có thể đạt được sự khác biệt của sản phẩm thẻ so với các ngân hàng khác mà vẫn duy trì được mức chi phí thấp nhằm đặt ra mức giá cạnh tranh. Đó là nhờ việc phát hành hàng loạt các sản phẩm thẻ ở mức chi phí tương đương với ngân hàng theo chiến lược chi phí thấp. Đồng thời, khi ngân hàng theo chiến lược khác biệt đã có được tính kinh tế nhờ quy mô bằng cách tiêu chuẩn hoá nhiều chi tiết trong sản phẩm thẻ cuối cùng. MB cũng giảm được chi phí phát hành và marketing khi hạn chế số lượng các loại thẻ bằng cách đưa ra một loạt các sự lựa chọn có sẵn hơn là để khách hàng quyết định họ cần loại thẻ như thế nào.

 

Hiện nay, MB đang áp dụng hai chiến lược Marketing cụ thể là: Chiến lược liên kết và Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm.

Ø

Chiến lược liên kết:

    

Để nâng cao sức cạnh tranh cho sảnt phẩm thẻ của ngân hàng và tạo thuận tiện cho khách hàng, MB đã liên minh với Vietcombank nhằm mở rộng mạng lưới rút tiền tự động thông qua việc tận dụng các điểm sử dụng thẻ của Vietcombank và các ngân hàng trong liên minh với Vietcombank. Chiến lược này đã tạo thuận lợi rất lớn cho khách hàng và thu hút được các khách hàng mở tài khoản và phát hành thẻ tại ngân hàng. Việc liên minh giữa các ngân hàng cũng là một xu thế tất yếu của các ngân hàng Việt Nam trong tương lai.

Ø

Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm:

Khách hàng sử dụng thẻ của MB được bảo hiểm an toàn cá nhân 24/24 tại Công ty Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) miễn phí trong 01 năm đầu tiên kể từ ngày phát hành thẻ. Quyền lợi bảo hiểm không ảnh hưởng tới các Hợp đồng bảo hiểm khác mà khách hàng đang tham gia. Đây là một điểm khác biệt lớn của ngân hàng so với các ngân hàng khác trên thị trường thẻ ATM.

Chiến lược này tạo cho khách hàng yên tâm hơn về sản phẩm của ngân hàng, tạo thêm tiện ích cho các khách hàng sử dụng thẻ ATM của ngân hàng Quân Đội.

 

2.3.2. Marketing-mix Gắn Với Việc Phát Triển Dịch Vụ Thẻ Của Ngân Hàng TMCP Quân Đội :

Bước 1 :Chính sách sản phẩm thẻ (products )

Tính chất chính của thẻ là sự linh hoạt và khả năng mở rộng rất nhiều ứng dụng, bên cạnh các tính năng cơ bản, hiện nay thẻ của MB đã đưa vào một số tiện ích mở rộng như sau:

-Thanh toán hàng hoá - dịch vụ: tại các cửa hàng trung tâm thương mại siêu thị, nhà hàng – khách sạn…

-Thanh toán trực tiếp hoặc tự động các dịch vụ điện, nước, điện thoại, Internet,…

-Tra cứu số dư, tỷ giá, lãi suất… trên điện thoại di động hoặc internet thông qua hệ thông Mobile Banking hoặc Internet Banking.

Với công nghệ hiện đại được áp dụng sẽ có nhiều tiện ích hơn trên chiếc thẻ nhỏ bé này. Xu hướng là chiếc thẻ đa năng trở thành vật duy nhất để quản lý và giao dịch tất cả các dịch vụ ngân hàng.

-Về mặt tài chính: thẻ đa năng sẽ quản lý tất cả các tài khoản tại ngân hàng (tài khoản tiết kiệm, tiền gửi, tiền vay…), kể cả tài khoản ngoại tệ.

-Về mặt tiện ích cá nhân: thẻ đa năng là thẻ ghi nợ được cấp thêm hạn mức tín dụng – gọi là thấu chi, chủ thẻ có thể ngồi tại nhà sử dụng các dịch vụ Internet Banking, PhoneBanking để thanh toán các loại phí dịch vụ, mua hàng trực tuyến…

Bên cạnh đó, MB còn không ngừng nghiên cứu phát triển các sản phẩm thẻ mới với các tính năng đa dạng hơn..

         

Với tính năng là một loại thẻ thanh toán nội địa, thẻ Active Plus cho phép chủ thẻ rút tiền và thực hiện giao dịch tại ATM, mua sắm hàng hoá trong mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ của MB và các ngân hàng liên minh, nộp tiền vào tài khoản thẻ tại 38 điểm giao dịch của MB trên toàn quốc hoặc qua các hình thức chuyển khoản, chuyển tiền qua ATM…

* Hợp tác với bảo hiểm: Theo thoả thuận hợp tác trong việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm.

Đánh giá:

Như vậy, MB đã không ngừng nỗ lực cố gắng phát triển các sản phẩm thẻ mới, bổ sung các tính năng tiện ích cho thẻ nhằm tìm kiếm vị trí vững chắc trên thị trường. Song do thời gian hoạt động trên thị trường thẻ còn tương đối ngắn, nên mặc dù đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng, có thị phần tương đối trên thị trường, các sản phẩm thẻ của MB vẫn còn đơn giản, thiếu nhiều tiện ích theo đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng. Việc liên kết với các tổ chức khác vẫn nhằm gia tăng tiện ích cho thẻ ngân hàng vẫn còn giới hạn ở một vài tổ chức, chưa bao phủ được thị trường.

Bước 2 :Chiến lược giá(price)

Ngoài những lợi ích vô hình mà sản phẩm thẻ mang lại cho ngân hàng: nâng cao vị thế của ngân hàng, quảng bá hình ảnh thương hiệu và kéo khách hàng đến với ngân hàng… thì đây cũng là những hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Đó là các khoản phí thường niên mà chủ thể phải trả theo hợp đồng sử dụng thẻ.

-

  

Phí phát hành thẻ lần đầu: 50.000 VNĐ

-

  

Phí phát hành lại thẻ: 40.000 VNĐ

-

  

Phí phát hành lại pin: 10.000 VNĐ

-

  

Phí sử dụng thẻ hàng tháng: 5.000 VNĐ/ tháng

-

  

Phí tra soát khiếu nại: Miễn phí

-

  

Phí sử dụng dịch vụ trên máy ATM: Miễn phí

-

  

Phí sử dụng dịch vụ trên máy POS (đơn vị chấp nhận thẻ chịu): 1%/ số tiền giao dịch (chưa bao gồm VAT)

Ngày nay, các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh thông qua phí dịch vụ thẻ, và MB cũng không phải là một ngoại lệ. Trước đây, số dư tối thiểu khi mở tài khoản để phát hành thẻ Active Plus mà ngân hàng áp dụng là 100.000 đồng ,để nâng cao sức cạnh tranh Ngân hàng đã áp dụng mức số dư tối thiểu khi mở tài khoản phát hành thẻ chỉ là 50.000 đồng – một mức duy trì số dư rất thấp so với thị trường hiện nay. Theo nhận định của nhiều khách hàng, việc hạ mức số dư tối thiểu xuống còn 50.000đ đã tạo thuận lợi đáng kể cho khách hàng trong việc thực hiện phát hành và sử dụng thẻ, nhất là đối tượng khách hàng là công nhân viên chức công tác trong các doanh nghiệp/ tổ chức thực hiện trả lương qua tài khoản, khách hàng là sinh viên, khách hàng có thu nhập bình thường… Bởi số dư tối thiểu duy trì thấp tạo điều kiện cho khách hàng tiết kiệm một phần chi phí, tăng cường khả năng sử dụng thẻ…

Bên cạnh đó, MB còn thực hiện phân biệt phí dịch vụ theo đối tượng khách hàng. , khách hàng là nhân viên các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản tại MB đến mở khoản và đăng ký phát hành thẻ Active Plus tại MB sẽ được miễn phí. Đây là chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản.

Đánh giá:

Chính sách giá của MB được thực hiện khá tốt với sự kết hợp linh hoạt các hoạt động phân biệt giá theo đối tượng khách hàng, đặc biệt là việc hạ mức số dư tài khoản xuống còn 50.000đ đã tạo ra sức hút rất lớn đối với

 

người tiêu dùng, song hành động này lại rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước. Vì vậy, bên cạnh việc phát huy những gì đã làm được, MB còn cần phải nghiên cứu và triển khai các hình thức cạnh tranh qua giá khác nhằm tạo sự khác biệt mới có thể đứng vững trên thị trường.

Bước 3 : Chiến lược phân phối (place)

Mạng lưới ATM và các điểm chấp nhận thẻ của MB không ngừng mở rộng trong cả nước, từ siêu thị, nhà hàng, khách sạn đến các trung tâm thương mại, sân bay và nhiều địa điểm khác. Hơn nữa, thẻ Active Plus cũng có thể sử dụng để thanh toán dễ dàng trên mạng lưới gần 8000 máy rút tiền tự động ATM có logo Banknetvn, Smartlink và VNBC trên toàn quốc và trên 32.000 đơn vị chấp nhận thẻ (POS) tại hơn 30 tỉnh thành trên toàn quốc của MB, Vietcombank và 20 ngân hàng khác tham gia liên minh.

Bảng 4: Hệ thống ATM đã triển khai của MB

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2011

1

Số lượng máy ATM triển khai

Máy

250

2

Tổng số giao dịch truy vấn

Giao dịch

63.138

3

Tổng giao dịch qua máy (rút tiền)

Giao dịch

88.125

4

Tổng giá trị giao dịch

Tỷ đồng

156.737

5

Doanh số rút tiền mặt

Tỷ đồng

605.072

6

Doanh số chuyển khoản

Tỷ đồng

16.509

(Nguồn: Báo cáo tình hình phát hành, thanh toán thẻ

của Trung tâm thẻ MB năm 2011)

Bên cạnh đó, MB triển khai dịch vụ ngân hàng qua mạng (Internet Banking). Sử dụng hệ thống này, khách hàng chỉ cần sử dụng máy tính cá nhân nối mạng Internet là có thể vấn các thông tin của khách hàng mà không cần đến ngân hàng.

         

Ngoài ra, MB còn tiến hành các giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng qua loại hình Mobile Banking – giao dịch tài khoản được hệ thống ngân hàng thông báo tự động cho khách hàng qua tin nhắn (điện thoại di động) từ dịch vụ 8077.

Đánh giá

: Như vậy, hệ thống phân phối sản phẩm thẻ của MB đã và đang không ngừng được mở rộng tại hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, tập trung tại các khu vực thành thị, đông dân cư theo chiến lược thị trường trọng điểm, song đó cũng là một hạn chế khi việc sử dụng thẻ của khách hàng tại các địa phương gặp khó khăn, chiếc thẻ ATM gần như trở thành vô dụng. Hệ thống phân phối hiện đại qua Internet, qua điện thoại… đã được triển khai song vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn, số lượng người đăng ký phát hành thẻ hay các giao dịch liên quan đến thẻ còn quá ít: tỷ lệ khách hàng giao dịch với ngân hàng bằng cách điện thoại 1 tháng 1 lần là nhiều nhất: 37,13%.

Bước 4 : Con người(People):

         

Dịch vụ thẻ, ngoài các tính chất về công nghệ, máy móc, trang thiết bị cần thiết cũng yêu cầu sự tham gia

của nhân viên ngân hàng

 

và khách hàng vào quá trình

tạo nên sản phẩm. Do vậy, trình độ cũng như thái độ

của nhân viên chính là một phần của dịch vụ.

       

Nhân lực cho mảng nghiệp vụ thẻ nên được chú

trọng bài bản kể cả khi ngân hàng sử dụng nhân viên

past-time để phát hành thẻ. Việc đào tạo nhân viên am

hiểu về nghiệp ngân hàng, hiểu biết về thẻ của ngân

hàng mình và cả ngân hàng khác nhằm giải đáp, hỗ

trợ, tư vấn cho khách hàng là một trong những tiêu chí

được đánh giá cao. Bởi tuy

 

chiếc thẻ

 

ngân hàng là

hữu hình nhưng dịch vụ mà nó mang lại cũng là

những cái mà sau khi sử dụng khách hàng mới có thể cảm nhận được. Từ lúc mở tài khoản thẻ, khách hàng

phải tiếp xúc với nhân viên, khi có vấn đề phát sinh thì

họ cũng cần gặp ngân hàng, … chính vì thế, khi gặp

một nhân viên có phong cách

 

chuyên nghiệp, thái độ

tận tình cởi mở, sẽ là một trong những nhân tố để gây

ấn tượng tốt với khách hàng và giúp họ đánh giá cao

chất lượng dịch vụ.

Các yêu cầu đối với nhân viên là:

+ Am hiểu những kiến thức cơ bản về lĩnh vực

ngân hàng - tài chính

+ Thường xuyên được huấn luyện bổ sung nâng cao

chuyên môn về sản phẩm thẻ, đặc biệt là khi có công

nghệ mới.

+ Vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các quy chuẩn

nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp trong khi cung cấp

dịch vụ tới khách hàng.

+ Được đánh giá năng lực và hiệu quả công việc

thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài

lòng .

Trong kinh doanh ngành dịch vụ, yếu tố con người mà cụ thể là nhân viên cung ứng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lên hình ảnh, uy tín cho ngân hàng, cho sản phẩm ngân hàng. Nắm bắt được điều đó, trong những năm qua, MB đã giành một nguồn tài chính không nhỏ cho chiến lược nhân sự của mình. Đó là:

Để nhằm mục tiêu xếp “đúng người đúng việc”, MB thực hiện quy trình tuyển dụng chặt chẽ và chương trình đào tạo tại chỗ đối với nhân viên mới; quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ quản lý tại chỗ để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển và mở rộng mạng lưới.

Bên cạnh đó, thu nhập được đánh giá dựa theo kết quả kinh doanh (ngân hàng, tập thể, cá nhân), các chính sách thưởng và ưu đãi khác nhằm hài hoà quyền lợi giữa cổ đông, ngân hàng và nhân viên, động viên khuyến khích cán bộ nhân viên cống hiến hết mình vì MB với sự cam kết và ủng hộ mạnh mẽ của Hội đồng quản trị và cổ đông. Ngân hàng đòi hỏi các nhân viên phải có ý thức xây dựng bản sắc văn hoá MB thành tập thể làm việc chuyên nghiệp, luôn học hỏi, sáng tạo, minh bạch và tin tưởng lẫn nhau.

        

Đồng thời, MB xây dựng chương trình đào tạo nội bộ với sự tham gia của các chuyên gia bên ngoài đào tạo các kỹ năng, chuyên ngành và đào toạ cán bộ quản lý các cấp. Kết hợp với các đào tạo tại chỗ thông qua hoạt động các dự án để rèn luyện và phát triển nhân lực.

Ngoài ra còn có các chương trình thưởng quyền mua cổ phiếu với cam kết của Hội đồng quản trị cho các thành viên ban lãnh đạo, cán bộ và nhân viên chủ chốt, c

hương trình tín dụng ưu đãi (nhà hoặc tiêu dùng) đối với các nhân viên làm việc lâu năm, gắn bó với lãi suất đặc biệt.

         

Với MB, đào tạo, đào tạo lại cán bộ ngân hàng trong đó có phổ cập tin học trong ngành ngân hàng là một trong bốn nhiệm vụ quan trọng được xác địnhh trong chiến lược đổi mới toàn diện, triệt để hoạt động hàng ngày:

-

  

Đào tạo và đào tạo lại cán bộ kỹ sư chuyên tin. Đây là lực lượng kỹ thuật nòng cốt có nhiệm vụ thực hiện chuyển giao công nghệ, tiếp thu, vận hành và khai thác những phần mềm mới, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với môi trường Việt Nam. Lực lượng này được thường xuyên cập nhật các kiến thức công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng mới bằng cách gửi đi học các khoá đào tạo trong nước và nước ngoài tuỳ theo công việc của mỗi người.

-

  

Đào tạo cán bộ quản lý. Mỗi cán bộ quản lý từ Tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc các chi nhánh của MB đều được trang bị kiến thức tin học cơ bản, có khả năng hiểu được công nghệ hỗ trợ gì cho công tác nói chung và cho quản lý chỉ đạo điều hành công việc nói riêng.

-

  

Đào tạo cán bộ nghiệp vụ. Thường xuyên được cập nhật các quy trình công nghệ mới. Mỗi cán bộ nghiệp vụ đều có kiến thức nhất định đủ để vận hành hệ thống xử lý thành thạo những nghiệp vụ thuộc trách nhiệm được giao. Tin học và ngoại ngữ là kiến thức bắt buộc phải có và là những môn thi tuyển công chức nếu muốn vào làm việc trong ngân hàng.

-

  

Hình thức đào tạo đa dạng: dài ngày, ngắn ngày, trong nước, nước ngoài… bằng nguồn kinh phí của MB và hợp tác với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

 

Ngoài các kiến thức về tin học, cán bộ nhân viên MB còn được trang bị các kiến thức về tăng cường tính bảo mật cho thẻ qua các buổi hội thảo, các chuyên đề lưu hành nội bộ…

Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả “Chương trình điều tra sự hài lòng của khách hàng sản phẩm thẻ” của MB trên toàn hệ thống trong hai tháng 9 và 10/2011, vẫn có những hạn chế còn tồn tại, đó là:

-

        

Trong số các nguyên nhân khách hàng chưa sử dụng thẻ MB thì các nguyên nhân chính là: nhân viên không nhiệt tình, nhân viên không chuyên nghiệp.

-

        

Khoảng cách (Gap) giữa “Mức độ quan trọng đối với khách hàng” và “Đánh giá của khách hàng” khá lớn ở các điểm liên quan đến: năng lực nhân viên, quan hệ giữa các phòng ban, quy trình nghiệp vụ, sự chính xác trong việc lập hoá đơn chứng từ.

-

        

Dưới con mắt của khách hàng, MB vẫn chưa gắn với các yếu tố về “Chuyên môn”, “Chính xác”, “Sửa sai nhanh”.

Như vậy, mặc dù MB đã rất có ý thức đầu tư cho chính sách nhân sự của mình, song vẫn chưa mang lại kết quả mong muốn, tỷ lệ phần trăm khách hàng hài lòng với nhân viên giao dịch của ngân hàng còn thấp, và một trong những lý do khiến khách hàng sẽ hoàn toàn hài lòng với MB nếu MB tập trung vào tăng cường năng lực và sự nhanh nhẹn của nhân viên.

Bước 5 :Quy trình(Process):

-

Quy trình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Sản phẩm dịch vụ thẻ

của ngân hàng sẽ được đánh giá cao khi các khâu

được chuẩn hoá và được thực hiện bài bản, bao quát

các vấn đề phát sinh và được giải quyết nhanh chóng,

hiệu quá.

Do vậy, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn

quốc tế như ISO ... nhằm chuẩn hoá qui trình và tăng

hiệu quả cho các khâu của mảng nghiệp vụ thẻ như:

việc phát hành, tư vấn kiến thức thẻ, giải đáp kỹ thuật, sửa chữa hỏng hóc, nghiên cứu công nghệ mới với sản

phẩm thẻ, tìm hiểu về sản phẩm đối thủ, xây dựng

thương hiệu cho thẻ,…

Chẳng hạn trong việc phát hành thẻ, kiểm soát chặt chẽ việc khai báo, thực hiện lưu trữ các thông tin

của khách hàng, bảo mật thông tin sẽ tránh được việc

rủi ro trong quá trình phát hành gây rắc rối và rủi ro

cho khách hàng và cho ngân hàng. Các giải đáp, tư vấn kiến thức về thẻ có thể giúp nâng cao hình ảnh

ngân hàng và chất lượng trong tâm trí người sử dụng

thẻ.

Bước 6 : Chiến lược xúc tiến khuếch trương(promotion)

·

                   

Quảng cáo

Phương tiện quảng cáo khá phong phú nhưng MB thường tăng cường quảng cáo cho các sản phẩm thẻ qua các phương tiện như:

-

        

Báo chí: Sài Gòn tiếp thị, Tạp chí Ngân hàng, Sinh viên, Thanh niên, Thời báo Kinh tế Sài Gòn…

-

        

Trên pano: ở các tuyến giao thông (ngã ba, ngã tư, bên đường cao tốc, các cụm cảng…)

-

        

Trên màn hình máy rút tiền tự động ATM

·

       

Hoạt động khuyến mãi

Hiện nay, các hoạt động khuếch trương xúc tiến hỗn hợp cho sản phẩm thẻ tại MB chưa được quan tâm, thực hiện. Theo kết quả của “Chương trình điều tra khách hàng thẻ trên toàn hệ thống” tại bốn thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh trong hai tháng 9, 10/2011thì tỷ lệ khách hàng biết đến sản phẩm thẻ qua các phương tiện truyền thông là rất thấp: media: 9.63%, trang chủ: 4.39%, tờ rơi: 4,03%.

Bước 7 : Chứng minh cụ thế(Physical Evidence):

Những bằng chứng cụ thể đi kèm với dịch vụ

làm tăng thêm chất lượng dịch vụ trong con mắt khách

hàng có thể là các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng

giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm

bảo hành, điểm phục vụ trang trí đẹp mắt, ấn tượng,

nổi bật với phong cách chuyên nghiệp. Hoặc các dấu

hiệu chứng tỏ uy tín, chất lượng dịch vụ của ngân

hàng như: quy chế hoạt động, quy trình nghiệp vụ, ...

được các chứng nhận khu vực và quốc tế chẳng hạn

như hệ thống quản lý tiêu chuẩn ISO-9000 trong lĩnh

vực ngân hàng. Do vậy chiếc thẻ, các máy móc thiết bị

đi kèm cũng là những minh chứng cụ thể cho chất

lượng dịch vụ thẻ ngân hàng. NHTMCP Quân Đội được

xem là một trong những ngân hàng có nền công nghệ

hiện đại nhất tại Việt Nam, hệ thống công nghệ của

MB được quan tâm đầu tư và cung cấp tới khách

hàng những dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện

đại, đạt tiêu chuẩn và lấy đó làm hướng đi, nâng cao

sức cạnh tranh.

Hoặc chính sự hợp tác với các thương hiệu thẻ

uy tín trên thế giới như: Visa, Master Card cũng gia

tăng giá trị cho chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng

TMCP Quân Đội(MB) giúp cho các sản phẩm thẻ quốc

tế MB được đón nhận để tiếp bước cho việc phát

triển thẻ nội địa sau này.

Hoặc các danh hiệu về chất lượng mà ngân

hàng đạt được cho dịch vụ của mình so với các ngân

hàng khác như:”Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm

2008” và do vậy khách hàng sẽ ngầm hiểu là sản phẩm thẻ của MB cũng thuộc loại tốt nhất.

2.3.3. Kết Quả Đạt Được :

Marketting đối với dịch vụ thẻ là một phần trong hoạt động Marketting ngân hàng và nó đóng vai trò thành bại đối với việc phát triển sản phẩm dịch vụ. Nhận thức vai trò đó của Marketting trong việc thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm dịch vụ thẻ, Trung tâm thẻ MB đã và đang từng bước thực hiện công tác này để hỗ trợ cho hoạt động của mình. Điều này được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

       

Một là,

về công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

Tại Trung tâm thẻ MB, công tác nghiên cứu thị trường đã bước đầu được thực hiện trong khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Trước khi quyết định phát triển một sản phẩm mới, Trung tâm thẻ của ngân hàng luôn thực hiện nghiên cứu, đánh giá thị trường và các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên hoạt động này mới chỉ dừng ở mức thu thập thông tin để phục vụ cho những dự án cụ thể, chưa được thực hiện thường xuyên, bài bản, đặc biệt là thiếu những tiêu thức đánh gía. Mặt khác, do đặc điểm của hoạt động dịch vụ thẻ hiện nay mặc dù đang phát triển nhưng chưa có những đầu mối quản lý tập trung và nắm bắt thông tin một cách đầy đủ về hoạt động này cũng như chưa có các công ty chuyên môn điều tra, cung ứng thông tin có mức độ tin cậy cao để phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường. Do đó, dẫn đến các khó khăn cho công tác này.

Hai

 

là,

về công tác phát triển sản phẩm thẻ.

Trên cơ sở các phân đoạn thị trường đã được lựa chọn, các sản phẩm và thương hiệu thẻ của MB đã bước đầu được định vị trên đoạn thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Về sản phẩm phát hành, hiện tại MB đã cung cấp các sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa với thương hiệu thẻ Active Plus, Bankplus, thẻ trả trước với thương hiệu new plus và thẻ tín dụng quốc tế bankplusMasterCard ,

Bên cạnh đó, để đa dạng hóa danh mục sản phẩm, khẳng định thương hiệu thẻ, MB cũng đang tích cự gấp rút triển khai phát hành

,cung cấp cho các khách hàng sản phẩm thẻ Quốc tế mang thương hiệu Visa, Master và các sản phẩm thẻ liên kết nhằm cung cấp gói sản phẩm thẻ đa dạng cho khách hàng

trong các Quý I và III năm 2012.

Ba là, về chính sách phí

Có thể khẳng định, đối với sản phẩm thẻ, chính sách giá phí hợp lý là yếu tố thu hút khách hàng sử dụng thẻ. Trong việc nghiên cứu đưa ra sản phẩm thẻ mới tại MB cũng đã tính toán chi phí phát hành, chi phí duy trì thẻ và mặt bằng chung trên thị trường để đưa ra mức phí phù hợp. Tuy nhiên, mục tiêu của MB là tăng thu phí thẻ,

 

không theo đuổi chính sách định giá, phí thấp, MB thực hiện chính sách thu phí trên cơ sở đảm bảo chất lượng dịch vụ sản phẩm và chăm sóc khách hàng tốt.

Bảng 2.1: Phí phát hành thẻ ghi nợ nội địa của các Ngân hàng.

NH phát hành

Loại thẻ

Phí phát hành

SD tối thiểu

MB

Active Plus

50.000

100,000

BIDV

Etrans365+

50,000/70,000/100,000

100,000

VCB

VCB

100,000

100,000

VBARD

ATM

50,000

50,000

ICB

ATM/ CHIP

77,000/99,000/220,000

50,000

Techcombank

Fass- access

90,000/110,000/130,000

50,000

(Nguồn: Tờ rơi quảng cáo sản phẩm thẻ của ngân hàng)

Hiện tại,MB có sản phẩm thẻ nội địa và mới chỉ thu phí phát hành thẻ. Tiến tới, MB cũng cần nghiên cứu các loại phí khác phù hợp cho thẻ ghi nợ như phí thường niên, phí cho một số loại dịch vụ đặc biệt trên thẻ để tăng nguồn thu cho ngân hàng. Đồng thời, áp dụng các chính sách phí hấp dẫn cho các loại thẻ phát hành trong tương lai.

Bốn là, về công tác tuyên truyền quảng bá:

Công tác tuyên truyền quảng bá cho dịch vụ thẻ bước đầu được hình thành và đã bắt đầu góp phần xây dựng hình ảnh của dịch vụ thẻ MB. Trong thời gian qua, công tác quảng bá liên tục được hoàn thiện nâng cao với việc tận dụng tối đa các kênh thông tin sẵn có như cabin, màn hình ATM, hóa đơn ATM cũng như hoạt động PR để quảng bá hình ảnh MB và dịch vụ thẻ doMB cung cấp đối với cả khách hàng và các cán bộ trong nghành.

Tuyên truyền quảng bá cho thẻ ATM, MB đã tích cực tham gia các kỳ triển lãm và hội chợ, tổi chức phát hành thẻ và quảng cáo về hệ thống thanh toán hiện đại của ngân hàng cũng như mạng lưới máy ATM. Ngoài ra, tại các chi nhánh cũng chủ động tổ chức các hoạt động khuyếch trương hoạt động thẻ như tổ chức các buổi giới thiệu dịch vụ thẻ tại các trường trung học, đại học để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng là học sinh, sinh viên.

Hình ảnh quảng bá qua hệ thống cabin, biển chỉ dẫn của máy ATM với màu sắc đặc trưng của MB được triển khai thống nhất trên toàn hệ thống ATM giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm điểm đặt, qua đó bước đầu thu được những kết quả từ việc nhận diện thương hiệu thẻ MB. MB cũng đã quảng cáo về dịch vụ ATM trên các phương diện thông tin đại chúng như Ti Vi , báo ngành và một số tờ báo lớn.

Năm là, về kênh phân phối sản phẩm thẻ

:

Hiện tại, các sản phẩm thẻ mới chỉ thực hiện phân phối qua kênh truyền thống là tai quầy chi nhánh. Tận dụng lợi thế về một mạng lưới hơn 160 chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc, cũng như các dịch vụ ngân hàng khác, thẻ MB cũng được phát hành chủ yếu thông qua mạng lưới chi nhánh này. Tại mỗi chi nhánh đều có tổ nghiệp vụ thẻ chịu trách nhiệm về tất cả các công tác liên quan. Nhìn chung, cách thức bán sản phẩm thẻ MB còn nghèo nàn. Ngoài kênh bán tại quầy, MB chưa triển khai mạng lưới phân phối thẻ khác như qua các đại lý, qua Internet… Đây là kênh phân phối thẻ rất tiềm năng, đặc biệt là khi công nghệ thông tin phổ cập trong dân chúng.

Sáu là, về công tác phát triển mạng lưới thanh toán chấp nhận thẻ

Đối với mạng lưới ATM:

ngoài việc cung cấp dịch vụ cơ bản như rút tienf mặt, chuyển khoản , Mb đã chủ động nghiên cứu và triển khai nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanh toán hóa đơn dịch vụ ( điện , nước, viễn thông , bảo hiểm ,….)

 

gop phần mang lại tiện ích cho khách hàng và qua đó đã giúp giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán . MB cũng

 

đã tập trung đầu tư hệ thống máy giao dịch tự động để phát triển thanh toán thẻ và mở rộng các kênh phân phối. MB xác định máy ATM như là kênh phân phối sản phẩm ngân hàng và đầu tư mở rộng mạng lưới ATM liên tục qua các năm 2010 và 2011. Sau gần 3 năm triển khai hệ thống ATM, MB

 

liên tục mở rộng mạng lưới ATM trên các tỉnh thành phố trọng điểm trên toàn quốc. Cho đến cuối năm 2011, tổng số máy MB ATM trên toàn hệ thống đạt gần 250 máy bao phủ 35 tỉnh, thành phố.

Đối với mạng lưới POS

: MB có mạng lưới thanh toán qua POS đang rất phát triển

 

nhanh và mạnh trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu khách hàng, hoàn thiện tính năng của sản phẩm thẻ ghi nợ mang thương hiệu MB . MB cũng đã rất tích cực trong việc mở rộng phạm vi nghành hàng phối hợp lắp đạt mạng lưới chấp nhận thẻ , trong đó chú trọng các nghành kinh doanh bán lẻ các đơn vị cung ưng dịch vụ hàng ngày như dịch vụ taxi , dịch vụ bán vé tàu hỏa……

2.3.4. Những Hạn Chế

trong công tác xây dựng chiến lược Marketting mix nhằm phát triển dịch vụ thẻ của Trung tâm thẻ MB và nguyên nhân :

2.3.4.1 Những hạn chế:

Mặc dù MB đã có được những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh thẻ về số lượng thẻ phát hành, mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp... nhưng nếu so sánh với các ngân hàng trên cùng thị trường thì MB

 

vẫn còn khá khiêm tốn trong lĩnh vực kinh doanh rất mới mẻ này. Điều này một phần quan trọng cũng là do công tác Marketting tuy đã được triển khai song nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập:

Một là:

Công tác nghiên cứu thị trường chưa toàn diện , hệ thống thu thập thông tin chưa được coi trọng đúng mức. Đây là công tác quan trọng nhất để đưa ra các quyết định Marketting làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược Marketting mix. Việc triển khai một chiến dịch quảng bá quyết định đưa sản phẩm mới ra thị trường ... đều phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu thị trường, Tuy nhiên, trong thời gian qua, MB đã chưa có một cuộc điều tra thị trường một cách tổng thẻ về các sản phẩm dịch vụ cung cấp trong đó có dịch vụ thẻ. Hoạt động nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở việc thu thập thông tin thông qua các nguồn từ báo chí, các website ,Hội thẻ ngân hàng...dẫn đến tình trạng thông tin nhận được còn nhiễu, chưa có độ chính xác cao và chưa thực sự là cơ sở cho những quyết định cần thiết và kịp thời.

Mặt khác thông tin thu thập được là những thông tin chung nhất và chưa phục vụ được cho việc phân tích sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cũng như thực hiện công tác định vị sản phẩm của bản thân ngân hàng. Điều này lý giải tại sao các sản phẩm hiện tại của MB vẫn chưa thực sự có tính cạnh tranh tương đối so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.

Hai là,

sản phẩm thẻ còn đơn điệu vẫn chưa đa dạng :

Hiện tại, MB có sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa , thẻ tín dụng quốc tế , thẻ VIP cung cấp cho khách hàng dưới dạng nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm thẻ chưa tạo ra dấu ấn riêng biệt do thẻ mới chỉ sử dụng trên ATM với tính năng chủ yếu là rút tiền, chuyển khoản, vấn tin, chỉ khác ở hạn mức giao dịch , chưa có nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanh toán hóa đơn dịch vụ ( điện , nước ,…..). Do đó, thương hiệu thẻ MB

 

chưa ghi được dấu ấn trong khách hàng, chưa có sức thu hút so với các sản phẩm tương tự trên thị trường.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân cơ bản của việc sản phẩm thẻ MB còn chưa có uy tín với khách hàng, các dịch vụ đi kèm là những dịch vụ tối thiểu mà hệ thống ATM cung cấp và dừng lại ở việc bán sản phẩm ngân hàng có chứ không xuất phát từ nhu cầu thị trường. Các dịch vụ như yêu cầu phát hành số séc, yêu cầu chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, in sao kê tài khoản có tỷ lệ giao dịch rất thấp trong khi chưa có những dịch vụ được khách hàng quan tâm như thanh toán hóa đơn, mua thẻ trả trước...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro