minh english 456

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH

+) Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + Động từ ở dạng quá khứ phân từ. 

- Giải thích:

+ Nếu chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là danh từ, ngữ danh từ số nhiều ta dùng HAVE

+ Nếu chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là danh từ, ngữ danh từ số ít, ta dùng HAS

+ Dạng quá khứ hoàn thành của một động từ đa số được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.

WANTED  --> WANTED

NEEDED  --> NEEDED

Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:

1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE  --> DATED, LIVE  --> LIVED...) 

2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY  --> TRIED, CRY  --> CRIED...)

3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP  --> STOPPED, TAP  -->TAPPED, COMMIT  --> COMMITTED...)

4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.

+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ hoàn thành BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ hoàn thành không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ hoàn thành của một động từ nằm ở cột thứ 3 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ - ta sẽ học thì quá khứ ở bài sau- và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:

DO --> DID

GO  --> GONE

SPEAK  --> SPOKEN

WRITE  --> WRITTEN 

* Công thức thể phủ định:

  Chủ ngữ + HAVE hoặc HAS + NOT + Động từ ở dạng quá khứ phân từ. 

 Công thức thể nghi vấn:

  HAVE hoặc HAS + Chủ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ phân từ ? 

2.THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN

* Công thức thể khẳng định:

  Chủ ngữ + TO BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) 

+ Khi thêm ING ngay đằng sau động từ nguyên mẫu, cần nhớ vài quy tắc sau:

Nếu động từ tận cùng bằng 1 chữ cái E, bỏ E đi rồi mới thêm ING ( RIDE --> RIDING)

Nếu động từ tận cùng bằng 2 chữ cái E, thêm ING bình thường, không bỏ E ( SEE --> SEEING)

Nếu động từ tận cùng bằng IE, đổi IE thành Y rồi mới thêm ING (DIE --> DYING)

Nếu động từ đơn âm tận cùng bằng 1 và chỉ 1 trong 5 nguyên âm (A, E, I, O, U) với một và chỉ một phụ âm, ta viết phụ âm đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ING. ( STOP --> STOPPING, WRAP --> WRAPPING, SHOP  --> SHOPPING...)

* Công thức thể phủ định:

  Chủ ngữ + TO BE + NOT + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) 

* Công thức thể nghi vấn:

  TO BE + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có) ? 

3. QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI TO BE

* Công thức thể khẳng định:

Chủ ngữ + WAS hoặc WERE + Bổ ngữ nếu có.

4.QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG

* Công thức thể khẳng định:

  Chủ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ + Bổ ngữ (nếu có).

- Giải thích:

+ Xét theo đa số, dạng quá khứ của một động từ được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó.

WANTED  --> WANTED

NEEDED  --> NEEDED

Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết:

1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE  --> DATED, LIVE  --> LIVED...) 

2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY  --> TRIED, CRY  --> CRIED...)

3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP  --> STOPPED, TAP  -->TAPPED, COMMIT  --> COMMITTED...)

4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường.

+ CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ của một động từ nằm ở cột thứ 2 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc:

DO -->DID

GO  -->WENT

SPEAK  --> SPOKE

WRITE  --> WROTE 

 Công thức thể phủ định:

  Chủ ngữ + DID + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có)

+ Công thức thể nghi vấn:

  DID + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) ? 

5.THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG

* Công thức thể khẳng định:

      Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ

-Lưu ý:

+ Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ. 

+ Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ.

+ Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ.

+ Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ như sau:

+ ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG LÀ CH, O, S, SH, X, Z THÌ TA THÊM ES. Ví dụ:

WATCH -->HE WATCHES...

GO --> SHE GOES...

DO --> HE DOES...

MISS -- SHE MISSES...

WASH --> HE WASHES...

MIX --> SHE MIXES...

DOZE --> HE DOZES...

+ KHI ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG BẰNG Y, TA ĐỔI Y THÀNH I RỒI THÊM ES: FLY --> IT FLIES...

+ TẤT CẢ CÁC ĐỘNG TỪ CÒN LẠI, TA THÊM S.

* Công thức thể phủ định:

  Chủ ngữ + DO hoặc DOES + NOT + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 

* Công thức thể nghi vấn:

  DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ ?  

* 3 Loại câu hỏi với thì hiện tại đơn của động từ thường:

- Câu hỏi YES - NO:

+ Cấu trúc : giống như thể nghi vấn trên đây.

+ Cách trả lời:

Nếu trả lời YES: YES, Chủ ngữ + DO hoặc DOES (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở trên có đề cập)

Nếu trả lời NO: NO, Chủ ngữ + DO NOT hoặc DOES NOT  (tùy theo chủ ngữ, quy tắc ở trên có đề cập)

 + Thí dụ:

DO YOU UNDERSTAND WHAT I SAID? = Bạn có hiểu điều tôi vừa nói không?

Trả lời YES: ---> YES, I DO.

Trả lời NO: ---> NO, I DON'T. 

- Câu hỏi OR:

+ Cấu trúc:

  DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ 1 + OR + Bổ ngữ 2 + Bổ ngữ 3 (nếu có)? 

+ Cách trả lời:

Chủ ngữ + Động từ phù hợp + Bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3 (tùy theo người trả lời) 

Lưu ý:

Động từ phù hợp là phải được chia tương ứng theo chủ ngữ, phần trên đây có giải thíc.

Ta có thể rút ngắn câu trả lời bằng cách bỏ chủ ngữ và động từ, chỉ trả lời với bổ ngữ 1 hoặc 2 hoặc 3...

+ Thí dụ:

Hỏi: DO YOU LIKE COFFE OR TEA? = Bạn thích cà phê hay trà?

Trả lời: I LIKE COFFEE. (nếu thích cà phê) --------> Cách trả lời gọn hơn: COFFEE.

Trả lời: I LIKE COFFEE  (nếu thích trà) ---------------> Cách trả lời gọn hơn: TEA.

- Câu hỏi WH:

+ Cấu trúc:

  Từ WH + DO hoặc DOES + Chủ ngữ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ (nếu có) ?

+ Cách trả lời: theo nội dung câu hỏi, công thức giống như công thức thể khẳng định ở trên. 

+ Thí dụ:

Hỏi: WHY DO YOU DISLIKE HIM? = Tại sao bạn ghét anh ta?

 Trả lời: BECAUSE HE IS ARROGANT. =Tại vì anh ta kiêu căng.

6.THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN

* Công thức thể khẳng định:

  Chủ ngữ + TO BE Ở DẠNG QUÁ KHỨ + Động từ nguyên mẫu thêm ING + Bổ ngữ (nếu có).

- Lưu ý:

+ TO BE ở dạng quá khứ chỉ có 2 biến thể WAS và WERE, tùy theo chủ ngữ mà dùng WAS hay WERE.

+ WAS được dùng cho chủ ngữ là I, HE, SHE, IT hoặc bất cứ chủ ngữ số ít nào

+ WERE được dùng cho chủ ngữ là WE, YOU, THEY hoặc bất cứ chủ ngữ số nhiều nào. 

- Thí dụ:

+ I WAS WATCHING TV WHEN YOU CALLED. = Lúc bạn gọi điện thoại đến, tôi đang xem Tivi.

+ WHEN THEY WERE PLAYING SOCCER, IT STARTED TO RAIN. = Họ đang đá bóng thì trời bắt đầu mưa.

* Công thức thể phủ định: THÊM NOT sau TO BE ở công thức thể khẳng định.

- Viết tắt:

+ WAS NOT = WASN'T

+ WERE NOT = WEREN'T

- Thí dụ:

+ I WAS NOT SLEEPING. I WAS HAVING MY EYES CLOSE TO RELAX. = Lúc đó tôi đâu có ngủ, tôi nhắm mắt để thư giãn. 

* Công thức thể nghi vấn:  Đem TO BE ra trước chủ ngữ.

- Có thể thêm từ WH trước TO BE để tạo ra câu hỏi WH.

- Thí dụ:

+ WHAT WERE YOU DOING AT 10 O'CLOCK LAST NIGHT? = Tối qua lúc 10 giờ anh đang làm gì? 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro