mau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG GIẢI PHẪU- SINH LÝ NGƯỜI. Chương 2: Sinh lý tế bào và màng tế bào.

Mục tiêu: sgt.

I.Cấu tào của màng tế bào.

Thành phần chủ yếu là lipid và protein.

-        Lớp lipid kép của màng: thành phần hóa học của lớp kép hầu như hoàn toàn là phospholipid và cholesterol.

+ phospholipid có ở 2 đầu, một đầu là gốc phosphat ưa nước, một đầu là gốc acid béo kỵ nước.

+ cholesterol cũng có 2 đầu, một đầu là gốc hydroxyl ưa nước, đầu kia là nhân steroid kỵ nước.

Các đầu kỵ nước bị nước ở gian bào, nội bào đẩy nên quay vào trong gặp nhau, hút lẫn nhau, còn đầu ưa nước thì quay về 2 phía có nước ở trong và ngoài tế bào.

Lớp lipid kép là hàng rào ngăn không cho các chất tan trong nước đi qua (glucose, các ion,...). dễ dàng cho các chất tantrong lipid đi qua (rượu, CO2,O2,vitamin tan trong dầu).

-        Protein màng:gồm 2 loại:

+ protein xuyên màng: hình chữ s đi xuyên qua màng và thò ra 2 bên màng, nó cũng có phần kỵ nước ở giữa, phần ưa nước ở 2 đầu.có chức năng:

-        những khoảng trống trong phân tử làm kênh cho các chất tan trong nước, đặc biệt là ion có thể dễ dàng khuếch tán qua lại giữa 2 bên màng.

-        Một số đóng vai trò la protein mang, vận chuyển ngược chiều bậc thang nồng độ.

-        Có tính thấm chon lọc.

-        Một số khác có hoạt tính enzym.

+ protein rìa màng có kích thước phân tử nhỏ hơn, thường bám đầu phía trong của protein trung tâm, đều có hoạt tính và chức năng của enzym.

-        các glucid màng: kết hợp với protein và lypid dưới dạng glycolipid và glycoprotein. Lớp áo glucid có một số chức năng:

+ tích điền âm của màng tế bào và đẩy những vật tích điện âm.

+ là chất cảm thụ có chức năng gắn hoocmon.

+áo glucid của các tế bào làm chúng gắn vào nhau.

+ một số glucid màng tham gia phản ứng miễn dịch.

Phần bào tương và nhân tế bàotự đọc. Đoán chắc là không thi J

II/  Chức năng trao đổi chất qua màng

1/ Khuếch tán

A, khuếch tán đơn thuần

là sự vận động liên tục của các hạt vật chất một cách ngẫu nhiên từ nơi có nồng độ cao tời nơi có nồng độ thấp. Gồm 2 loại:

-        khuếch tán đơn thuần qua lớp kép lipid của màng

+ với các chất hòa tan trong lipid. Đi qua màng rất nhanh và dễ dang như CO2,O2,rượu...tốc độ khuếch tán qua màng tỷ lệ thuận với độ tan trong lipid.

+với nước, do kích thước nhỏ và động năng lớn nên chúng có khả năng thấm qua lớp kép rất nhanh,vì vậy phần kỵ nước chưa kịp ngăn thì nước đã đi qua rồi.

+các ion không khuếch tán qua lớp lipid do:

- các ion bị hydrat hóa làm kích thước của ion tăng lên, khó qua dươc lớp kép lipid.

- điện tích bị lớp lipid kép ngăn cản, không lọt qua màng được.

-     khuếch tán đơn thuần qua kênh protein. Có 2 dặc tính:

+tính thấm chon lọc của các kênh protein khác nhau. Có nghĩa là chỉ cho 1 hoặc 1 vài phân tử đặchiệu đi qua.

+ sự đóng mở kênh protein, được kiểm soát bằng 2 cơ chế:

- đóng mở do điện thế.

- đóng mở do chất kết nối. Xảy ra khi kênh protein gắn với một chất khác làm thay đổi hình dạng protein.

B, khuếch tán tăng cường

- là hình thức trung gian của khuếch tán đơn thuần và vận chuyển tích cực. Giống khuếch tán đôn thuần ở chỗ không tiêu tốn năng lượng. Giống vận chuyển tích cực ở chỗ cần sự tham gia của chất mang.

-cơ chế diễn ra như sau:chất được  vận chuyển gắn vào vị trí nối trên protein mang, làm cho protein mang thay đổi hjnh dạng trên một phần của giây và kênh mở về phía bên kia của màng. Vì lực kết nối giữa chất được vận chuyển với receptor là yếu nên chuyển động nhiệt của chất dc vận chuyển sẽ làm nó tách khỏi protein mang và chất này dc giải phóng về phía đối diện.

-các chất dc vận chuyển theo con đường này là glucose, một số acid amin.

C, các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán.

+ tính thấm của màng:

-độ dày của màng. Màng càng dày thì tốc độ khuếch tán càng giảm.

-độ hòa tan trong lipid càng lớn thì tốc độ khuếch tán càng lớn.

-số kênh protein màng tỷ lệ thuận với tốc độ khuếch tán.

- nhiệt độ  tỷ lệ thuận với tốc độ khuếch tán.

- tốc độ chuyển động nhiệt của một chất hòa tan tỷ lệ với căn bậc 2 của trọng lượng phân tử đó.

+ chênh lệch về nồng độ.

Khuếch tán thực = a D (Co-C1)

+ chênh lệch về áp suất.

+ chênh lệch về điện thế.

2/ Vận chuyển tích cực. Là vận chuyển các chất ,các ionqua màng ngược bậc thang nồng độ, điện thế hay áp suất, tiêu tốn năng lượng ATP của tế bào và bao giờ cũng có sự tham gia của chất mang. Chia làm 2 loại chủ yếu:

-  vận chuyển tích cực nguyên phát: năng lượng được giải phóng trực tiếp từ sự phân giải ATP hoặc gốc phosphat giàu năng lượng.

VD: điển hình là bơm Na+- K+.

- có 3 trung tâm tiếp nhận Na( ở phần thò vào trong tb).

- có 2 trung tâm tiếp nhận K( phần thì ra bên ngoài).

- phần thò vào trong giáp với trung tâm gắn Na có hoạt tính ATPase.

Khi có 3 ion Na gắn vào đầu trong và 2 ion gắn vào đầu ngoài của protein mang. Thì hoạt tính ATPase được phát động. Một ptử ATP tách thành ADP và giải phóng một dây nối giàu năng lượng. Năng lượng này làm thay đổi hình dạng của protein mang, do đó đẩy ion Na ra ngoài và ion K vào trong.

- vận chuyển tích cực thứ phát;

Là loại vận chuyển dùng năng lượng gián tiếp( gp từ bậc thang nồng độ ion sinh ra do vận chuyển tích cực nguyên phát). Trong vận chuyển này các chất tải cần có sự kết hợp với ion Na. Gồm 2 loại:

+ đồng vận chuyển là vận chuyển các chất đi cùng chiều vơi Na. Trong vận chuyển tích cực, Na vận chuyển ra ngoài một lượng lớn có xu hướng khuếch tán vào trong tb.sự vận chuyển này kéo theo các chất khác gọi là đồng vận chuyển. Glucose va nhieu acid amin đươc vân chuyển theo cơ chế này.

+ vận chuyển ngược hay vận chuyển đổi chỗ. Có 2 loại vận chuyển ngược quan trọng là Na-Ca và Na-H.

- vận chuyển ng chiều giữa Na-Ca xảy ra ở hầu hết các tb.

- vân chuyển ng giữa Na-H xảy ra đặc biệt ở ống lượn gần thuộc đơn vị thận. Trong đó, ion Na được vận chuyển vào trong tb ống. Ion H vận chuyển ng chiều từ tb ra dịch lòng ống.

III/ Điện thế màng tế bào.

1/ Điện thế nghỉ.

- là sự chênh lẹch điện thế qua màng tb thần kinh lúc đang nghỉ.

- nguyên nhân:

+ vai trò của bơm K-Na: 3Na ra ngoài, 2K vào trong làm cho bên trong tích điện am, bên ngoài tích điện dương.

+ sự rò rĩ ion qua màng. Lúc nghỉ ion K đi qua nhiều hơn ion Na 20-100 lần. Nên ion K khuếch tán ra ngoài nhiều hơn ionNa 20-100 lần. Bên trong màng càng âm hơn so với bên ngoài.

+ngoài ra còn có ion âm trong màng như protein, phosphat hữu cơ, hợp chất sunfat,....

2/điện thế hoạt động.

- là quá trình biến đổi rất nhanh của điện thế màng lúc nghỉ từ điện thế âm lúc nghỉ sang điện thế dương của màng rồi quay trở lại cũng rất nhanh trở về điện thế âm...

- nguyên nhân: là biến dổi tính thấm ion của màng và sự hoạt động của các kênh và bơm, trong đó có vai trò của kênh natri, kênh kali và vai trò của các ion khác.

Phần các giai đoạn hình như không thi. J

Chương 3. SINH LÝ HỌC MÁU VÀ CÁC DỊCH CƠ THỂ.

Mục tiêu:sgt đã trình bày.

Nội dung:

 1/ Chức năng của máu. 3 chức năng của máu

- chức năng vận chuyển

+ vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào của cơ thể và CO2 từ các tế bào này để thải ra ngoài.

+ mang chất dinh dưỡng, hoocmon, chất truyền tin đến các tế bào của cơ thể.

+ vận chuyển nhiệt và các chất cặn bã đến phổi, thận, da,… để bài tiết ra ngoài.

- chức năng bảo vệ cơ thể.

+ khi bị trấn thương, máu đông lại tránh mất máu( chức năng của tiểu cầu và các yếu tố đông máu).

+ có bạch cầu, kháng thể và hệ thống bổ thể giúp phát hiện và tiêu diệt các tác nhan lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

- chức năng  điều hòa.

+ các hoocmon có trong máu cùng các chất truyền tín hiệu trong hệ thần kinh tham gia điều hòa hoạt động chức năng của cơ thể nhằm duy trì sự ổn định của nội môi.

+ hệ đệm duy trì pH máu hơi kiềm 7,35- 7,45.

+ protein và một số chất hòa tan trong huyết tương tạo áp suất thẩm thấu ( đóng vai trò trong TĐC giữa máu và dịch kẽ).

+ điều hòa thân nhiệt qua hình thức vận chuyển nhiệt, giữ nhiệt độ cơ thể chỉ thay đổi trong một phạm vi hẹp.

2/ Trình bày được sự sản sinh hồng cầu:  nơi sinh sản, các giai đoạn, các cơ quan và các yếu tố tham gia, điều hòa sản sinh hồng cầu.

- có sự tham gia của nhiều cơ quan và yếu tố cần thiết như tủy xương, dạ dày, thận, gan, sắt, acid folic, vitaminB 12, vitaminB6 và các acid amin.

+ tủy xương là nơi sản sinh ra hồng cầu từ những tế bào gốc.

+ thận và gan là nơi sản suất ra erythropoietin là yếu tố điều hòa quá trình sản sinh hồng cầu.

+ tế bào niêm mạc dạ dày tiết ra yếu tố nội cần thiết cho sự hấp thụ vitaminB12.

+ sắt đóng vai trò tạo hemoglobin. Sắt ngoài cung cấp từ thực phẩm, sắt còn được tái hấp thu khi hồng cầu già cỗi. sắt được protein huyết tương là tranferin vận chuyển đến tủy xương tái tạo hồng cầu, trong trường hợp dư sắt thì sắt được vận chuyển đến gan và chuyển thành ferritin. Khi nồng độ sắt trong huyết tương giảm, sắt từ  ferritin sẽ được tách ra để cung cấp cho cơ thể những nơi cần thiết.

+acid folic và vitaminB12 cần cho tổng hợp AND( tiền nguyên hồng cầu). khi thiếu acid folic và B12 làm cho tế bào gốc không phân chia và không chín được  dẫn đến thiếu máu nặng, hồng cầu to, hình dạng bất thường, đời sống ngắn.

+acid amin, coenzyme như B6 cần thiết cho tổng hợp hemoglobin.

- các giai đoạn sản sinh hồng cầu:

Tế bào gốc vạn năng → Tiền nguyên hồng cầu → Tiền nguyên hồng cầu ưa base → tiền nguyên hồng cầu đa sắc → tiền nguyên hồng cầu ưa acid→ hồng cầu lưới→hồng cầu→máu ngoại vi.

- điều hòa quá trình sản sinh hồng cầu: quyết định bởi 2 yếu tố chính:

+ nồng độ oxy ở mô

+ erythropoietin.

Cơ chế: khi lượng oxy ở mô giảm kích thích gan và thận sx ra một loại hoocmon la erythropoietin. Erythropoietin là hormon có bản chất là glycoprotein, trọng lượng phân tử là 34000. erythropoietin có 3 tác dụng: tăng sự biệt hóa tế bào gốc đầu dòng hồng cầu thành tiền nguyên hồng cầu, tăng tổng hợp Hb trong tiền nguyên hồng cầu và tăng sự vận động của hồng cầu lưới ra máu ngoại vi.

 Ngoài ra còn một số yếu tố khác tham gia vào quá trình điều hòa sản sinh hồng cầu : hormone testosterone (sinh dục nam), T3,T4,GH, yếu tố steel.

3. Trình bày đặc điểm của hệ thống nhóm máu ABO,Rh và ứng dụng trong truyền máu và lâm sàng.

3.1/ hệ thống nhóm máu ABO.

- các kháng nguyên A va B

+ cơ thể một người có thể có kháng nguyên A và kháng nguyên B, hoặc chỉ mình kháng nguyên A hoặc chỉ mình kháng nguyên B hoặc không có cả 2 loại A và B.

+ các kháng nguyên A và B nằm trên màng hồng cầu.

+ sự vắng mặt hay có măt của kháng nguyên A và B là do di truyền. có 2 gen đồng dạng nằm trên cặp NST số 9 quy định nhóm máu ABO. 2 gen đồng dạng này có thể là một trong 3 loại A,B,O trên mỗi NST.gen O hầu như không hoại động, gen A và B hoạt động mạnh tạo kháng nguyên trên màng hồng cầu.

- các kháng thể  anti A và anti B.

+ có 2 loại anti A và anti B.

+ kháng thể này nằm trong huyết tương .

+ sinh sản một cách tự nhiên.

* cơ sở để phân loại nhóm máu

- tên nhóm máu trùng với tên của kháng nguyên nằm trên bề mặt hồng cầu.

- sự có mặt hay không có mặt của các kháng nguyên trên màng hồng cầu.

Nhóm máu

Kháng nguyên

Kháng thể

Kiểu gen

A

A

Anti B

OA,AA

B

B

Anti A

OB,BB

AB

A và B

Không có cả 2

AB

O

Không có cả A và B

Anti A và anti B

OO

 - sự có mặt hay không có mặt của các kháng thể trong huyết tương.

* ứng dụng của nhóm máu.

- truyền máu : nguyên tắc “ không thể cho kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong máu người nhận”.

- trong trường hợp tối cần thiết” không để cho kháng nguyên người cho bị ngưng kết với kháng thể người nhận”.

- hiện nay,truyền máu từng phần thay vì truyền máu toàn phần như trước. căn cứ theo nhu cầu: truyền riêng hồng cầu, riêng tiểu cầu,v.v…

* phương pháp xác định nhóm máu.

- huyết thanh mẫu.

- hồng cầu mẫu.

* tai biến khi truyền nhầm nhóm máu.

- vỡ hồng cầu→Hb→bilirubin→gan→bài tiết theo mật. nồng độ cao gây hiện tương vàng da.

- kẹt thận cấp.

+HC vỡ giải phóng chất gây co mạch thận. những chất do HC vỡ ra như histanin, bradykinin, serotonin, gây shock giảm tuần hoàn, huyết áp tụt,lưu lượng máu qua thận giảm, nc tiểu bằng 0.

+[Hb] cao lọc qua thận, tái hấp thu không hết lắng đọng gây tắc nghẽn./

- ghép cơ quan

 Nối ghép thận người nhóm máu A với ng nhóm O, anti A của người nhận sẽ cố định trên kháng nguyên A của người ghép và bị đào thải./

- sản khoa.

 Nếu mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A. các kháng thể miễn dịch anti A sẽ qua nhau thai gây ngưng kết vỡ hồng cầu→ đúa trẻ bị vàng da sau khi sinh./

3.2/ hệ thống nhóm máu Rh.

- sự có mặt hay vắng mặt kháng nguyên Rh là do di truyền.

- kháng nguyên Rh là kháng nguyên yếu trừ kháng nguyên D.

- người có kháng nguyên D trên hồng cầu gọi là Rh+, không có kháng nguyên D trên hồng cầu gọi là Rh-.

→ kết hợp với hệ thống ABO và Rh ta có các nhóm máu A+,B+,AB+,O+ và A-,B-,AB-,O-.

- kháng thể anti D là kháng thể miễn dịch, bình thường không có trong huyết tương của cả người Rh+ và Rh-.

- người Rh+ không được truyền máu cho người Rh- , ngược lại thì được.

- trong sản khoa:

 Mẹ Rh-, con Rh+. Trong lần có thai đầu tiên không có biến chứng nếu mẹ chưa từng nhận máu Rh+. Trong khi sinh, hàng rào nhau thai bị phá vỡ mảu Rh+ của con đi vào máu mẹ kích thích sx anti D. Khi có thai lần sau, anti D sẽ vào trong thai nhi làm vỡ hồng cầu gây sảy thai. Nhưng nếu trước khi sinh 72h, người mẹ được truyền anti D. Kháng thể này sẽ kết hợp với Rh+ của bào thai. Phức hợp này sẽ bị cơ thể mẹ loại đi và lần sau Rh+ tiếp theo sẽ không bị nguy hiểm nữa.

4/ Trình bày đặc tính và chức năng của bạch cầu.

4.1/ đặc tính của BC. 3 đặc tính:

- bám mạch. Bình thường BC trôi tự do trong lòng mạch tuy nhiên chúng có khả năng bám vào thành mạch. Sự vận động theo kiểu amip: phóng ra tu bào tương rồi kéo toàn bộ tế bào đi theo.

- xuyên mạch. Xuyên qua lỗ mao mạch.

- hóa ứng động. BC di chuyển đến chỗ vi khuẩn là do vi khuẩn tiết ra hoặc phức hợp miễn dịch tiết ra các chất hóa học hấp dẫn BC.

4.2/ chức năng của các loại BC.

a/ BC hạt trung tính.

- là hàng rào bảo vệ đầu tiên: vận động và vi thực bào.

- quá trình thực bào:

+ đầu tiên, BC chọn vật để ăn. Có 3 cách chọn vật để ăn:

1. bề mặt ngoài xù xì.

2. các chất tự nhiên trong cơ thể không có  vỏ protein bao bọc, mô chết, vật lạ không có vỏ bọc và tích điện mạnh.

3. cơ thể có những phương tiện nhận biết vật lạ- chức năng của hệ thống miễn dịch sx ra kháng thể.

+ sau đó BCTT gắn vào vật lạ tạo túi kín. Túi này tách khỏi màng tế bào, tạo thành túi thực bào rồi trôi tự do trong bào tương.

+ hạt lysozom và các hạt trong bào tương gắn vào màng túi→ hòa màng→ giải phóng enzym tiêu diệt vi khuẩn.

- BCHTT có thể thực bào 1 số loại vi khuẩn, các tiểu hạt, các tơ fibrin của cục máu đông.

- trong quá trình bảo vệ cơ thể, 1 số BC chết tạo mũ ở nơi vi khuẩn xâm nhập.khi chết chúng giải phóng enzym tiêu hó vào mô liên kết xung quanh gây sưng đau tại chỗ viêm.

b/ BC hạt ưa acid.

- chống KST và chống dị ứng.

- khi cơ thể bị nhiễm KST. BC ưa acid gắn vào KST, rồi giải phóng nhiều chất để giết KST như: giải phóng enzym thủy phân từ các hạt, dạng oxy hoạt động, giải phóng một loại polypeptit là major basic protein(MBP).

- tập trung ở các mô xảy ra phản ứng dị ứng. Nguyên nhân có thể do dưỡng bào và BC ưa base gp ra một số chất gây hóa ứng động. Tại đây, BC ưa acid khử hoạt tính của một số chất gây viêm như histamin, bradykinin, serotonin... hoặc thực bào các phức hợp dị nguyên- kháng thể do đó ngăn cản sự lan truyền của phản ứng dị ứng.

c/ BC hạt ưa base.

- số lượng ít nhất, cư trú bên ngoài mạch máu. Trong mô liên kết lỏng lẻo, số lượng lớn hơn gọi là dưỡng bào.

- hạt BC ưa base thường chứa heparin và histamin và một lượng nhỏ , bradykinin, serotonin.

- vai trò trong phản ứng dị ứng vì kháng thể IgE gây phản ứng dị ứng rất hay gắn vào BC ưa base và dưỡng bào.

- khi có kháng nguyên đặc hiệu gắn vào kháng thể, KN + KT làm dưỡng bào và BC ưa base vỡ ra và giải phóng histamin, bradykinin, serotonin, heparin các chất gây ra các biểu hiện của dị ứng.

d/ bạch cầu lympho. 2 loại lympho T và lympho B.

- BC lympho T.

+ đi vào máu và hoàn thành sự phát triển trong tuyến ức.

+ di chuyển giữa lách, hạch bạch huyết và các mô liên kết.

+  khi lympho T qua tuyến ức, receptor bề mặt CD4 và CD8 cài vào màng tế bào→ CD4+, CD8+.

+ nhờ receptor bề mặt lympho T nhận biết được kháng nguyên peptit. Đó là những tế bào có thẫm quyền miễn dịch hoặc tb hoạt hóa. Tb hoạt hóa tấn công trực tiếp hoặc giải phóng các chất gọi là lymphokin → hấp dẫn BC hạt đến vùng xâm nhập và kích thích LPT và LPB khác.

→ gọi là miễn dịch qua trung gian tế bào.

- BC lymphoB.

+ các mô bạch huyết trong lách, hạch amydal , hạch bạch huyết, thành ruột non.

+ khi bị kích thích bởi một kháng nguyên đặc hiệu, 1 số LPB hoạt hóa thành nguyên bào LP → nguyên tương bào→ tương bào có chức năng sx ra kháng thể→ bạch huyết→máu tuần hoàn pư KNvà phá hủy chúng.

+ một số LPB có thể nhận biết kháng nguyên nếu lần sau xâm nhập( tế bào nhớ)

 →đáp ứng miễn dịch tăng ở những lần tiếp theo.

e/ BC mono.

- kích thước lớn gấp 3 lần hồng cầu. ở lại máu vài ngày → mô liên kết các cơ quan.

- phát triển thành đại thực bào ở mô như gan, phổi, đại thực bào của lách là tủy xương chống lại vi khuẩn và các hóa chất độc hại.

- vận động và thực bào mạnh.

- thực bào được nhiều vi khuẩn hơn BCHTT và ăn các phân tử có kích thước lớn hơn kể cả bản thân BCHTT và một số lượng lớn các mô hoại tử→ dọn sạch vùng mô bị tổn thương.

- khởi động quá trình sx kháng thể của BC lymphoB. Khi kháng nguyên xâm nhập vào các mô bạch huyết, đai thực bào sẽ thực bào và tiêu hóa kháng nguyên xâm nhập rồi truyền tín hiệu cho LPB sx kháng thể đặc hiệu.

5/ Đặc tính và chức năng của tiểu cầu.

5.1/ đặc tính.

- hấp thụ và vận chuyển các chất: hấp phụ các chất trong huyết tương và vận chuyển đến nơi cần thiết.

- sự kết dính của tiểu cầu: dàn ra và dính vào một số bề mặt như ống nghiệm, bi thủy tinh, thạch anh, tổ chức dưới nội mạc, collagen,... do lực hút tĩnh điện giữa tế bào và cơ chất.

- ngưng tập của tiểu cầu: TC có khả năng kết dính lẫn nhau.

- thay đổi hình dạng và giải phóng của TC

Sau khi bị ngưng tập, tiểu cầu bị phồng to lên, trải rộng ra, kết dính ngưng tập và hình thành chân giả, mất hạt, co lại,... sau đó TC co rút, giải phóng các yếu tố như serotonin, adrenalin, histamin, yếu tố 3 tiểu cầu...

→ đặc tính quan trọng tham gia tạo thành đinh cầm máu khi mạch máu bị tổn thương.

5.2/ chức năng.

- bảo vệ thành mạch

- tham gia vào quá trình cầm máu.

- tham gia vào quá trình đông máu.

6/ Cầm máu.

Là quá trình diễn ra nhằm hạn chế hoặc ngăn cản máu chảy ra khỏi mạch máu khi bị tổn thương.

6.1/ co mạch tại chỗ.

- ngay sau khi thành mạch bị tổn thương, mạch máu sẽ co lại có tác dụng làm giảm lượng máu chảy ra và tạo điều kiện để hình thành nút tiểu cầu bịt kín vết thương và liền sẹo.

+ phản xạ đau từ chỗ bị tổn thương truyền về não hoạt hóa dây thần kinh giao cảm gây phản xạ co mạch.

+ điện thế hđ tại nơi bị tổn thương lan truyền dọc theo thành mạch gây co mạch.

+ tiểu cầu tiết ra serotonin và thromboxanA2 gây co mạch.

6.2/ tạo nút tiểu cầu.

- khi thành mạch bị tổn thương để lộ lớp collagen tích điện +ở bên dưới.do tích điện âm và các receptor bề mặt với collagen, TC dễ dàng kết dính với thành mạch bị tổn thương.

- TC hoạt hóa,sx ra yếu tố hoạt hóa TC, ADP và thromboxanA2 kích thích các TC khác tới→ hình thành nút TC bịt kín vết thương.

6.3/ tạo cục máu đông.

Đông máu là quá trình chyển máu từ thể lỏng sang thể dặc do sự chuyển từ fibrinogen thành tơ fibrin. Fibrin giam giữ thành phần của máu làm máu đông lại.

 Có 13 yếu tố tham gia hình thành cục máu đông.

Sơ đồ;

6.4/ co cục máu đông và tan cục màu đông.

- co cục máu đông : sau khi hình thành cục máu đông → co lại và giải phóng huyết thanh.

Có tác dụng làm mép vết thương gần nhau hơn và tạo điều kiện hình thành sẹo.

+ nguyên nhân do thrombosthenin, actin, myosin làm tiểu cầu co lại.

- tan cục máu đông: tác động của plasmin được hoạt hóa từ plasminogen. Plassmin có tác dụng phân hủy fibrin làm tan cục máu đông.

+ những yếu tố hoatjhoas plasminnogen: yếu tố hoạt hóa plasmjnogen ở mô, thrombin, yếu tố XII hoạt hóa, enzym lysosom từ mô bị tổn thương, urokinase trong nước tiểu, độc tố streptokinase của vi khuẩn.

→ ngăn tắc mạch và tạo điều kiện liền sẹo.

7/ Các dịch cơ thể.

7.1/ huyết tương.

- nằm trong hệ thống mạch máu, là phần dịch lỏng của máu.

- thành phần và chức năng:

Thành phần

Chức năng

Nước

Dung môi hòa tan, tạo điều kiện cho các hoạt động hấp thu, vận chuyển và điều nhiệt.

Protein

Albumin

Globulin

Fibrinogen

Tạo áp suất keo, duy trì cân bằng giữa máu và mô,điều hòa thể tích máu.

Tạo áp suất keo, vận chuyển một số hormone steroid và acid béo.

Bảo vệ cơ thể, vận chuyển Fe, lipid, vitamin tan trong lipid.

Do gan sx, hình thành cục máu đông.

Chất hòa tan

Na,K,Ca,Mg,Cl,HCO3,HPO4,SO4.

Các acid amin, glucose, acid béo, vitamin, muối khoáng.

Chất khí.

Hormon, vitamin (coenzym).

Ure, acid uric, creatinin, billirubin, amonia..

Tạo điện thế màng, duy trì áp lực thẩm thấu, điều hòa thể tích dịch cơ thể,CB A-B, đông máu.

Cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào, tạo hình, dự trữ năng lượng và tạo máu.

Vận chuyển chủ yếu là C02 và một ít O2.

Điều hòa chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Vận chuyển đến cơ quan bài tiết ra ngoài cơ thể.

7.2/ dịch kẽ.

- nằm trong khoảng kẽ của các tế bào.

- thể tích và thành phần của dịch kẽ phụ thuộc quá trình TĐC qua thành mao mạch của huyết tương và dịch kẽ. Các lực tác động chính lên thành mao mạch là:

+ áp suất thủy tĩnh: đảy nước và chất vào khoảng kẽ. ở đầu tiểu động mạch là 30 mmhg, đầu tiểu tĩnh mạch là 10mmHg.

+ áp suất âm dịch kẽ. -3mmHg. Kéo dịch từ mao mạch vào dịch kẽ.

+ áp suất keo của huyết tương: 28mmHg. Kéo dịch từ khoảng kẽ vào mao mạch.

+ áp suất keo dịch kẽ: 8mmHg. Kéo dịch từ mao mạch vào khoảng kẽ.

→ dịch kẽ có áp suất lọc là 41-28=13.

     Dịch kẽ tái hấp thu là 28-21=7.

→ như vậy theo lý thuyết dịch kẽ quay trở lại mao mạch sẽ ít hơn từ lòng mạch đi vào khoãng kẽ.nhưng do số lượng nhiều và tính thấm cao nên 9/10 lượng dịch trở lại mao mạch, 1/10 trở về hệ thống bạch mạch.

 Chức năng của dịch kẽ là môi trường cho sự TĐC  giữa tế bào và máu.

7.3/ dịch bạch huyết.

- là dịch kẽ chảy vào hệ thống bạch mạch. Hệ thống bạch mạch gồm mao mạch bạch huyết, tĩnh mạch bạch huyết, ống bạch huyết phải và ống ngực.

- cấu tạo: dặc biệt ở chỗ nối giữa 2 tế bào nội mô liền kề nhau, cạnh của tế bào nội mô này thường trùm lên cạnh tế bào nội mô kia tạo ra một van nhỏ mở về phía trong mao mạch bạch huyết. Van chỉ cho dịch đi qua một chiều.

- thành phần dịch bạch huyết tương tự thành phần dịch kẽ. Tuy nhiên, 1 số nơi có nồngđộ protein cao hơn như gan, ruột, ống ngực.

- chức năng:

+ bổ trợ đưa trở lại hệ thống tuần hoàn một lượng protein lớn và một lượng dịch kẽ từ các khoảng kẽ.

+ hấp thu chất dinh dưỡng từ ống tiêu hóa như lipid, vitamin...

+ vận chuyển các yếu tố bảo vệ cơ thể như lymphoB, T và các sản phẩm do tế bào bài tiết để tiêu diệt vi khuẩn.

7.4/ dịch não tủy. (phần này chưa được đầy đủ nhưng dưới đây là phần quan trọng nhất).

Hàng rào máu-dịch não tủy và hàng rào máu –não

- hàng rào máu-não thưc chất là màng lưới mao mạch đi qua mô não để thực hiện chức năng TĐC. Máu đến não cung cấp O2 và dinh dưỡng cho neuron hoạt động và mang chất đào thải ra khỏi não.

- hàng rào máu- dịch não tủy cũng tạo bởi mao mạch của đám dối mạch mạc và dịch não tủy.

* chức năng bảo vệ vô cùng quan trọng.

 Bình thường, giữa các tế bào nội mô của các mao mạch luôn có những kẽ hở để cho nước và các chất hòa tan dễ dàng đi qua. Nhưng, ở hàng rào máu não và hàng rào máu- dịch não tủy lại rất hẹp → tính thấm thấp nhưng lại có tính chọn lọc cao. Chỉ cho nước,CO2,O2 và các chất hòa tan trong lipid như rượu, gây mê thấm qua. Glucose cũng phải vận chuyển qua nhờ chất mang đặc hiệu. Ion Na, Cl, H, HCO3 cần chất mang và tiêu tốn năng lượng. Protein và phân tử hữu cơ có kích thước lớn thì không qua được.

→ đảm bảo neuron hoạt động bình thường và an toàn. Là đích đến của thuốc.

7.5/ dịch nhãn cầu.

- dịch nhãn cầu gồm: thủy dịch phía trước và 2 bên thủy tinh thể còn thủy tinh dịch nằm ở giữa thủy tinh thể và võng mạc.

- tác dụng:

+ giữ cho ổ mắt dc căng và tạo ra môi trường trong suốt cho ánh sáng đến võng mạc.

+dinh dưỡng cho thủy tinh thể.

CHƯƠNG IV. GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ TUẦN HOÀN

Mục tiêu: SGT.

I/ Giải phẫu – sinh lý tim.

1/ Trình bày được cấu tạo của tim.

1/ hình thể ngoài của tim.

 Hình tháp 3 mặt một đáy một đỉnh.

- đỉnh tim nằm chếch sang trái, xuống dưới, trước ngay thành ngực ( cách xác định: kẻ một đường giữa xương đòn trái và khoang liên sườn IV-V giao nhau tại đỉnh tim).

- đáy tim nằm phía trên, quay ra phía sau ứng với mặt sau của 2 tâm nhĩ. Giữa 2 tâm nhĩ có một rãnh dọc gọi là rãnh gian nhĩ:

+ bên phải rãnh là tâm nhĩ phải. Nơi tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào.

+ bên trái rãnh là tâm nhĩ traí hoàn toàn quay ra phía sau, nơi tĩnh mạch phổi đổ vào.

- 3 mặt của tim:

+ mặt trước ( ức sườn).

+ mặt dưới ( mặt hoành)liên quan tới cơ hoành và qua cơ hoành liên quan tới thùy trái của gan và đáy của dạ dày.

+ mặt phổi, mặt trái, liên quan đến phổi và màng phổi trái.

2/ hình thể trong của tim.

4 buồng: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.

- hai tâm nhĩ nằm ở phần đáy tim phía sau,được ngăn cách với nhau bởi vách gian nhĩ. Tâm nhĩ đều có thành mỏng, thông với tâm thất, đều có tĩnh mạch đổ vào.

+ tâm nhĩ phải: nhận máu từ hai tĩnh mạch chủ trên và chủ dưới và từ xoang tĩnh mạch  vành. Thông với tâm thất bởi van 3 lá.

+ tâm nhĩ trái: nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi. Thông với tâm thất trái bởi van 2 lá.

- hai tâm thất ngăn với nhau bởi vách gian thất. Vách còn có một phần rất mỏng ở gần các lỗ nhĩ thất gọi là phần màng, phần lớn còn lại là phần cơ.Tâm thất có thành dày nhất là tâm thất trái để làm nhiệm vụ co bóp.

+ tâm thất phải: hình tháp 3 mặt( trước, sau, trong), đáy quay ra phía sau và đỉnh ở phía trước, thể tích nhỏ hơn và thành mỏng hơn.có chức năng đẩy máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.

+ tâm thất trái: có thành dày, hình nón dẹt.

→ nhờ các van giữa tâm nhĩ và tâm thất, giữa tâm thất và động mạch nên máu lưu thông một chiều.

3/ thành tim. 3 lớp

- ngoại tâm mạc: túi kín gồm 2 bao:

+ bao sợi bao bọc phía ngoài tim, có thớ sợi dính vào cơ quan lân cận.

+ bao thanh mạc : lá thành ở ngoài  và lá tạng ở trong. Giữa 2 lá có một xoang ảo chứa dịch làm cho tim co bóp nhịp nhàng hơn.

- cơ tim; loại cơ vân đặc biệt. Có cấu táo giống cơ vân, khác ở chỗ sợi cơ tim có cấu tạo phức tạp, bên trong tế bào có nhiếu nhân, bên ngoài mỗi sợi có màng riêng bao bọc, dọc 2 bên của mỗi sợi kề nhau màng hòa nhau một đoạn làm thành cầu lan truyền xung động từ sợi này sang sợi khác như là một tế bào khổng lồ.

+ phần lớn là các sợi co rút, một phần nhỏ là các sợi kém biệt hóa mang tính chaatts thần kinh gọi là hệ thống dẫn truyền tim làm cho tim co bóp nhanh và tự động.

- nội tâm mạc: mỏng, phủ và dính chặt lên tất cả mặt trong các buồng tim và liên kết với nội tâm mạc của các mạch máu về tim.

4/ hệ thống dẫn truyền tim.

- là hệ thống sợi đặc biệt gồm các sợi cơ kém biệt hóa nằm lẫn bên trong các sợi co rút, giữ mối liên hệ về giải phẫu và chức năng của tâm nhĩ và tâm thất. Bao gồm:

+ nút xoang nhĩ nằm trong thành của cơ tâm nhĩ phải, ở miệng lỗ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải.

+ nút nhĩ thất nằm dưới lớp nội tâm mạc của tâm nhĩ phải, phía cuối vách liên nhĩ.

+ bó His tách ra từ nút nhĩ thất, nằm ở mặt phải của nhánh nhĩ thất, đi dọc vách liên thất hết phần màng của vách liên thất thì chia làm 2 trụ là trụ phải phân nhánh trong thành tâm thất phải và trụ trái phân nhánh trong thành của tâm thất trái, phần cuối cùng tỏa ra nhiều nhánh nằm dưới lớp nội tâm mạc gọi là mạng lưới Purkinje.

5/ mạch và thần kinh tim.

a/ động mạch nuôi tim.

Tim được nuuooi dưỡng bởi động mạch vành phải và động mạch vành trái.

- động mạch vành phải được tách ra từ cung động mạch chủ, chia nhiều nhánh nuôi tim.

- động mạch vành trái cũng tách từ cung động mạch chủ, chui quua mặt trước tim rồi chia làm 2 nhánh:

+ nhánh gian thất trước nối với động mạch vành phải, nhánh này đi trong rãnh gian thất trước và phân nhánh vào thành của cả 2 tâm thất.

+ nhánh mũ có thể nối hoặc không nối với động mạch vành phải, cấp máu cho tâm nhĩ trái và tâm thất trái.

b/ thần kinh tim

- hệ thống dẫn truyền tim.

- hệ thần kinh tự chủ.

2/ trình bày tính chất sinh lý của tim.

a/ tính hưng phấn của cơ tim.

-là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim.

- tuân theo định luật “ không hoặc tất cả”. Khi kích thích chưa tới ngưỡng thì tim chưa co, khi kích thích tới ngưỡng thì tim co với giá trị biên độ tối đa và giữ mức này ngay cả khi cường độ kích thích cao hơn ngưỡng.

- sự biến đổi tính hưng phấn của cơ tim biểu hiện ở sự biến đổi điện thế màng TB và khả năng hưng phấn của cơ tim.

+ khả năng hưng phấn của cơ tim: tuân theo định luật không hoặc tất cả. Tuy nhiên phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, sức căng của cơ tim và chuyển hóa của tế bào cơ tim.

+ sự biến đổi của điện thế màng:

         - khi chưa hưng phấn, màng tế bào ở trạng thái phân cực, trong âm ngoài dương.

         - khi hưng phấn: màng tế bào nhanh chóng bị khử cực, ion Na vào trong tế bào làm mặt trong dương, mặt ngoài âm. Diễn ra trong 1-2mili giây. Điện thế này duy trì trong 0,2-0,3s, sau đó đột ngột kết thúc và chuyển sang giai đoạn tái cực. Điện thế màng trở về trạng thái ban đầu.

b/ tính dẫn truyền của cơ tim.

- là khả năng dẫn truyền xung động của sợi cơ tim và của hệ tự động.

- từ nút xoang, xung động dãn truyền đến cơ nhĩ theo kiểu nan hoa với tốc độ 1m/s. Nhĩ phải co trước nhĩ trái 0,02-0,03s.

- hưng phấn từ tâm nhĩ truyền xuống nút nhĩ thất mất khoảng 0,012-0,013s với v=0,1-0,2m/s. Xung động được giữ lại ở nút nhĩ thất 0,09-0,1s. Đây là thời gian nút nhĩ thất khử cực.

- tới bó hí,  v= 2m/s. ở các nhánh: đầu là 3-4m/s, cuối là 4-5m/s.

- tới lưới Purkinje có v=5m/s.

→ tim hoạt động vừa nhịp nhàng vùa đồng thời.

- trường hợp khi xung động bị tắc nghẽn lại trong hệ thống tự động thì xuất hiện hiện tượng phong bế:

+ phong bế từng phần.

+ phong bế hoàn toàn.

c/ tính trơ có chu kỳ của tim.

- giai đoạn trơ tuyệt đối: giai đoạn này kéo dài 0,27s. Khi tim đang co thí tim không đáp ứng với bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài cũng như từ nút xoang đi tới.

- giai đoạn trơ tương đối kéo dài 0,03s. Cơ tim chỉ có thể đáp ứng với những kích thích với cường độ cao hơn ngưỡng.

- giai đoạn hưng vượng: kéo dài 0,03s. Trong giai đoạn này khả năng hưng phấn của tế bào cơ tim tăng hơn bình thường, vì vậy kích thích dưới ngưỡng cũng có thể gây đáp ứng, tuy nhiên giai đoạn này diễn ra rất ngắn.

- giai đoạn hồi phục hoàn toàn: sau tái cực thì màng tế bào trở lại phân cực. Khả năng hưng phấn của tế bào về mức ban đầu.

d/ tính nhịp điệu của cơ tim.

- hệ thống tự động sẽ tác động đến cơ tim( dẫn truyền xung động) làm cho tim đập chậm có tần số: co rồi giãn (1 lần đập)rồi co lại giãn,... gọi là tính nhịp điệu của tim.

- nút xoang đập với tần số 70-80 nhịp/phút.

Cơ chế của tính tự động: điện thế nghỉ của nút xoang là -60mV, cao hơn sợi cơ thất là -90mV. Sau lần tim đập, ion Na bị rò rĩ vào trong nút xoang từ -60 thành -40mV, mức ngưỡng tạo điện thế hoạt động. Do sự dò rĩ của ion Na vào sợi nút xoang làm nút này tự nhiên hưng phấn và hưng phấn theo nhịp điệu đều đặn.

- nút nhĩ thất phát xung động với nhịp riêng, khỏang 40-60 nhịp/phút.

- bó his phát xungđộng 30-40 nhịp/phút. Khi cả 2 nhánh bó His bị tổ thương. Tim đập theo mạng lưới Purkinje phát ra.

3/ chu kỳ hoạt động của tim.

a/ thời kỳ tâm thu.

- tâm nhĩ thu. Kéo dài 0,1s. Do sự lan tỏa sóng điện thế dẫn nhịp từ nút xoang ra toàn bộ tâm nhĩ. Tâm nhĩ co. Nhĩ phải co trước nhĩ trái 0,02-0,03s. Khi nhĩ thu, áp lực trong tâm nhĩ tăng cao hơn áp lực trong tâm thất làm cho van nhĩ thât mở rộng để đẩy hết mật phần tư lượng máu còn lại ở nhĩ xuống thất( ¾ do lưc hút của thất).

- tâm thất thu.0.3s. do sóng điện thế lan khắp thất. Thất thu làm áp suất tăng vọt gồm 2 chu kỳ:

+ tăng áp.0,08s. Bắt đầu áp suất thất lớn hơn nhĩ làm đóng van nhĩ thất nhưng chưa cao hơn áp suât động mạch nên van tổ chim chưa mở, thời kỳ này 0,02-0,03s, máu không van tổ chim mở.

+ tống máu: 0,25-0,3s.

- tống máu nhanh 0,012s, 4/5 lượng máu chuyển vào động mạch

- tống máu chậm 0,13s, 1/5 lượng máu còn lại.

b/ thì tâm trương.

Là giai đoạn không có sóng điện làm co cơ. Dài 0,4s. Bắt đầu lúc đóng van động mạch và kết thúc lúc nhĩ bắt đầu co.thất bắt đầu giãn khi nhĩ đang giãn. 3 thời kỳ:

- giãn đẳng tích: thất giãn nhưng V không đổi, áp lực tâm thất giảm làm đóng van tổ chim. Cuối thời kỳ giãn đẳng tích, áp suất thất giảm hơn áp suất nhĩ. Trong khi đó, ở nhĩ thì ngay khi tâm nhĩ bắt đầu giãn, màu từ tĩnh mạch đổ về nhĩ làm áp suất nhĩ tăng dần làm van nhĩ thất hé mở, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất và giai đoạn đầy máu bắt đầu.

- thời kỳ đầy máu nhanh: khoảng 0,09s, máu từ tâm nhĩ chảy xuống tâm thất.

- thời kỳ tống máu chậm: khoảng 0,16s, cuối thời kỳ này ¾ lượng máu từ tâm nhĩ đã xuống tâm thất.

4/ lưu lượng tim.

- là lượng máu tim bơm vào động mạch trong 1 phút. Dvị thể tích/ phút.

Q = Qs ×fc trong đó Q: lưu lượng tim.

Qs: thể tích tâm thu.

Fc: tần số tim.

- thể tích tâm thu là lượng máu 1 tâm thất đẩy ra khỏi tim trong một lần thất thu. Bình thường là 70ml.

5/ điều hòa hoạt động của tim.

a/ cơ chế thần kinh.

 Hệ thần kinh thực vật gồm hệ phó giao cảm và hệ giao cảm.

Hệ phó giao cảm

Hệ giao cảm

- nhịp tim giảm.

- lực co bóp của tim giảm.

- tốc độ dẫn truyền trong tim giảm.

- trương lực cơ tim giảm.

- tính hưng phấn giảm.

NGƯỢC LẠIvới phó giao cảm

Cỏ chế tác động của hệ thần kinh thực vật thông qua các chất trung gian hóa học do các đầu mút của các sợi hạch tiết ra. Hệ phó là acetylcholin, hệ giao là noradrenalin.

* vai trò của một số phản xạ điều hòa tim.

- phản xạ giảm áp: khi áp suất ở quay động mạch chủ và xoang động mạch cảnh tăng, thụ cảm thể ở đây hưng phấn, xung động theo dây thần kinh cyon và hering đến gần trung khu hành tủy thì chuyển sang dây X, rồi tới trung khu giảm áp nằm giữa hành tủy gây phản xà giảm áp, làm tim đập chậm và huyết áp giảm.

- phản xạ tim-tim: khi máu dồn về tim nhiều làm thể tích tăng tác động lên thụ cảm thể thể tích nằm ở gốc tĩnh mạch chủ đổ vào nhĩ phải. Luồng xung động truyền về trung khu tăng áp ở hành tủy, ức chế dây thần kinh X tăng trương lực của thần kinh giao cảm, tăng sức co bóp của cơ tim.

- phản xạ mắt-tim:ép mạnh vào 2 nhãn cầu sẽ kích thích đầu mút dây thần kinh V rồi kích thích X, tim đập chậm lại.

- phản xạ Gollz: đánh mạnh vào vùng thượng vị kích thích X làm tim ngừng đập. Co kéo mạnh các tạng trong ổ bụng khi phẫu thuật hoặc kích thích mạnh đột suất niêm mạc mũi, họng như trong gây mê bằng ete cũng làm tim ngừng đập.

b/ cơ chế thể dịch,

- ảnh hưởng của hormon tủy thượng thận và các thuốc giống giao cảm làm tăng hoạt động của tim. Thuốc giống phó giao cảm thì ngược lại. Hormon tuyến giáp làm tim đập nhanh hơn, cường giáp có thể bị suy tim.

- ảnh hưởng của ion: ionCa tăng trương lực cơ tim, thiếu ion Ca làm giảm hoạt động của tim. IonK máu tăng làm giảm trương lực cơ tim, dẫn truyền xung động tới thất bị giảm.

- ảnh hưởng của nồng độ CO2 và O2: nồng độ CO2 tăng, nồng độ O2 giảm thì tim đập nhanh và ngược lại.

- ảnh hưởng của nhiệt độ cơ thể: sốt thì nhịp tim tăng, hạ nhiệt thì nịp tim giảm.

2/ giải phẫu sinh lý động mạch.

a/ cấu tạo; 3 lớp.

- lớp ngoài hợp thành bởi mô liên kết- sợi chun, chứa nhiều bó sợi tạo keo chạy dọc theo động mạch, làm cho thành động mạch dai khó bị dập.

 Lớp giữa ngăn cách với lớp ngoài bằng màng ngăn chun ngoài.

- lớp giữa dày, do các sợi cơ trơn, sợi liên kết có khả năng chun giãn theo chiều vòng và các sợi đàn hồi. ở động mạch cơ thì sợi cơ trơn nhiều hơn, động mạch chủ sợi đàn hồi nhiều hơn.

Lớp giữa ngăn cách với lớp trong bằng màng ngăn chun trong.

- lớp trong: nội mạc động mạch, được tạo thành bởi lớp nội mô ở trong cùng ( liên tiếp với màng trong của cơ tim).

* tùy theo vị trí của đọng mạch đối với tim chia đọng mạch làm hai loại:

+ động mạch đàn hồi: áo giũa có nhiều lá chun hướng vòng, song song với nhau và nối với nhau bằng những lá xiên. Giữa 2 lá chun là sợi cơ trơn.( động mạch cảnh, động mạch phổi...).

+ động mạch cơ; lớp áo giữa có thành phần cơ chiếm ưu thế, ít sợi chun. Đa số động mạch thuộc loại này.

- tiểu động mạch là các nhánh nhỏ nhất của động mạch, thành chủ yếu là cơ trơn.

b/ đặc tính sinh lý của thành động mạch.

- tính đàn hồi

+ là tính chất làm cho thành động mạch có khả năng trở về trạng thái bann đầu mỗi khi bị biến dạng.

+ do các sợi đàn hồi quyết định.

+ đóng vai trò quan trọng. Giãn ra trong thời kỳ tâm thu bởi khối lượng máu lớn từ tim đẩy ra, tự bản thân chúng sẽ co lại trong thời kỳ tâm trương.

+ điều hòa lưu lượng máu và làm cho đường kính củ mạch máu thích ứng với những thay đổi của khối lượng máu trong mọi khu vực.

+ thay đổi theo tuổi, tuổi càng cao tính đàn hồi càng giảm.

- tính co thắt.

 Do sợi cơ trơn của thành động mạch co laij dưới ảnh hưởng của thần kinh, làm cho lòng mạch hệp đi, giảm lượng máu đi qua → điều hòa lượng máu đến cơ quan và điều hòa huyết áp.

c/ huyết áp động mạch và các yếu tố ảnh hưởng.

1/ huyết áp động mạch.

 Máu chảy trong động mạch do 2 yếu tố quyết định:

- sự chênh lệch giữa 2 đầu đoạn mạch

- sức cản của mạch máu.

 Thực chất tuần hoàn máu là kết quả của 2 lực đối lập nhau là lực đẩy của tim và sức cản của thành mạch nhưng lực tim thắng nên máu chảy được với một áp suất nhất định gọi là huyết áp.

- huyết áp tối đa( huyết áp tâm thu) là trị số huyết áp động mạch lúc cao nhất trong chu kỳ tim ứng với lúc tâm thu → phụ thuộc lực co bóp của tim và thể tích tâm thu. Người bình thường là 110mmHg. Giới hạn trong khoảng 90 đến dưới 140. trên 140 là cao huyết áp.

- huyết áp tối thiểu( huyết áp tâm trương) là trị số huyết áp thấp nhất đo được trong thời kỳ tâm trương. Nó phản ánh trạng thái trương lực của thành mạch.  Bình thường là 70. giới hạn 50-90.

- huyết áp hiệu số là độ chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Thông số này phản ánh hiệu lực một lần tống máu của tim, đây là điều kiện cho máu tuần hoàn được trong động mạch. Bình thường là 40.

- huyết áp trung bình là trị số áp suất mà nếu giữ nguyên giá trị không đổi như vậy trong suốt thời gian một chu kỳ tim, thì có hiệu lực bơm máu đúng bằng 1 chu kỳ hiện thực với áp suất biến động lên cao lúc tâm thu, xuống thấp lúc tâm trương.

 HATB = HATT + 1/3HAHS.

Huyết áp trung bình phản ánh thực chất hoạt động cơ học của tim, đây chính là lực đẩy cùa máu qua hệ thống tuần hoàn.

2/ các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp.

Trong hệ tuần hoàn, dựa trên cơ sỏ phân loại huyết động, biểu hiện qua công thức Poiseuille:

Q = PĐr 4/ 8ln.

→ P = Q. 8ln/pi r4. đặt 8ln/ pi r4 =R( sức cản ngoại vi của mạch).

 Ta có P = Q . R

Q: lưu lượng máu

R: bàn kính động mạch.

L: độ dài hệ mạch máu và là trị số không đổi.

N: độ quánh của máu.

Như vậy huyết áp phụ thộc vào 3 yếu tố chính là lưu lượng, tính chất máu và mạch máu.

- những yếu tố của máu:

+ lực co bóp của tim: tim đập mạnh làm huyết áp tăng.

+ nhịp tim:tim đập chậm, lưu lượng tim giảm và huyết áp giảm.

- yểu tố của máu:

+ độ quánh của máu: độ quanhs tăng huyết áp tăng và ngược lại.

+ thể tích máu tăng làm lưu lượng tim tăng, huyết áp tăng và ngược lại.

- những yếu tố của mạch máu

+ đường kính của mạch máu có ảnh hưởng tới huyết áp. Khi mạch máu co thì huyết áp tăng và ngược lại.

+ trương lực mạch cũng ảnh hưởng tới huyết áp. Mạch máu kém đàn hồi thì sức cản tăng và ngược lại.

- một số yếu tố khác.

+ tuổi: càng già thì huyết áp càng cao theo mức độ sơ hóa động mạch.

+ chế độ ăn: ăn nhiều protid, ăn mặn làm tăng huyết áp...

+ vận động thể lực làm huyết áp tăng.

d/ điều hòa tuần hoàn động mạch.

1/ cơ chế thần kinh.

- vai trò hệ giao cảm.

+ hệ giao cảm gây co mạch: trung tâm vận hành nằm ở hai bên chất lưới của hành não và phần ba lưới của cầu não. Trung tâm phát xung động xuống tủy qua sợi giao cảm gây co mạch làm tăng huyết áp. Sợi giao cảm đến tim cũng tác dụng tăng tần số tim, tăng trương lực cơ tim và huyết áp tăng.

+ hệ giao cảm gây giãn mạch: vận hành ở vùng dưới đồi. Khi vận cơ, hệ giao cảm giãn mạnh làm giảm trương lực mạch, tăng lưu lượng máu tới cơ.

- vai trò của hệ phó giao cảm:

+ các sợi phó giao cảm đi trong dây VII, IX giãn mạch của các tuyến nước bọt, dây X gây giãn mạch ở các cơ quan nội tạng.

+ các sợi phó giao cảm gây giãn mạch ngoại vi nhưng co mạch não, mạch vành.

+ các sợi đi trong thành phần của dây cương làm giãn mạch của tạng nằm trong hố chậu.

2/ cơ chế thể dịch

- các yếu tố co mạch.

+ adrenalin và noadrenalin: khi bị kích thích hệ phó giao cảm kích thích tủy thượng thận bài tiết adrenalin và noadrenalin làm co mạch và huyết áp tăng. Tuy nhiên adrenalin làm co mạch dưới da nhưng làm giãn mạch vành, não, cơ vân nên chỉ làm tăng huyết áp tối đa. Noadrenalin làm tăng cả huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu.

+ hệ renin- angiotensin:

Máu đến thận giảm → tb cạnh cầu thận tiết renin + angiotensinnogen→angiotensin I→ angiotensin II có 3 tác dụng:

- trên mạch máu:co các tiểu động mạch nhanh và mạnh làm tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

- trên thận: giảm baì suất muối nước, tăng thể tích dịch ngoại bào. Làm tăng huyết áp.

- kích thích vỏ thượng thận tăng bài tiết aldosterol gây giữ muối và nước.

Tóm lại: hệ renin-angiotensin Có vai trò điều hòa dài hạn đối với huyết áp do nhiều tác dụng: trực tiếp co mạch cơ thể cũng như tác dụng gián tiếp lên thận. Chức năng quan trọng nhất của hệ renin- angiotensin là duy trì ổn định thể tích dịch ngoại bào và huyết áp. Hệ này giữ huyết áp bình thường mặc dù mức thu nhận muối vào cơ thể dao động rất nhanh.

Cơ chế feedback tự duy trì huyết áp: sgt trình bày rất cụ thể.

+ vasopressin: khi huyết áp giảm, vùng dưới đồi bài tiết nhiều vasopressin vào máu gây co mạch làm tăng huyết áp.

- các yếu tố giãn mạch:

Bradykinin, histamin, prostagnalin: giãn mạch, tăng tính thấm của mao mạch nên làm giảm huyết áp.

- các yếu tố hóa học

+ nồng độ Ca tăng gây co mạch do Ca kích thích co cơ trơn.

+ nồng độ K tăng, gây  giãn mạch do ức chế co cơ trơn.

+ nống độ Mg tăng, gây giãn mạch do ức chế co cơ trơn.

+ nồng độ O2 trong máu giảm, CO2 trong máu tăng gây giãn mạch

2/ giải phẫu sinh lý tĩnh mạch.

a/ cấu tạo.

Giống động mạch cũng gồm 3 lớp nhưng lớp giữa của tĩnh mach mỏng hơn, những lá trun hướng vòng ở đây kém phát triển, phần cơ trơn cũng ít nên khả năng đàn hồi kém, dễ bị xẹp... thành phần tạo keo phát triển mạnh, thành tĩnh mạch có nhiều mạch máu nuôi dưỡng hơn tĩnh mạch.

b/ nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch.

- sức bơm của tim

- sức hút của tim.

- sức hút của lồng ngực.

- ảnh hưởng của cơ và van tĩnh mạch.

- ảnh hưởng của nhịp đập động mạch.

- ảnh hưởng của trọng lực.

c/ sinh lý tuần hoàn tĩnh mạch.

- áp suất tĩnh mạch trung tâm.

+ áp suất nhĩ phải thường gọi là áp suất tĩnh mạch trung tâm.

+ là kết quả của cân bằng giữa máu bơm ra khỏi nhĩ phải và lượng máu từ ngoại vi về nhĩ phải.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro