Câu hỏi lý thuyết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HP MIỄN DỊCH

PHẦN I:

Câu 1: Vai trò của hàng rào hóa học và hàng rào tế bào trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên.

Hàng rào hóa học

Khi kháng nguyên vượt qua được hàng rào da và niêm mạc sẽ gặp phải hàng rào hoáhọc ngay bên trong cơ thể, đó là dịch nội mội, huyết thanh có chứa lysozym, protein C phảnứng (CRP: C reactive protein),  các thành phần của bổ thể, interíeron..

Protein C phản ứng (được gọi như vậy là vì nó là một protein liên kết, nó liên kết vớiphosphoiyl cholin trong cacbohydrat c của phế cầu khuẩn).  Protein C phản ứng do gan sảnxuất, thường có nồng độ tăng cao trong viêm cấp, có tác dụng đối với phế cầu trùng và cốđịnh bổ thể.

Bổ thể là một hệ thống gồm nhiều thành phần, bản chất là các chuỗi polypeptid đượchoạt hóa theo một trình tự nhất định, khi được hoạt hóa mỗi thành phần của nó sẽ được cắt ráit nhất là 2 thành phần, mỗi phần có tác dụng riêng. Ví dụ phàn C3a và C5a có tác dụng hóaứng động bạch cầu, gây giãn mạch.. Phần C3b, C5b dính vào vi khuẩn giúp cho tế bào thựcbào dễ tiếp cận và tiêu diệt vi khuẩn.

Ịnteríeron (IFN) : Là một họ protein được sản xuất bởi nhiều loại tế bào, chủ yếu là tèbào NK (natural killer),  có đặc tính chổng một cách không đặc hiệu các virus, làm cản trở sựxâm nhập và nhân lên của virus. Những tế bào bị nhiễm virus lại có khả năng sinh rainterferon thấm vào các tế bào xung quanh, giúp chúng không bị virus xâm nhập tiếp.

Hàng rào tế bào.

Đây là hàng rào quan trọng và phức tạp nhất, bao gồm nhiều loại tế bào, nhưng chủ yếulà các tế bào có khả năng thực bào gồm hai loại: Tiểu thực bào và đại thực bào. Không nhữngtrong máu, trong nội môi có tế bào thực bào mà trên niêm mạc cũng có rất nhiều tế bào có khảnăng thực bào di tàn từ nội môi ra. Tiểu thực bào (microphage) là những bạch cầu hạt trungtính của máu, còn đại thực bào (macrophage) : Cũng bắt nguồn từ tủy xương, phân hóa thànhmono bào ở máu rồi di tản đến các mô trở thành các tể bào của hệ thống võng nội mô.

Quá trinh thực bào được chia làm ba giai đoạn.

- Giai đoạn gắn: Các vi sinh vật khi gặp các tế bào thực bào sẽ bị dính vào màng tế bàothực bào nhờ các protein liên kết hay các receptor bề mặt của tế bào thực bào. Sự kiện đốitượng thực bào gắn vào receptor, khởi động sự chuyển tin vào bên trong tế bào thực bào làmcho tế bào được hoạt hóa, gây nên quá trình nuốt và tiêu.

Giai đoạn nuốt: Màng tế bào thực bào bị lõm vào, chất nguyên sinh sẽ tạo ra chân giả bao lấy vi sinh vật, rồi đóng kín lại thành "hốc thực bào" (phagosom).

Giai đoạn tiêu: Các hạt lysosom tiến đến gần hốc thực bào, xảy ra hiện tượng hoàmàng, màng lysosom nhập vào cùng màng phagosom thành phagolysosom (túi thực bào).  Visinh vật bị tiêu diệt nhờ 2 cơ chế đó là cơ chế phụ thuộc oxy (hình thành các gốc tự do) và cơchế không phụ thuộc oxy (do các enzyme tiêu protein, enzyme thủy phân.).  Sau khi tiêu diệtđối tượng thực bào, các đại thực bào sẽ đưa các quyết định kháng nguyên ra bề mặt (màng tềbào) để trinh diện cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch.

Ngoài các tế bào thực bào, hàng rào tế bào còn kể đến tế bào NK (natural killer) -xemphần các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch.

Câu 2: Chức năng nhận biết kháng nguyên của Lympho T.

Đối với kháng nguyên ngoại sinh – là kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài, như do hít, ăn, tiêm.. bằng quá trình nhập nội bào hoặc thực bào, các kháng nguyên này được đưa vào tế bào trình diện kháng nguyên (APC) và được xử lý thành các mảnh nhỏ trình diện trên phân tử MHC lớp II

Tế bào đặc trách việc nhận biết kháng nguyên do MHC lớp II trình diện là lympho T có CD4 gọi theo chức năng hỗ trợ kí hiệu Th (helper).  Phân tử CD4 gắn đặc hiệu vớiphân tử MHC lớp II do đó Th có điều kiện tiếp cận với kháng nguyên do MHC lớp II trình diện trên bề mặt tế bào đại thực bào.

- Đối với kháng nguyên nội sinh - là một thành phần của tế bào cơ thể cũng được lymphoT nhận ra (ví dụ tế bào ung thư, tể bào nhiễm virus.).  Acid nhân của virus có thể cài cắm vào DNA của tế bào chủ, nhưng các kháng nguyên (protein) của virus vẫn được trình diện trên bề mật tế bâo, tế bào ung thư cũng vậy. Thực hiện được quá trình này là nhờ tế bào chủ sản xuất được MHC lóp I, là những phân tử có khả năng đưa kháng nguyên nội sinh lên bề mặt tếbào. Tế bào đặc trách nhận biết kháng nguyên loại này là lympho TCD8 hoặc gọi theo chức năng là T gây độc ký hiệu Tc (Cytotoxicity).  Gọi là T gây độc vì sau khi nhận ra kháng nguyênnó diệt luôn tế bào chủ bằng độc tố tiết ra.

- Vai trò thụ thể: Phân tử CD4 và CD8 giúp Th và Tc tiếp cận đúng tể bào trình diệnkháng nguyên bằng MHC-I và MHC-II. Còn việc trực tiếp nhận biết kháng nguyên lại do thụthể của tế bào T, ký hiệu TCR (T cell receptor).  Như vậy, thụ thể này phải có cấu trúc tươngtự kháng thể mới có khả năng nhận biết được kháng nguyên. Có thể nói rằng có vô số quầnthể Th, Tc mang đủ loại TCR sẵn sang nhận ra những kháng nguyên phù hợp.

- Vai trò các phân tử bám dính: Giúp cho sự liên kết giữa tế bào trình diện khángnguyên với tế bào nhận biết kháng nguyên chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Ngoài những cặp kếtdính như: MHC (II) - CD4; MHC (I) - CD8; TCR với kháng nguyên, còn rất nhiều phân tử kếtdính đã được tìm ra như: Kết dính liên tế bào (CAM-1) hoặc kháng nguyên chức năng củalympho bào (LFA-3).

- Vai trò các cytokin: Chính là các hoạt chất do tế bào tiết ra nhằm tác động lên các tếbào lân cận. Có thể có các cytokin với các tên gọi khác nhau ví dụ leukin nếu do bạch cầu tiếtra, lymphokin do bạch cầu lympho tiết ra, monokin do bạch cầu mono tiết ra, Interleukin nếudo 1 bạch cầu tiết ra tác dụng lên một bạch cầu khác viết tắt (IL).. Có thể nói cytokin cố vàitrò rất quan trọng trong quá trình Th và Tc nhận biết kháng nguyên, nó được coi như tín hiệucần và đủ để các tế bào được hoạt hóa.

Ví dụ: ThCD4 nhận biết kháng nguyên qua TCR để tiếp nhận Peptit kháng nguyên lạtrên MHC lớp II của đại thực bào trình diện được coi là tín hiệu thứ nhất. Còn hiện tượng đạithực bào tiết ra inteleukin-1 tác động lên Th là tín thứ 2 cần vàđủ để Th trở nên hoạt hóa.

Câu 3: Chức năng loại trừ kháng nguyên của đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Vai trò của Tc

Tc còn được gọi là T gây độc, ký hiệu T cytotoxỉc. Đối tượng chủ yếu để Tc chống lạichính là tế bào bản thân có mang kháng nguyên nội sinh (tế bào ung thư, tế bào nhiễm virusvà một số vi khuẩn đơn bào có khả năng xâm nhập nội bào).  Ngoài ra, nó cũng chong cả cáctế bào ghép dị gen. Tc nhận biết kháng nguyên trên MHC lớpl qua thụ thể TCR (tín hiệu thứnhất hoạt hóa Tc).  Tín hiệu 2- cần và đủ để hoạt hóa Tc là Interleukin-2 do Th tiết ra bám lênthụ thể phù hợp trên bề mặt Tc. Tc hoạt hóa sẽ tiết ra các độc tố gây độc tế bào đã trình diệnkháng nguyên, đó chính là yếu tố hoại tử u (TNF-Tumor-necrosis-factor).

Vai trò của Tũth

- Tdth được gọi là T gây quá mẫn muộn (Delayed T hypersensitivity) : Tdth có dẩu ấnCD4 cũng nhận biết kháng nguyên ngoại sinh do MHC lớp II giới thiệu. Dưới tác dụng củaInterleukin-2, Tdth được hoạt hóa sẽ sản xuất ra các lymphokin có tác dụng thu hút đại thựcbào tới và chính đại thực bào loại trừ trực tiếp kháng nguyên. Các lympho kin chủ yếu là:

+ MIF (Macrophage-Inhibition-Factor) yếu tố ức chế di chuyển đại thực bào, để đạithực bào tập trung nhiều ở ổ viêm.

+ MAF (Macrophage-Activation- Factor) yếu tố hoạt hóa đại thực bào làm tăng cườngkhã năng nuốt, tiêu kháng nguyên của đại thực bào.

Do vậy, ổ viêm do Tdth tạo ra có đặc điểm: Xảy ra chậm, hình thành rõ sau 48-72 giờ, tiến triển mãn tính. Tập trung dày đặc lympho bào, đại thực bào, rất ít bạch cầu đa nhân. Cáchtạo ổ viêm này tỏ ra rất hiệu quả để loại trừ một số kháng nguyên (vi khuẩn lao, phong, listería. Nấm) và nhiều kháng nguyên hóa chất, thuốc.. Trong trường hợp ổ viêm xuất hiệnnhững tác hại rõ rệt, người ta xếp nó vào quá mẫn type 4.

Vai trò của NK và K

Đây là những tế bào có khả năng tiêu diệt trực tiếp các tế bào đích mang khángnguyên mà sự hoạt hóa chủ. Yếu bởi IL-2 do Th tiết ra.

- Tê bào NK (Natural kilỉer) : NK được coi là những lympho bào lớn, có hạt. Chức năngchủ yếu của nó có lẽ diệt "tự nhiên" các tế bào ung thư và những tế bào nhiễm virus xuất hiệntrong cơ thể. Chất gây hoạt hóa NK là interỉeron và nhất là IL-2, mà trên bề mặt NK có cả 2loại thụ thể này. Ngoài rá, đáng lưu ý là trên tế bào NK có cả thụ thể với mảnh Fc của Ig, điềunày cắt nghĩa vì sao tế bào đích gắn kháng thể lại hấp dẫn và hoạt hóa mạnh mẽ NK.

- Tế bào K (Kỉlỉer) : Là loại tế bảo diệt tế bào đích rất hiệu quả, nếu tế bào đích được phủ kháng thể. Đó là nhờ sổ lượng thụ thể Fc trên K rất lớn, do đó cơ chế này được gọi là ADCC (Antibody dependant cellular cytotoxicity: Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể).

Một trong những chất mà tế bào K và NK tiết ra để tiêu diệt tể bào đích đó là chất perforin- chất gây thủng có cấu trúc tương tự C9 bổ thể.

Câu 4: Chức năng sinh học của globulin miễn dịch.

Đn KT là gì? - Kháng thể là những Globulin miễn dịch (viết tắt là Ig) do cơ thể sinh ra khi có kháng nguyên xâm nhập kích thích. Kháng thể chống lại kháng nguyên đã kích thích cơ thể sinh ra nó và có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên đó.

Chức năng nhận biết và phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên

Hoạt tính sinh học quan trọng của globulin miễn dịch là phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên. Kháng thể do kháng nguyên nào gây ra chỉ kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. Vị trí kết hợp với kháng nguyên của phân tử nằm ở mảnh Fab, chỗ tận cùng ở cả 2 chuỗi (nặng và nhẹ)

Kết quả của sự kết hợp kháng nguyên – kháng theercos tác dụng trung hòa độc tố, tạo ra mạng lưới ngưng kết, ngưng tụ đối với vi khuẩn, nấm nhờ đó hạn chế khả năng gây bệnh của chúng

Chức năng hoạt hóa bổ thể

Trên phần Fc của globulin miễn dịch IgG1, IgG2, IgG3 và IgM có thụ thể cho cấu phần C1q của bổ thể. Khi kháng nguyên kết hợp kháng thể đã làm thay đổi cấu hình không gian của phân tử Ig và bộc lộ vị trí kết hợp bổ thể, C1q sẽ gắn vào. Kết quả nếu kháng nguyên là tế bào, hoạc bám trên bề mặt tế bào thì sau khi kết hợp kháng nguyên -kháng thể với sự hoạt hóa bổ thể thì tế bào sẽ bị trọc thủng và ly giải. Bên cạnh đó các sản phẩm sinh ra trong quá trình hoạt hóa bổ thể (C3a, C5a) còn có tác dụng làm tăng tính thấm thành mạch, thu hút bạch cầu, giúp cho quá trình thực bào tốt hơn.

Chức năng tương tác vói các với các tế bào khác

Kháng thể IgE, IgG4 có khả năng gắn lên bề mặt tế bào Mastocyte và bạch cầu ái kiềm thông qua những thụ thể của chúng với phần Fc. Khi Fab của Ig kết hợp với kháng nguyên sẽ hoạt hóa các tế bào này, làm các hạt bên trong tế bào phóng thích các hóa chất trung gian như histamin, setoronin gây tăng tính thấm của mao mạch, co cơ trơn, làm cho kháng thể trong máu và các tế bào thực bào dễ dàng lọt qua thành mạch tới nơi có kháng nguyên xâm nhập.

Các đại thực bào và bạch cầu trung tính cũng có receptor với phần Fc của IgG và IgM. Nếu kháng nguyên là vi khuẩn đã được phủ bởi IgG và IgM thì chúng dễ bị tế bào thực bào bắt và nuốt. Ngoài ra đại thực bào với tiểu thực bào còn có receptor với bổ thể vì vậy khả năng thực bào sẽ tăng cường, nếu phân tử IgG và IgM có gắn bổ thể. Hiện tượng này còn gọi là "Opsonin hóa".

Tế bào NK có thụ thể với Fc của IgG, do đó dễ tiếp cận, tiêu diệt tế bào đích, gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể.

Câu 5: Chức năng của các phân tử IgG, IgM và IgE.

Globulin miễn địch G- IgG.

IgG là kháng thể có hàm lượng cao nhất trong máu, chiếm khoảng 70-75% tồng số Igcùa huyết thanh người bình thường. Nồng độ trung bình khoảng 1000 mg/lOOml. Ở ngườiViệt nam thường IgG cao hon (khoảng 1400-1500mg/100ml).

Căn cứ vào tính khác biệt kháng nguyên, Ig được chia làm 4 lớp phụ là IgGl, IgG2, IgG3, IgG4.

Các lớp của Ig có tính chất sinh học sau:

+ IgGl, IgG2, IgG3 có khả năng hoạt hóa bổ thể.

+ Các phân tử IgG đều có khả năng vận chuyển qua rau thai vào máu thai nhi.

+ IgG là lớp kháng thể chủ yếu trong đáp ứng miễn dịch thứ phát, nó cũng là lớp globulin miễn dịch độc quyền kháng độc tố.

Globulin miễn dịch M – IgM.

IgM chiếm khoảng 10% tổng lượng Ig trong huyết thanh, có nồng độ khoảng 120mg/100 ml. Trong huyết thanh người Việt Nam có khoảng 170mg/100ml.

Về cấu trúc: IgM là một pentamer do 5 đơn vị cơ bản hợp thành giống hình ngôi sao 5cánh nối với nhau bời chuỗi J.

Về chức năng: Do có 5 đơn vị hình thành nên IgM có khả năng kết hợp mạnh với cácquyết định kháng nguyên và thuận tiện trong việc tạo phản ứng ngưng kêt, ngưng tụ và nỏ cókhả năng kết hợp bổ thể mạnh nhất. IgM là loại kháng thể xuất hiện đầu tiên khi có khảngnguyên xâm nhập vì vậy nó có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn.

Globulin miễn dịch E -IgE.

IgE chiếm 0, 004% tổng lượng Ig huyết thanh. IgE là kháng thể dịch thể nhưng có ái tínhbám trên tế bào Mast và tế bào ái kiềm, vì vậy nồng độ IgE trong huyết thanh rất thâp khoảng0, 05 mg/100 ml. IgE là kháng thể liên quan nhiều đến các bệnh dị ứng và phản vệ.

Khi kháng nguyên đặc hiệu vào cơ thể sẽ kết hợp với IgE có sẵn trên bề mặt tế bàoMast và tế bào ái kiềm sẽ khởi động việc giải phóng các chất hóa học trung gian từ tế bàoMast và té bào ái kiềm như Histamin, Serotonin.. làm giãn mạch, tăng tính thẩm thành mạchgây hiện tượng đỏ, phù nề thường thấy trong những trường hợp dị ứng.

Câu 6: So sánh sự hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển và đường cạnh.

Các yếu tố SS

Con đường cổ điển

Con đường cạnh

Khác nhau

Xuất hiện

XH muộn

XH sớm hơn

Tác nhân hoạt hóa

Phức hợp miễn dịch KN-KT

Bề mặt các VSV (chỉ cần KN)

Thành phần pro tham gia

C1prs, C2, C3, C4

C3, yếu tố B, D, P

Thứ tự hoạt hóa

C1-C4-C2-C3-C5-C6, C7, C8, C9

C3-C5-C6, C7, C8, C9

Thời điểm xuất hiện trong đáp ứng MD

Từ khi có KT

Ngay khi xuất hiện KN

Men phân cắt C5

C1, 4b, 2b, 3b

Bb (C3b) n

Thời gian hoàn thành

Dài hơn

Ngắn hơn

Tham gia opsonin hóa vi khuẩn

Tạo nhiều C3b tham gia opsonin hóa

Giống nhau

Tách C3 thành C3a và C3b

Câu 7: Chức năng sinh học của bổ thể.

Vai trò phân hủy tế bào màng kháng nguyên:

Trong thực tế đây là những tế bào vi khuẩn, nấm gây bệnh, ký sinh trùng. Trong giai đoạn mẫn cảm thì tế bào mang kháng nguyên bị ly giải do sự hoạt hóa bổ thể theo còn đường thứ hai, khi có kháng thể xuất hiện thì thêm con đường cổ điển

Vai trò hình thành phản ứng viêm:

Các sản phẩm của sự hoạt hóa bổ thể, nhất là C3a và C5a, có những hoạt tính sinh học giúp hình thành phản ứng viêm. Các chất trên còn bám vào các thụ thể phù hợp với chúng trên bề mặt nhiều tế bào, lôi kéo tế bào này vào phản ứng viêm.

Cụ thể: C3a và C5a có tác dụng gây co cơ trơn, tăng tính thấm thành mạch. C5a còn bám vào tế bào Mast và bạch cầu ái kiềm làm giải phóng histamin, một chất gây tăng tính thấm thành mạch rất mạnh. C3a và C5a còn có hoạt tính hóa ứng động bạch cầu tức là chúng có tác dụng hấp dẫn và tập trung bạch cầu hạt trung tính tại ổ viêm.

Vai trò xử lý phức hợp miễn dịch (PHMD) :

PHMD hình thành khi kháng thể kết hợp với kháng nguyên hòa tan tạo thành cấu trúc mạng trong không gian, có phân tử lượng rất lớn. Các PHMD lưu hành trong máu nếu có kích thước quá lớn sẽ nhanh chóng bị bắt giữ và bị thực bào ở hệ thống võng nội mô, còn kích thước đủ nhỏ có thể ra khỏi mạch máu, ít gây hậu quả bệnh lý, PHMD có kích thước lớn và trung bình dễ lắng đọng trong lòng mạch gây nhiều rối loạn chức năng cho cơ quan. Sự hoạt hóa bổ thể giúp cho phức hợp miễn dịch dễ hòa tan, khó lắng đọng. Thiếu bổ thể bẩm sinh dễ đưa đến sự tồn tại lâu của PHMD trong máu, gây ra các tổn thương giống như trong bệnh Lupus ban đỏ, viêm cầu thận, viêm khớp.. do lắng đọng PHMD. * Sự hình thành phức hợp tấn công màng gây phân hủy tế bào mang kháng nguyên: Hình thành phức hợp tấn công màng bắt đầu từ sự hoạt hóa C5 và kết thúc ở C9. C5 bị men C5 convertaza phân cắt thành C5a và phóng thích ra môi trường, còn C5b bám vào màng và có cấu hình phù hợp để C6, C7 bám lên. Phức hợp này bền vững trên màng. Phức hợp C5, 6, 7 tiếp tục thu hút C8 và trở nên 1 tác nhân phá hủy màng và tế bào bắt đầu tan. Phức hợp C5-8 còn thu hút nhiều C9, trùng hợp chúng thành 1 ống hình tròn, cắm thủng màng TB, làm huyết tương tan ra, muối, nước đi vào TB làm vỡ TB mang kháng nguyên.

Câu 8: Cơ chế miễn dịch chống vi khuẩn ngoại bào.

# VK ngoại bào là VK có đặc điểm: Là vi khuẩn có thể sống và nhân lên bên ngoài tế bào chủ, ví dụ ở máu, mô liên kết, trong đường hô hấp, ống tiêu hóa.. Vi khuẩn ngoại bào gây bệnh có thể bằng cách tạo ra phản ứng viêm (dẫn đến hủy hoại mô),  hoặc bằng độc tố của chúng. Độc tố gồm nội độc tố, đó chính là thành phần của màng tế bào vi khuẩn, chúng có bản chất là lipopolysacharid (LPS) và ngoại độc tố, đó là sản phẩm tiết của vi khuẩn.

Cơ chế miễn dịch không đặc hiệu:

Thực bào

Đây là cơ chế chính của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu chống lại vi khuẩn ngoại bào được thực hiện bởi bạch cầu trung tính, monocyte, đại thực bào ở tổ chức mô. Khả năng thực bào tỷ lệ nghịch với độc lực của vi khuẩn.

Hoạt hóa bổ thể

Đây là cơ chế quan trọng trong việc loại trừ vi khuẩn ngoại bào của cơ thể.

Bổ thể được hoạt hó theo con đường cạnh không có kháng thể, kết quả tạo đc C3b gây opsonin hóa vi khuẩn giúp cho bạch cầu thực bào, tạo nên phức hợp tấn công màng gây dung giải vách của vi khuẩn, làm tăng quá trình viêm.. tạo điều kiện cho tế bào thực bào tiêu diệt vi khuẩn.

Nội độc tố (LPS).

Kích thích đại thực bào và các tế bào viêm khác sản xuất nhiều cytokin gây bám dính và xuyên mạch của bạch cầu làm tăng phản ứng viêm cấp, hoạt hóa cả tế bào miễn dịch đặc hiệu.

Cơ chế miễn dịch đặc hiệu

Trong đáp ứng miễn dịch đặc hiệu để chống lại vi khuẩn chống lại vi khuẩn ngoại bào, miễn dịch dịch thể là đáp ứng bảo vệ chính của cơ thể.

Những kháng nguyên phụ thuộc vào tuyến ức có trong thành phần vỏ vi khuẩn khi tiếp xúc với lympho B sẽ trực tiếp kích thích chúng sản xuất ra kháng thể (Ig) đặc hiệu.

Những phần kháng nguyên vi khuẩn được đại thực bào xử lý và trình diện cùng với phân tử MHC lớp II cho tế bào Th (TCD4+),  khi đó những tế bào này được hoạt hóa và tiết ra IL4, IL5, IL6 giúp lymphoB sản xuất Ig. Gần đây người ta thấy rằng độc tố vi khuẩn kích thích gần như toàn bộ dòng tế bào T gây tiết ra rất nhiều cytokine gây ra những biểu hiện như sốc.

Kháng thể dịch thể chống lại vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn theo các cơ chế sau:

Tăng cường thực bào nhờ việc opsonin hóa vi khuẩn. Các Ig một mặt gắn với vi khuẩn mặt khác gắn với tế bào đại thực bào thông qua các receptor. Do sự kết hợp kháng nguyên-kháng thể (KN-KT),  hoạt hóa bổ thể, tế bào thực bào tiếp cận và tiêu diệt kháng nguyên dễ dàng.

Trung hòa độc tố vi khuẩn để ngăn cản chúng gắn với tế bào địch. Phúc hợp KN-KT này nhanh chóng bị đào thải thông qua hiện tương thực bào. Đó chính là cơ sở dùng huyết thanh trong điều trị.

Câu 9: Cơ chế miễn dịch chống Virus.

Virus là loại vi sinh vật nội bào, cấu trúc chỉ có vỏ bọc và nhân (ADN hoặc ARN).  Muốn sống và nhân lên chúng phải tồn tại trong các tế bào khác, sử dụng acid nucleic cùngvới bộ máy tổng họp protein của tế bào vật chủ. Để xâm nhập vào trong tế bào trước tiên nóphải gắn với các phần tử có trên bề mặt các tế bào đó. Sau khi vào trong tế bào, nhân cùavirus tích họp với nhân của tế bào và gây bệnh theo phương thức sau:

Virus nhân lên phá vỡ tế bào lan sang các tế bào khác và bệnh phát triển.

Nằm tiềm ẩn trong tế bào làm tế bào sản xuất những protein lạ biến tế bào vật chùthành tế bào ác tính.

Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu

Tăng sản xuất 1PN từ tế bào bị nhiễm virus, chất này ức chế sự nhân lên của virus hạnchế sự lan truyền cùa nó.

Tế bào NK tăng hoạt động ly giải những tế bào bị nhiễm vỉrus.

Cơ chế bảo vệ đặc hiệu

Miễn dịch dịch thể

Các kháng thể dịch thể đặc hiệu với virus có vai trò quan trọng trong giai đoạn sớm củaquá trình nhiễm, khi virus còn tự do chưa vào trong tế bào. Các IgM và IgG gắn với các proteincủa vỏ, nhân hoặc bao ngoài virus ngăn cản chúng bám dính vàđi vào tê bào. Kháng thê IgAtiết ngăn chặn sự tấn công của virus theo đường niêmmạc. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều loạivirus, kháng thể dịch thể không có tác dụng. Nhưng nói chung kháng thể dịch thể trong một sốtrường hợp rất có hiệu quả, vì vậy một số vacin thực sự có ý nghĩa trong phòng bệnh.

Miễn dịch qua trung gian tế bào

Nhìn chung kháng thể dịch thể trong một số trường hợp có vai trò nhất định, nhưng tựnó không đủ để loại bỏ virus. Cơ chế chính của miễn dịch đặc hiệu chốngvirus là vai trò củamiễn dịch qua trung gian tế bào mà chủ yếu là đáp ứng của tế bào lympho độc CRL tức Tc.

Tc mang dấu ấn CD8+ nỏ nhận biết kháng nguyên virus trong sự kết hợp với phân tửMHC lớpl. Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều mang dấu ấn này.

Tc có tác dụng ly giải tế bào bị nhiễm, kích thích các enzyme, cytokin hoạt động nhưinteríeron, hạn chế sự xâm nhập hoặc tiêu diệt virus. Nhung chính cơ chế này trong một số trườnghợp gây tổn thương mô. Tc gây ly giải mạnh tế bào bị nhiễm gây ra những đám hoại tử lớn.

Nhiều trường hợp sự phối hợp cả 2 cơ chế dịch thể và tế bào là nguyên nhân của tìnhtrạng bệnh lý nặng nề.

Bên cạnh tác dụng tích cực có tính chất bảo vệ, đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống viruslà vấn để phức tạp còn cần phải nhiên cứu nhiều. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể nói rằng đápứng miễn dịch đặc hiệu, mà đặc biệt là miễn dịch qua trung gian tế bào có một ý nghĩa quantrọng trong chống nhiễm virus hay nhiễm khuẩn nội bào nói chung.

Câu 10: Cơ chế những tổn thương trong bệnh lý tự miễn. # Bệnh tự miễn: Là một trạng thái bệnh lý xảy ra do sự kết hợp của tự kháng thể với tự kháng nguyên gây ra viêm và dẫn đến tổn thương thực thể, chức năng tại TB, mô, hay cơ quan trong cơ thể.

Vai trò của kháng thể dịch thể.

Do tự kháng thể tấn công các tế bào mang tự kháng nguyên đặc hiệu gây hoạt hóa bồthể, phá vỡ màng tế bào mang kháng nguyên. Gặp trong bệnh tự miễntan hủy hồng cầu. Bạchcầu, tiểu cầu.

Do sự lắng đọng của phức hợp miễn dịch. Khi phức hợp miễn dịch này lắng đọng ởđâu thì gây viêm tại chỗ. Phức hợp này thường lắng đọng ở màng cơbản của thận, phổi, dagây viêm cầu thận, viêm phế quản, viêm da.

Vai trò của tế bào Lympho T tự phản ứng.

Mặc dù chưa có bằng chứng để trực tiếp nói lên cơ chế bệnh sinh của tế bào Limpho Ttrong bệnh tự miễn. Nhưng những phát hiện qua nghiên cứu cho thấy:

- Ở những ổ tổn thương có những tế bào TCD4 tự phản ứng và gián tiếp cho thấy sự cómặt của các Interleukin khác nhau, đồng thời thấy sự hoạt động mất cânbằng giữa các dướinhóm Th1 và Th2.

Từ đó kết luận tự kháng nguyên hay những tế bào mang tự kháng nguyên bịtrực tiềphay gián tiếp hủy hoại bởi tế bào Limpho T tự phản ứng, có hay không cósự tham gia của bổ thể nhưng cuối cùng cũng tạo nên một ổ viêm đặc hiệu vì có sựthâm nhiễm của các tế bàonhư đại thực bào, tế bào NK và các Cytokin khác nhau.

Tế bào Limpho T tự phản ứng tức là chống lại các tự kháng nguyên gặp ở một số cácbệnh tự miễn như viêm teo dạ dày đưa đến tình trạng thiếu máu do thiếuVitamin B12 hoặcbệnh viêm gan tự miễn, viêm não tự miễn..

Cơ chế khuếch đại

Sự khuếch đại các tổn thương trong bệnh tự miễn cũng tương tự như trong bệnh quámẫn. Tổn thươmg nguyên phát do kháng thể, phức hợp miễn dịch hay tế bào Limpho T tựphàn ứng có thể được mở rộng bằng vai trò của bổ thể, các enzyme hủy hoại của bạch cầu hạttrung tính, các Limphokin.

PHẦN 2:

Câu 1: Sốc phản vệ.

Tình huống: Bệnh nhân nữ 54 tuổi vào viện với lý do mẩn ngứa, rét run, đau bụng. Bệnh sử: Trước khi vào viện 30 phút, bệnh nhân có uống một ít thuốc thừa trong chén thuốc của cháu uống (Amoxicilin, Acetylcystein) sau đó xuất hiện rét run, mẩn ngứa toàn thân, đau bụng quanh rốn, không nôn, không đi ngoài phân lỏng, không sốt, Ở nhà chưa xử trí gì. Vào viện: Bệnh nhân tỉnh, mẩn đỏ da toàn thân, niêm mạc mắt mẹ, miệng sung huyết nhẹ, tím nhẹ quanh môi. Cơn đau bụng quanh rốn, khó thở. Tần số thở 30 lần/p, nghe phổi có rales rít, mạch quay không bắt được, HA không đo được. Anh (chị) giải thích cơ chế xuất hiện các triệu chứng trên và đưa ra hướng xử trí?

Trả lời:

Có thể bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc Amoxicilin hoặc Acetylcystein (trước đó có thể bệnh nhân đã mẫn cảm với 1 trong 2 loại thuốc này) → Cơ chế: Do quá mẫn type I

Yếu tố tham gia: + Kháng nguyên Amoxicilin, Acetylcystein + Kháng thể IgE, IgG4 đặc hiệu với Amoxicilin hoặc Acetylcystein + Tế bào mast và BC ái kiềm. Bề mặt có thụ thể với Fc của IgE, IgG4. Trong bào tương có các bọng chứa các hóa chất trung gian như histamine, serotonin, heparin.. + Bệnh nhân có cơ địa dịứng với Amoxicilin, Acetylcystein

Cơ chế bệnh sinh: + Lần 1: Bệnh nhân tiếp xúc với Amoxicilin hoặc Acetylcystein, mẫn cảm và tạo ra IgE, IgG4 đặc hiệu

+ Lần 2: Vì bệnh nhân đã có KT đặc hiệu với Amoxicilin, Acetylcystein trong cơ thể, khi có kháng nguyên đặc hiệu vào cơ thể, sẽ có sự kết hợp KN với IgE đã gắn trên bề mặt TB mast và BC ái kiềm, tạo ra cầu nối giữa IgE ở cạnh nhau, từ đó sẽ chuyển tín hiệu từ IgE qua thụ thể của chúng vào bên trong TB gây ra các biến đổi như thoát bọng, sản xuất và tiết ra nhiều prostaglandin, leucotrine (chất trung gian gây viêm).  Đồng thời các bọng thoát ra khỏi TB thì bị vỡ và giải phóng các hoạt chất trung gian: Histamin, Sertonin, các chất này có tác dụng làm co thắt cơ trơn, giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch.. gây ra các biểu hiện bệnh lý:

Khó thở, có rales rít: Do histamin có tác dụng co cơ trơn khí phế quản → BN khó thở, tăng thở 30 lần/p

Mạch quay không bắt được: Do giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, máu ứ đọng ở ngoại vi → Khối lượng máu lưu thông tuần hoàn giảm → 1 số chu kỳ tim co bóp không có máu tống đi → Mạch khó bắt.

HA không đo được: Do giãn mạch (histamin),  tăng tính thấm thành mạch → Ứ trệ máu ở ngoại vi, Khối lượng máu lưu thông tuần hoàn giảm.

Ngoài ra, hồng cầu vỡ giải phóng nhiều K+ gây suy tim cấp, dẫn đến tụt Huyết áp

- Do quá trình hoạt hóa bổ thể sinh ra C3a; C5a gây giãn mạch

Đau bụng quanh rốn: Histamin gây tăng nhu động ruột, tuy nhiên chưa đến ngưỡng tiết nhiều dịch do đó gây tiêu chảy.

Mẩn đỏ da toàn thân, niêm mạc mắt, miệng sung huyết nhẹ: TB mast và BC ái kiềm còn giải phóng ra nhiều cytokine (VD TNF) và các chất trung gian có bản chất Lipid gây ra các phản ứng viêm (mẩn đỏ và ngứa do các hóa chất trung gian)

Tím nhẹ quanh môi: Thiếu oxy do: Khối lượng tuần hoàn giảm, khả năng hô hấp giảm (ứ CO2)

Xử trí:

Tiêm ngay Adrenalin (dùng đường tiêm bắp, sau đó dùng đường truyền cho đến khi HA trở lại bình thường) với mục đích để co mạch → Tăng HA

Cho thở oxy do bệnh nhân khó thở

Truyền NaCl 0, 9% để bù khối lượng tuần hoàn cho bệnh nhân.

Có thể kết hợp dùng tiêm thuốc giãn cơ khí phế quản.

Câu 2: Viêm mũi dị ứng.

Tình huống: Bệnh nhân nữ 26 tuổi, làm việc tại xưởng may công ty may Chiến Thắng được hơn 1 tháng. Gần đây chị thấy xuất hiện triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, chả mũi, ngạt mũi khi đến xưởng may. Sau khi nghỉ ngơi ở nhà chị lại hoàn toàn bình thường. Các triệu chứng trên chỉ xuất hiện trở lại khi chị đi làm. Anh (chị) hãy giải thích nguyên nhân và cơ chế xuất hiện các triệu chứng trên?

Trả lời:

Chẩn đoán: Bệnh nhân bị dị ứng (thuộc quá mẫn type I với những tác nhân có thể là bụi vải, bụi bẩn có trong xưởng may, hóa chất nhuộm vải.)

Các yếu tố tham gia: + Kháng nguyên: Dị nguyên (bụi vải, bụi bẩn, hóa chất.) + Kháng thể: IgE, IgG4 đặc hiệu với kháng nguyên trên. + Tế bào mast, BC ái kiềm, thụ thể và các bọng chứa hóa chất trung gian

+ Do cơ địa dị ứng của bệnh nhân.

Cơ chế bệnh sinh: - Khi mới đi làm: Lần đầu cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên lạ, kích thích sản xuất kháng thể và IgE đặc hiệu với kháng nguyên trên. - Giai đoạn sau: Khi kháng nguyên đặc hiệu đó xâm nhập lần sau sẽ có sự kết hợp kháng nguyên với IgE đã gắn trên TB mast và BC ái kiềm, tạo ra cầu nối giữa các IgE ở cạnh nhau, từ đó sẽ chuyển tín hiệu từ IgE qua thụ thể của chúng vào bên trong TB gây ra các biến đổi như thoát bọng, sản xuất và tiết ra nhiều prostaglandin, leucotrien. Đồng thời các bọng thoát ra TB thì bị vỡ giải phóng các hóa chất chung gian: Histamin, serotonin. Các triệu chứng: + Ngứa mũi: Do hóa chất trung gian tác động dây TK cảm giác. + Ngạt mũi: Hóa chất trung gian gây tăng tính thấm thành mạch → thoát dịch phù nề, làm hẹp đường hô hấp → ngạt mũi, khó thở. + Chảy nước mũi: Hóa chất trung gian gây tăng tiết dịch. + Hắt hơi: Do ngứa mũi, chảy nước mũi, là phản ứng tự vệ của cơ thể để đẩy các dị vật ra khỏi cơ thể

Câu 3: Viêm da tiếp xúc. Tình huống: Bệnh nhân nữ 25 tuổi vào viện với bệnh sử: Sau khi đeo chiếc đồng hồ mới 2 ngày, bệnh nhân nổi mẩn đỏ ở cổ tay hình dạng quai đồng hồ, kèm theo mụn nước nhỏ li ti, rất ngữa. Bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm da di tiếp xúc. Anh (chị) phân tích cơ chế dẫn đến triệu chứng trên?

Trả lời:

Viêm da do tiếp xúc → bệnh quá mẫn type IVQuá mẫn type IV (quá mẫn chậm) theo phân loại trước đây để phân biệt với quá mẫn do KT dịch thể. Phản ứng thường xảy ra chậm 24 - 48h có trường hợp 72h. Vai trò của quá mẫn IV thuộc về TB lympho T phụ trách miễn dịch qua trung gian TB và hầu hết chỉ là cục bộ.

Các yếu tố tham gia: + Kháng nguyên: Kháng nguyên khó tan ở tổ chức: Như VK, thuốc, hóa chất.. nhóm phụ thuộc tuyến ức (hóa chất ở đây là quai đồng hồ).  Kháng nguyên gây quá mẫn type IV là kháng nguyên không hoàntoàn (hapten) cấu trúc tương đối đơn giản. + Kháng thể: Các TB đáp ứng MD đặc hiệu qua Lympho T.

Cơ chế: Chất hóa học ở dây quai đồng hồ là những hapten, khi xâm nhập vào cơ thể chúng gắn với các Pr tạo thành kháng nguyênKhi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể được đại thực bào bắt giữ và giới thiệu kháng nguyên đã tiêu hóa cho lympho bào Th (CD4) → mẫn cảm Tc và TDTH. Nói chung lần mẫn cảm đầu tiên tạo ra các TB đáp ứng phát triển thành những TB trí nhớ. Lần thứ 2 chúng tăng sinh và tập trung rất nhiều ở nơi có mặt kháng nguyên. Đồng thời các TB T hoạt hóa sản xuất ra các lymphokin riêng (MIF, MAF) tác dụng thu hút đại thực bào tới. Chính ĐTB mới là TB hiệu ứng trực tiếp loại trừ kháng nguyên bằng thực bào, bằng các hoạt chất → Cuối cùng tạo ra viêm type IV → Viêm da tiếp xúc. Bệnh nhân sau 2 ngày đeo thấy mẩn đỏ, mụn nước nhỏ li ti rất ngứa. Do: Lympho T thu hút ĐTB tập trung tới, khi đó nó thực bào tiết ra các hoạt chất để loại trừ kháng nguyên → tổn thương mô, viêm → giãn mạch → tăng lưu lượng và áp lực máu → mẩn đỏ. Các hoạt chất do ĐTB tiết ra tại ổ viêm, trong đó histamin → kích thích gây ngứa.

Câu 4: Bệnh nhân mắc lao/HIV – AIDS.

Tình huống: Bệnh nhân nam 26 tuổi tiền sử bị HIV 8 năm, gần đây bệnh nhân bị cúm, nấm rộng, cách đây 1 tháng bệnh nhân xuất hiện ho khan, kèm theo gầy sút cân, thường sốt nhẹ về chiều. Xét nghiệm máu số lượng tế bào TCD4 100tb/ 1m3 máu (bình thường 500- 1200tb/ 1m3).  Bệnh nhân được chuẩn đoán HIV/AIDS và được điều trị bằng thuốc chống lao, chống nấm, ARV:

Tại sao bệnh nhân dễ mắc lao?

VK lao là 1 VK lây qua đường hô hấp. Ở người bình thường chúng ta vẫn dễ nhiễm lao tiềm ẩn. Nhưng đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thì lại dễ chuyển từ nhiễm lao sang mắc lao.

Bản chất: VK lao là Vk nội bào nên muốn tiêu diệt nó phải nhờ DUMD qua trung gian tế bào. -Như chúng ta đã biết: Phân tử CD4 có rất nhiều trên lympho bào T hỗ trợ (Th),  thực bào đơn nhân to, TB thần kinh gai.. là những TB thực hiện chức năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt là Th đóng vai trò trung tâm của hầu hết các đáp ứng MD bằng cách tiết ra các Interleukin thích hợp giúp các TB hiệu ứng hoạt động đủ mức, sinh sản đủ mức để loại trừ kháng nguyên.

- Virus HIV lại là 1virus gây suy giảm miễn dịch, cụ thể phân tử Gp120 của HIV có ái tính rất cao với phân tử CD4, làm ly giải tế bào T hoặc bất hoạt các TB này dẫn đến sự suy giảm về số lượng tế bào TCD4 cũng như khả năng của các loại đáp ứng MD. - Bệnh nhân AIDS có số lượng TCD4 giảm ở cả máu ngoại vi và các mô bạch huyết và các nơi viêm nhiễm.

Cơ chế ức chế miễn dịch

+ Ly giải TB TCD4+

- Quá trình sinh sản của virus làm tăng khả năng thẩm thấu màng tế bào TCD4+, tăng áp lực nội bào gây vỡ tế bào. - Một lượng lớn AND của virus tự do trong bào tương không được hòa nhập vào gen của tế bà bị nhiễm đã gây độc cho tế bào tương tự 1 lượng lớn mARN của virus không có chức năng sao chép cũng can thiệp phá vỡ TB. - Các sản phẩm gen như 120 gắn với phân tử CD4 mới tổng hợp, mới tái chế trong bào tương, tác động làm chết tế bào. Tế bào bộc lộ nhiều CD4 trên bề mặt thì dễ bị HIV tấn công và tiêu diệt (Tế bào TCD4 bị tiêu diệt nhiều hơn đại thực bào).  + Suy yếu các TB TCD4 chưa bị nhiễm HIV

- HIV phong bế quá trình chín của các tế bào TCD4 thông qua các cytokin vủa các tế bào bị nhiễm

- Gp 120 được bộc lộ trên tế bào bị nhiễm gắn với CD4 của tế bào TCD4 chưa bị nhiễm tạo thành các hợp bào có đời sống ngắn

- Tình trạng tự nhiễm: Nhiều bệnh nhân có kháng thể chống gp120 lưu hành trong máu có thể làm trung gian phá hoại các tế bào T mang gp120 qua phản ứng độc trung gian tế baog phụ thuộc kháng thẻ hoặc gắn bổ thể. Một số kháng thể đặc hiệu với protein vius có thể ohanr ứng chéo với các protein trên bề măt các tế baofT bình thường dẫn đến sự tàn phá tế bào. Ví dụ gp41 của virus gần giống MHCII, gp130 của virus gần giống IL-2. + Gây ức chế và giảm chức năng ở các TB miễn dịch khác.

- Tế bào B tăng hoạt hóa đa clon nhưng đáp ứng miễn dịch dịch thể của tế bào B với 1 số kháng nguyên kháng lại giảm nặng

- Tế bào Tc giảm đáp ứng do thiếu cytokin của tế bà TCD4 để biệt hóa.

- ĐTB và các tế bào NK cũng bị giảm chức năng. Đặc biệt ĐTB thường cuyên bị nhiễm HIV vì vậy giảm khả năng hóa ứng động, giảm tiết IL-2, giảm khả năng diệt khuẩn vì thiếu perocid, giảm khả năng trình diện kháng nguyên vì giảm sự bôc lộ MHC lớp II.

Cơ chế dễ nhiễm lao hơn khi nhiễm HIV / AIDS: Lao là 1 VK nội bào nhưng lại trình diện kháng nguyên ngoại sinh. Khi VK lao xâm nhập vào cơ thể sẽ bị ĐTB bắt và xử trí và trình diện kháng nguyên lạ này trên phân tử MHC lớp II. Lúc này ThCD4 sẽ nhận biết kháng nguyên lạ trên MHC lớp II của ĐTB trình diện, hoạt hóa các TB để đáp ứng miễn dịch. Nhưng khi bệnh nhân nhiễm HIV thì số lượng Th giảm, không nhận biết được kháng nguyên lạ, giảm kháng nguyên đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

+ Đại thực bào cũng mang dấu ấn của CD4 vậy khi nhiễm HIV / AIDS thì số lượng ĐTB cũng bị suy giảm, cơ thể khi có VK lao xâm nhập sẽ không được trình diện kháng nguyên lạ.

+ Ngoài ra TDTH cũng là tế bào mag dấu ấn CD4, cũng nhận biết kháng nguyên lạ do MHC lớp II giới thiệu. TDTH sẽ được hoạt hóa nhờ Interleukin 2 (do Th tiết ra) sẽ sản xuất ra các lymphokin có tác dụng thu hút ĐTB tới loại trừ trực tiếp kháng nguyên lạ bằng cách tạo ra các ổ viêm rất hiệu quả trong tiêu diệt 1 số kháng nguyên trong đó có VK lao, nhưng HIV / AIDS sẽ làm suy giảm các TDTH và Th khiến TDTH không được hoạt hóa

Từ đó ta thấy bệnh nhân mắc HIV / AIDS rất dễ mắc bệnh lao

Câu 5: Sốc truyền máu

Tình huống: Bệnh nhân nữ 36 tuổi vào viện được chuẩn đoán leukemia kinh. Bệnh nhân được chỉ định truyền máu do thiếu máu nặng (bệnh nhân đã được truyền máu do thiếu máu nhiều lần).  Sau khi truyền máu cùng nhóm [B]khoảng huyết 10 phút, bệnh nhân xuất hiện rét run, vã mồ hôi, khó thở, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ, khó bắt. A/C hãy giải thích cơ chế các biển hiện trên và đưa ra hướng xử trí

Xử trí:

Lập tức ngừng truyền

Điều trị ức chế phản ứng miễn dịch khi truyền

Nâng huyết áp, duy trì đường thở,

Đảm bảo lọc máu tại thận bằng truyền dịch, sử dụng thuốc lợi tiểu, chạy thận nhân tạo khi cần

Xét nghiệm Bilirubin máu, huyết sắc tố niệu, thay máu nếu cần

Thu hồi lại đơn vị máu đã truyền và máu bệnh nhân để làm các xét nghiệm tương quan

Nguyên nhân: Quá mẫn type II tan máu trong bệnh tự miễn

Yếu tố tham gia

+ Kháng nguyên: Máu truyền vào

+Kháng thể: IgM, IgG1, 2, 3

+ Bổ thể:

Cơ chế: Do bệnh nhân mắc leukemia kinh và đã được truyền máu nhiều lần cùng nhóm [B]làm cơ thể nhận diện kháng nguyên B là kháng nguyên lạ cần tiêu diệt nên cơ thể tự sản xuất ra kháng thể chống lại hồng cầu (tự miễn)

Kháng thể tự miễn sẽ bắt giữ kháng nguyên trên màng hồng cầu tạo phức hợp kháng nguyên – kháng thể gây hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển làm tan máu

Hoạt hóa bổ thể sinh ra C3a, C5a và phức hợp tấn công màng trong đó:

+ C3a, C5a: Tăng tính thấm thành mạch làm thoát protein ra ngoài làm giảm huyết áp

+ C5a bám trên bề mặt tế bào Mast và bạch cầu ái kiềm gây mất hạt và giải phóng các amin hoạt mạch làm tăng tính thấm thành mạch, làm cô máu, đông máu lan tỏa => làm huyết áp tụt, rét run, vã mồ hôi.

Hoạt hóa bổ thể còn làm vỡ hồng cầu ồ ạt gây ngộ độc Kali, giãn mạch => thiếu oxi mô, não => khó thở

Vỡ hồng cầu gây thiếu oxi làm tim tăng co bóp tống máu đi cung cấp oxi cho tế bào nhưng máu chưa kịp về tim đã tống đi => mạch nhanh nhỏ, khó bắt

Câu 6: Dị ứng than (khó thở)

Tình huống: Bệnh nhân 26 tuổi làm ở xưởng may, gần đây xuất hiện triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi khi đến xưởng may. Sau khi nghỉ ngơi ở nhà chị lại bình thường. Hội chứng xuất hiện lại khi đi làm

Phân tích nguyên nhân, cơ chế xuất hiện hội chứng trên

Dị ứng khói than

Thuộc quá mẫn Type I

Nguyên nhân có thể do chị này đã dị ứng khói than ở nơi làm việc (hoặc bụi các thành phần hóa chất ở trong xưởng)

Các yếu tố tham gia:

Kháng nguyên: Khói than

Kháng thể IgE, Ig4 bám trên bề mặt tế bào mast và bạch cầu ái kiềm đặc hiệu với kháng nguyên

Tế bào mast và bạch cầu ái kiềm nằm trong niêm mạc mũi, tế bào này có các hạt trong nguyên sinh chất chứa các hạt trung gian như histamin, serotonin, heparin.. trên bề mặt của chúng có các thụ thể FC của IgE, IgG4 đặc hiệu với kháng nguyên

Vấn đề cơ địa

Cơ chế

Bệnh nhân đã từng mẫn cảm với khói than rồi

Bệnh nhân đi làm tiếp xúc với kháng nguyên qua hô hấp đi vào cơ thể và bị đại thực bào bắt giữ và xử lí, sau đó trình diện các kháng nguyên quyết định nhờ MHC lớp 2. Kháng nguyên này được trực tiếp nhận diện nhờ các thụ thể BCR trên tế bào B kích thích sản xuất ra IgE (vì trên tế bào mast và bạch cầu ái kiềm có thụ thể với phần Fc của IgE nên IgE sẽ gắn trên bề mặt các tế bào này

Giai đoạn sau: Lần này khi tiếp xúc với các thành phần trong kháng nguyên kết hợp với IgE trên TB mast và bạch cầu ái kiềm tạo ra cầu nối giữa các IgE ở cạnh nhau, từ đó sẽ chuyển tín hiệu từ IgE qua thụ thể của chúng vào bên trong tế bào gây ra thoát bọng nước. Đồng thời các bọng nước thoát khỏi tế bào bị vỡ và giải phóng các hóa chất trung gian như histamin, serotonin, heparin.. các chất có tác dụng làm co thắt cơ trơn, giãn mạch tăng tính thấm thành mạch

Ngứa mũi do các chất trung gian tác dụng lên dây thần kinh, cảm giác chảy nuớc mũi do chất trung gian gây tăng tiết dịch

Ngạt mũi: Chất trung gian gây tăng tính thấm thành mạch khiến thoát dịch gây phù hẹp đường hô hấp.

Câu 7: Tiêm SAT (chỉ định tiêm, mục đích tiêm)

Tình huống: Bệnh nhân 53 tuổi đang đi làm ruộng bị 1 cái đinh gỉ dài khoảng 5 cm đâm vào bàn chân phải. BN được đưa vào trạm y tế xã khám và sơ cứu. Sau đó BN đã được tiêm phòng 1 mũi huyết thanh kháng uốn ván SAT (huyết thanh chứa kháng độc tố uốn ván).  Trước khi tiêm phòng BN đã được hỏi về tiền sử tiêm uốn ván và tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT (BN chưa từng được tiêm 2 loại này).

A, Theo bạn, nhân viên y tế tại trạm y tế sẽ làm gì đầu tiên? Mục đích của việc làm đó?

B, Mục đích của việc tiêm phòng SAT là gì?

C, Vì sao chỉ tiêm phòng cho BN trong trường hợp trước đó 1 tháng BN chưa từng được tiêm SAT?

TRẢ LỜI:

A, Nhân viên ở trạm y tế sẽ làm việc đầu tiên là: Hỏi và thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay:

Cần phải xem vết thương đó to hay nhỏ, nông hay sâu, chảy máu nhiều hay ít, có dính nhiều bùn đất hay dị vật gì trong vết thương không.

Sau đó loại bỏ tổ chức dập nát và rửa sạch vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70°, oxy già hoặc dung dịch betadin..

Cầm máu cho vết thương: Bóp hay ấn lên vết thương 1 lát, máu sẽ ngừng chảy.

Chú ý: Không được băng kín vết thương mà phải để hở.

- Mục đích: Dự phòng trường hợp vết thương có nhiều nha bào uốn ván

Trong môi trường đất bẩn thường có rất nhiều VK gây bệnh, đặc biệt là VK nha bào uốn ván.

Việc xử lí vết thương đúng cách rất quan trọng. Trong ĐK kỵ khí, khi băng kín vết thương sẽ tạo ĐK thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển thành VK uốn ván và tiết độc tố uốn ván rất nguy hiểm.

Việc rửa sạch vết thương -> tránh nhiễm trùng.

B, Mục đích của việc tiêm phòng SAT:

SAT là kháng huyết thanh chống uốn ván, có vai trò cung cấp ngay cho cơ thể KT chống lại độc tố do VK uốn ván tiết ra.

Trong trường hợp này, BN chưa từng được tiêm kháng huyết thanh hay vacxin uốn ván nên trong cơ thể chưa có KT đặc hiệu chống lại độc tố uốn ván. Do vậy, tiêm SAT có tác dụng đưa ngay KT chống độc tố uốn ván vào cơ thể để cơ thể có sẵn kháng thể chống độc tố uốn ván kịp thời nếu bị nhiễm.

C, Chỉ định tiêm SAT:

Tiêm SAT cho BN trong TH BN vừa mới bị vết thương có thể nhiễm bào tử uốn ván uốn ván xâm nhập qua vết thương, bao gồm những người không tiêm ngừa uốn ván trong 10 năm gần đây, hoặc ko nhớ rõ lịch tiêm uốn ván.

+) Trong TH BN đã được tiêm SAT chống độc tố uốn ván, tức là đã đưa KT chống độc tố uốn ván vào trong cơ thể, KT ngoại lai đồng thời mang tính chất KN ở phần Fc của KT hay KT này là 1 KN lạ, do đó sẽ kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch đặc hiệu tạo ra KT chống lại KT ngoại lai này.

+) Trong TH BN đã tiêm SAT trước đó 1tháng thì trong cơ thể sản sinh ra KT đặc hiệu chống lại KT chống độc tố uốn ván nên nếu tiêm lại lần nữa sẽ gây ra những phản ứng đáp ứng miễn dịch chống lại KT ngoại lai rất nguy hiểm, đặc biệt là sốc phản vệ.

Tiêm SAT cho phụ nữ chuẩn bị mang thai hoặc đang mang thai để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho con.

Câu 8: Ghép thận, các xét nghiệm

Tình huống: Ghép thận và các xét nghiệm:

Bệnh nhân nữ 45 tuổi bị suy thận mạn độ IV, được chỉ định ghép thận. Bệnh nhân được người chị em sinh đôi cùng trứng tự nguyện hiến thận.

A, Ghép thận liên quan đến vấn đề miễn dịch gì?

B, Để chuẩn bị cho cuộc ghép thận, Bệnh nhân và người hiến thận cần xét nghiệm miễn dịch gì? Vì sao?

C, Tiên lượng thành công cho cuộc ghép thận về phương diện Miễn dịch học?

Trường hợp này thuộc loại phương pháp nào?

Trả lời:

A, Ghép thận liên quan đến vấn đề thải ghép.

B, Các xét nghiệm miễn dịch cần phải làm là:

Xác định nhóm máu ABO: Để chắc chắn người nhận và người cho có cùng nhóm máu để ngăn cản phản ứng thải bỏ mô ghép tối cấp

Định type HLA:

+) HLA là một loại kháng nguyên có trên nhiều loại tế bào người

+) Sự không hòa hợp kháng nguyên HLA giữa người cho và người nhận ghép là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất kích thích gây phản ứng thải ghép trong ghép thận nói riêng hay ghép tạng nói chung

Vì vậy cần lựa chọn cặp người nhận – người cho thận sao cho hòa hợp tốt nhất các kháng nguyên HLA

Phản ứng đọ chéo: Nhằm kiểm tra xem trong máu người nhận thận có sẵn kháng thể đặc hiệu chống lại tế bào của người cho thận hay không.

Lấy huyết thanh của người nhận cho thử với tế bào Lympho của người cho. Nếu kết quả (+) => chống chỉ định ghép thận vì sẽ gây hiện tượng thải ghép tối cấp

Xác định trạng thái tiền mẫn cảm: Vì lý do nào đó trong huyết thanh người nhận thận có thể hình thành các kháng thể kháng HLA (do người phụ nữ mang thai nhiều lần, bệnh nhân được truyền máu nhiều lần, bênh nhân đã từng được ghép tạng) Kết quả dương tính => Chống chỉ định ghép thận vì sẽ gây phản ứng thải ghép tối cấp

Xét nghiệm tình trạng nhiễm Virus, Vi khuẩn, KST: Vì nhiễm những VSV này bệnh nhân sau ghép có nhiều nguy cơ mắc bệnh do các VSV này gây ra. Vì sau khi ghép bệnh nhân phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để ngăn cản phản ứng thải ghép -> làm cho cơ thể người nhận thận giảm khả năng đề kháng miễn dịch với các loại VSV nói chung.

C, Tiên lượng thành công? Trường hợp này thuộc pp ghép nào?

Về miễn dịch học là gần như 100% vì 2 chị em sinh đôi cùng trứng => có cùng kiểu gen nên sau khi ghép thì khả năng thải trừ rất thấp.

Trường hợp này thuộc phương pháp ghép cùng gen

Câu 9: Lupus ban đỏ hệ thống. Cơ chế tổn thương khớp, thận. Tình huống: Bệnh nhân nữ 32 tuổi, vào viện với lý do sốt và đau khớp. Bệnh nhân thấy mệt mỏi và nước tiểu có hồng cầu và protein máu. Bệnh nhân đang được theo dõi Lupus ban đỏ hệ thống. 1, Lupus ban đỏ thuộc loại bệnh lí miễn dịch nào? - Bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lí quá mẫn type III. - Quá mẫn type III là loại quá mẫn mà những tập hợp kháng nguyên hòa tan kết hợp với kháng thể thành phức hợp miễn dịch đóng vai trò bệnhsinh chủ đạo. Sau một thời gian lưu hành, các PHMD có kích thước trung bình và lớn nếu không được xử lí hết bởi bổ thể dẫn đến tăng sự lắng đọng của PHMD tại các mô từ đó gây ra các tổn thương giống như trong bệnh lupus ban đỏ.

2, Giải thích bệnh nhân đau khớp bàn tay? Cơ chế XH hồng cầu, protein niệu? * Các yếu tố tham gia- Kháng thể: Gồm nhiều loại, loại chống phân tửAND xoắn kép, loại chống các thành phần khác trong nhân, loại chống desoxyribonucleicprotein

- Kháng nguyên của nhân tế bào- Tổn thương của bệnh: Do sự lắng đọng của PHMD. Phức hợp này đặc biệt có ái tính với thận, nhưng vẫn có thể lắng đọng ở nhiều nơi khác trong cơ thể như khớp với tỷ lệ thấp hơn. Sự hoạt hóa bổ thể và sự phóng thích các hoạt chất của bạch cầu trung tính là tác nhân gây tổn thương chủ yếu.

*Cơ chế:

- Vai trò của kháng thể kháng nhân:

+Do tự kháng thể tấn công các KN của nhân tế bào gây hoạt hóa bổ thể.

+Do sự lắng đọng của PHMD. Khi PHMD này lắng đọng tại khớp bàn tay gây viêm tại chỗ và đau. PHMD này còn thường lắng đọng ở màng cơ bản của thận gây viêm cầu thận, viêm da..

- Vai trò của tế bào lympho T tự phản ứng: Ở những chỗ tổn thương có những tế bào TCD4 tự phản ứng và gián tiếp cho thấy sự có mặt của các Interleukin khác nhau, đồng thời thấy sự hoạt động mất cân bằng gữa các dưới nhóm Th1 và Th2. Từ đó kết luận tự kháng nguyên này bị trực tiếp hay gián tiếp hủy hoại bởi tế bào limpho T tự phản ứng, có sự tham gia của bổ thể nhưng cuối cùng vẫn tạo nên một ổ viêm đặc hiệu vì có sự thâm nhiễm của các tế bào như đại thực bào, tế bào NK và các cytokin khác nhau

- Cơ chế khuếch đại: Cơ chế tương tự trong bệnh quá mẫn. Tổn thương nguyên phát do kháng thể, PHMD, tế bào limpho T tự phản ứng được mở rộng bằng vai trò của bổ thể, các enzyme hủy hoại của bạch cầu hạt trung tính, các limphokin.

*Xuất hiện hồng cầu, protein niệu.

+Viêm cầu thận dẫn đến sự tổn thương nội mô mạch máu cầu thận, dẫn dến xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu.

+ Quá trình viêm cầu thận dẫn đến sự tổn thương màng lọc, tăng tính thấm thành mạch, màng lọc mất tính tích điện âm và làm rộng lỗ lọc dẫn đến tăng sự khuếch tán protein qua màng.

Tại sao bệnh nhân dễ bị nấm miệng? - Nấm là loại kháng nguyên ngoại sinh, sau khi xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài. Bằng quá trình nhập nội bào hoặc thực bào, chúng được đưa vào các TB trình diện kháng nguyên (APC) và được xử lí thành các mảnh nhỏ trình diện trên các phân tử MHC lớp II. - Tế bào đặc trách nhiệm nhận biết kháng nguyên này là lympho T có dấu ấn CD4 trong đó TDTH có vai trò quan trọng trong quá mẫn muộn. - Tuy nhiên TDTH được hoạt hóa bởi Interleukin2 do tế bào Th tiết ra. Mà Th là đối tượng đích của VRHIV, nó làm giảm số lượng cũng như chức năng của Tb này (TDTH giảm, giảm ĐƯMD. - Đồng thời ĐTB thường xuyên bị nhiễm HIV vì vậy giảm kháng nguyên hóa ứng động, giảm tiết Interleukin1 (hoạt chất cần thiết để hoạt hóa Th) giảm sự bộc lộ MHC lớp II do vậy giảm sự trình diện kháng nguyên. 5. Tại sao bệnh nhân dễ mắc lao? - VK lao là 1 VK lây qua đường hô hấp. Ở người bình thường chúng ta vẫn dễ nhiễm lao tiềm ẩn. Nhưng đối với bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thì lại dễ chuyển từ nhiễm lao sang mắc lao. Khả năng lao nhiễm trở thành lao bệnh ở bệnh nhân này có thể là do sức đề kháng của cơ thể giảm, làm thuận lợi cho sự phát triển của VK lao và lao nhiễm tiến triển thành lao bệnh. VK phát triển mạnh trong các ĐTB, phá vỡ TB và xâm nhập vào ĐTB khác. Đây cũng là vi khuẩn nội bào nên muốn tiêu diệt nó phải nhờ ĐƯ MD qua trung gian tế bào

- Sau khi xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài. Bằng quá trình nhập nội bào hoặc thực bào, chúng được đưa vào các TB trình diện kháng nguyên (APC) và được xử lí thành các mảnh nhỏ trình diện trên các phân tử MHC lớp II. - Tế bào đặc trách nhiệm nhận biết kháng nguyên này là lympho T có dấu ấn CD4 trong đó TDTH có vai trò quan trọng trong quá mẫn muộn. - Tuy nhiên TDTH được hoạt hóa bởi Interleukin2 do tế bào Th tiết ra. Mà Th là đối tượng đích của VRHIV, nó làm giảm số lượng cũng như chức năng của Tb này (TDTH giảm, giảm ĐƯMD. - Đồng thời ĐTB thường xuyên bị nhiễm HIV vì vậy giảm kháng nguyên hóa ứng động, giảm tiết IK1 (hoạt chất cần thiết để hoạt hóa Th) giảm sự bộc lộ MHC lớp II do vậy giảm sự trình diện kháng nguyên. 6. Tại sao chưa có vacxin chống VR? - Bộ gen của Hiv luôn thay đổi tính di truyền do đó tính kháng nguyên biến đổi, nên trốn tránh được sự tiêu diệt của kháng kháng thể vật chủ- Đáp ứng miễn dịch của vật chủ còn nghèo nàn và yếu, ít hiệu quả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro