mat tong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Diệu Cát Tường Chiêm Bốc Pháp

 

Phụ Lục

 

 Ghi thêm (Hậu Ký)

 

            Đối với Mật Tông Tây Tạng, thuật số có nhiều loại.  Trong đó loại lưu hành phổ thông nhất là loại Chiêm Bốc Pháp (Mo).

            Các vị Đạt Lai Lạt Ma và các đại tự viện đều có một bộ Chiêm Bốc Pháp, các hệ phái không giống nhau, cách truyền thừa khác nhau, nên Chiêm Bốc Pháp cũng dị biệt.  Phái Ninh Mã (Hồng Phái = Nyingmapa) dựa trên phương diện truyền thừa mà nói, quan trọng nhất là dùng cuốn kinh "Cát Tường Thiên Mẫu Linh Quái" để xem quẻ, người dùng sách Chiêm Bốc phải thuần thục phép Cát Tường Thiên Mẫu, phải tụng 90 vạn biến tức 900.000 (chín trăm ngàn lần) Chú Cát Tường Thiên Mẫu.  Vì thế mà người bình thường không thể thành tựu được.  Điều nầy đã khiến cho các vị học tập Mật Tông Tây Tạng e sợ rằng rất ít người như pháp mà thành tựu được.  Nên họ đã đi tìm loại khác, Ngài Tôn giả Bất Bại Mật Bành Tổ Sư đã soạn ra cuốn "Diệu Cát Tường Chiêm Bốc Pháp" rất giản dị, dễ hiểu, phù hợp với con người đang sống trong cuộc sống bận rộn hiện đại, cũng như những vị học tập Mật Tông, chỉ cần thuộc được "Chú Văn Thù Căn Bản" là có thể tiến hành được công việc xem quẻ.

            Trong thời gian bút giả lánh nạn ở tại Đảo Di, ngoài việc nghiên cứu Phật Giáo còn để ý đến ngành thuật số của Mật Tông.  Ngành thuật số xuất xứ từ hai nguồn gốc trọng yếu:  một là Trung Quốc, hai là Ấn Độ.  Nguồn gốc ngành thuật số của Trung Quốc có thể nói đã có mặt rất sớm, trong thời kỳ Công Chúa Văn Thành lấy Vua Tạng Xích Tùng Đức Chân, ngoài Phật Giáo ra cũng đã có thuật số của Đạo Gia như Chiêm Tinh, Phong Thủy, Xem Ngày... nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến văn hóa Tây Tạng cả.  Tuy nhiên trong thuật xem bói lại chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ quá lớn, vì phép xem bói theo Kinh Dịch của Trung Quốc, có một số người Tây Tạng rất am tường.  Nhưng đối với Chư Phật và Bồ Tát cũng chẳng liên quan gì, nên chưa phát sinh ra một sự ảnh hưởng nào cả.

            Đem việc xem bói mà nhờ Bồ Tát hoặc Không Hạnh Mẫu thì rất dễ dàng làm cho con người đang sống trong cuộc sống hiện đại cho là Mê Tín, nhưng kỳ thực tất cả các loại Chiêm Bốc không phải là không thuộc về cảm ứng  giữa tự nhiên với con người.  Người hỏi và người xin quẻ để trả lời cùng nghĩ về một sự việc, khiến cho tự nhiên và con người có sự khai thông nối liền nhau, do đó mà tiềm thức cho ra đáp án.  Dựa vào Bổn Tôn cũng chỉ là con đường khai thông nối liền mà thôi.  Còn nếu thừa nhận đúng là Bổn Tôn đã giáng lâm mà cho chỉ thị cũng chưa hẳn đã sa vào mê tín.

            Bút giả đã từng dùng phương pháp xin quẻ nầy để thí nghiệm, có nhiều lần xẩy ra rất kỳ lạ.  Chẳng hạn, có người hỏi về bệnh, quẻ đã xin được là: "Do phái nữ giới thiệu bác sĩ thì rất tốt."  Lại có người hỏi về vấn đề người đi xa (hành nhơn), quẻ trả lời "Ngày hôm nay đến."  Hai quẻ xin được nầy đã làm cho người đến hỏi đều kinh dị.  Điều đặc biệt đủ để làm cho người đến xin phải kinh dị là trong quẻ có những lời đoán đã làm rung động cõi lòng của người đến xin, như đã trả lời thẳng vào vấn đề.  Trong khi độc giả tự làm việc xin quẻ, quý vị sẽ phát hiện được điểm nầy, chỗ kỳ lạ là tại đây.

            Quyển sách nầy Bút giả có sửa đổi và bổ túc thêm một ít để thích hợp với xã hội hiện đại khi ứng dụng.  Đã tu pháp Ngài Hoàng Văn Thù, lại hướng về Bổn Sư để cầu đảo, hy vọng những chỗ đã sửa đổi vẫn có sức cảm ứng như cũ.

            Phật Giáo Ấn Độ có phép chiêm Bốc, có lẽ là do Bồ Tát Long Thọ truyền thừa, vì theo Phật Giáo Tiểu Thừa, thuật xem số mạng theo tinh tú coi như bị cấm kỵ.  Duy chỉ có Ngài Long Thọ hoằng dương Đại Thừa Phật Giáo đã xử dụng khả năng đa tài, đa nghệ của chính Ngài để phát huy "Ngũ Minh" (1) do vậy mà môn học Chiêm tinh theo đó mà phát triển.

            Trường hợp nầy cũng giống như thời Phật Giáo nguyên thủy xem việc tạo lập tượng Phật là điều cấm kỵ.  Tuy nhiên tại nước Kiền (Càn) Đà La đã hấp thụ nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp; tạc một bức tượng đứng của Ngài Bổn Sư Thích Ca.  Từ đó nghệ thuật tượng Phật đúc, họa tượng Phật đã phát triển nhảy vọt.  Ngày hôm nay Phật Giáo vẫn xem tạo tượng Phật, Bố Tát là việc làm có nhiều phước đức, lại không một ai cho là cấm kỵ cả.

            Vì vậy mà chiêm Bốc Pháp trong Mật Tông Tây Tạng, có thể gọi là rất khác hẳn với đời, hoàn toàn lấy việc quán Bổn Tôn làm phương tiện, trong lúc quán tưởng lại phải quán đến Tánh Không của sự việc muốn xin quẻ. Do đó mà trong phép chiêm bốc trình bày ở trên phải tụng "Chú Bổn Tôn", tụng Chú hay Kệ Nhân duyên.  Đây cũng là phép tu "Chỉ Quán", trong lúc tụng Chú Bổ Tôn, tâm phải dừng vọng niệm, tập trung vào Bổn Tôn để hỏi sự việc, trong khi tụng Chú Nhân Duyên lại phải quán Tánh Không, cách nầy gọi là "Chỉ Quán Song Vận."  Đây cũng là một cách để cân bằng hai pháp "Chỉ - Quán".

            Phép chiêm bốc nầy, tất cả mọi độc giả đều ứng dụng được, cuốn sách nầy công khai phổ biến, duy nhất một điều là quý độc giả nên luyện tu phép Chỉ Quán trước, sau mới bắt đầu áp dụng phép xin quẻ.  Trước khi áp dụng, tối thiểu phải tụng thuộc lòng hai bài chú đã nói ở trên, đồng thời thường quán tưởng Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, thấy được ánh sáng từ tâm luân của Ngài phóng ra, người thực hành phải biết được mình đang ở trong luồng ánh sáng màu vàng đó, tức đã đạt được bước đầu căn bản của phép Chỉ Quán.  Tinh tấn thực tập lâu ngày chầy tháng sẽ được thành tựu.

            Ghi chú (1):  Ngũ Minh: 1. Thanh Minh: thuyết minh về ngôn ngữ, văn tự... 2. Công Xảo Minh: Thuyết minh về công nghệ, kỷ thuật, toán pháp, lịch số... 3. Y Phương Minh: Thuyết minh về y thuật, y học... 4. Nhân Minh: thuyết minh về lẽ chính tà, chân ngụy... 5. Nội Minh: Thuyết minh về tôn chỉ của học phái mình, như Phật Giáo lấy Kinh, Luật, Luận làm nội minh.

 

Các Pháp Tu Tiêu Tai - Tăng phước

 

1.  Phép Tu Nước Cam Lồ

 

            Để trước mặt một chén nước sạch, đốt hương tốt cúng dường tượng Phật, cúng dường Thập Nhứt Diện Quan Âm và các bài chú là tốt nhất.  Trên bàn Phật đơm hoa quả và vật cúng.

 

Tĩnh Tâm kỳ đảo

 

Tay trái:  Bưng chén, ngón tay cái và ngón tay trỏ bấm  hai đầu ngón lại với nhau thành vòng tròn, còn lại ba ngón kia duỗi thẳng ra, lòng bàn tay giữ chặt khu chén. (Bảo Thủ ấn)

 

Tay phải: Ngón tay trỏ và ngón tay giữa duỗi thẳng, còn lại ba ngón kia bấm đầu với nhau.  Trong lúc niệm chú trên dưới vẫy hai ngón tay trỏ và giữa. (Cam Lồ ấn)

 

Niệm chú:   Om Ah Mi Ri Ta Hung Ra Ta

 

Trì chú 21 biến, trong lúc trì chú quán tưởng đức Phật phóng ánh sáng trắng đến chén nước để gia trì cho nước thanh tịnh..

 

Nước Cam Lồ nầy có thể dùng để tẩy uế, pha nước trà, hoặc hòa vào trong bồn nước để tắm, hay dùng để lau mặt, mình cho bệnh nhân.

 

Nếu dùng chú Đại Bi để gia trì vào chén nước theo nghi lễ trên cũng tốt.

 

2. Phép Trừ Chướng

 

          Những vị tín đồ của Mật Tông có thể lấy ngài Kim Cang Tát Đỏa làm vị bổn tôn, niệm "Bách Tự Minh Chú" 21 biến.  Quán tưởng Bổn Tôn trên đỉnh đầu của mình, hai ngón cái của Ngài chảy ra nước Cam Lồmàu trắng nhập vào đảng môn và chảy khắp thân thể của mình, thế là tự thân của mình chảy ra các loại máu mủ, chất dơ, cặn bả ...bài tiết ra lổ chân lông mà ra ngoài, rồi thấm sâu vào lòng đất, biến thành màu đỏ và được loại "Ma Ngưu" nuốt vào.

            Trong lúc thu kết, hãy quán tưởng hang ở dưới đất đóng cửa, không thấy được "Hồng Ngưu". Ngài Kim Cang Tát Đỏa đã biến thành ánh sáng dung nhập vào tâm luân của chính mình, ánh sáng màu trắng cháy hừng hực.

            Người chưa từng tu qua Mật Tông, có thể niệm chú " Đại Bi", hướng về ngài Thập Nhất Diện Quan Âm mà cầu nguyện, và sám hối tội nghiệp của bản thân từ vô luợng kiếp đến nay.  Đồng thời quán tưởng ngài Quan Thế Âm phóng ra ánh sáng màu trắng chiếu thẳng tới thân mình, làm cho tự thân mình được thanh tịnh.

                            

3. Pháp Mộc Dục

 

            Hãy quán tưởng ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát phóng quang chiếu thẳng đến nước tắm khiến cho nước ấy thanh tịnh, đồng thời tụng  chú Văn Thù Sư Lợi Bồ tát:

 

Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi

 

Hoặc tu "Đại Bi Chú Thủy" (Tham khảo Quật Trước trong "Thuyết Quan Thế Âm Bồ Tát dữ Đại bi Chú")  về phương pháp tu chú Thủy nầy, xong đem nước đổ vào bồn tắm mà tắm.  Trong lúc tắm, hảy quán tưởng nước sạch nầy đã mang đi hết tất cả những nghiệp chướng trên thân thể mình.  Cũng có thể dùng nước nầy để lau thân thể, hoặc rửa mặt cho người bị bệnh ma, quán tưởng những bệnh ma đều bị tịnh thủy trừ sạch.

 

4. Diệu Cát Tường Chiêm Bốc Pháp Nghi Quỹ

 

Nghi thức xin quẻ:

 

Đảnh lễ Diệu Cát Tường Đồng Tử

(Chấp tay niệm ba biến)

 

1. Tán:  (Trước hết là chấp tay, sau đó niệm một biến , tay lắc hột 1 lần)

 

Đaị Trí Diệu Cát Tường Đồng Tử,

Trí nhãn tam thời vô chướng ngại.

Quy y Tam Bảo tam căn bản,

Tâm hữu nghi hoặc sở khai thị.

 

2. Tụng Chú Văn Thù căn bản :

Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi (21 biến)

 

            Trong lúc niệm hãy quán tưởng Diệu Cát Tường Đồng Tử, tức Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cao khoảng 2 thước ngồi giữa không trung đối diện với mình.  Ngài có 1 đầu, 2 tay.  Tay phải cầm kiếm, mũi kiếm phóng ra ngọn lửa trí tuệ.  Tay trái cầm một cành hoa sen xanh, cọng hoa sen tựa vào vai trái và hướng lên trên.  Đóa hoa nầy màu xanh nở bên lỗ tai trái của Ngài.  Trên đóa hoa có một cuốn kinh Bát Nhã.  Tướng của Bổn Tôn giống như một thiếu niên 16 tuổi, đầu đội mũ ngũ Phật, suốt thân thể có đeo những tràng hạt châu trang nghiêm, hai chân ngồi kiết già phu tọa, tqàn  thân màu vàng, ngay giữa ngực cũng có một bài chú, từ bài chú đó phóng ra ánh sáng màu vàng chiếu thẳng đến hột súc sắc.  Niệm chú xong (21 biến), cầm hột thuận tay bỏ vào hộp và lắc hột.  

 

Vừa lắt hột vừa tụng bài Kệ Nhân Duyên:

 

Âm Hán Việt:

 

            Chư pháp nhân duyên sanh,

            Pháp diệt nhân duyên diệt.

            Thị chư pháp nhân duyên,

            Phật đại sa môn thuyết.

 

Trong lúc tụng bài kệ Nhân Duyên chấp tay tiếp tục quán tưởng Ngài Diệu cát Tường Đồng Tử đang ngồi trong hư không ngay trước mặt mình và phóng ra ánh sáng màu vàng từ giữa ngực Ngài, chiếu thẳng đến hột súc sắc.  Tụng xong bưng hộp lên nghĩ đến vấn đề muốn hỏi, lắc hộp đựng hột súc sắc, lắc lâu hay mau là tùy theo tâm ý mình mà định.  Lắc xong một lần, nếu muốn xin quẻ lại một lần nữa thì lắc lại thêm một lần nữa.  Trong lúc lắc, đương nhiên quán tưởng ngài Diệu Cát Tường Đồng Tử đang phóng ra ánh sáng màu vàng từ ngực chiếu thẳng đến hột và nghĩ đến vấn đề muốn hỏi như lần trước.

 

Sau khi lắc hột xong:

 

            Chấp tay niệm: Cát Tường Hoàn Mãn (1 lần).

 

            Nghi thức đã trình bày trên đối với người đã được pháp Văn Thù Quán Đảnh  từ Mật Tông (thí dụ như Mật Tông Tây Tạng) có thể quán tưởng tự thân biến thành Diệu cát Tường Đồng Tử tuyên thuyết bài kệ Nhân Duyên nói trên đổi thành bài Chú Nhân Duyên như sau:

 

            a) Bài chú gốc như sau:

 

Om yeadarma Hetu Pra - bahwah Hetunte KhenTa Thagato Haya Watet te Khen Tsayo

Nirodha Evam Wadi Maha Shramana Soha.

 

            b) Phát âm Tạng ngữ:

            Om / yea Dar ma / Heh too / Pra   Bah Wah / Heh Tun Tay / Ken / Ta T 'a Ga Toe / Ha Ya / Wa Tet Tay / Ken / Cha Yo / Nee Ro Da / Eh Vam / Wa Dee / Ma Ha / Shra Ma Na / So Ha.

Nghi thức đã trình bày trên đây rất đơn giản, hy vọng độc giả sẽ làm đầy đủ để đạt được mục đích lợi sanh.  Nếu hằng ngày thường trì tụng Văn thù Tâm chú nầy và quán tưởng đều đặn thì chắc chắn sẽ thành tựu . Trong khi đọc lời giải thích các quẻ, nên đồng thời lý giải một số pháp nghi, do đó mà có thể nhập vào Phật Đạo (thông suốt nhân quả).  Đây là mục đích chính của việc biên chép quyển sách Chiêm Bốc Pháp nầy.  Chỉ hy vọng độc giả không dùng quyển sách nầy để mưu lợi, nếu mưu cầu lợi ích cá nhân sẽ mất hết những gì đã đạt được từ trước.

Kính chúc quí vị độc giả vạn sự cát tường viên mãn.

 

5.  Thập Nhất Diện Quan Âm

(Quan Âm 11 mặt)

 

Hạnh Nguyện:

            Thần chú của ngài Thập Nhất Diện Quan Âm có khả năng làm cho tất cả ma, quỷ, thần không thể khởi sanh những chướng nạn, hiện thân có được 10 điều thắng lợi.

            Thập Nhất Diện Quan Âm, tiếng Phạn là Ekadasa-Mukha, dịch ý từ Phạn văn là có 11 điều tốt nhất, hoặc là 11 đầu.  Là một trong sáu vị Quán Âm.  Nói đầy đủ là Thập Nhất Diện Quan Âm Bồ Tát là hóa thân của ngài Quan Thế Âm, có lúc lại xưng Đại Quan Âm Phổ Chiếu Quan Âm.

            Theo kinh Phật thuyết Thập Nhất Diện Quan Âm Thần chú viết: Lúc ấy Quán Thế Âm Bố Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn, con có Tâm Chú tên là Thập Nhất Diện.  Tâm chú nầy 11 ức chư Phật đã nói, vì tất cả chúng sanh nay con nói lại, mong muốn tất cả chúng sanh nhớ đến thiện pháp, muốn chúng sanh tránh khỏi tất cả những chướng nạn do ma, quỷ, thần khởi lên."

            Chú Thập Nhất Diện Quan Âm nầy có sức mạnh rất rộng lớn, có khả năng tiêu trừ mọi tai chướng.  Theo kinh Thập Nhất Diện Thần Chú nói rằng: Chí tâm khẩn niệm mỗi sáng như pháp thanh tịnh.  Tụng chú nầy 108 biến, nếu làm được như vậy, hiện tại sẽ được 10 loại lợi ích:

 

Thân không có bệnh tật

Thường được 10 phương chư Phật bảo vệ

Tài bảo, y phục , thực phẩm thường dùng không thiếu thốn

làm cho người thù oán phải kính phục và mình không còn lo sợ nữa

Khiến mọi người đều tôn kính

Trùng độc, ác quỷ không hại được

Tất cả dao gậy không làm hại được

Không bị chết chìm

Lửa đốt không cháy

Suốt đời không bị chết bất đắc kỳ tử

 

            Trong kinh cũng nói, nếu có người một ngày không ăn, một đêm thanh tịnh nhất tâm tụng niệm, tức được vượt qua sanh tử trong bốn vạn kiếp (40,000 kiếp).  Tất cả các loại hữu tình chỉ xưng niệm danh hiệu Như Lai, đều được Bất Thối Chuyển, viễn ly tất cả bệnh hoạn, tránh mọi tai họa hoạnh tử yểu vong, không bị nghiệp bất thiện do thân, khẩu, ý gây ra.  Nếu y theo giáo pháp tương ứng mà quán hành, quả Phật và Bồ Tát chắc chắn là dễ đến được.

            Lại còn có những sự quan hệ giữa Thập Nhất Diện và Thập Nhất Diện Quan Âm, trong kinh Hữu Vô Biên Phật Độ Công Đức nói: Thập Nhất Diện Quan Âm còn được gọi là Thập Nhất Phật, phía trước có ba mặt với tướng hảo rất từ bi, phân rỏ là: Thích Ca Thế Giới Năng Tịch Phật, An Lạc Thế giới Vô Ngại Quang Phật, Cà Sa Tràng Thế Giới Kim Cang Kiên Cố Hoan Hỷ Phật.

            Bên trái 3 mặt, tướng hảo từ bi là: Bất Thối Luân Âm Cực Diệu Viên Mãn Hồng Liên Phu Thân Phật, Tuyệt Trần Thế Giới Pháp Tràng Phật, Đăng Minh Thế Giới Sư Tử Phật.

            Bên phải 3 mặt, tướng răng trắng là: Trang Nghiêm Thế Giới Nhất Thiết Thần Thông Tuệ Quang Phật, Kính Luân Thế Giới Nguyệt Giác Phật , Phổ Hiền Thế Giới Hiền Thủ Phật.

            Phía sau, mặt Phật với nụ cười vui vẻ là:  Nan Siêu Thế Giới Thân Phóng Pháp Quang Phật, Tối Thượng Phật Diện Nguyện mãn Túc, cũng là Diệu Giác Thế Biến Chiếu Như Lai.  Sau đây là công đức và cách tụng niệm, trong "Giác Thiền Sao" có đưa ra bài Thập Nhất Diện Quan Âm như sau:  

 

Nam Mô Đương Tiền Tam Diện Từ Bi Tướng

Nam Mô Tiền Tam Từ Diện Cầu Như Ý

Nam Mô Tiền Tam Bi Diện Trừ Quỷ Bệnh

Nam Mô tả Biên Tam Diện Sân Nộ Tướng

Nam Mô Tả Tam Diện Phục Oán Tặc

Nam Mô Hữu Biên Tam Diện Bạch Nha Tướng

Nam Mô Đương Hậu Nhất Diện Bạo Tiếu Tướng

Nam Mô Đảnh Thượng Nhất Diện Như Lai Tướng

Nam Mô Đảnh Thượng Phật Diện Trừ Tật Bệnh

Nam Mô Tối Thượng Phật Diện Nguyện Mãn Túc.

 

            Lại nói:  Nếu trong nước người và súc vật bị bệnh dịch, một biến chú gút một nút để lên trên đỉnh cao nhất của Phật Diện, khiến cho bệnh dịch sẽ tiêu trừ.  Cũng theo trong Giác Thiền Sao nói:  Nếu theo kinh nầy đã nói, có thể nói rằng trên đỉnh Phật Diện trừ được bệnh dịch mà còn theo tiếng nói rõ ràng phát ra từ trên đó cho người cầu đầy đủ mãn túc nữa.  Kinh dạy rằng (Thất La Phiệt) từ trên miệng của Phật Diện cao nhất đã phát ra âm thanh ca tụng người hành giả nầy rằng: "Thiện tai! Thiện tai! Thiện nam tử, con có thể cầu nguyện như thế, ta sẽ làm cho con được mãn nguyện đầy đủ." Nếu y theo như trong bản văn nầy, Cổ đức đã nói rằng: "Trên đỉnh Phật diện trừ bệnh dịch, còn đỉnh của Phật diện cao nhất là để thỏa mãn những cầu nguyện."

            Trong Thập Nhất Diện, phía trước ba mặt (Tam diện) với tướng tĩnh lặng, đó là công đức của Đông Phương Đại Viên Cảnh Trí, là Bất Động Phật từ xưa đến nay luôn tĩnh lặng, biểu thị cho ý nghĩa chấm dứt các tai nạn.

 

Hình Tướng Thập Nhất Diện Quan Âm:

 

            Căn cứ theo kinh Thập Nhất Diện Quan Thế Âm Thần Chú, hình tượng là thân dài 1 thước ba tấc, có 11 đầu, phía trước có ba mặt, làm theo mặt của bồ tát, bên trái có ba mặt sân tướng, bên phải có ba mặt, làm theo mặt bồ tát, nhe răng dữ, phía trên sau có một mặt, làm mặt cười vui, trên cao một mặt làm mặt Phật, một mặt hướng về phía trước, sau có ánh sáng.  Mười một mặt đó đều có đội mũ hoa, trong mũ hoa đều có tượng Phật A Di Đà.  Tay trái Ngài Quan Thế Âm cầm một bình đựng nước, trong miệng bình có một hoa sen mọc ra, tay phải Ngài có đeo một tràng hạt và kiết Ấn Thí Vô Úy.

            Mười một mặt của Thập Nhất Diện Quan Âm, mỗi mặt đều có ý nghĩa tượng trưng khác nhau.  Trong 11 mặt , ba mặt trước là Đại Từ tướng, trong lúc Bồ Tát nhìn thấy được chúng sanh hành thiện, cho nên sanh ra tướng vui vẻ và lòng đại từ.  Ba mặt ở phía bên trái là Sân tướng khi thấy chúng sanh hành ác, sanh ra lòng từ bi và tướng Đại bi cứu khổ.  Ba mặt phía bên phải, xuất tướng hàm răng trắng ở trên là thấy được tịnh nghiệp của chúng sanh nên phát xuất ra sự tán thán, Khuyến tấn tướng. Một mặt ở phía sau là mặt cười trong khi thấy sự thiện ác, tạp uế của chúng sanh khiến cho cải ác quy thiện nên phát xuất ra nụ cười.  Mặt Phật ở trên hết là Tướng thuyết pháp cho chúng sanh tu tập pháp Đại Thừa. 

            Từ trước đến nay chỉ nhìn thấy bằng tượng vẽ và sự diễn tả trong kinh điển hoặc  nhiều hay ít đều có sự khác nhau, đó là sự xếp đặt 11 mặt không giống nhau, cũng như có tượng hai tay, bốn tay, hoặc tám tay...

            Hình Tam Muội Da của Thập Nhất Diện Quan Âm là Quân Trì tức là bình đựng nước tắm (Tảo bình), còn gọi là Hiền Bình.  Hiền Bình chứa nước Cam Lồ năng trừ tất cả lửa phiền não hay đốt chúng sanh.  Trị liệu bệnh khổ của chúng sanh, trong Tập Kinh quyển thứ 12 nói rằng: "Vị Tọa Chủ có tên là Thập Nhất Diện Quan Âm, ngồi trên hoa sen cầm bảo bình có ánh sáng rực rỡ vây quanh." Lại nói: "Ấn Cam Lồ là ấn đệ nhất để, trừ hết tất cả mọi tật bệnh ở những nơi phát ra.  Chí tâm niệm chú tức được lành bệnh."  Hoặc là dùng MA (Ma Ni) nầy thành bình đựng nước tắm.  Quán chữ Hrih thành bông sen có 12 cái gương sen hoặc chữ MA thành quân trì.  Trong quân trì có 11 chữ Hrih, có nước từ bi, đó là nước Cam Lồ vậy.  Hoặc nói nước Cam Lồ trong bình có chữ Hrih màu trắng.

 

 

Tự chủng của Thập Nhất Diện Quan Âm là:  MA, SA, HRIH

Chơn ngôn:

                                    Om                  Mahà                Karunika                  Svaha

                                                                                                                 

Âm Hán Việt:          Qui mạng           Đại                         Bi                     Thành tựu

 

           

                 Om                  Loke                      Jrala                           Hrih

                                                                           

            Qui mạng         Thế gian              Quang minh                  Hất rị (Thông chủng tự)

 

6.  ĐẠI HẮC THIÊN

 

            Đại Hắc Thiên là một vị Trời rất kính ái Tam Bảo, hộ trì người tu hành, thỏa mãn đầy đủ tư tài (tiền bạc, của cải cho tất cả chúng sanh thế gian và xuất thế gian).  Trong Phạn ngữ, Đại Hắc Thiên là Mahakala, là một trong những vị thần thủ hộ Mật Giáo, còn trong tiếng Hán Việt là Ma Ha Ca La hoặc Mặc Ha Ca La , Đại Hắc, hoặc Đại Thời, hoặc còn gọi là Ma Ha Ca Thần....

            Trong Ấn Độ giáo (Hindu) vị thần có biệt danh là Siva (Thấp Bà hay Bà Đột Ca, hậu của Thấp Bà hóa thân) chủ phá hoại, chiến đấu. Phật giáo lại thấy đây là hóa thân của Đại Tự Tại Thiên, hoặc ngài Tỳ Lô Giá Na Phật hóa thân. Các thuyết không giống nhau, trong đó có thuyết xem ngài Đại Hắc Thiên như một vị Phước Thần để cúng bái cầu xin.  Trong Đại Nhật  Sớ kinh nói rằng đây là vị Thần Phẩn Nộ, Hàng Phục Đồ Cát Ni.  Cũng có thuyết nói rằng vị thần nầy là Ma Ê Thủ La (Đại Tự Tại Thiên) hóa thân, tức là Trủng Gian Thần, Chiến Đấu Thần.  Thuyết nầy đã công nhận Đại Hắc Thiên là Ma Ê Thủ La hóa thân cùng với vô số quyến thuộc quỷ thần ban đêm du hành ở trong rừng, ăn máu thịt của người sống để có sức mạnh cho các phép chiến đấu đạt toàn thắng.  Do đó Đại Hắc Thiên còn gọi là Chiến Đấu Thần.

            Căn cứ vào kinh Đại Tập Đại Phương Đẳng, quyển 55, phẩm Phân Bố Diêm Phù Đề đã nói rằng: "Đại Hắc Thiên Nữ và Thiện Phát Cát Thát Bà đều hộ trì cho nước Bà La Nại."

Trong Mật giáo Tây Tạng, Đại Hắc Thiên được gọi là Mahakala, là vị Tôn chủ hộ pháp trọng yếu.  Sự truyền thừa hình tượng Ngài trong các trường phái Tây Tạng thì không đồng nhau, tánh chất và tác dụng cũng bất đồng.  Tôn tượng và đặc tính của Ngài Đại Hắc Thiên có rất nhiều cách diễn tả khác nhau như:  Đại Hắc Thiên hai tay chủ yếu là hộ trì cho những hành giả tu Hỷ Kim Cang.  Đại Hắc Thiên bốn tay chủ yếu hộ trì cho hành giả tu Đại Thủ Ấn.  Đại Hắc Thiên sáu tay chủ yếu hộ pháp cho phái Hương Ba Cát Cử và Cách Lỗ.  Đại Hắc Thiên sáu tay màu trắng chủ yếu hộ pháp của phái Tát Ca Cử, trong đó Bạch Ma Ca La còn có tên là Bổn Tôn Tài Thần.  Ngoài ra vị Trời nầy còn là Tài Phước Thần, Ty Ẩm Thực.

            Trong Nam Hải Ký Quy Nội Pháp truyện, quyển 1 Thọ Tế Quỷ Tắc có đề cập: "Tất cả các đại tự viện ở phía tây, bên cột nhà bếp hoặc trước các kho tàng, đầu cột có điêu khắc hình tượng Đại Hắc Thiên màu đen.

            Tương truyền vào thời cổ đại, Đại Hắc Thiên là thuộc hạ của Hỏa Thiên, rất kính ái Tam Bảo, hộ trì năm chúng (ngũ chúng) để khỏi bị hao tổn, phàm có người cầu đều được xứng nguyện.  Mỗi khi đến giờ ăn cơm, vị thầy đặc trách nhà bếp thường thường dâng cúng lên ngài Đại Hắc Thiên hương đèn, đồ ăn trước. Trong văn bản cũng có đề cập đến chùa, miếu ở Hoài Bắc, tuy nhiên không có phong tục cúng dường ngài Đại Hắc Thiên. Phàm có người cầu xin đều có ứng nghiệm một cách lạ lùng.

            Ngoài những điều nầy, ở Nhật Bản các chùa đều căn cứ vào Nam Hải Ký Quy truyện có nói: "Thịnh hành nhất là các nhà kho ở nhà bếp đều an trí tượng ngài Đại Hắc Thiên hai tay". Trong Nam Hải truyện cũng có viết về sự tích ứng hóa của Đại Hắc Thiên.

            Có một ngôi chùa tên là Đại Niết Bàn Thiền Na Tự, thường ngày ở trong chùa có khoảng 100 tăng sĩ, nhưng hằng năm đến mùa lễ bái thì có nhiều tăng sĩ các nơi hội về.  Điều nầy làm ban ẩm thực ở chùa gặp nhiều khó khăn.  Có một lần, vào buổi trưa có khoảng 500 tăng khách đến đây lễ bái, chùa không còn khả năng cung cấp đồ ăn uống trong lúc nầy, nhưng cũng không thể để cho 500 vị tăng khách nhịn đói.  Trong khi tất cả mọi người trong chùa không biết giải quyết bằng cách nào, thì có một bà già nói: "Chuyện nầy là thường xảy ra, đại chúng đừng nên lo lắng." Chỉ thấy bà lão đốt một nắm hương lớn, hướng về ngài Đại Hắc Thiên, thành kính bạch rằng: "Đại thánh! Chư tăng bốn phương đến đây để dâng lễ bái thánh tích.  Kính mong ngài đừng để cho đại chúng thiếu đồ ăn." Khi lời cầu nguyện nầy chấm dứt, liền khiến cho đại chúng lấy số thực phẩm trước đây dự trù để cung cấp cho tất cả đem ra, nhưng lạ thay, số người ăn so với số bình thường hơn nhau mấy trăm người, nhưng thức ăn vẫn không thiếu.  Đại chúng vô cùng cảm kích và kinh dị.

            Người Nhật cũng lấy ngài Đại Hắc Thiên là một trong bảy vị Phước Thần.  Vị Đại Hắc Thiên được công nhận giúp cho thế gian quan vị và phú quí, đã được nhân gian sùng tín rộng rãi. Đông Mật tương truyền ngài Đại Hắc Thiên nguyên là Đại Nhựt Như Lai thị hiện hình tướng của thần Dược Xoa phẫn nộ để hàng phục ác ma.  Tạng Mật lại truyền là Quan Thế Âm Bồ Tát thị hiện hóa làm vị Đại Hộ Pháp.  Có sự tương đồng giữa hai hệ phái Mật Tông Nhật Bản và Tây Tạng đều xem trọng pháp tu của Bổn Tôn. 

            Do tôn nầy thống lạnh vô lượng quỷ thần quyến thuộc, lại còn thêm kỷ thuật phi hành và ẩn hình lâu, cho nên trong chiến tranh thường gia hộ cho các sở cầu của chúng sanh khiến cho thực phẩm được đầy đủ.  Do đây mà các tu viện ở Ấn Độ và Trung Quốc, tỉnh Giang Nam người dân thường thờ cúng trong nhà bếp.  Người ta cũng thờ cúng vị Đại Hắc Thiên trong nghĩa địa. Cũng tương truyền rằng vị Thần nầy cùng với quyến thuộc của Thất Mẫu Nữ Thiên thường cứu giúp người nghèo khó.  Do đó mà Đại Hắc Thiên được thông dụng gọi bằng bốn tên: Chiến Đấu Thần, Trù Phòng Thần (nhà bếp), Trủng gian Thần (Nghĩa Địa), Phước Đức Thần.  Đó là bốn đặc tính của Đại Hắc Thiên rất được sùng ngưỡng.

 

Đại Hắc Thiên Hình Tướng

 

Liên quan đến tôn tượng của Ngài, trong Tuệ Lâm Âm Nghĩa, quyển 10, mô tả tượng Ngài có tám tay, thân Ngài màu mây đen xanh.  Hai tay ôm ngang bụng cầm cái kích chỉa ba, tay phải thứ hai cầm con dê màu đen xanh, tay trái thứ hai nắm đầu tóc của một ngạ quỷ, tay phải thứ ba cầm kiếm, tay trái thứ ba cầm Khiết Trá Cang Ca tức là cái chuông đầu lâu; dấu hiệu phá hoại, tai họa. Hai tay sau, mỗi tay để ở trên vai đỡ một tấm da voi trắng như trong thế mặc áo.  Dùng rắn độc làm dây xâu đầu lâu làm chuổi hột.  Phía trên nhe răng cọp ra tạo nên hình tướng rất hung dữ. Dưới có Địa Thần Nữ Thiên đang dùng hai tay để đỡ chân Ngài.

            Ngoài những điều tương tự mà sách Đại Hắc Thiên Thần Pháp đã ghi, còn có hình ngài là ba mặt sáu tay màu xanh.  Tay trái và tay phải của mặt trước để ngang và cầm kiếm, tay trái thứ nhất cầm búi tóc của người nâng lên, tay mặt thứ nhứt cầm một con dê cái, hai tay thứ hai để sau lưng trùm 1 tấm da voi. Cổ đeo chuổi hột đầu lâu.  Trong tranh Mạn Đà La có tôn hình và hình tượng nầy giống nhau, chỉ trừ con dê và đầu người là khác nhau.  Nhưng trong Tối Thắng Tâm Kinh nói rằng ngài Đại Hắc Thiên mặc da voi, cầm ngang một cây thương, một đầu đâm thẳng vào một đầu người, đầu kia đâm vào một con dê.  Trong Nam Hải Ký Quy truyện nói hình của vị nầy đeo túi vàng, ngồi trên một giường nhỏ và thòng một chân .

            Nói tóm lại, liên quan đến tôn hình của ngài thông thường có hai loại, một loại hiện phẫn nộ thân màu đen, ngồi trên tòa hình tròn, trên tóc phát ra lửa dựng đứng, ba mặt sáu tay, tay phải thứ nhất cầm dao hình mặt trăng lật ngữa, tay thứ nhì cầm tràng hạt bằng xương, tay thứ ba cầm trống nhỏ.  Tay trái thứ nhất cầm thiên linh cái, tay trái thứ hai cầm chỉa ba, tay trái thứ ba cầm dây xích Kim Cang, phía trên hai bên trái phải hai tay nắm một miếng da voi căng rộng.

            Một loại khác tạo hình theo Phước Thần, làm theo hình dáng của phàm nhơn, đầu đội mũ tròn, vai mang một cái bị, cầm một cái chày nhỏ, chân đạp bị gạo.

            Trong lúc tu pháp điều phục, hình phẫn nộ  được dùng nhiều trong pháp hàng ma. Phước thần được dùng trong pháp tu cầu phước đức.

            Người tu tập về Đông Mật hoặc Tạng Mật, đối với ngài Đại Hắc Thiên có phần quan trọng. Hành giả thờ Ngài để cầu đảo, trừ ma, thành tựu thắng lợi và công đức.

 

Tự chủng:   Ma

 

Chơn Ngôn:                 Om                 Maha-Kalaya                         svaha

                                                                                                         

Âm Hán Việt:         Qui mạng,               Đại Hắc                           thành tựu

 

 

Chơn ngôn:            Om                       Micch -  micch           s'vare      taragate           svaha

                                                                                                                      

Âm Hán Việt:  Qui mạng                      hàng phục               tự tại        cứu độ        thành tựu.

 

7. Kim Cang Tát Đỏa

 

Hạnh Nguyện:  Kim Cang Tát Đỏa tượng trưng diệu ý phiền não tức Bồ Đề và sự kiên cố bất hoại của Bồ Đề Tâm. Có thần chú Bách Tự Minh có khả năng sám hối, tiêu trừ tội chướng, làm cho ba nghiệp thân , khẩu , ý của hành giả thanh tịnh.

Kim Cang Tát Đỏa tiếng Phạn là Vajrasattva. Vajra âm Hán Việt là Phọc Viết La ý là kim cương. Sattva là Tát Đỏa, là hữu tình dũng mãnh. Tên tiếng Tây Tạng là Rdo-rje semsdpah, là tâm Kim Cang dũng mãnh.  Kim Cang Tát Đỏa còn gọi là Kim Cang Thủ Bí Mật Chủ, Chấp Kim Cang Bí Mật Thủ, Trì Kim Cang Cụ Tuệ Giả, Kim Cang Thượng Thủ, Đại Dược Kim Cang, Nhứt Thiết Như Lai Phổ Hiền, Phổ Hiền Tát Đỏa, Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cang Thắng Tát Đỏa, Kim Cang Tạng, Chấp Kim  Cang, Bí Mật Chủ, Kim Tát.  Mật Hiệu Chơn Như, Kim Cang, hoặc Đại Dũng Kim Cang đều lấy Tâm Bồ Đề thanh tịnh, kiên cố, và bất động để hàng phục tất cả loài hữu tình ngoại đạo. Vì vậy nên được gọi là đại dũng có tịnh tâm Bồ Đề là căn bản y thể của hằng sa công đức nên có tên là Chơn Như.

Vậy Kim Cang Tát Đỏa tượng trưng cho tâm Bồ Đề kiên cố, bất hoại và diệu lý của phiền não tức Bồ Đề.  Danh xưng nầy trong Phật giáo có bôn ý  nghĩa:

 

Vị Tổ thứ hai truyền pháp Mật pháp.

Trong Mạn Đà La Kim Cang giới, Ngài là một trong 37 tôn vị ở Bộ Viện Kim Cang.

Trong Lý Thú Hội Mạn Đà La Kim Cang giới Ngài là Chủ tôn của 17 tôn vị.

Trong Lý Thú Hội Mạn Đà La Kim Cang giới Ngài là Chủ tôn Đại Trí Kim Cang bộ của Kim Cang Bộ Viện.

 

Ngoài bốn ý trên, căn cứ kinh Đại Giáo Vương, quyển 8 nói rằng: Ngài Kim Cang Tát Đỏa đã giáng xuống hội Tam Thế Yết Na, trong hình tướng của Tam Thế Minh Vương tám tay ba mặt, làm Giáo Lịnh Luân thân của A Súc Như Lai.  Cho nên tôn hệ nầy đã phụng giáo sắc của Như Lai để hàng phục số cứng đầu khó hoá độ của Đại Tự Tại Thiên Chúng, nên đã thị hiện tướng Minh Vương.

Tuy đã kể ra các loại Kim  Cang Tát Đỏa như trên, nhưng trong Mật Tông thường dùng Kim Cang Tát Đỏa là Tâm Bồ Đề. Trong 4 gia hạnh của Mật Tông Tây Tạng,  Chú Bách Tự  Minh là phương pháp sám hối quan trọng nhất. BáchTự Minh còn có tên là Bách Tự chơn ngôn, Bách Tự Mật Ngữ, Kim Cang Bách Tự Minh, hoặc Kim Cang Tát Đỏa Bách tự minh.

Bách Tự Minh là có hai loại: Trường chú và tâm chú.  Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, nên trì bảy (7) biến để sám hối những lỗi lầm trong ngày đã phạm.  Khi kết một nghi thức hành pháp cũng thường thường tụng chú Bách Tự Minh nầy để bổ khuyết những điều thiếu sót. Những hành giả Mật Tông thường nhận lãnh Quán Đảnh nhiều tôn, do đó nếu không có pháp để hoàn tất toàn bộ pháp tu của các tôn, thì một mặt đem các tôn dồn vào Bổn tôn mà tu, mặt khác mỗi tối phải nên niệm chú Bách Tự Minh để bổ khuyết.

Ngoài ra người lớn tuổi nếu sợ chú Bách Tự Minh quá dài trong Tứ Gia Hạnh (Noãn , Đảnh , Nhẫn , Thế Đệ Nhất), mà muốn sớm đạt được viên mãn công đức của 100,000 biến, đầu tiên có thể y theo Bách Tự Minh quán tưởng và trì chữ Ah (100,000  biến).  Còn người trẻ tuổi thì đừng theo phương pháp nầy mà phải theo đúng nghi quỹ để tu hành.  Trì Bách Tự Minh 100,000 biến là pháp tu căn bản.

Trì tụng chơn ngôn có thể chọn Phạn hoặc Tạng văn.  Nếu không phát âm được Phạn văn và Tạng văn thì có thể tụng nghĩa bằng Trung (Hoa) văn ( Có thể tụng bằng Việt âm).  Theo sự truyền thừa của Bạch giáo ở Tây Tạng, Bạch giáo đồ đã tu trì pháp Kim Cang Tát Đỏa cộng thêm phần quán vào phần giữa của cái đầu (trung mạch) thành một tam giác cân đáy lên trên, mũi chỉ xuống miệng như một cái phểu, phân rõ thành hai huyệt thái dương và trung tâm của hậu não, từ từ hút vào yết hầu ( mũi của tam giác).  Đồng thời ở giữa phần trên đỉnh đầu quán thêm một chữ Ah màu trắng.

 

                              

                                              

                                                          Hầu (họng)

            Ngoại trừ đã quán tưởng trên đỉnh đầu Kim Cang Tát Đỏa Phụ Mẫu Cam Lồ quán đảnh, chữ Ah màu trắng nầy cũng chảy xuống cam lồ trắng.

 

Chú Bách Tự Minh:                         Dịch nghĩa

Om                                                      Qui mạng

Vajra -sattva                                      Kim Cang Tát Đỏa

Samaya                                               Tam muội da

Manu palaya                                      Nguyện thủ hộ ngã

Vajra Sattvenopathistha                   Vi Kim Cang Tát Đỏa vị

Dridhome bhava                               Vi Kiên Lao ngã                               

Sutosyomebhava                               Ư ngã khả hoan hỷ

Supossyamebhava                             Kim ngã tùy Tâm dư

Anuraktomebhava                            Kim ngã thiện tăng ích dã

Sarva Siddhim Meprayassca            Thọ dữ ngã nhất thiết tất địa

Sarva  Karmesu came                       Cập chư sự nghiệp

Cittam Siyam                                     Linh ngã an ổn

Kuru                                                   Tác

Hum                                                    Hồng

Ha ha haha                                        Tứ vô lượng Tâm

Ho                                                       Hỷ lạc chi thanh

Bhagavam                                          Thế tôn

Sarva tathagata                                 Nhứt Thiết Như Lai

Vajra ma me munca                         Nguyện Kim Cang mạc xả ly ngã   

Vajra bhava                                       Linh ngã vi Kim Cang

Maha samaya sattva.                        Tam muội da Tát Đỏa

Ah                                                       Ah

 

Tâm chú:   Om Vajra Sattva, Ah .  Nếu thời gian không đủ, hành giả có thể tụng tâm chú

 

8. Phổ Ba Kim Cang

 

Ngài Phổ Ba Kim Cang có đầy đủ oai lực và lòng từ bi không gì so sánh được, có khả năng đọan trừ những bức hại của quỷ thần, phi nhơn, thiên ma, ác  thú (trù yểm).  Đồng thời cũng có khả năng hàng ma, chấm dứt tai họa và tiêu trừ các khó khăn nguy hiểm.  Phổ Ba Kim Cang , dịch âm Hán là Đa Kiệt Thuấn Nỗ, ý là Kim Cang Nhụ Đồng.

Theo âm Tây Tạng, Phổ Ba là cái "Cọc gỗ". Sở dĩ có âm nầy là vì trong tay Ngài có một pháp khí chủ yếu.  Đó là một vật hình tam giác có đỉnh rất nhọn, được gọi là "Cọc Kim Cang" hay "Kim Cang Quyết".  Ngày  nay còn gọi là "chày Phổ Ba" .Chữ "Phổ" là Tánh không .  Phổ Ba là sự kết hợp giữa Tánh Không và Trí huệ mà thành chớ không phải ý của hai thể tánh.

Những hành giả Tây Tạng tu theo Mật Tông ngày xưa thường chọn ngài Phổ Ba là Bổn tôn.  Theo sự truyền thừa ở Tây Tạng, các phái Cát Cư Ba, Ninh Mã Ba, Cách Lỗ Ba, và Tất Ca Ba cả bốn dòng phái đều có Phổ Ba Kim Cang Pháp, tuy nhiên chỉ có hai phái Ninh Ma Ba và Tát Ca Ba đặc biệt coi trọng.

Phổ Ba Kim Cang có đầy đủ đại bi oai lực không gì sánh bằng, bên ngoài hiện tướng phẩn nộ để loại trừ tấtt cả những bức hại của chú yểm, Thiên Ma, phi nhơn , quỷ thần.... và hàng phục được ma quân để tiêu trừ tai nạn và nguy hiểm.  Ngoài ra còn có khả năng để đối trị sự chấp trước, tham lam, phiền não của tự ngã, dứt trừ mọi chướng ngại từ trong nội tâm đến ngoại tướng.

Nhân duyên ngài Phổ Ba Kim Cang thị hiện được tương truyền như sau:

Ngày xưa trong rừng Tử Đà Lâm ( Rừng bỏ thây người chết) có một Đại Quỉ Thần trú ngụ tên là Ma Đương Lỗ Trác.  Quỉ thần nầy có ba đầu, sáu tay, bốn chân, sau lưng có một đôi cánh thường đem nguy hại đến loài hữu tình trong tam giới.  

Trong lúc đó ngài Kim Cang Tát  Đỏa hiện thân phẫn nộ Cát Mã Hắc Lỗ Ca.  Để hàng phục vị Đại quỉ thần nầy, ngài hóa thân thành Phổ Ba Kim Cang, thị hiện với hình tướng và sức mạnh như là Đại quỉ thần và không có sức mạnh hay oai thần nào sánh kịp.  

            Một thuyết khác lại nói rằng, ở giữa biên giới Ấn Độ và Nepal có một động đá tên là Lại Thư.  Ngày xưa ngài Liên Hoa Sanh và công chúa Nepal là Thích Ca Đức Hoa trong lúc tu đạo thù thắng, có ba con quỷ đến gây chướng ngại làm gián đọan sự tu hành; đồng thời gây hạn hán cho vùng đất ấy trong ba năm không một hạt mưa; bịnh dịch hoành hành, và bịnh đói kém kéo dài nhiều năm. Vì thế mà ngài Liên Hoa Sanh đã phái hai sứ giả đến Ấn Độ, mang theo phép trừ gián đọan tên là Phổ Ba để truyền lại rồi trở về.  Trong khi sứ giả đang hành pháp để chống lại thì ba vị quỷ nầy đều tự động tránh xa, lập tức trời mưa xuống và bịnh dịch cũng chấm dứt.

            Lại tương truyền rằng:  Ngày xưa, ngài Liên Hoa Sanh cùng đệ tử đi từ Tây Tạng vào xứ của Dạ Xoa, trên đường đi ngang qua một vùng tên là Khổng Than Lạp, một con đường mòn lõm xuống giữa hai hòn núi.  Ngài Liên Hoa hóa thành hai thân người: một là Phổ Ba Kim Cang với thân thể sáng chói, còn thân kia vẫn là thân củ của Ngài.

            Ngài Liên Hoa Sanh hỏi các đệ tử: "Các con sẽ hướng về ai để đảnh lể."

Các đệ tử đều trả lời :" Trước đây chúng con mỗi ngày đều thấy Liên Sư, mà chưa thấy được Bổn tôn Phổ Ba Kim Cang, đến ngày hôm nay mới được thấy Ngài, cho nên chúng con cần hướng về ngài Phổ Ba Kim Cang mà đảnh lễ".

Trong số đó có một đê tử tên là Di Hỷ Tha Gia thưa rằng : "Từ trước đến nay con kính lễ Thượng Sư của con, hôm nay con cũng vẫn hướng về Thượng Sư của con mà đảnh lễ." Vì thế mọi người trừ Di Hỷ ra đều hướng về Phổ Ba Kim Cang mà đảnh lễ. 

            Ngay sau đó, ngài Liên Hoa Sanh niệm: "Ban Tra Mãnh" lập tức thấy Phổ Ba kim Cang nhập vào thân của ngài Liên Hoa Sanh.  Sự kiện nầy cho thấy rằng Bổn tôn chính là Thượng Sư hiện ra, mà chỉ có Di Hỉ Tha Da đã đặc biệt được Phổ Ba Kim Cang gia trì.  Pháp Phổ Ba Kim Cang truyền thừa  cho đến ngày hôm nay là từ ngài Di Hỷ Tha Gia.  Đây là một lối nhận được sự truyền thừa từ phép gia trì đặc biệt.

 

Hình Tướng

 

            Phổ Ba Kim Cang thân màu đen lam, có ba đầu mỗi đầu có ba con mắt, sáu tay, và bốn chân.  Giữa một đầu màu lam, đại biểu tướng phẫn nộ của ngài Đại Thế Chí

(Kim Cang Thủ), đại biểu ý của chư Phật, mặt bên phải màu trắng đại biểu phẫn nộ tướng của ngài Văn Thù Bồ Tát (Đại Oai Đức Kim Cang) đại biểu thân của chư Phật.  mặt phía bên trái màu đỏ, đại biểu A Di Đà Phật (có thuyết nói là Quan Thế Âm Bồ Tát) hiện tướng phẫn nộ (Mã Đầu Minh Vương) đại biểu "Ngữ" của chư Phật.  Trong miệng của mỗi đầu có hai cái răng lộ ra xỉ lên trên và hai răng xỉ xuống dưới.

            Sáu tay gồm có:

Tay thứ nhất cầm chày Kim Cang Thiên chế chín (9) cánh bằng sắt biểu lộ sự phẫn nộ, chín cánh biểu lộ cho tất cả chúng sanh trong tam (3) giới chin (9) thừa.

            Tay thứ hai:  Cầm chày Kim Cang năm (5) cánh chế bằng vàng biểu thị sự vui vẻ, năm cánh biểu thị chuyển ngũ độc thành trí tuệ.

            Tay bên trái thứ nhất:  cầm ngọn lửa trí tuệ bát nhã, biểu trưng cho sự thiêu đốt hết các phiền não.

            Tay bên trái thứ nhì:  cầm kích chỉa ba (tên tiếng Tây Tạng là khách chương ca) biểu tượng  Không Hạnh Mẫu nhiếp hóa hết chúng sanh trong tam giới.  Nguyên bản hai tay chấp lại đỡ cọc Kim Cang, biểu thị sự trừ sạch tất cả các chướng ngại và phiền não.

            Sau lưng có hai cánh nhọn như lưỡi kiếm bén.

            Hai chân bên phải đạp trên lưng hai con ma (nam) đàn ông, hai chân bên trái đạp vào ngực của hai con ma nữ (đàn bà).

            Đứng yên trong ngọn lửa trí tuệ bát nhã.  Ôm Phật Mẫu Kha Lạc Khiết Điệp, thân màu lam nhạt, tay phải cầm hoa sen xanh (thanh liên hoa), còn có truyền thuyết khác là cầm cây thiên trượng (gậy của trời), tay trái bưng dụng cụ đầu lâu, lưng mặc quần da báo.

Phổ Ba Kim Cang Phật Mẫu có hai vị: Một vị là Khẩu Lạc Cấp Đăng Ma, tướng rất vui vẻ, vị thứ hai là A Tùng Ma, tướng phẫn nộ.  Tôn hình trình bày trong cuốn Tiêu Tai Tăng Phước Bổn Tôn trang 267 là đang ôm Ngài Phật Mẫu thứ nhất.  Tay phải Phật Mẫu cầm Khách Chương Ca (kích chỉa ba) biểu thị đệ nhị Phật Mẫu A Tùng Ma.

Ngài mặc ba chiếc áo bằng ba loại da khác nhau:  da voi biểu thị sự hàng phục ngu si, da người biểu thị sự hàng phục tham ái, da cọp biểu thị sự hàng phục sân hận.  Đầu đội mũ bằng năm cái đầu lâu (ngũ khô lâu) biểu thị ngũ Phật trí.  Cổ đeo ba vòng đầu người có tóc, trang sức bằng xương, và mang năm loại rắn để biểu thị năm loại rồng, có khả năng thống trị tất cả các loại có sưc mạnh ghê gớm nhất.

 

Phổ Ba Tự Chủng và Chơn Ngôn:

 

Tự chủng:  Hùm

Chơn ngôn:

Án, ban tạp, ki lợi, ki lạp nha, sa nhĩ ngõa (oa), tỷ ca niệm, bảnh, hồng phôi

 

Án: (Ông)       = chỉ Phổ ba tự tướng

Ban tạp           = Phổ Ba Kim Cang Phật Mẫu

Ki lợi (lị)         = Phổ Ba Kim Cang thị hiện thành mười (10) tướng nam phẫn nộ

Ki lạp              = Phổ Ba Kim Cang thị hiện thành mười (10) tướng nữ phẫn nộ

            Nha                 = Đầu chày Phổ Ba (loại một mặt)

            Sa nhĩ ngõa    = Có tất cả trong đàn thành

            Tỷ (tất) ca niệm = oán địch, quỷ linh, thần kỳ

            Bảnh (bang)   = oán địch, quỷ thần v.v...

Hồng               = Tự chủng của Phổ Ba Kim Cang và oán địch, quỷ thần hiệp lại thành một

            Phôi                = khử tịnh thổ (làm cho đất sạch = tẩy uế)

 

9. Cát Tường Thiên

 

Cát Tường Thiên là một vị năng trừ tất cả phiền não của chúng sanh, tiêu diệt hết tội chướng, gợi lên tất cả các phước đức, xua đuổi những điều bất tường.  Cát Tường Thiên có Phạn danh là Sri-Maha-Devi, là Thần hộ pháp của Phật Giáo, bảo vệ tất cả chúng sanh được cát tường, an lạc.  Trong kinh Đại Cát Tường Thiên Nữ Thập Nhị Danh Hiệu đã kê ra những danh hiệu của Ngài gồm có như sau: Cát Khánh, Cát Tường Liên Hoa, Nghiêm Sức, Cụ Tài, Bạch Sắc, Đại Danh Xưng, Liên Hoa Nhãn, Đại Quang Diệu, Thí Thực Giả, Thí Ẩm Giả, Bảo Quang, Đại Cát Tường... Trong kinh Đại Cát Tường Thiên Nữ cũng đã đưa ra 108 danh xưng.  Ngoại trừ những danh xưng nầy ra còn có Bảo Tạng Thiên Nữ hoặc Đệ Nhứt Oai ĐứcThành Tựu Chúng Sự Đại Công Đức Thiên.

 

Hình Tượng Của Cát Tường Thiên

 

Các kinh sách diễn tả không giống nhau về tôn tượng của Cát Tường Thiên.  Theo "Chư Thiên Truyện" quyển hạ đã tường thuật như sau:

Thân ngài đoan chánh, có hai tay màu trắng, đỏ.  Tay trái cầm ngọc Như Ý, tay phải kết ấn Thí Vô Uý.  Ngài ngồi trên một bảo đài, bên trái có Phạm Thiên tay cầm bảo kính, bên phải có Đế Thích rải hoa cúng dường.  Sau lưng Ngài có bảy (7) ngọn núi báu , trên  đầu Ngài có một vầng mây ngũ sắc, trên vầng mây có sáu (6) thớt voi ngà trắng, vòi voi nâng bình mã não, tự trong bình tuông ra đủ các loại đồ vật, tưới công đức xuống đầu Ngài.  Sau lưng Thiên Thần có trăm rừng hoa báu, trên đầu Ngài có thiên diệp bảo cái, trên những lọng của chư Thiên có kỷ nhạc, rải hoa cúng dường.

Lợi Ích

 

Kinh Đại Cát Tường Thiên Nữ Thập Nhị Danh Hiệu dạy rằng: Nếu có chư tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc hay ưu bà di...cho đến tất cả những loại hữu tình thường niệm 12 danh hiệu Ngài, hoặc thọ trì đọc tụng, tu tập cúng dường, vì kẻ khác mà tuyên thuyết, làm được như vậy thì các nghiệp chướng bần hàn, nghèo khổ đều được tiêu trừ và sẽ được giàu sang phú quí. Lại nói, Đà La Ni nầy và 12 danh hiệu năng trừ bần cùng và tất cả những điều bất tường, làm cho tất cả những nguyện cầu đều được viên mãn, hoặc thường xuyên thọ, trì, đọc, tụng, phát tâm tinh tấn không gián đọan, tùy sức thành tâm cúng dường Đại Cát Tường Thiên Nữ Bồ Tát, đều được tất cả tài bảo mong cầu và cát tường an lạc.

Trong kinh Đại Cát Tường Thiên Nữ  còn nói, trì Đại Kiết Tường chơn ngôn và 108 danh hiệu, năng trừ tất cả phiền não, tội chướng, mang lại những công đức, khử trừ tất cả những điều không lành.

 

Phương Pháp Tu Hành Để Cầu Ngài Cát Tường Thiên

 

Trong Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương, Phẩm 17 "Cát Tường Thiên Nữ Tăng Trưởng Tài Vật" đã dạy rằng: "Ngài Cát Tường Thiên Nữ đã vì chúng sanh mà phát nguyện phương pháp cứu giúp để tăng trưởng tài vật theo sở cầu" như sau:

"Bạch Đức Thế Tôn! Thành Thiên Vương Bệ Thất La Mạt Noa ở phương Bắc có tên là Tài, cách thành không xa có vường tên là Diệu Hoa Phước Quang, trong vườn có nhiều cung điện xây bằng bảy báu.  Bạch Đức Thế Tôn! Con (Cát Tường Thiên Nữ) thường ở đó.  Nếu có người muốn cầu ngũ cốc ngày ngày được tăng thêm, kho lẫm luôn đầy đủ, nên phát tâm kính tin, quét dọn sạch sẽ một căn phòng, dùng cù ma quét phủ trên mặt nền, vẽ tượng hình của con, trang sức đầy đủ các loại tràng hạt trang nghiêm.  Tắm gội, mặc áo quần sạch sẽ, thoa dầu thơm đi vào phòng, phát tâm vì con mỗi ngày ba thời, niệm danh hiệu Phật và tên của kinh nầy, thành tâm đảnh lễ:

Nam Mô Lưu Ly Kim Sơn Bảo Hoa Quang Chiếu Cát Tường Công đức Hải Như Lai và cúng dường các loại hương, hoa, trai phẩm tinh khiết, sạch sẽ nhất.  Cũng dùng hương hoa, trai phẩm cúng dường lên Tôn tượng của con, rồi lấy đồ cúng đó mà vãi ra các hướng để bố thí chư Thần, dùng lời chân thật triệu thỉnh Đại Cát Tường Thiên để cầu nguyện.  Nếu lời kỳ nguyện là chân thật, thì con sẽ ứng hiện giúp đỡ ngay.

Trong lúc Cát Tường Thiên Nữ cảm ứng biết được sự cầu xin liền sanh lòng thương xót, phò giúp cho gia trạch có them tài, vật.  Trong khi tụng chú để cung thỉnh con, trước hết phải niệm danh hiệu Phật và Bồ Tát với một lòng chí thành chí kính:

Nam Mô Nhứt Thiết Thập Phương Tam Thế Chư Phật.

Nam Mô Bảo Kế Phật.

Nam Mô Vô Cấu Quang Minh Bảo Tràng Phật.

Nam Mô Kim Quang Phật.

Nam Mô Bách Kim Quang Tạng Phật.

Nam Mô Kim Cái Bảo Tích Phật.

Nam Mô Đại Bảo Tràng Phật.

Nam Mô Đông Phương Bất Động Phật.

Nam Mô Nam Phương Bảo Tràng Phật.

Nam Mô Tây Phương Vô Lượng Thọ Phật.

Nam Mô Bắc Phương Thiên Cổ Âm Vương Phật.

Nam Mô Diệu Tràng Bồ Tát

Nam Mô Kim Quang Bồ Tát.

Nam Mô Kim Tạng Bồ Tát.

Nam Mô Thường Đề Bồ Tát.

Nam Mô Pháp Thượng Bồ Tát.

Nam Mô Thiện An Bồ Tát.

 

Sauk hi đảnh lễ xong, tụng tiếp Thần Chú Triệu Thỉnh con (Đại Cát Tường Thiên Nữ).  Do uy lực của chú nầy mà sự việc mình muốn cầu được thành tựu.

Kế đó Ngài Cát Tường Thiên Nữ tuyên thuyết Thần Chú như sau:      

 

Nam mô thất lơị ma ha Thiên Nữ, đát điệt tha, bát lợi bộ luật chiết lệ, tam mạn đa, đát lợi thiết ne ma ha tỳ la yết đế, tam mạn đa tỳ đàm mạt nê, ma ha ca lị giả, bát lạc để sắc sá bát nê, tát bà át, tha bà đàn nê, tô bát lạt đê bộ lệ, ha da na đạt ma đa mạc ha tỳ câu tỷ đế, mạc ha mê đốt lỗ, ô ba tăng tứ đê, mạc ha hiệt lợi sứ tô tăng cận lị tứ đê, tam mạn đa pha tha, a nô pha lạt nê, sa ha.

 

Ngài lại nói:  Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có người trì tụng Thần chú nầy để triệu thỉnh con, khi con đã nghe, liền đến nơi đó để làm toại nguyện lời cầu xin của kẻ ấy.  Trong kinh lại nói: Sau khi được sự phù hộ của Thiên Nữ, nên lấy phước đức nầy mà bố thí, cúng dường, cứu giúp những người nghèo khổ.

Liên quan đến sự thù thắng của phép tu nầy, trong kinh còn dạy:  "Từ đây về sau, trong giấc ngủ mà mà mộng thấy con (Cát Tường Thiên Nữ), tùy theo sự cầu xin, thành thật mà nói với con thì dù ở đâu con cũng theo sở cầu mà giúp đầy đủ về tiền bạc, vật quý báu, súc vật, gạo lúa, thực phẩm, áo quần đều tùy tâm mà thọ hưởng mọi sự sung sướng.  Đó làquả báo rất huyền diệu do lúc phân lễ phẩm cúng dường lên Tam Bảo và con.  Chúng sanh nên thường tổ chức Pháp hội, thiết lễ hương hoa, phẩm vật để cúng dường, sau khi cúng xong lại dùng phẩm vật ấy và bố thí cho kẻ nghèo đói.

Con ở chỗ nầy suốt đời để giúp đỡ cho những người khốn khổ thoát khỏi cảnh thiếu thốn, theo điều cầu mong của họ mà thỏa mãn đầy đủ.  Những người được phước nên giúp đỡ kẻ bần hàn, không nên bỏn xẻn, ích kỷ chỉ biết bản thân mình, thường tụng kinh và cúng dường không ngừng nghỉ, đem phước của mình ban rải khắp nơi, hồi hướng về cảnh giới Phật để mau ra khỏi sanh tử và được giải thoát.  Do sự diễn tả trong kinh nầy mà biết rằng, nếu có người chí tâm y như pháp cầu nguyện Thiên Nữ phò trì, chắc chắn phước đức không thể nghĩ bàn được.

 

Tự chủng:  S'rì

Hình Tam Muội Da:  Viên ngọc quý (Bảo châu).  Thủ ấn:  Ấn Thí Vô Úy

 

10.  Hoàng Tài Thần

 

Hoàng Tài Thần là một trong năm họ Tài Thần chủ về tài phú, có khả năng giúp cho chúng sanh thoát khỏi cảnh nghèo khổ, thiếu thốn và được tài nguyên thăng tiến phong phú hơn.  Trong ngôn ngữ Tây Tạng, Hoàng Tài Thần là Tạng Ba Lạp Ta Ba.

Thời gian đầu tiên khi đức Thích Ca giảng kinh Đại Bát Nhã trên núi Linh Thứu, tất cả các loại ma quỷ, thần từ trước đến nay thường gây ra trở ngại đã làm cho núi cao sụp lở, khiến đại chúng kinh hoàng.  Lúc nầy Hoàng Tài Thần liền hiện thân để bảo vệ, sau đó Đức Thế Tôn đã dặn dò ngài Hoàng Tài Thần rằng trong thời vị lai hãy giúp cho tất cả chúng sanh nghèo khổ trong thế gian.  Hoàng Tài Thần đã nhận lời ủy thác của Phật và trở thành một Đại Hộ Pháp trong Phật môn.

Bổn tôn hình tướng ngài là bụng to, thân hình nhỏ, hai tay mạnh mẽ sức lực, da màu vàng hoe.  Tay mặt Ngài cầm Ma Ni châu, tay trái nắm một con chuột đang nhả viên ngọc quí.  Đầu ngài đội mũ Ngũ Phật, thân mặc thiên y trang sức bằng những tràng hạt ngọc quí và hoa sen màu lam. Ngực Ngài đeo tràng hạt ngọc Ô Ba La.  Ngài ngồi trên nguyệt  luân hoa sen, an nhiên với chân trái co lại, chân phải đạp lên trên những con ốc biển quí báu.

Thành tâm trì tụng tâm chú Hoàng Tài Thần, sẽ được sự bảo vệ và tài nguyên được thăng tiến, tăng trưởng, không bị cảnh ngèo khó, tránh được mọi tình trạng túng quẩn kinh tế.  Nếu như phát tâm Vô Thượng Bồ Đề cũng như phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi cảnh nghèo khổ, chắc rằng phước đức vô lượng.

 

Thần Chú:

Tây Tạng : Om. Jambhala Jalandraye So Ha 

Hán-việt: Án. Tạng bạt Lạp, trát niệm trát da. Tóa ha 

 

11.  Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu

 

Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu có khả năng trừ khử tất cả mọi nghiệp chướng, phiền não, phá tan mọi ác đạo đã gây ra cho chúng sanh vô số khổ ách.  Ngài làm cho chúng sanh nhận được sự hộ trì, che chở của chư vị Bồ Tát trong cuộc sống hiện tại và không bị những chướng ngại khổ não bịnh tật. 

Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu âm Phạn văn là Vijaya, mật hiệu là Trừ Ma Kim Cang, lại còn có tên là Tôn Thắng Phật Mẫu, Trừ Chướng Phật Đảnh.  Phật Đảnh, chỉ cho Vô Kiến Đảnh Tướng của Như Lai, người thường không có cách nào hiểu được tướng thù thắng tối thượng ấy. Trong tất cả các Phật đảnh, Tôn Thắng Phật Đảnh có khả năng trừ khử tất cả mọi phiền não nghiệp chướng của chúng sanh, phá tan mọi khổ ách trong ác đạo vì vậy có tên là Tôn Thắng hay Trừ Chướng Phật Đảnh.

Mặt chính giữa của Ngài Phật Mẫu màu trắng, biểu thị cho sự dẹp yên tai chướng, mặt phải của Ngài màu vàng, biểu thị cho các pháp tăng ích, mặt bên trái của Ngài màu lam, biểu thị pháp hàng phục.  Tay nâng Ngài Đại Nhật Như Lai làm Thượng Sư, biểu thị hoài ái: cầm mũi tên, đại biểu sự khơi dậy lòng từ bi của chúng sanh, ấn Thí Vô Úy đại biểu việc dẫn chúng sanh ra khỏi tất cả sự sợ hãi, ấn Thí Nguyện biểu thị sự đáp ứng đầy đủ tất cả tâm nguyện của chúng sanh, cầm cây cung biểu thị cho sự chiến thắng tam giới, trên bàn tay kiết ấn Định nâng bình cam lồ, biểu thị làm cho chúng sanh vô bệnh tật, sống lâu.  Chày Kim Cang hình Chữ Thập biểu thị hàng ma, trừ tai chướng để sự nghiệp thành tựu, quyến sách (nghĩa đen: lưới của thế gian, được dụ pháp thâu nhiếp tất cả chúng sanh của chư Phật, Bồ Tát) đại biểu cho việc hàng phục tất cả chúng sanh khó điều phục.

                

                 Hình Tượng Tôn Thắng Phật Mẫu

 

Phật Đảnh Tôn Thắng Phật Mẫu còn có tên là Đảnh Kế Tôn Thắng Phật Mẫu gọi tắt là Tôn Thắng Mẫu.  Hình tượng ngài có ba mặt, tám tay.  Trên mỗi mặt có ba mắt.

 

Ba Mặt

1. Mặt chính giữa màu trắng, khuôn mặt trầm lặng đẹp đẽ.

2. Mặt phải màu vàng sáng, trong dung mạo mĩm cười vui vẻ.

3. Mặt bên trái màu xanh lam của hoa sen xanh, nhìn thấy hàm răng hiện tướng hung nộ, thân như trăng sáng mùa thu không gợn một tí mây, mặt như một cô thiếu nữ tuyệt trần.

Tám Tay

1. Tay phải thứ nhất cầm chày Yết Ma Kim Cang chữ thập bốn màu để trước ngực.

2. Tay phải thứ nhì nâng Ngài A Di Đà (hay Đại Nhựt Như Lai) ngồi trên toà sen.

3. Tay phải thứ ba cầm mũi tên.

4. Tay phải thứ tư kiết ấn Thí nguyện, đặt phía trước đùi chân phải.

5. Tay trái thứ nhất kết ấn Phẩn Nộ Quyền cầm quyến sách.

6. Tay trái thứ hai kiết ấn Thí Vô Úy.

7. Tay trái thứ ba cầm cung.

8. Tay trái thứ tư kiết Định ấn nâng bình Cam Lồ.

      Căn cứ vào những lời tường thuật trong nghi quỹ, Tôn Thắng Phật Mẫu dùng Ngài Bồ Tát Bạch Sắc Liên Hoa Thủ Quan Âm và Ngài Bồ tát Lam Sắc Tịch Tịnh Kim Cang Thủ làm tả, hữu thị giả, Tứ Đại Thiên Vương làm hộ pháp.  Phía đông là Bất Động Minh Vương tay cầm bảo kiếm, phía Nam là Ái Nhiễm Minh Vương tay phải cầm móc sắt, phía Tây là Trì Bổng Minh Vương tay phải cầm gậy màu lam, phía Bắc là Đại Lực Minh Vương tay phải cầm chày Kim Cang.  Tất cả bốn Minh Vương thân đều màu lam, tay trái đều kết ấn Phẫn Nộ Quyền để trước ngực. Tóc, lông mi, và râu của bốn vị Minh Vương như hình lửa cháy, hàm răng lớn phẫn nộ nghiến lại.  Tất cả đều mặc quần da cọp, đeo rắn làm chuổi hột, hai chân trái thẳng, chân phải cong lại, đứng oai vệ như lực sĩ.

 

Tôn Thắng Phật Mẫu tâm chú:  

Om. Brum So Ha

Om Amrita Ayuh Dade So Ha

 Âm hán Việt:   

Án, A mật lật đô đố bà, bà bà ha.

 

                             

12. Đại Tùy Cầu Bồ Tát

 

Hạnh nguyện của Ngài Đại Tùy Cầu Bồ Tát là theo sát chúng sanh để biết được lời cầu nguyện mà giải trừ tất cả khổ ách, tiêu diệt ác đạo, làm cho những mong cầu của chúng sanh được thành tựu viên mãn.  Lại còn bảo vệ cho quốc gia, khiến cho mưa thuận gió hòa, hoa trái mùa màng được tốt đẹp.

Đại Tùy Cầu Bồ Tát tên Phạn ngữ là Maha Pratisara, phiên âm Hán Việt là Ma Ha Bát La Đê Tát Lạc, có thuyết cho rằng Ngài là hóa thân của đức Quán Thế Âm.  Thường gọi tắt là Tùy Cầu Bồ Tát. Ngài thường làm cho mọi sở cầu của chúng sanh đều được thỏa mãn.  Trong Thai Tạng Mạn Đà La, Ngài ngự ở Quan Âm viện.  Đây là một Bồ Tát thường theo sát những điều mong cầu của chúng sanh để tiêu trừ khổ ách, diệt ác đạo, làm cho mọi mong cầu như ý, vì thế mà tên gọi là Đại Tùy Cầu.

 

                             Hình Tượng Ngài Đại Tùy Cầu

 

Thân ngài màu vàng, một mặt tám tay, làm thành hình trạng vô úy.  Ngài đội mũ trong có Hóa Phật, mỗi tay của Ngài đều kiết Khế Ấn.  Sở dĩ có tám loại ấn là để tương ứng với tám loại chơn ngôn theo từng ấn.  Trong Phật Giáo Mật Tông Nhật Bản, Phật tử thường tu pháp của Ngài để cầu con và cầu cho sản phụ sanh được bình an. Tám tay cầm các vật khác nhau như:

 

      Tay phải thứ nhất cầm chày Kim Cang

      Tay phải thứ hai cầm bảo kiếm

      Tay phải thứ ba cầm phủ (búa)

      Tay phải thứ tư cầm kích ba chỉa

      Tay trái thứ nhất cầm hỏa diệm kim luân

      Tay trái thứ hai cầm luân sách

      Tay trái thứ ba cầm bảo tràng

      Tay trái thứ ba cầm hộp kinh

 

Mật hiệu là Dữ Nguyện Kim Cang.  Hình Tam muội Da là Phạm khiếp (Phạm Khiếp hay Phạm khuông là cái hộp gỗ kẹp quyển kinh viết trên lá.)

 

Tự chủng:  pra

 

Đại Tùy Cầu chơn ngôn:

 

Om. (1) bhara (2)bhara (3) bambhara (4) sambhara (5) indriya (6) visodhani hum hum ruru (7) cale (8) Svaha (9)

Âm Hán Việt:

Án (1) bạt ra (2) bạt ra (3) tam bạt ra (4) tam bạt ra (5) ấn nại lị giả (6) tỳ tuất đà nảnh hồng hồng lỗ lỗ (7) tả lệ (8) bà phọc ha (9)

 

13.  Lục Độ Mẫu

 

Hạnh Nguyện:  Làm tăng trưởng phước đức, thành tựu tất cả mọi sự tốt lành, giàu sang, phú

quí, khiến cho người tu hành an trú vui vẻ trong phước điền, được an nhiên tự tại.  Phàm những người cầu tài bảo đều tùy nguyện được viên mãn.

      Lục Độ Mẫu tên xưng đầy đủ là Thánh Cứu Độ Mẫu, là hóa thân của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, là Phật mẫu trong Bộ Quan Âm Mật Giáo.  Lại còn xưng là Thánh Đala Bồ Tát,  Đa La Tôn, Đa La Tôn Quan  Âm, Đa La Quan Thế Âm, Lục Độ Mẫu, Cứu Độ Mẫu, Thánh Cứu Độ Phật Mẫu, gọi tắt là Độ Mẫu.  Cộng tất cả là 21 tôn, gọi là 21 Độ Mẫu đều do ngài Quan Thế Âm Bồ Tát hóa thân.

      Căn Cứ theo Đại Phương Quảng Mạn Thù Thất Lợi kinh, phẩm Quán Tự Tại Bồ Tát nói rằng: Trong khi ngài Quán Tự Tại Bồ Tát an trụ trong Phổ Quang Minh  Đa La Tam Muội, dùng Tam Muội lực, trong mắt phóng ra đại quang minh, Đa La Bồ Tát tức theo ánh sáng mà hóa sanh thành một thiếu nữ xinh đẹp, dùng ánh sáng trong mát chiếu khắp chúng sanh, thương xót chúng sanh như người mẹ hiền, thệ nguyện độ hết tất cả chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh tử.

      Tu trì theo pháp của Ngài Lục Độ Mẫu đoạn trừ được sinh tử luân hồi. tiêu trừ tất cả mọi chướng ngại, bịnh, khổ...cũng trừ được tai nạn, tăng phước sống lâu, mở rộng trí huệ, phàm có cầu nguyện đều được thành tựu.

      Trong kinh Thánh Đa La Bồ Tát Nhứt Bách Bát Danh Đà La Ni: Nếu hành giả phát tâm chí thành trì niệm 108 danh hiệu và tụng Đà La Ni nầy một (1) biến, bảy (7) biến, cho đến 21 biến, trong lúc tụng niệm không được bỏ sót chữ hoặc câu, người tu hành làm được như vậy sẽ gặt hái được mọi sự tốt lành và phú quí cũng như thành tựu được pháp nầy, tùy nguyện của mình mà vĩnh viễn không có trở ngại.  Ngoài ra trong kinh Tán Dương Thánh Đức Đa La Bồ Tát Nhất Bách Bát Danh cũng có đề cập như sau:  Nếu có người theo đúng Pháp mà thọ trì Đa La Bồ Tát Nhứt Bách Bát Danh, sẽ được tăng phước, nổi danh, tiền của nhiều, tốt lành an trú trong ruộng phước, tài sản tăng lên và được tự tại.  Kinh Cứu Độ Phật Mẫu Nhị Thập Nhất Chủng Lễ Tán nói:  Cầu tiền của, địa vị được tăng lên, đều được vào viên mãn theo ý nguyện.

 

Hình Tướng:       

      Vị tôn nầy hiện tướng một thiếu nữ toàn thân màu lục. Một mặt, hai tay, hiện tướng rất hiền lành.  Đầu đội mũ Ngũ Phật.  Thân mang các tràng hạt quí, mặc Thiên y.  Hạ thân quàng váy. Thân tướng trang nghiêm, ngồi trên nguyệt luân Bồ Tát tòa.  Chân phải ở trong tư thế đạp ra, chân trái co lại, tay phải hướng ra ngoài đặt trên đầu gối phải, bắt Ấn Thí Nguyện, cầm hoa sen xanh. Tay trái để trước ngực cũng cầm hoa sen xanh. 

 

Chơn ngôn: 

              Om. Tare Tuttare Ture Ye So ha
         
  (Om. Ta-rê Tút-Ta-Rê Tu-rê Ye, So Ha) 

Âm Phạn đọc theo Hán Việt:  

          Án, đa lị, xuất đa lị, đô lị, ta ha 

Âm Tạng đọc theo Hán Việt:  

          Úm, đạt liệt đô, đạt liệt, đô liệt, thoan cáp.

 

14. Di Lặc Bồ Tát

 

Ngài Di Lặc Bồ Tát luôn luôn tu trì từ tâm Tam Muội, phát nguyện chính yếu của Ngài là

làm cho tất cả chúng sanh được an trú trong sự sung sướng, hạnh phúc chơn chánh.  Thành tâm tu trì pháp nầy, không những tăng trưởng, cải thiện sự quan hệ với người chung quanh mà còn mang đến sự may mắn cho cuộc đời nữa.

      Di Lặc Bồ Tát tiếng Phạn là Maitreya, còn được gọi là Mai Đát Lê Lạc, Mạt đát lị Da, Di Đế Lễ, Di Đế Lệ hoặc Mai Nhậm Lê, dịch là Từ Thị, danh hiệu nầy đến từ nguồn gốc bổn nguyện sở hạnh.  Dựa trên duyên khởi ấy, Ngài đời đời kiếp kiếp đều tu tập từ tâm Tam muội, hành từ hạnh để cứu độ chúng sanh.  Trong Kinh "Hiền Đức" đã chép rằng: Phụ thân Ngài Di Lặc Bồ Tát tên là Tu Phạm Ma, Mẫu thân Ngài là Bà Phạm Ma Đề Bạt.  Ngài sinh ra trong một gia đình Bà La Môn ở miền Nam Thiên Trúc (Ấn Độ).  Nhân vì sau khi Thân Mẫu hoài thai Bồ Tát, tánh tình đã trở nên rất từ hòa, bi mẫn, cho nên sau khi sanh Ngài đã đặt tên là Từ Thị.

      Đức hạnh đặc biệt của Ngài Di Lặc Bồ Tát là hy vọng sau khi tận trừ hết nỗi thống khổ của chúng sanh, lại tiến thêm một bước làm cho chúng sanh an lạc và pháp lạc.  "Bi" là trừ đau khổ, "Từ" là cho an vui, Ngài bao gồm cả thế gian và xuất thế gian, giúp cho chúng sanh về phương diện sinh hoạt trên cõi đời được bình hòa và đầy đủ tất cả mọi mặt, trên phương diện xuất thế gian giúp cho chúng sanh đạt được sự an lạc chân thật.

      Do bổn nguyện của Ngài Di Lặc Bồ Tát, phát nguyện giúp chúng sanh an lạc.  Nên khi các điều kiện sinh tồn được đầy đủ rồi, sẽ giúp cho chúng sanh tăng trưởng, hưng thịnh tài phú, nhu cầu tâm linh càng thâm tín, an lành trong mọi hoàn cảnh.  Đây chình là đặc điểm hóa độ chúng sanh của Bồ Tát Di Lặc.

 

Pháp Kính Ái của Ngài Di Lặc Bồ Tát

Quán Từ Tâm

 

      Ngài Di Lặc Bồ Tát luôn luôn tu trì "Đại Từ Tam Muội", phát nguyện chủ yếu của Ngài là làm cho tất cả chúng sanh cuối cùng phải đạt được an lạc, chính là an trú trong sự sung sướng mãi mãi không thối chuyển.  Khiến cho chúng sanh hiện chứng thành Phật, được ở trong biển lớn vô sanh.

      Quán Từ Tâm không chỉ là quán "Từ, Bi, Hỷ, Xả", tứ vô lượng tâm trong thiền định mà còn mong muốn tất cả cảnh giới đều viên đốn, khiến cho tất cả chúng sanh xa lìa mọi tai chướng, vĩnh viễn tách khỏi tất cả phiền não khi quán Từ Tâm.

      Quán từ tâm chính là giúp cho con người thiền quán được hỷ lạc, tu tập pháp quán từ tâm có thể làm cho chính mình và người khác từ chỗ sâu kín nhất của nội tâm phát sinh ra sự an lạc chân thật, làm cho đời sống của chính mình vốn đã đầy đủ, mỹ mãn, được hạnh phúc thêm.

      "Từ" có nghĩa là cho con người an lạc, nên quán Từ Tâm là thiền quán tâm an lạc.  Quán Từ Tâm lại còn có tên là Từ Tâm Tam Muội, Bạch Quang Minh Từ Tam Muội, Đại Từ Tam Muội.  Do đó mà mang đến đầy đủ cho bản thân và người khác sự an lạc chân chính.  Bởi vậy, sau khi tu học Quán Từ Tâm sẽ sinh ra nhiều phước đức, sẽ mang lại cho chính mình và những người chung quanh sự bình an và hạnh phúc.  Cho nên quán Từ Tâm là một loại thiền quán mang lại hạnh phúc cho đời sống.

      Sân hận sẽ đưa đến sự đen tối và bất hạnh cho đời mình, do đó mà từ tầng sâu thăm thẳm nhất của nội tâm có sự vui vẻ, chắc chắn hạnh phúc của cuộc đời chúng ta sẽ được bảo vệ.  Sân hận, vô minh sẽ dẫn chúng ta theo sự dữ, tránh điều lành, còn tỉnh thức trong niềm vui vẻ tự nhiên, chắc chắc sẽ đưa chúng ta đến chỗ vạn sự tốt lành.  Quán Từ Tâm là phương pháp đầy đủ, hoàn bị để trị liệu các bệnh sân, hận, bất bình của tâm linh chúng ta đồng thời cũng hướng nó đến chỗ sáng suốt, hỷ lạc và hạnh phúc.

 

Phép Tu Giản Yếu TỪ TÂM QUÁN

    

Trước tiên phải quán tưởng trong tâm của chính mình cảm giác sự sung sướng cùng tột không gì sánh bằng, sau đó lại quán tưởng chính mình rất than thiện và thân yêu người đang đứng trước mặt mình cũng đang sung sướng như mình vậy.  Sức mạnh của loại sung sướng nầy sẽ kết hợp lại một chỗ, vã lại loại sức mạnh nầy là sức mạnh của sự nối tiếp nhau làm cho tất cả mọi người đều rất sung sướng trong sự quan hệ với nhau.  Không có bất cứ một sự quan hệ nào giữa con người mà quá sung sướng cả, tốt nhất là mang sự thù hận của chính mình hoặc sự bất như ý đối với người để đi vào quán tưoỏng, rồi đến cả thế giới đều được sung mãn và an lạc.

     Sau khi quán tưởng sự quan hệ  với những người không thân thiết một cách rõ ràng, rồi đến sự sung sướng, hạnh phúc trong quan hệ với cả không gian tròn đầy, bắt đầu từ một cá nhân rồi mở rộng đến người trong một nhóm, người trong một tỉnh, người trong một nước, người trong mô5t châu, người trên quả địa cầu nầy rồi tất cả sinh vật trong thái dương hệ đến cả toàn vũ trụ, tất cả chúng sanh trong pháp giới đều có cảm giác vui sướng vô cùng.  Sức mạnh của niềm sung sướng nầy giống như gơ5n song trên mặt nước, phát sinh ra vì hiệu quả của sự cọng chấn, làm cho trong long chúng ta tràn trề niềm hỷ lạc chân thật, và những chúng sanh quanh ta cũng như vậy.  Sức mạnh của niềm hỷ lạc nầy là quà tặng cho chúng ta, nó sẽ tâ5p trung thành niềm hỷ lạc rộng lớn, làm cho chúng ta d9ược mọi người kính ái, vui vẻ.

 

Hình Tướng Ngài Di Lặc

 

Ngài Di Lặc Bồ Tát là một trong 16 vị Tôn trong Mạn Đà La Kim Cang Giới thời Hiền kiếp, an trí tại hướng Đông Bắc của Tam Muội Da hội, liên quan đến hình tướng, có rất nhiều thuyết, trong đồ hình Mạn Đà La Thai Tạng Giới thân Ngài màu vàng nhạt, đầu đội mũ báu (Bảo quan) trong mũ có Tốt Đô Bà, tay trái bắt ấn Thí Vô Úy, tay phải cầm hoa sen, trên hoa có Bảo bình (Bình báu). 

Trong Kinh "Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La" và Kinh "Đại Khổng Tước Minh Vương Họa Đàn Tràng Nghi Quỹ" lại diễn tả khác nhau:  Thân Ngài màu vàng óng, tay trái cầm Quân trì (chiếc bình cầm tay), bàn tay phải lòng bàn tay ngữa lên trên, bắt ấn Thí Vô Uý.  Trong Thai Ta5ng Đồ Tượng và tượng cũ đều y theo thuyết đều y theo thuyết nầy mà vẽ ra.

Trong pháp "Từ Thị Bồ Tát Lược Tu Du Nga Niệm Tụng", quyển thượng, phẩm Quán Môn Nhập Pháp Giới Ngũ Đại, Ngài Từ Thị Bồ Tát làm Trung tôn của Tu Du Mạn Đà La, hình tượng Ngài thân màu vàng nhạt, đầu đội mũ Ngũ Trí Như Lai, tay trái cầm hoa sen đỏ, trên hoa vẽ Pháp Giới Tháp Ấn.  Tay phải có hỏa luân trên móng của ngón cái, các ngón khác duỗi ra, hơi cong lại như ngọn cờ bị gió thổi, có nhiều tia sang quý, ngồi bán già trên hoa sen, đeo tràng hạt, mặc Thiên y, mang đai màu, vòng, xuyến rất trang nghiêm.

Như sách pháp đã dẫn ở trên, trong phẩm Họa Tượng chép:  Đầu đội mũ Ngũ Trí Như Lai, tay trái cầm hoa sen, trên hoa sen trí Pháp Giới Tháp Ấn.  Tay phải bắt ấn Thuyết Pháp, ngồi kiết già phu tọa.

Trong Kinh Bổ Đà Lạc Hải Hội Quỹ chép rằng:  Ngài Từ Thị Bồ Tát ở hướng Đông Bắc, đầu đội mũ Diệu Bảo, thân tướng màu vàng nhạt, bên trái cầm hoa sen "Định" màu đỏ tía, trên hoa có chiếc bình (quân trì), bên phải đầu gối kết tướng "Tuệ Ma", trang sức với ta61t cả các loại chuỗi ngọc rất đẹp, làm than cứu thế, an trú trên nguyệt luân lớn.

Trong Hồng Ca Đà Dã Nghi Quỹ, quyển thượng nói rằng: "Ở phương Nam Ngài Di Lặc Bồ Tát tay cầm chày Kim Cang một đầu (độc cổ) và ba múi (tam cổ), đầu đội bảo quan (mũ báu), trang sức tràng hạt, hảo tướng đầy đủ, có bảo tòa liên hoa."   Cùng sách đã dẫn, quye63n trung lại nói rằng : Trong Mạn Đà La Tùy Tâm, Ngài Di Lặc Bồ Tát ở Trung Ương, bên trái là Ngài Bồ Tát Pháp Âm Luân, bên phải Ngài Bồ Tát Đại Diệu Tướng.

Riêng Mật Giáo Tây Tạng cũng có truyền Ngài Di Lặc Bồ Tát, thân vàng óng, hai tay kiết ấn Tuyết Pháp, ngồi buông chân, trong tay có dấu in bông cây hoa hồng rồng (Long Hoa) trên long bàn tay có Pháp luân và Bảo bình, an trú trên sư tử tòa hoa sen.

Ngoài các hình tượng đã nêu trên, ở Trung Quốc lại dùng hình tượng Phước Thần Bố Đại Hòa Thượng để tạo hình Ngài Di Lặc.  Ngài Bố Đại Hòa Thượng xuất hiện vào triều đại Vua Đường Hy Tông (năm Công nguyên 860 - 873) gần Châu Ninh, huyện Phụng Hóa, không rõ ngài từ nơi nào đến.

Vị Hòa Thượng nầy tự xưng là Khế Thử, hình dáng đẩy đà, mập mạp, bụng phệ, thu7ờng mặc áo hở bụng luôn luôn cười lúc đi đứng.  Ngài ăn nói thất thường, có vẻ như người đãng trí, lang bạt khắp nơi, cho nên nơi ăn chốn ở cũng không nhất định.  Do Ngài thường vác một cây gậy móc một cái đãy vải, một tấm chiếu rách đi vào chợ hành khất,vì vậy mà mọi người gọi Ngài là Bố Đại Hòa Thượng.

Trước khi Ngài thị tịch đã để lại một bài kệ rằng:

     Di Lặc chân Di Lặc,

     Phân than thiên bách ức.

     Thời thời thị thời nhơn,

     Thời nhơn tự bất thức. 

Dịch: (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt) 

             Di Lặc! Chân Di Lặc,
            Phân thân trăm ngàn ức.
            Luôn luôn bảo người đời,
            Người đời tự chẳng biết.

     Cho nên đời sau trong vùng Giang Chiết (Giang Nam và Chiết Giang) đã lưu truyền đồ hình của Ngài Bố Đại Hòa Thượng, trong các chùa chiền, miếu vũ của Trung Quốc thường thấy tượng Ngài Di Lặc Bồ Tát là cúng dường ngay.

 

Chủng Tử Tự và Chơn ngôn của Ngài: Di Lặc

       Chủng tử tự:  A hoặc Yu hoặc Vam 

      Chân ngôn:

      Na Ma (1) Tam mạn Đa Bột Đà Nẫm (2) Ma Ha Du Dà (3) Du Nghĩ Ninh (4) Du Chỉ Phược lý (5) Cửu Nhược Li Kê (6) Tóa ha (7) 

      Mamah (1) Samanta - buddhànàm (2) Mahàyaga (3) Yoginì (4) Yogés vari (5) Khanjarike (6) Svàhà (7) 

      Quy mạng (1) Phổ biến chư Phật (2) Đại tương ứng (3) Tương ứng giả (4) Tương ứng tự tại (5) Không sanh tác (6) Thành tựu (7) 

      Án (1) Muội Đát lệ dã (2) Sa phược gia (3) 

      Om (1) Maitreyà (2) Svàhà (3) 

      Quy mạng (1) Từ Thị (2) Thành tựu (3)

[trở về phần chính Diệu Cát Tường Chiêm Bốc Pháp]

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro