Máu, bạch cầu, viêm lao, hủi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 32: Các nguyên nhân gây vách tụ bạch cầu.

- Bình thường, bạch cầu đi ở giữa trục huyết quản, khi đến ổ viêm chúng rẽ sang 2 bên và bám vào nội mạc huyết quản.

- Nguyên nhân gây vách tụ bạch cầu:

+) Bề mặt nội mạc huyết quản có nhiều nhú nguyên sinh chất.

+) Sự dính, quánh của bề mặt nội mạc, các ion canxi, sự tích điện bề mặt ảnh hưởng đến sự dính của bạch cầu.

+) Bản thân bạch cầu khi tụ tập tiết ra 1 số protein kiềm loại histon có tác dụng gọi bạch cầu đến.

+) Gần đây, người ta phát hiện được trên bề mặt các BC bình thường và trong các túi nội bào của chúng có các phân tử dính có bản chất là glycoprotein. Nhờ các p/tử dính mà BC sẽ bám dính vào các TB nội mạch bị kích thích trong quá trình viêm. Đó là các chất: LFA, MO1, p150. Các phân tử dính này được hoạt hóa và tăng nhanh về số lượng cũng như chất lượng dính là nhờ 1 số chất trung gian hóa học trong viêm như:

. Mảnh bổ thể C5a và Leucotrien B4: có tác dụng kích thích các p/tử dính của BC.

. IL -1, nội độc tố vi khuẩn, p/tử dính nội mô bạch cầu (ELAM), các phân tử dính nội bào (ICAM): gây kích thích các p/tử dính nội mạc.

. Yếu tố gây hoại tử u (TNF) có cả 2 tác dụng trên.

Câu 33: Trình bày hiện tượng hóa ứng động trong viêm.

- Hóa ứng động là sự chuyển động của tế bào theo 1 hướng nhất định về phía chất hút.

- Có chất hóa ứng động chỉ tác động trên bạch cầu đa nhân, có chất tác động trên bạch cầu đơn nhân, có chất tác động trên cả 2.

- Các chất hóa ứng động:

+) Các sản phẩm của vi khuẩn.

+) Các thành phần của hệ thống bổ thể: C3a, C5a, C5b, C6 và C7 (chủ yếu là C5a).

+) Các s/phẩm chuyển hóa của A.arachidonic theo đường lipoxygenase: Leucotrien.

+) Các mảnh vụn Colagen và các sản phẩm phá hủy tế bào.

+) Fibrin và các sản phẩm phân hủy fibrin.

- Một số chất làm bạch cầu đa nhân xa lánh: kinin, corticoid, vi khuẩn không sinh mủ (TK thương hàn).

- Hóa ứng động có thể coi là hiện tượng thông tin trên mức tế bào, có tầm quan trọng để phát động sự tiếp xúc giữa vật lạ và các thực bào.

Câu 34: Cơ chế giết hoặc phân hủy các chất thực bào của bạch cầu.

- Định nghĩa: Thực bào (thực tượng) là đặc tính của 1 số tế bào có khả năng thu hút và tiêu hóa những vật sống hay mảng trơ.

Bạch cầu đa nhân có tính di động cao, luôn chuyển động, nhạy bén với sự thay đổi của môi trường và sự có mặt của tiểu phần lạ. Tơ huyết cố định vi khuẩn trong mạng lưới của nó, opsonin, các kháng thể ở vật có miễn dịch sẽ phủ lên bề mặt vi khuẩn làm tăng cường hoạt động thực bào của BCĐN.

- Thực bào tiến hành theo 3 bước:

+) (B1) Nhận dạng và gắn: Bạch cầu đa nhân tiết ra 1 màng mỏng phủ lên vi khuẩn, cố định chúng lại.

+) (B2) Thu hút: Màng tế baò và nguyên sinh chất hình thành gọng kìm ôm kín đối tượng, chuyển đối tượng vào bên trong tạo thành phagosom.

+) (B3) Giết hoặc phân hủy các chất thực bào: Màng các lysosom sát nhập màng phagosom rồi đổ các enzym thủy phân vào đó. Hiện tượng giết và phân hủy các chất thực bào theo 2 cơ chế: Phụ thuộc vào oxy (nhờ vào 1 loại enzym Myeloperoxyd - MPO) và Không phụ thuộc vào oxy.

1. Giết và phân hủy vi khuẩn phụ thuộc vào oxy:

- Do hiện tượng thực bào đòi hỏi năng lượng và tiêu thụ oxy nên có sự chuyển hóa NADPH tạo Superoxyde (2O2-):

Sau đó hình thành Peroxydase:

2O-   +   2H+   ----------> H2O2.

Khi có mặt của 1 á kim (clorua gọi là đồng yếu tố) dưới sự xúc tác của men MPO có trong BCĐN:

H2O2   +  Cl-   ------------> HClO   +   OH-

HClO là 1 chất oxy hóa mạnh, có tác dụng diệt vi khuẩn. Một số BCĐN trung tính thiếu men MPO diệt vi khuẩn chậm hơn.

2. Giết và phân hủy vi khuẩn không phụ thuộc vào oxy:

- Các Protein làm tăng tính thấm và làm thay đổi màng ngoài vi khuẩn.

- Các lysosym làm giáng hóa màng tế bào thủy phân cầu nối Acid muramic – N – acetyl – glusamic tìm thấy trong các áo glycopeptid của vi khuẩn.

- Các lactoferin: là 1 protein gắn với sắt có trong các hạt đặc hiệu của bạch cầu đa nhân có tác dụng cản trở hô hấp của vi khuẩn.

Câu 35: Kết quả của hiện tượng thực tượng.

(Đoạn đầu 34 …. B1à B3)

- Kết quả của hiện tượng thực tượng:

+) Giết được vi khuẩn: Các men thủy phân phân hủy được vi khuẩn, ổ viêm được dọn sạch, phù giảm, tuần hoàn thông à khỏi.

+) Bạch cầu đa nhân không giết được vi khuẩn (lao, não mô cầu): vi khuẩn sinh sản trong tế bào theo cách cộng sinh à lây lan bệnh.

+) Một số giết được vi khuẩn nhưng 1 số thực bào cũng chết bởi độc tố của vi khuẩn.

+) Trong quá trình giết vi khuẩn, BCĐN đổ ra môi trường 1 số chất gây viêm như prostaglandin, leucotrien.

Câu 36: Hậu quả của phản ứng huyết quản huyết.

- Hồi phục hoàn toàn: Vi khuẩn bị tiêu diệt, các chất thải được loại bỏ, huyết quản thông, nước phù viêm rút nhanh, hồi phục không để lại dấu vết.

- Quá trình viêm tiếp diễn: BCĐN không thể hoàn thành nhiệm vụ, cơ thể phải huy động hàng loạt tế bào 1 nhân có hình thái khác nhau đến đối phó và viêm chuyển sang giai đoạn phản ứng mô.

- Xấu:

+) Tại chỗ: BCĐN chết, nhiều tế bào bị hủy hoại, ổ viêm khu trú tạo áp xe.

+) Lan tỏa 1 vùng hoặc toàn thân: có thể khỏi hoặc tử vong.

Câu 37: Các nguyên nhân hoạt hóa và chức năng của đại thực bào.

1. Nguyên nhân hoạt hóa ĐTB:

Đại thực bào là những tế bào đa tiềm năng, có thể bị hoạt hóa bởi những kích thích bên ngoài. Khi bị kích thích ĐTB trở thành tế bào có kích thước lớn hơn, màng bào tương có nhiều nếp gấp, tăng tiểu vật…

- Hoạt hóa miễn dịch: Lymphokiner (chủ yếu là interferon) do lympho bào T bị hoạt hóa mẫn cảm miễn dịch chế tiết.

- Hoạt hóa không miễn dịch: Tiếp xúc với 1 sản phẩm của vi khuẩn, chất hóa học, hay do thực bào kích thích màng tế bào.

2. Chức năng ĐTB:

- Thường gọi là TB quét dọn: chúng có khả năng tiêu hóa các tiểu phần lạ, mảnh vụn tế bào, hồng cầu và các protein thoát và cả BCĐN sau khi làm xong nhiệm vụ.

- Vai trò chính trong miễn dịch đặc hiệu thông qua vai trò của lympho bào: tiêu hóa giết vi khuẩn nhưng giữ lại phần đặc hiệu của phân tử kháng nguyên truyền cho lympho T.

- Hủy vi khuẩn: cũng sử dụng các gốc oxy hóa của hệ thống MPO – H2O2 – Clorua như BCĐN.

- Đại thực bào hoạt hóa có tiềm năng chế tiết 1 số lượng lớn các sản phẩm có hoạt tính trong viêm.

à ĐTB có thể có ảnh hưởng xấu: vai trò bệnh sinh trong 1 số bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, viêm khớp dạng thấp.

Câu 38: Điều kiện để hàn gắn vết thương.

Nếu ổ viêm được dọn sạch mau chóng (vi cơ thể bị tiêu diệt, các chất cặn bã được tiêu thoát) do các BCĐN, ĐTB, …phù rút dần, các đường huyết quản và bạch huyết quản thông suốt, vùng ổ viêm đi vào quá trình hàn gắn. Các tế bào xơ sẽ tái tạo lại dần dần và có sự sắp xếp theo như cấu trúc cũ. Các huyết quản sẽ thoái hóa, thường là sự tiêu tưới máu cho vùng sẹo kém hơn trước. Nếu hoại tử và mất chất nhiều, xơ hóa rộng, ảnh hưởng lớn đến chức năng của phủ tạng.

à Điều kiện để hàn gắn vết thương:

- Dọn sạch ổ viêm.

- Áp sát ổ viêm.

- Viêm thoái hóa lui tỷ lệ thuận với thời gian mắc bệnh.

- Điều kiện sự toàn vẹn của hệ tuần hoàn và thần kinh tại chỗ.

- Dinh dưỡng toàn thân.

Câu 39: Hình ảnh đại thể của viêm lao.

- Viêm lao là phản ứng của cơ thể đối với sự xâm phạm của trực khuẩn Koch.

- Về đại thể, viêm lao có phân loại 2 dạng tổn thương:

+) Thể riêng lẻ: Tổn thương làm thành thể cục, ranh giới rõ rệt.

+) Thể xâm nhập: Tổn thương khuếch tán, ranh giới không rõ rệt.

1. Thể riêng lẻ hay ổ lao thành cục:

- Hạt lao: cục tròn rất nhỏ, bằng đầu đinh ghim, không màu sắc, hoặc trung tâm có 1 đốm vàng (hạt bán kê): không tụ tập lại, rải rác trong 1 hay nhiều phủ tạng.

- Củ kê hay củ lao: to hơn các hạt lao, củ kê bờ không đều, hợp thành chùm hay hình hoa hồng, có xu hướng sát nhập lại thành những củ lớn hơn củ sống.

- Củ sống: bờ khúc khuỷu, trung tâm là 1 mô hoại tử màu vàng nhạt, lổn nhổn như bã đậu.

- Củ túi hóa: củ lao tiến triển đã lâu, có vỏ xơ bọc xung quanh: trung tâm đồng đều, quanh có 1 vành rõ và đục. Các củ sống và túi hóa đều có thể bị calci hóa trở nên cứng, trắng nhờ, co rúm lại.

2. Thể xâm nhập:

Họp thành những đám khuếch tán, ranh giới không rõ rệt, có 3 dạng:

- Dạng nhầy: màu trắng đục, loại này do hoại tử lao bị phù vì những rối loạn huyết quản tại chỗ.

- Dạng xám: hiếm gặp, xâm nhập đồng đều.

- Dạng vàng sống: màu vàng nhạt, có những đám dày đặc, chắc và khá to, hậu quả của sự bã đậu hóa của các dạng xâm nhập trên, dạng này có thể tiến triển thành nhuyễn hóa và làm thành 1 đám lỏng mủ hóa: hoặc xanh nhạt, hoặc thành 2 phần vừa đặc như sữa vừa như bã đậu mềm.

Câu 40: Phản ứng rỉ viêm của viêm lao.

Viêm lao là phản ứng của cơ thể đối với sự xâm phạm của trực khuẩn Koch.

Trong viêm lao, chúng ta có thể thấy xuất hiện các phản ứng tương tự như ở trong viêm nói chung:

- Phản ứng rỉ viêm hay huyết quản – huyết.

- Phản ứng nang hay phản ứng mô.

- Phản ứng sửa chữa hay hủy hoại.

Mỗi loại phản ứng đều có tính chất riêng biệt của nó, gây nên những hình ảnh đặc hiệu, do đó chúng ta có thể chẩn đoán 1 viêm lao dựa vào tổn thương hình thái học.

Phản ứng rỉ viêm:

- Trên thực nghiệm, người ta có thể truyền cho súc vật bằng tiêm dưới da, tiêm TM, hoặc cho hít bằng khí dung những trực khuẩn lao và hiểu được quá trình hình thành 1 tổn thương lao.

- Vài giờ sau khi trực khuẩn lao lọt vào trong mô của 1 động vật bình thường, các BCĐN trung tính tiến lại vùng bị ô nhiễm, từ các mao quản xung quanh vùng và bắt đầu ăn các trực khuẩn đó. Nhưng phản ứng tế bào này không mạnh mẽ như trong nhiễm khuẩn do các vi khuẩn sinh mủ, mà nhường chỗ rất nhanh cho các ĐTB, chúng ăn cả các BCĐN lẫn những vi khuẩn tự do sau ngày thứ nhất, và hết ngày thứ 2 thì ĐTB tràn ngập ổ viêm, hầu hết trực khuẩn lao đã bị thực bào.

- Không phải tất cả các trực khuẩn bị thực bào đều chết hết, 1 số có thể nhân lên ở trong tế bào. Một số ĐTB bị trực khuẩn giết hại, nhưng 1 số TB sống sót sẽ có những biến đổi khác thường. Trong vòng 48h đã thấy xuất hiện những TB to, nửa giống biểu mô, nửa giống tế bào liên kết, đa giác hoặc hình thoi. Tế bào sáng, nhân hình bầu dục, vặn vẹo như vỏ đỗ hay đế dép, nguyên sinh chất không rõ, nối đuôi nhau tạo thành 1 mạng lưới: đó là những TB gọi là dạng biểu mô. Ngoài các loại tế bào này, còn có thể thấy 1 số ĐTB có nhiều nhân nhưng chưa trở thành tế bào khổng lồ.

- Trực khuẩn lao có thể tìm thấy được trong dịch rỉ viêm hoặc trong các ĐTB.

Câu 41: Phản ứng nang của viêm lao.

(Đoạn đầu câu 40)

Phản ứng nang:

- Trong vòng 2 – 3 tuần, hạt lao là hậu quả sự tụ tập những ĐTB, có thể có đk khoảng 1mm và mắt thường nhìn thấy như 1 điểm nhỏ, màu sáng trong, bằng đầu đinh ghim. Hạt lao có ình nang tròn, với 1 khu trung tâm và 2 vùng chu vi.

- Ở khu trung tâm là 1 hay nhiều tế bào khổng lồ rất to (300μm), có đến hàng trăm nhân gọi là tế bào Langhans. Các nhân này xếp thành 1 vánh móng ngựa hay hình vành khăn. Nguyên sinh chất nhuộm đỏ nhạt với phẩm Eosin, bờ không đều và không rõ rệt. Các tế bào ở khu trung tâm có thể bị hoại tử bã đậu.

- Quanh khu trung tâm là những tế bào dạng biểu mô sắp xếp lộn hoặc thành vòng hướng tâm. Ngoài cũng là 1 vành lympho bào xen lẫn với ít sợi liên võng rất mảnh hoặc 1 ít tế bào xơ.

- Toàn bộ cấu trúc nói trên là 1 nang lao điển hình. Khi có đầy đủ thành phần như vậy có thể chẩn đoán tương đối chính xác 1 viêm lao, chúng ta cần chú ý là trong phản ứng nang khó tìm được trực khuẩn lao, chỉ có thể thấy 1 số trực khuẩn trong các tế bào khổng lồ hoặc bán liên.

Câu 42: Phản ứng sửa chữa hay hủy hoại của viêm lao.

(Đoạn đầu câu 40)

Phản ứng sửa chữa hay hủy hoại:

- Cũng như trong viêm nói chung, 1 viêm tiến triển lâu ngày sẽ đưa đến xơ hóa, ở viêm lao xơ hóa càng rõ rệt vì viêm lao chủ yếu là 1 viêm mạn tính, phản ứng xơ thường mạnh mẽ.

- Quá trình xơ hóa có 2 trạng thái:

+) Xơ hóa bao vây: tế bào xơ phát triển quanh tổn thương lao, dần dần bao bọc lấy tổn thương trong 1 vỏ xơ dày, đó là sự túi hóa tổn thương, mô bã đậu khô dần đi, CaCO3 lắng đọng thành những hạt nhỏ hay thành đám lớn, chắc. Tuy bị calci hóa nhưng các tổn thương này có thể còn mang những trực khuẩn còn sống. Quá trình calci hóa này thường đặc biệt xảy ra ở các nang lympho, trên X quang xuất hiện như những điểm tròn đậm nét, trên đại thể là những hạt cứng lanh canh dưới lưỡi dao, màu trắng như phấn, trên vi thể là những đám bắt hematoxylin màu tím thẫm.

+) Xơ hóa xâm nhập: mô xơ không những bao vây tổn thương mà còn chui sâu vào trong chất bã đậu và thay thế cho chất này (đó là sự sẹo hóa). Sự thay đổi này sẽ hoàn toàn khi có ít hoặc không có bã đậu. Nhưng nếu tổn thương đã lan rộng thì sự xơ hóa khó mà hoàn toàn, những đợt tổn thương rỉ viêm lại xuất hiện, tiếp đến phản ứng nang, rồi có thể xơ hóa và sự tiếp diễn như vậy sẽ đưa đến sự hủy hoại lớn chức năng ở phủ tạng hoặc 1 lao toàn thân.

Câu 43: Hình thái học của hủi củ.

Viêm hủi là những phản ứng của cơ thể đối với sự thâm nhập của trực khuẩn Hansen.

Người ta phân biệt hủi ra làm 3 thể:

- Hủi củ.

- Hủi có u hủi.

- Hủi giáp biên.

Hình thái học của hủi củ:

1. Đại thể:

- Trên da có nổi lên những hột nhỏ nằm nông, hình tròn, hồng, mặt nhẵn, to từ hạt đậu đến hạt ngô. Các hột này có thể riêng lẻ hay họp thành đám nhỏ, không có hướng lan rộng. Vùng khu trú cua hủi thường thấy ở mặt, mông, đùi và cẳng tay. Các vùng này mất cảm giác nóng, lạnh, đau.

- Trong thể củ, các dây TK có thể bị sứng to. Tổn thương TK đưa đến các rối loạn dinh dưỡng, biểu hiện là các móng teo nhỏ, mủn nát, nhất là móng chân. Da cũng teo, màu tím tái, bong vẩy, rạn nứt, trung bì dày. Bàn chân có khi bị loét thủng, vết loét tròn, bờ dốc, nền xám chảy nước nhiều, xương để trơ rồi cụt. Bội nhiễm khuẩn làm tăng thêm lở loét hôi thối. Các xương chủ yếu là các đầu chi, mềm dần, mất vôi, ngắn lại. Giác mạc cũng có thể bị tổn thương.

- Khi tiến triển tốt, các hột hủi thoái triển, mềm xẹp, xơ hóa đưa đến những sẹo lõm, bề mặt teo và không đều, trông giống như ruột bánh mì.

- Trong thể củ, không có tổn thương thể tạng, không có trực khuẩn hủi, phản ứng Mitsuda (phản ứng miễn dịch đánh giá sức đề kháng của cơ thể) dương tính. Các hạch của bệnh nhân bình thường.

2. Vi thể:

- Tùy theo chỗ sinh thiết của da có thể thấy thượng bì teo đét rất nhiều hay ít, hoặc có chỗ lại quá sản, sừng hóa tương đối nhiều. Trong trung bì rải rác có nhiều nang hủi, thường ở nông và nhỏ. Các nang này nằm riêng rẽ, xung quanh là 1 mô liên kết có nhiều dây keo hơn là tế bào. Thoái hóa kính của dây keo là 1 hiện tượng phổ biến.

- Các nang hủi tụ tập quanh các huyết quản, các bao lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi, và hủy hoại các thành phần này. Các nang hủi gồm ở trung tâm: 1 số TB khổng lồ Langhans, vây quanh là những TB bán liên xen lẫn với các lympho bào làm thành 1 vành tương đối rõ.

- Nhuộm Ziehl-Neelsen không tìm thấy trực khuẩn hủi, hoặc có rất ít.

- Các dây TK phù và có xâm nhập TB viêm hình thành những nang hay không. Dần dần các dây TK bị xơ hóa và có thể vôi hóa.

- Các vùng cận vỏ của hạch phát triển tốt, có nhiều lympho bào và các nguyên bào miễn dịch. Không thấy trực khuẩn hủi hoặc không có thâm nhiễm khác à Miễn dịch qua trung gian tế bào phát triển cao.

Câu 44: Hình thái học của hủi u (Hủi ác tính)

(Đoạn đầu câu 43)

Hình thái học của hủi u:

1. Đại thể:

- Các tổn thương ở da thâm nhiễm sâu, bờ không rõ, chứa rất nhiều trực khuẩn Hansen, thường kèm theo 1 viêm mũi trực khuẩn hủi. Do những mụn hủi xâm nhập sâu và to, nên các mụn này được coi là những u hủi. Người ta chia u hủi ra làm 2 loại:

+) U hủi dưới trung bì: Các tổn thương này có khi không rõ vì nằm rất sâu, trừ ở thùy tai là trông rõ, nắn thấy lổn nhổn, cứng như hạt chì. Các u hủi to từ hạt đỗ nhỏ, đến hạt dẻ con,có thể loét.

+) U hủi trong trung bì: Các u hủi có thể độc lập hoặc nổi lên trên những giát cũ hoặc giát mới. Các u rắn, hồng, và lâu thì màu như đồng đỏ, bờ rõ, to như hạt đậu đến hạt dẻ lớn. Các u họp thành những đám vòng tròn, mặt bóng vì lông rụng, thượng bì mỏng, teo đét và có khi rạn nứt.

- Khi ở mặt, các u hủi thường mọc đối xứng ở 2 cánh mũi, 2 gò má, 2 gồ trán, làm cho mặt biến đổi dạng giống như “mặt sư tử”. Các u hủi còn gặp ở nhiều nơi như đầu ngón tay, ngón chân, ở các bộ phận sinh dục, hoặc lan rộng toàn thân ở mặt, thanh quản, ở gan, xương, lách, gây hoại tử và loét.

- Các hạch đều sưng to. Các biến chứng TK thất thường.

2. Vi thể:

- Thượng bì teo đét, mỏng, có khi chỉ còn 1 hay 2 hàng TB. Các TB bán liên thâm nhiễm dày đặc làm thành những dải, những bè hay những đám lớn, không có hình nang. Các TB viêm, chủ yếu là ĐTB, to, sáng, có nhiều hốc. Đặc biệt có thể thấy những TB hủi: là những ĐTB có 1 nguyên sinh chất đầy hốc, có khi nhiều và nhỏ làm cho TB có dạng bọt. Có khi TB chỉ có 1 hốc to giống hình nhẫn.

- Các hốc trong nguyên sinh chất chứa mỡ và đặc biệt mang nhiều trực khuẩn Hansen họp thành đám. Các trực khuẩn Hansen còn thấy ở mô kẽ, ngoài tế bào, đôi khi ở trong cả biểu mô lát tầng. Các thành phần của mô liên kết hầu hết bị phá hủy: tuyến mồ hôi, tuyến bã, bao lông…

- Mô hủi có thể bị hoại tử từng ô vây quanh có TB bán liên, TB Langhans, lympho bào sắp xếp lộn xộn. Nhuộm Ziehl-Neelsen thấy trực khuẩn Hansen tụ tập thành đám, do đó dễ phân biệt với viêm lao.

- Các u hủi nếu nặn bóp có thể tiết ra 1 chất lầy nhầy gọi là tương trong đó chứa nhiều TK hủi.

- Hủi u, phản ứng Mitsuda (-). Các hạch ở vùng vỏ có nhiều khoang mất lympho bào, mà trái lại có những TB ít biệt hóa, loại mô bào, ĐTB, chứa nhiều TK hủi. Các tâm điểm mầm tăng nhiều, to, xung quanh có nhiều lympho bào dòng tủy xương. Tương bào cũng có rất nhiều à biểu hiện sự kích thích sản xuất KT dịch thể, trong khi miễn dịch qua trung gian tế bào giảm sút trầm trọng.

- Bệnh nhân thường chết vì những biến chứng nhiễm khuẩn. Nếu điều trị tốt, tình trạng miễn dịch được nâng cao thì hủi u sẽ trở lại trạng thái hủi củ và khỏi. Phản ứng Mitsuda trở lại dương tính.

Câu 45: Phân biệt nang lao và nang hủi.

Nang lao

Nang hủi

- Trung tâm: chất hoại tử bã đậu, thuần nhất: đây là do các TB chết đông lại, dính lại với nhau, tạo thành những đám lổn nhổn không có huyết quản.

- Sát rìa vùng trung tâm thấy các tế bào khổng lồ Langhans.

- Xung quanh vùng trung tâm là các TB dạng biểu mô sắp xếp lộn xộn, nhân vặn vẹo, có hình đế giày, đế dép, đó là các TB bán liên, xen kẽ vào đó là các lympho bào tạo thành vòng xung quanh.

- Có các sợi võng, xơ, Tb sợi vây quanh nang lao à khi nang lao hình thành có 1 vành xơ bao bọc.

- Trung tâm: là 1 hay nhiều TB khổng lồ rất to, có đến hàng trăm nhaangoij là TB Langhans. Các nhân này xếp thành 1 vành móng ngựa hay hình vành khưn. Các TB ở khu trung tâm có thể bị hoại tử bã đậu.

- Vây quanh vùng trung tâm là các TB dạng biểu mô sắp xếp lộn xộn hoặc thành vòng hướng tâm.

- Ngoài cùng là 1 vành lympho bào xen lẫn với ít sợi liên võng rất mảnh hoặc 1 ít TB xơ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro