Chương 1: Đấu Pháp Giết Lợn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                Tập 1
   
     Trương Đồ Tể đứng dậy, chỉ thấy con lợn kia đã nằm quay dưới đất, co giật đùng đùng, rống lên thảm thiết, máu từ cổ phun vọt lênh láng đầy đất, chẳng mấy chốc đã chết thẳng cẳng...
     Đại sư bá đã bái ông ngoại làm sư phụ, nhưng không theo ông ngoại học nghề đóng quan tài. Trong vòng mười dặm lấy đâu ra nhiều người chết đến thế? Sư bá vẫn theo nghề mổ lợn, nhưng cứ mỗi khi đến dịp lễ tết, lại sắm sanh rượu mứt, chuẩn bị lễ vật tạ ơn sư phụ chẳng thiếu thức gì.
    Sau đó, sư bá lấy một cô vợ xinh đẹp, sinh được một người con trai, chính là đại sư huynh của tôi.

     Tôi tên Lưu Bất Chính, tên thường gọi là Vẹo, đã gần ba chục mà vẫn chưa thành gia thất, tục gọi là ế. Người thân duy nhất là ông ngoại Chu Hiếu Cổ, năm nay đã chín mươi tám.
     Ông ngoại Chu Hiếu Cổ là một người rất đặc biệt, ở cái thời đại chất tạo nạc, dầu cống rãnh lan tràn, ngay cả sữa bò cũng đầy độc tố này, có thể sống đến chín mươi tám tuổi, coi như cũng đã là một kỳ tích rồi chăng?
     Người ta đồn thổi rằng, ông ngoại biết thuật Lỗ Ban.
     Thuật Lỗ Ban chính là cái thứ được ghi chép trong sách Lỗ Ban. Sách Lỗ Ban là cuốn sách do thánh nhân thợ mộc thời thượng cổ Công Thâu Ban để lại. Ông là người nước Lỗ, thường được người đời gọi là Lỗ Ban, chỉ truyền lại một cuốn duy nhất, chia làm hai tập. Theo như người đời đồn đại, trong cuốn sách có ghi lại một số pháp thuật thần kỳ bí hiểm, quỷ quái kinh dị, ví dụ như phép tàng hình ( người ta đứng ngay trước mặt anh, nhưng anh lại không thể nhìn thấy đối phương ), phép định căn ( khiến một người sống sờ sờ đứng yên một chỗ không thể nhúc nhích ), phép bịt miệng ( tức là bạn há miệng ra, nhưng không thể thốt nổi một lời ), phép niệm chú kim cô ( đọc " Tây Du Ký " chưa? Chính là cái thứ mà con khỉ Tôn   Ngộ Không đội trên đầu đấy, khi niệm thần chú, bảo đảm đâu đến vỡ đầu ), phép mắt âm dương ( chính là nhìn thấy ma quỷ )! Còn có phép chơi xỏ, phép giết lợn, phép xay sữa đậu nành vân vân.
     Người ta còn đồn, người đã học thuật Lỗ Ban, thì góa bụa, mồ côi, cô độc, tàn tật, kiểu gì cũng trúng một cửa, vì vậy, thuật Lỗ Ban còn được gọi là " khuyết một cửa ".
     Tôi chưa bao giờ nhìn thấy sách Lỗ Ban, lại càng chẳng biết thuật Lỗ Ban là gì, nhưng tôi biết, ông ngoại quả thực có rất nhiều điểm bí hiểm.
     Tôi là đồ đệ của ông ngoại, chúng tôi nghề nghiệp bề ngoài là thợ mộc, và còn là thợ mộc chỉ biết mỗi việc là đóng quan tài, nhưng từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ tự mình đóng một cỗ quan tài hoàn chỉnh. Khi còn học nghề, đều cùng làm với ông ngoại. Bây giờ đã là thế kỷ 21 rồi, người vừa chết đã được đẩy ngay vào lò hóa thân hoàn vũ, rồi đổ vào hộp tro cốt, chẳng thiết đến quan tài nữa.
     Bạn thử nghĩ xem, thân là một gã thợ mộc chỉ biết đóng quan tài, còn có tiền đồ gì đây?
     May mà tôi còn một nghề khác: vua trộm. Thế nào là vua trộm? Chính là nhân vật có kỹ nghệ siêu quần trong phường trộm đạo. Trong ba trăm sáu mươi nghề từ cổ xưa truyền lại, nghề nào cũng có đạo riêng, nghề nào cũng có người thủ lĩnh.
     Cái gọi là đạo, chính là phương hướng, đường đi, phương pháp, kỹ năng, quy tắc, cấm kỵ, lý lẽ của mỗi một nghề. Trộm cướp, nghe tên đoán nghĩa, chính là những người theo nghề chôm chỉa cướp bóc. Trong đó trèo cổng bò xà, đào tường khoét ngạch, mở khóa phá tủ, ăn trộm của cải ở sau lưng chủ nhà, là trộm; móc giật cuỗm nẫng, trộm lấy tài sản ngay trên người khổ chủ, là cướp. Trộm và cướp mặc dù đi cùng một đường, nhưng đôi bên nước sông không phạm nước giếng.
     Phạm trù tôi nhắc đến ở đây là " trộm ". Trộm lại được chia làm hai loại: trộm của người sống gọi là trộm trong, trộm của người chết gọi là trộm ngoài. Vua trộm là tên trộm có phẩm hạnh và kỹ nghệ siêu việt. Đã là trộm, thì còn có phẩm hạnh quái gì được nhỉ? Rất đơn giản, bất kỳ ngành nghề nào cũng có rất nhiều quy tắc, nêm mới có câu " quân tử trên xà ", trộm cũng có đạo. Chỉ khi tuân thủ đúng theo những quy tắc này, mới gọi là vua trộm.
     Cái nghề vua trộm này, cũng là học được từ ông ngoại tôi.

       
- Còn tiếp -

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro