meomeo28

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Put your story text here..C©u 28. Thế nào là đề cương nghiên cứu? Nêu tên các mục cơ bản cần trình

bày trong đề cương nghiên cứu? Nội dung tính cấp thiết của đề tài trong đề cương nghiên cứu?

§Þnh nghÜa:

Đề cương nghiên cứu là bản thuyết minh về tính cấp thiết, ý nghĩa, nội dung cơ bản và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Có thể gọi đây là bản luận chứng khoa học ngắn gọn, phản ánh những tư tưởng khoa học cốt lõi nhất của nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu có thể xem như bản đề án thực hiện đề tài nghiên cứu.

Có các loại đề cương nghiên cứu

- Đề cương sơ bộ: Là văn bản thuyết minh ngắn gọn nhất, nhưng đầy đủ những tư tưởng khoa học chủ yếu nhất về đề tài nhằm trình bày với cơ quan quản lý về tính cấp thiết, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, ý nghĩa giá trị của đề tài. Phần nội dung của đề tài rất sơ lược, chỉ phản ánh các chương mục, giả thuyết nghiên cứu. Các nội dung khác còn phải cụ thể hoá. (Xem phụ lục)

- Đề cương chi tiết: Là bản đề cương định hướng cho quá trình nghiên cứu. Loại đề cương này chú trọng phần nội dung của đề tài. Vì vậy, ngoài các đề mục còn các ý chính, các lập luận, dẫn chứng, tính toán chủ yếu của đề tài. Mức độ chi tiết của đề cương chi tiết phản ánh ở sự cụ thể, tỉ mỉ và đầy đủ của các ý; sự phong phú và sát vấn đề nghiên cứu của các tài liệu, dẫn chứng và tính lôgic của chúng. Mức độ chi tiết hoá cao nhất của bản đề cương là căn cứ để trình bày toàn văn công trình.

Tªn c¸c môc c¬ b¶n cña néi dung ®Ò c¬¬ng:

3.2.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

3.2.2. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.

3.2.3. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu:

3.2.4. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài:

3.2.5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

3.2.6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

3.2.7. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài.

3.2.8. Dàn ý nội dung công trình.

TÝnh cÊp thiÕt cua ®Ò tµi:

3.2.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Nội dung này làm rõ lý do chọn đề tài, làm nổi bật ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài. Khi trình bày lý do chọn đề tài cần làm rõ 3 vấn đề sau:

- Sơ lược về lịch sử nghiên cứu để khẳng định đề tài có căn cứ cơ sở lí luận;

- Làm rõ mức độ nghiên cứu của các đề tài trước đó sẽ kế thừa; chỉ rõ đề tài không lặp lại

- Giải thích lý do chọn đề tài về lý luận và thực tiễn và về năng lực nghiên cứu của chủ nhiệm, các thành viên đề tài

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro