mặt đối lập

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung Quy luật thống nhất đấu tranh của các mặt đối lập cần được phân tích như sau:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập(hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn) là hạt nhân của phép biện chứng. V.I. Lê nin viết “ Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và một sự phát triển thêm”
a. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
KN Mặt đối lập là những mặt có những yếu tố, những bộ phận, những thuộc tính,..... có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng ton tai trong một thể thống nhất. Thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, giàng buộc lẫn nhau và tạo cơ sở, tiền đe' ton tai cho nhau của các mặt đối lập. Mâu thuẫn biện chứng: là >< trong đó bao hàm sự thống I và đ.tranh của các mặt >< Phân tích nội dung quy luật: - Sự vật nào cũng là thể thống nhất của các mặt đối lập: Đó là thống nhát của những mâu thuẫn . Như vây, mọi sự vật đều có mâu thuẫn từ chính bản thân nó. Chẳng hạn, Nguyên tử là thể thống nhất giữa 2 mặt đối lập của hạt nhân mang điện tích dương và điện tử mang điện tích âm. Lượng có khi được xác địng bằng những con số cụ thể, cũng có khi xác địng bẳng sự trừu tượng hóa, ví dụ: cách mạng ngày càng lớn mạnh, ngày càng trưởng thành. - Nhưng bên cạnh thống nhất các mặt đối lập thì các mặt đối lập có sự đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ, phủ định nhau. Sự vật khác nhau thì phương thức đấu tranh cũng khác nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập đưa đến sự chuyển hóa của các mặt đối lập
b. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Đấu tranh các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập, chừng nào thể thống nhất này còn tồn tại thì sự vật còn tồn tại . Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho thể thống nhất cũ bị phá, thể thống nhất mới được xác lập, sự vật phát triển Ví dụ: Trong xã hội, " đấu tranh” giữa Lực Lượng Sản Xuất và Quan Hệ Sản Xuất là nguồn gốc, động lực phát triển của xã hội. - Đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối. Sự thống nhất các mặt đối lập là tương đối, vì bất cứ sự thống nhất nào cùng là sự thống nhất có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, gắn liền với đứng im tương đối của sinh vật. Còn đấu tranh là tuyệt đối, vì nó diễn ra liên tục không bao giờ ngừng ,trong suốt quá trình ton tai các mặt đối lập, từ đầu đến cuối. Ngay trong thống nhất vẫn đấu tranh. Đấu tranh gắn liền với vận động, mà vận động của vật chất là tuyệt đối nên đấu tranh cũng tuyệt đối
Kết luận: Từ sự phân tích trên, có thể rút ra nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập như sau: mọi su vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau gọi là những mặt đối lập. Mối quan hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa chuyển hóa lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Quy luật mâu thuẫn có tác động lên tất cả các mặt tự nhiên, xã hội, tư duy
Ý nghĩa phương pháp luận: - Thừa nhận sự vật, hiện tượng là khách quan thì cũng phải thừa nhận mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng là khách quan. Từ đó muốn nhận thức sâu sắc, triệt để, khoa học về sự vật thì phải phân đôi các thống nhất và nhận thức từng bộ phận đối lập của nó. - Phân tích cụ thể các tình hình cụ thể. Bản chất khác nhau, quá trình khác nhau thì dẫn đến mâu thuẫn khác nhau. Các giải quyết cũng phải khác nhau, tránh rập khuôn, máy móc. - Muốn biến đổi bản chất sự vật thì phải giải quyết mâu thuẫn của nó, tránh cải lương bề ngoài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#comanche