MINH MẠNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5.1. Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách

Gia Long lên ngôi rồi Minh Mạng kế vị là sau cả một quá trình nội chiến lâu dài, bộ máy hành chính yếu kém ít hiệu lực, do đó phải cải cách hành chính làm cho bộ máy hành chính mạnh lên đủ để quản lí một đất nước thống nhất, rộng lớn chưa từng có.

Dưới thời Gia Long cơ chế hành chính vẫn còn nhiều tầng, Bắc thành và Gia Định thành cho hai vị Tổng trấn đứng đầu, quyền hạn rất lớn, dường như một phó vương cai quản một phần ba đất nước. Tình trạng đó thường dẫn đến lạm quyền và có nguy cơ tiến vị. Tất cả đều biểu lộ cái chưa thống nhất trước yêu cầu cần phải thống nhất quốc gia.

Để giải quyết yêu cầu trên, Gia Long đã tiến hành một bước đổi mới cơ chế quản lí đất nước, trong đó có bộ máy hành chính mà sau này Minh Mạng kế tục hoàn thiện – một sự hoàn thiện mang tính cải cách

5.2. Nội dung của cuộc cải cách

Cải cách hành chính của Minh Mạng diễn ra vào nửa đầu thế kỷ XIX, khi xã hội phong kiến Việt Nam đã lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Đó là khủng hoảng của một nền kinh tế phong kiến lạc hậu, kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hóa tiền tệ đã khởi sắc từ cuối Trần được đẩy mạnh thời Lê sơ (tuy còn bị hạn chế bởi chính sách trọng nông ức thương). Quá trình tiếp xúc với thị trường thế giới trong thời Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn phân tranh rồi phát triển tiếp trong thời Tây Sơn ngắn ngủi... bị đình trệ.

Minh Mạng không nhằm giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng ấy mà trước mắt chỉ nhằm giải quyết khủng hoảng thiết chế chính trị đang diễn ra sâu nặng, cấp thiết phải giải quyết mới củng cố được vương triều. Bắt đầu với việc củng cố hệ tư tưởng Khổng giáo - Tống Nho, củng cố hệ tư tưởng bảo thủ, đề cao tuyệt đối cương thường Nho giáo “quân thần, phu phụ, phụ tử”, lấy đó làm cơ sở để đào tạo nhân tài, bỏ ngoài tai mọi đề nghị cải cách đổi mới, mở cửa ra bên ngoài tiếp thu những tinh hoa mới của thời đại. Trên cơ sở đó thực hiện cải cách hành chính một cách quy mô.

ØPhân chia lại địa giới và các cấp hành chính

Đến Gia Long vẫn còn các cấp thành, doanh, trấn, thì nay Minh Mạng bỏ hết, thống nhất lãnh thổ thành 30 tỉnh. Theo đó, phân đặt cấp tỉnh (năm 1831, Minh Mạng chia các doanh, trấn từ Quảng Trị trở ra làm 18 tỉnh. Năm 1832 từ Thừa Thiên trở vào thành 12 tỉnh); phân đặt cấp trực thuộc tỉnh : phủ, huyện, châu ; phân đặt cấp xã dưới phủ, huyện, châu; bảo lưu cấp tổng đã có từ thế kỷ XVII làm cấp trung gian đô đốc xã.

Chính quyền 4 cấp được bắt đầu hoạch định từ đây. Đó là cái sáng tạo thành công trong cải cách hành chính của Minh Mạng mà đến nay chúng ta còn kế thừa.

ØCải cách bộ máy hành chính

1- Bãi bỏ chức tham tụng (tức tể tướng dễ lộng quyền) thay bằng một nội các do 4 viên quan hàng tam, tứ phẩm cùng quản lý.

2- Đặt ra cơ mật viện có nhiệm vụ dự bàn những việc cơ mưu, trọng yếu giúp đỡ việc quân sự.

3- Kế thừa cơ chế đã có về lục bộ (lại, hộ, lễ, binh, hình, công) đứng đầu là thượng thư (còn gọi là tổng đốc) và lục tự đứng đầu là các tự khanh để giám sát kiềm chế lẫn nhau.

4- Cải cách các cơ quan chuyên trách về văn hóa như :

Quốc tử giám do đốc học và phó đốc học đứng đầu nhằm cải tiến việc giáo dục, tuyển sinh, khoa cử. Hàn lâm viện, đứng đầu là chưởng viên học sĩ và trực học sĩ, chuyên việc từ hàn như soạn thảo các chiếu, sách, chế, cáo, biểu, thư từ ngoại giao, sắc phong, văn bia...

5- Cải cách cơ quan thông vận, như thông chính sử ty chuyên vận chuyển giấy tờ, văn thư, sổ sách giữa triều đình và các địa phương; bưu chính ty chuyên trách chuyển vận công văn toàn quốc.

6- Cải cách cấp tỉnh - đặt tổng đốc đứng đầu tỉnh lớn, tuần phủ đứng đầu tỉnh nhỏ. Tổng đốc có thể kiêm hạt 1 hay 2 tỉnh nhỏ.

7- Cấp phủ, huyện, châu thì đặt tri phủ (tri phủ có thể kiêm hạt 1 hay 2 huyện, châu).

8- Cấp xã là cấp cơ sở có xã trưởng và phó xã trưởng (sau đổi là lý trưởng, phó lý) do dân bầu lên, nhà nước phê duyệt, có các kỳ mục giúp việc. Xã có dưới 50 người đặt một lý trưởng. Xã hơn 50 người có một phó lý. Hơn 150 người có 2 phó lý...

5.3. Đánh giá cuộc cải cách của Minh Mạng

5.3.1. Điểm tích cực

Xuất phát từ quyền lợi vương triều và yêu cầu độc lập, thống nhất của dân tộc, cải cách đã đem lại những hiệu nhất định. Thành công của cải cách là đã đảm bảo được cơ chế tập quyền cao độ của nền quân chủ chuyên chế

- Cuộc cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh được thực hiện đã củng cố chế độ trung ương tập quyền, tập trung mọi quyền lực vào Hoàng đế. Ngược lại, chế độ trung ương tập quyền được tăng cường có tác dụng thúc đẩy bộ máy chính trị hoạt động tốt hơn, có hiệu quả hơn.

- Cuộc cải cách được tiến hành từng bước từ trung ương đến địa phương, xuống cơ sở và luôn luôn có kế thừa cái cũ...tiến hành một cách thận trọng nên có kết quả. Bảo đảm được sự tập trung, thống nhất trong quản lí hành chính của của một quốc gia đa dân tộc, đã trải qua nhiều năm chiến tranh.

- Cuộc cải cách đã củng cố và tăng cường chế độ giám sát toàn bộ nền hành chính quốc gia...khiến cho bộ máy hành chính thời kì này hoạt động hữu hiệu hơn, hạn chế bớt sự tha hóa mà nền hành chính quân chủ mắc phải.

- Cao nhất là tăng cường được tính thống nhất quốc gia trên một lãnh thổ rộng lớn mà trước đây chưa từng có – một yêu cầu đang vô cùng quan trọng lúc bấy giờ.

5.3.2. Mặt hạn chế của cuộc cải cách

Hiệu lực của cải cách đáng ra phải làm cho quốc thái dân an. Nhưng trong thực tế lại chưa đạt được ý đồ như Minh Mệnh mong muốn. Đó là những hạn chế mà Minh Mệnh không vượt qua nổi.

Thứ nhất và cơ bản nhất là không đổi mới được tư duy: Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, mọi cuộc cải cách, đổi mới sở dĩ thành công được trước hết là nhờ ở đổi mới tư duy của người chủ trì cải cách. Trong 10 cuộc cải cách, đổi mới từ cải cách hành chính của họ Khúc đến phong trào đổi mới đầu thế kỷ thứ XX thì có 9 cuộc đều có đổi mới tư duy. Riêng cải cách của Minh Mệnh thì vẫn duy trì tư duy bảo thủ, lạc hậu của phong kiến Tống Nho.

Thứ hai là chú trọng củng cố vương quyền hơn là cải thiện dân sinh: Kinh tế Việt Nam sau nhiều năm chiến tranh bị suy yếu, kiệt quệ. Đời sống nhân dân, chủ yếu là nông dân rất khổ cực. Khởi nghĩa nông dân nổi lên như ong. Trong tình hình đó, đáng lẽ cải cách phải lấy kinh tế - xã hội làm đầu, sao cho “dân an” thì mới có được “quốc thái”. Nhưng Minh Mệnh lại chú ý trước hết đến cải cách hành chính, chủ yếu nhằm củng cố quyền lực của vương triều Nguyễn. Hay cũng có thể nói là củng cố cái gốc mà bỏ lơi cái ngọn.

Thứ ba là tư tưởng củng cố đế nghiệp phong kiến đã lỗi thời trước yêu cầu phải mở cửa nhìn rộng ra thế giới cả phương Đông lẫn phương Tây. Về đối ngoại, chính tinh thần Tống Nho: Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ của Khổng giáo đã dẫn đến tư tưởng tự ti nước nhỏ của các vua chúa nhà Nguyễn, cung cúc tận tụy tôn thờ vương triều Mãn Thanh mà lúc đó đã đến suy tàn. Còn đối với các nước nhỏ láng giềng, cùng với việc xưng đế hiệu từ Gia Long là việc biểu thị “tinh thần sô vanh nước lớn”. Tất cả chỉ gây nên sự suy yếu của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hệ quả tiêu cực của cải cách là bộ máy phong kiến quan liêu độc đoán đó càng được củng cố chặt chẽ bao nhiêu thì sự đổi mới tư duy, canh tân đất nước càng khó khăn, chậm trễ bấy nhiêu.

Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến khi bọn phương Tây xâm lược đến đã không đề kháng nổi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro