meomeo38

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Put your story text here..C©u 38. Thế nào là cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu? Các phương pháp xây dựng cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu? Ý nghĩa của vấn đề?

C¬ së lý luËn cña ®Ò tµi nghiªn cøu:

Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu là các luận cứ lý thuyết đã được nhà nghiên cứu hoặc các đồng nghiệp chứng minh có vai trò kiểm chứng giả thuyết về mặt lý luận hoặc là cơ sở để đề xuất các giải pháp của đề tài.

Nội dung của cơ sở lý luận là các quan niệm hoàn chỉnh về sự vật đang nghiên cứu và các mối liên hệ của nó với thế giới nói chung. Nội dung đó được thể hiện ở các khái niệm, phạm trù, quy luật... được nhà nghiên cứu trình bày trong đề tài làm cơ sở cho giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.

C¸c pp x©y dùng c¬ së lý luËn:

Thực chất xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài là xây dựng và xử lý các khái niệm, xác định các phạm trù, phát hiện các quy luật về bản chất của đối tượng nghiên cứu.

2.2.1. Cách xây dựng khái niệm của đề tài

Khái niệm là công cụ tư duy và trao đổi thông tin; là cơ sở để nhận dạng bản chất của sự vật, hiện tượng. Khái niệm là luận cứ lý thuyết quan trọng của đề tài nghiên cứu. Xây dựng khái niệm là công việc đầu tiên của quá trình nghiên cứu, từ đó xác định các phạm trù và phát hiện ra các quy luật.

Để xây dựng khái niệm có thể tiến hành như sau:

- Xác định các từ khoá của đề tài trên cơ sở phân tích kỹ tên đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ, giả thuyết nghiên cứu.

" Ví dụ, đề tài: Nâng cao chất lượng tự học của học viên HVKTQS".

Các từ khoá: Chất lượng, chất lượng tự học, nâng cao chất lượng tự học, tự học của học viên HVKTQS.

- Tìm hiểu nguyên nghĩa của các từ khoá: Tra từ điển (nếu có).

- Lựa chọn đặc điểm các thuật ngữ để làm rõ nội dung nào đó của khái niệm mà nguyên nghĩa từ khoá chưa có.

- Diễn đạt thành khái niệm.

2.2.2. Xử lý khái niệm:

Là làm cho khái niệm gắn với đề tài nghiên cứu của đề tài, thiết thực giải quyết vấn đề đặt ra. Có các cách xử lý sau:

- Mở rộng khái niệm: chuyển từ khái niệm có ngoại diên hẹp sang khái niệm có ngoại diên rộng hơn, bằng cách lược bớt các dấu hiệu riêng trong nội hàm của khái niệm xuất phát.

(Ví dụ: "Học viên HVKTQS" có thể mở rộng thành "Học viên các trường quân sự).

- Thu hẹp khái niệm: Chuyển từ khái niệm có ngoại diên hẹp sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn bằng cách thêm vào nội hàm của khái niệm xuất phát những dấu hiệu riêng.

Ví dụ: "Chất lượng tự học" được thu hẹp thành "Chất lượng tự học của học viên HVKTQS".

2.2.3. Phân loại khái niệm.

Là sự phân chia ngoại diên của khái niệm thành những nhóm có nội hàm hẹp hơn; là sắp xếp đối tượng thành từng nhóm có vị trí theo thứ bậc xác định.

2.2.4. Phân đôi khái niệm.

Chia ngoại diên của khái niệm xuất phát thành những khái niệm đối lập nhau về nội hàm.

Ví dụ: Khái niệm "Tự học" có thể phân đôi thành "Tự học theo kế hoạch" và khái niệm: "Tự học không theo kế hoạch".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro