Không Tên Phần 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Câu 1 đặc điểm hình thức marketing xuất khẩu

marketing xuất khẩu là một trong các hình thức của marketing quốc tế. đó là hoạt động marketing của các doanh nghiệp của một quốc gia nhất định, ứng dụng vào việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các chiến lược marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài. Nói cách khác, marketing xuất khẩu thực chất chỉ là sự vận dụng mở rộng của marketing nói chung trong điều kiện không phải trên thị trường nội địa mà là ở thị trường nước ngoài

Phân biệt giữa marketing xuất khẩu và marketing nội đại

Marketing xuất khẩu khác marketing nội địa bởi vì nhân viên marketing phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị. luật phát, văn hóa, xã hội

Câu 2, nhượng quyền thương mại là gì? Ưu điểm, nhược điểm của nhượng quyền thương mại?

Nhượng quyền là một hoạt động theo đó bên nhượng quyền (franchisor) sẽ cho phép bên nhận quyền (Franchhisee) sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định, đổi lại bên nhận quyền phải trả một khoản phí nhất định cho bên nhượng quyền,

Ưu điểm của nhượng quyền thương mại

đối với bên nhượng quyền:

giảm thiểu rủi ro, chi phí đầu tư

tiếp cận thị trường mới dễ hơn

khai thác được nguồn lực của bên nhận nhượng quyền

Đối với bên nhận quyền

sử dụng được thành quả, uy tín của bên nhượng quyền

tiết kiệm thời gian,chi phí và công sức xây dựng thương hiệu mới

thừa hưởng những lợi ích cộng hưởng từ bên nhượng quyền\

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại

đối với bên nhượng quyền

Mất khả năng kiểm soát

thường xảy ra tranh chấp

đối với bên nhận quyền

chịu sự kiểm soát chặt chẽ

thời gian chuyển nhượng hạn chế

hạn chế tính sáng tạo

Câu 3: Nêu đặc điểm của hình thức Marketing quốc tế

Một doanh nghiệp đã hoạt động trong lĩnh vực Marketing xuất khẩu sẽ hướng đến Marketing quốc tế để mở rộng và phát triển. Đặc điểm của marketing quốc tế là nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khác biệt văn hóa của từng thị trường quốc gia cũng như sự tương thích của sản phẩm cũng như quảng cáo đối với khách hàng địa phương. Điều này đòi hỏi sự hoạt độg độc lập trong mỗi thị trường nước ngoài. Tất cả các quyết định mang tính chiến lược phải được tính toàn kĩ lưỡng để phù hợp với những nền văn hóa khác nhau. Tại thị trường mỗi quốc gia, doanh nghiệp sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp địa phương với các lợi thế bên trong như sự gần gũi, thân quen với khách hàng địa phương, các vấn đề chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội, .... Và để có được vị thế, các doanh nghiệp phải điều chỉnh sản phẩm và quảng cáo của mình cho phù hợp với thị trường mỗi quốc gia.

câu 4: Sản xuất theo hợp đồng là gì? Nêu ưu điểm, nhược điểm của hình thức này? Cho ví dụ

Sản xuất theo hợp đồng là sự hợp tác hoặc chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm cho nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài

Ưu điểm của sản xuất theo hợp đồng

-Cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới với rủi ro ít hơn các hình thức khác

- Tránh được những vấn đề như vốn đầu tư, lao động, hàng rào thuế quan

- Tạo ra sự ảnh hưởng của nhãn hiệu tại thị trường thế giới

- Giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công, giá nguyên vật liệu tại nơi sản xuất thấp

Nhược điểm của hình thức sản xuất theo hợp đồng

- Doanh nghiệp ít kiểm soát quy trình sản xuất ở nước ngoài

- Khi hợp đồng chấm dứt, doanh nghiệp có thể tạo ra một nhà cạnh tranh mới với chính mình

Câu 5, Nêu đặc điểm của hình thức marketing đa quốc gia

Tương tự như chiến lược marketing quốc tế, marketing đa quốc gia cũng thực hiện ba việc: thay đổi chiến lược marketing; phát triển và thu nạp thêm các thương hiệu mới ở quốc gian nhận đầu tư; chia sẻ chi phí marketing, khuyến mãi và phân phói cho các cổ đông, tuy nhiên, sẽ nâng cấp lên quy mô khu vực, chứ không đơn thuần là từng quốc gia đơn lẻ. Đối tượng áp dụng chiến lược này là các công ty đa quốc gia, họ là những công ty có phần lớn doanh thu từ thị trường nước ngoài và muốn tối đa hóa doanh thu của mình. Họ sẽ sản xuất và kinh doanh ở bất kì nơi nào tạo ra lợi thế về chi phí. Khi thâm nhập vào thị trường mới, nhiều nước không muốn các công ty đa quốc gia thành lập công ty 100 % vốn nước ngoài và bản thân những công ty cũng muốn tìm hiểu rõ về nơi mà mình đầu tư

Câu 6: Nêu những thách thức đối với doanh nghiệp nội địa khi thâm nhập thị trường thế giới

Quy mô vừa và nhỏ nên thiếu kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường thế giới

Tính phức tạp và đa dạng ở môi trường văn hóa

Sức cạnh tranh và năng lực quản lý của nhiều doanh nghiệp còn yếu

Nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ kinh doanh quốc tế, Marketing quốc tế

Sự khác biệt về môi trường kinh tế, chính trị pháp luật, cạnh tranh

Câu 7: Nêu đặc điểm của hình thức Marketing toàn cầu

Là việc vận dụng cùng một chiến lược marketing ở tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu. Đặc điểm của marketing toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược marketing và vận dụng nó một cách đồng nhất cho tất cả thị trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt. Thị trường toàn cầu chính là sự mở rộng thị trường nội địa về mặt địa lý. 

Mục đích của marketing toàn cầu là tận dụng các cơ hội sản xuất lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và thị trường thế giới

Câu 8: doanh nghiệp bán sản phẩm trên thị trường thế giới có thể cạnh tranh thông qua các yếu tố nào về sản phẩm\

Doanh nghiệp bán sản phẩm trên thị trường có thể cạnh tranh thông qua các yếu tố cấu thành lên sản phẩm

Lợi ích cốt lõi

- là giá trị sử dụng của sản phẩm hay công dụng của sản phẩm

Sản phẩm hiện thực:

- sản phẩm hiện thực là những đặc điểm chung về kết cấu các bộ phận sản phẩm được thể hiện dưới dạng vật chất thực tế như hình dạng, kích thức, màu sắc, kể cả nhãn hiệu, bao bì sản phẩm

Sản phẩm bổ sung:

- là phần tăng thêm vào sản phẩm hiện hữu những dịch vụ hay lợi ích khác để phân biệt ức ưu việt về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

Câu 9 Nêu các yếu tố từ thị trường trong nước đã thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới

Thị trường trong nước quá nhỏ

yếu tố cạnh tranh và tránh rủi ro

điều kiện kinh tế trong nước

chính sách đầu tư, xuất khẩu của chính phủ

lối thoát cho năng lực sản xuất dư thừa

Câu 10: Nều những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá quốc tế:

1, Nhân tố nội tại:

chiến lược công ty

Chi phí sản xuất

chi phí vận tải

chi phí kênh

thuế quan

thuế khác

2, Nhân tố thị trường:

Nhu cầu thị trường

Cạnh tranh

3, Nhân tố môi trường:

Tỷ giá hối đoái

Tỷ lệ lạm phát

Mức thu nhập

Kiểm soát giá cả

Các luật lệ

Câu 11: nêu các yếu tố lôi cuốn từ thị trường thế giới đã thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường thế giới:

Tìm kiếm tài nguyên

cơ hội đầu tư và mở rộng thị trường

nhu cầu sản phẩm từ nước ngoài về kỹ thuật, giá cả

Câu 12: Nêu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp định giá dựa vào chi phí:

Ưu điểm của phương pháp định giá theo chi phí là:

Đơn giản, dễ tính toán do người bán biết rõ chi phí hơn là cầu thị trường. Người bán cũng không phải thay đổi giá khi nhu cầu thay đổi. Các nhà bán buôn, bán lẻ thường sử dụng kiểu định giá này.

Phương pháp này công bằng hơn đối với cả người mua và người bán. Người bán có được một mức lợi nhuận hợp lý. Người mua dễ chấp nhận khi biết mức lợi nhuận hợp lý của người bán

Giá cả thì ổn định, không lên xuống thất thường, nếu các đối thủ cũng áp dụng phương pháp này thì cạnh tranh về giá sẽ giảm bớt đáng kể.

Nhược điểm của phương pháp

dẫn đến sự cứng nhắc trong định giá. Khi nhu cầu xuống thấp thì giá sẽ không hợp lý nếu không điều chỉnh.

là cách tính chủ quan, không xem xét các yếu tố bên ngoài khác như mức giá của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu hiện tại của thị trường, giai đoạn của vòng đời sản phẩm và những chiến lược cạnh tranh

Câu 13; đặc điểm của hình thức xuất khẩu gián tiếp

Tạo nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất

Cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu

Kích thích các doanh nghiệp trong nước đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất

Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vai trò vị trí của nước xuất khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế

Câu 14, Tại sao Doanh nghiệp lại lựa chọn việc định giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa

Trang trải những chi phí ban đầu

Chi phí cho đóng gói và bao bì tăng

Chi phí cho các khoản tín dụng kéo dài

Chi phí bán hàng cao hơn sơ với thị trường nội địa do thủ tục, ngôn ngữ, tập quán.

Câu 15: Nêu ý nghĩa của phương pháp thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước:

Thông qua sản xuất ở nước ngoài, các doanh nghiệp có thể sử dụng thế mạnh của quốc gia đó về tài nguyên, lao động, dẫn đến giá thành sản phẩm và giá bản giảm

Sản xuất ở nước ngoài giúp tiết kiệm chi phí liên quan đến vận chuyển như nguyên vật liệu phải nhập rồi xuất khẩu thành phẩm

Sản xuất ở nước ngoài khắc phục hàng rào pháp lý như thuế xuất nhập khảu, hạn ngạch nhập khẩu

Câu 16; Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hỗn hợp chiêu thị

Khi thực hiện các chương trình hỗn hợp chiêu thị khác nhau, các nhà marketing quốc tế cần cân nhắc về nhiều vấn đề bên trong và bên ngoài công ty liên quan đến chiến lược, nguồn tiền, thị trường và tình hình cạnh tranh

Tại thị trường nước ngoài, vấn đề phối hợp các hoạt động chiêu thị tùy thuộc vào việc sử dụng chiến lược hay chiến lược kéo

Nguồn kinh phí dành cho toàn bộ hoạt động

Mức độ cạnh tranh trong dài hạn và ngắn hạn

đặc điểm của sản phẩm như tính thời vụ, giá bán

đặc điểm và quy mô của thị trường. tại những nước công nghiệp hóa cao sử dụng những kỹ thuật xúc tiến tinh tế hơn so với những nước có mặt bằng giáo dục thấp cần cụ thể và minh họa nhiều hơn. Những đặc trưng về dân số cũng cần lưu ý

Những nguồn lực  khác trong công ty để kiểm tra, giám sát hoạt động và khoản chi phí tương ứng cho những hoạt động này

đặc điểm và phạm vi của các phương tiện truyền thông

phương thức thâm nhập thị trường, những nhà phân phối, đại lý, đối tác liên minh, được sử dụng trong từng phương thức có thể chia sẻ chi phí chiêu thị với nhà xuất khẩu

Câu 17: Tiêu chuẩn hóa, thích nghi hóa sản phẩm quốc tế là gì

Tiêu chuẩn hóa

Nếu một công ty chỉ sản xuất ra một hệ sản phẩm theo một tiêu chuẩn giống nhau , một kiểu dáng giống nhau, một chất lượng giống nhau, cùng một mặt hàng cho thị trường nội địa lẫn quốc tế, cách làm này gọi là sự tiêu chuẩn hóa sản phẩm hoặc chiến lược sản phẩm toàn cầu

Thích nghi hóa sản phẩm

Một thái cực khác đó là sản phẩm được thích nghi với nhu cầu đặc thù của người mua hay một nhóm người mua hoặc thị trường nước ngoài được gọi là thích nghi với thị trường

Câu 18: Tại sao doanh nghiệp lại lựa chọn việc định giá xuất khẩu cao hơn giá nội địa

Trang trải những chi phí ban đầu

Chi phí đóng gói, bao bì tăng

Chi phí cho các khoản tín dụng kéo dài

Chi phí bán hàng cao hơn so với thị trường nội địa do thủ tục, ngôn ngữ, tập quán

Câu 19: nêu vai trò của nhãn hiệu sản phẩm quốc tế:

Xây dựng lòng trung thành của khách hàng

Xử lý các vấn đề liên quan tới sản phẩm giả

Giúp thông tin, giới thiệu, bán sản phẩm

Xác định nguồn gốc xuất xứ

Ảnh hưởng đến việc đề ra chiến lược giá trong việc tạo mối quan hệ giữa giá của với giá trị

Câu 20: Tại sao các doanh nghiệp lại lựa chọn việc định giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa

Ổn định thị trường và sức mua mới

Chi phí lao động thấp hơn

Sự trợ giá của chính phủ

Các lợi ích khác mà họ được hưởng

Tăng sản lượng bán ra nhanh để thu hồi vốn nhanh

Sản phẩm xuất khẩu ít nổi tiếng ở thị trường nước ngoài so với ở thị trường nội địa

Câu 21 Định giá hiện hành là gì:

là cách định giá làm cho giá sản phẩm sát mức giá phổ biến trên thị trường, giá sản phẩm có thể được định mức bằng, cao hoặc thấp hơn một chút

Cách định giá này đơn giản, chỉ cần theo dõi giá trên thị trường, Khó khăn khi sử dụng chiến lược này khi đưa ra thị trường thế giới một sản phẩm hoàn toàn mới thì chưa có giá của sản phẩm tương đương để so sánh hoặc tùy tiềm lực của doanh nghiệp có theo đuổi nối mức giá đó không

Câu 22: Doanh nghiệp bán sản phẩm trên thị trường có thể cạnh tranh thông qua các yếu tố nào về sản phẩm

Doanh nghiệp bán sản phẩm trên thị trường có thể cạnh tranh thông qua các yếu tố cấu thành lên sản phẩm là lợi ích cốt lõi

giá trị sử dụng, công dụng sản phẩm

Sản phẩm hiện thực

Là những điểm chung về kết cấu các bộ phận sản phẩm được thể hiện dưới dạng vật chất thực tế như hình dạng , màu sắc, kể cả nhãn hiệu

Sản phẩm bổ sung

Là phần tăng thêm vào sp hiện hữu những dịch vụ hay lợi ích khác để phân biệt mức ưu việt về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh

Câu 23: Nếu những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kênh phân phối sản phẩm quốc tế, 

Bản chất thị trường

Yếu tố về khoảng cách địa lý

Nhân tố đặc điểm của sản phẩm

Muc tiêu và năng lực của công ty

yếu tố chi phí và kiểm soát

Câu 24: ưu điểm và nhược điểm của định giá bằng chi phí

Ưu điểm

Đơn giản dễ tính toán do biết rõ chi phí sản xuất

Không phải thay đổi giá khi nhu cầu thay đổi

Các nhà bán buôn, bán lẻ thường sử dụng kiểu định giá này

PHương pháp này công bằng hơn đối với cả người mua và người bán

Người bán có được mức lợi nhuận hợp lý

Người mua dễ chấp nhận khi biết mức lợi nhuận hợp lý của người bán

Giá cả thì ổn định, không lên xuống thất thường, nếu các đối thủ cũng áp dụng phương pháp này thì cạnh tranh về giá cũng giảm đi đáng kể

Nhược điểm

Dẫn đến sự cứng nhắc trong định giá, khi nhu cầu xuống thấp thì giá sẽ không hợp lý nếu không điều chỉnh

Là cách tính chủ quan, không xem xét các yếu tố bên ngoài khác như mức giá của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu hiện tại của thị trường, giai đoạn của vòng đời của sản phẩm và những chiến lược cạnh tranh

Câu 25: nêu những rào cản trong chiêu thị quốc tế:

khác biệt ngôn ngữ

khác biệt luật pháp

Khác biệt phương tiện truyền thông

khác biệt kinh tế

khác biệt thái độ thị hiếu

Câu 26: nêu những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá quốc tế

Nội tại

Chiến lược công ty

chi phí sản xuất

chi phí vận tải

chi phí kênh

thuế quan

thuế khác

Nhân tố thị trường

nhu cầu thị trường

cạnh tranh

Nhân tố môi trường

tỷ giá hối đoái

tỷ lệ lạm phát

mức thu nhập

kierm soát giá cả

các luật lệ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro