Nhóm 2: Tìm lại ước mơ! (Chap 1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lòng thành phố bắt đầu một ngày nắng buông mình không ngần ngại.

Hôm nay là một ngày bình thường như bao ngày khác. Tôi đã thức dậy từ rất sớm để đi tập thể dục buổi sáng. Nhìn tấm ảnh của bà đặt ở đầu giường, lòng tôi lại dâng lên nỗi trống trải. Nụ cười ngày nào đã mãi tắt, chúng tôi thậm chí còn chưa kịp có những đứa con đáng yêu, có một mái ấm hạnh phúc thì bà ấy đã đi mất, bỏ lại tôi bơ vơ vô định trong kiếp sống nhân gian.

Bầu trời vẫn trong xanh, vài tia nắng dịu dàng soi rọi khu vườn nhỏ mà hai vợ chồng chúng tôi đã từng một thời vun xới. Từ đó đến giờ, chưa một ngày nào tôi bỏ bê khu vườn này. Luống hoa mới gieo và chăm sóc hôm nào giờ đã nở rộ. Tôi vừa say sưa nhìn ngắm những bông mười giờ, nhánh tường vi vừa tưới nước cho chúng sau khi đã tập thể dục về, trong lòng tự hỏi tại sao người già như mình lại có cái thú vui làm vườn này. Có lẽ là vì tình cảm của tôi dành cho bà ấy, những kỉ niệm trong hồi ức đã khiến tôi trân trọng và muốn vun đắp những đóa hoa. Bà chính là người phụ nữ mà tôi muốn dành trọn đời mình để yêu thương, để quan tâm và luôn là bông hoa đẹp nhất trong mắt tôi. Công việc làm vườn buổi sáng đã hoàn tất, tôi vào nhà nhâm nhi một tách trà và đọc tờ báo buổi sớm, sau đó còn phải đến côi nhi viện thăm bọn trẻ nữa.

Bấm bụng là sẽ vào nhà dọn dẹp vài thứ, nhưng vừa bước đi đầu tôi lại ập đến cơn đau nhức. Đưa tay lên xoa xoa huyệt thái dương, tôi thở dài, sức khỏe ngày một suy yếu dần. Tôi chẳng buồn ăn uống gì, da dẻ xanh xao, thân hình gầy và cao lêu đêu. Một ông già gầy gò ốm yếu.

Tôi cố gắng bước đi với cái chân tê của mình, ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh cửa sổ, nhìn ra thế giới ngoài kia đang không ngừng tấp nập. Tôi và bà quen nhau từ hồi tôi bắt đầu phải nhập ngũ, lúc đó đất nước đang thôn tính thêm cả Nhật Bản, tôi phải sang tận bên đó tham gia kháng chiến. Bà lưu luyến không rời, chiến tranh phi nghĩa vẫn cứ thế nổ ra, không thể ngăn lại, tôi phải lên đường, theo đoàn quân mang thí nghiệm chết chóc sang đất nước bé nhỏ. Tôi gằn lòng mình phải cố sống sót cho đến ngày trở về.

Ngày trở về, vui mừng khôn xiết, bà - Dorothy thân yêu đã đứng ngoài ga tàu đợi tôi. Vẫn nụ cười, ánh mắt ấy, chúng tôi đã thề sẽ sống bên nhau thật hạnh phúc. Chẳng ai biết trước được điều gì, khi ngẫm ra được chân lí này thì cũng đã quá muộn. Đời người dài lắm, nhưng hạnh phúc thì ngắn ngủi. Bà bỏ tôi đi vào ngày mùa đông giá rét, khi không thể chống chọi thêm với bệnh tật.

"Khi không còn em, anh phải sống cho chính mình, hãy làm những gì anh muốn! Alex yêu dấu!"

Tôi tuyệt vọng, chìm đắm trong sự cô đơn suốt hai mươi năm trời, không còn bà ấy, mục đích sống cũng chẳng còn nữa.

Tôi mãi đắm chìm vào nỗi nhớ quá khứ để rồi quên đi hiện tại. Tiếng ông bạn hàng xóm gọi tôi:

"Ông bảo hôm nay đi khám bệnh mà, quên rồi sao mà ngồi ngẩn ngơ đó?"

Tôi gật gù, đóng tất cả các cửa ngõ trong nhà, khoác tạm chiếc áo cũ rồi lên đường.

...

Sau khi hoàn tất các thủ tục xét nghiệm, tôi ngồi ở hành lang chờ kết quả. Tiếng cô y tá gọi tên tôi rồi bảo vào phòng chờ bác sĩ. Tôi cầm trên tay phiếu kết quả, đập vào mắt ba chữ ung bạch cầu khiến tôi gần như ngã quỵ. Tôi thất thểu bước vào phòng, nhìn vào khuôn mặt đang tái mét trong gương lại càng thêm sợ hãi. Bác sĩ trấn an tôi, nhẹ nhàng bảo tôi ngồi xuống rồi hỏi:

"Chào ông! Tôi là Nicolas, bác sĩ chuyên khoa!"

"Chào ngài! Tôi là Alex Hawking!"

"Vâng! Ông Hawking! Kết quả xét nghiệm cho thấy ông bị ung thư bạch cầu! Bệnh này thường được biểu hiện bằng các triệu chứng: ăn không ngon miệng, người mệt mỏi, da xanh tái và hay chảy máu chân răng!".

Tôi gật đầu, quả thật là có những triệu chứng đó.

"Bệnh này có thể xuất hiện ở những người sống gần vùng nhiễm phóng xạ! Cho hỏi hồi xưa ông có tham gia chiễn tranh hay không?"

"Đúng vậy! Tôi có tham gia chiến tranh thử nghiệm bom hạt nhân tại Nhật Bản!"

"Đây chính là di chứng của nhiễm phóng xạ! Bệnh này nếu muốn kéo dài sự sống phải tiến hành phẫu thuật thay tủy. Xin hỏi bác có đồng ý không ạ?"

"Tôi... Đuo... Được!"

"Ông có thể cho tôi biết mình thuộc nhóm máu gì không? Ông còn người thân chứ?"

"Tôi không còn người thân nào nữa! Nhóm máu của tôi là... AB có RH!!!"

"A... AB có RH?!" - Bác sĩ sửng sốt.

"Vâng!"

"Lạy Chúa tôi! Đây là nhóm máu rất hiếm! Ông biết chứ?! Có lẽ việc tìm được người có tủy thích hợp để thay thế sẽ chẳng khác gì mò kim đáy bể!"

"Tôi biết!"

Tờ khám bệnh trên tay tôi bị nắm chặt gần như vò nát. Những điều sau bác sĩ nói gì, tôi không nghe rõ nữa. Đầu óc tôi chỉ quay cuồng xoáy theo bốn chữ ung thư bạch cầu. Xung quanh tôi như tối sầm lại, tôi mệt mỏi quá!

Những cơn đau nhức kéo tôi về hiện thực. Tôi tỉnh giấc thì nhận ra mình đang ở trong phòng bệnh, tay trái bị châm kim chuyền nước. Mùi thuốc khử trùng bệnh viện làm tôi khó chịu, y tá rút kim chuyền cho tôi, nhỏ nhẹ:

"Ông tỉnh rồi à?"

Tôi nheo đôi đồng tử, cố gắng nhớ về những chuyện vừa xảy ra. Cô y tá tiến lại gần tôi kiểm tra và nói:

"Ông do mệt mỏi quá độ và sốc nên đã ngất xỉu. Con ông đâu rồi?"

Tôi lẩm bẩm trả lời: "Tôi không có!". Y tá sửng sốt nhìn tôi rồi im bặt, chẳng nói tiếng nào như thương hại. Không khí trong phòng yên ắng đến lạ kỳ, tiếng đồng hồ kêu xen lẫn tiếng ho của lão cùng phòng.

"Hai ông cũng làm quen với nhau đi. Ông ấy cũng bị bệnh ung thư bạch cầu, nhưng đến giai đoạn cuối rồi!" - cô y tá thì thầm.

Tôi gật đầu, nhìn bầu trời kia qua khung cửa sổ. Trời vẫn xanh, mây vẫn êm đềm, chỉ có tôi không còn như trước nữa. Cô y tá rời đi. Tôi vén chiếc chăn, nhẩm bụng sẽ dạo quanh khuôn viên bệnh viện cho thong thả. Những đóa hoa ngoài kia, vẫn cứ tự tin mà hiến dâng sắc đẹp cho đời, không ngại ngùng, e ấp. Tôi, một thời sống như thế, cống hiến tuổi trẻ cho tổ quốc, không ngại ngần mà xông pha. Thật hoài niệm! Cuốn băng quá khứ chậm rãi tua trong ký ức...

Không khí ngột ngạt của bệnh viện đã sớm khiến tôi thấy khó chịu, đành tìm đến một không gian yên tĩnh hơn để thư giãn và quên đi vài điều không nên nhớ.

Phía sau cái nơi người ta ngày ngày tấp nập đến chữa bệnh lại khác hẳn với mọi thứ đằng trước, bình yên hơn, xanh tươi hơn biết chừng nào. Tiếng đàn chim líu lo trên cành sớm khiến tôi mê mẩn, ước gì tôi hiểu được chúng thì hay biết mấy, ít ra vẫn còn kẻ bầu người bạn, ít ra còn giết thêm chút thời gian khi hòa chung tiếng hát cùng chúng. Tôi cố đi đến băng ghế đá chỗ vườn hoa để nghỉ ngơi. Mùa này, hoa trong vườn đua nhau nở rộ, nhưng... không hiểu sao tôi không muốn nhìn chúng nữa. Những đóa hoa ấy như bản nhạc của một quá khứ, chúng đang vang lên những điệp khúc quen thuộc, và tôi biết, những thanh điệu ấy thật bi thương và sầu thảm.

Tôi cứ nghĩ rằng: tuổi già thì sức phải yếu, lại thêm căn bệnh ung thư ngày ngày mang đến đau đớn, khi ấy, một ông già như chúng tôi sẽ lộ ra vẻ xanh xao, tiều tụy, đờ đẫn. Nhưng không hiểu bằng cách nào lão cùng phòng bệnh với tôi có thể tươi cười vui vẻ như không có chuyện gì, lão hồng hào, ăn uống tự do khi bệnh đã đến giai đoạn cuối, tôi để ý thấy tay lão có hình xăm, chắc chắn thời trẻ lão là một tay chơi. Đôi khi nhìn lão đọc sách, nhâm nhi tách trà thơm, vừa chăm chú xem từng chữ từng chữ trong quyển "Chiếc Lá Cuối Cùng" thôi mà tôi lại ghen tị. Nhiều lúc muốn mở lời chào hỏi với lão già ấy nhưng ngẫm nghĩ lại thấy làm phiền người ta quá nên thôi.

Chiếc đồng hồ tích tắc tích tắc mãi không ngừng, thời gian bỏ qua mọi thứ mà nhanh chóng chạy về phía tương lai. Hôm ấy bác sĩ gọi tôi đến phòng khám để theo dõi bệnh tình. Tôi ngồi lặng thinh, chỉ gật gật đầu chứ không nói năng câu nào. Thực sự tôi cảm thấy cuộc sống bây giờ thật quá nhàm chán, ước chi có luống hoa để tôi khỏi suy nghĩ những thứ xa xôi mà lo chăm bón cho chúng. Tự nhiên lại thèm được ngửi thấy hương thơm ngào ngạt có hòa chút nồng nàn của mấy bông hồng ở nhà.

"Thưa ông, đây là kết quả kiểm tra lần này!"

Những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu bị phá vỡ khi tiếng nói của y tá vang lên.

Chậm rãi, tôi nhận lấy tấm phiếu cô ấy đưa, mắt hơi ngấn lệ, sao vậy? Bệnh đã chuyển biến xấu hơn, việc tìm kiếm người có nhóm máu phù hợp vẫn vô vọng. "Dorothy ơi! Anh sắp đến rồi!"

"Cảm ơn bác sĩ..." - Tôi nói nhẹ rồi đứng lên, toan rời khỏi.

Bỗng chợt một giọng nói cất lên:

"Ông Alex, nếu thời gian này có mệt mỏi hay cần gì, nhớ hãy báo cho chúng cháu nhé!

Cô y tá như muốn an ủi tôi nên cố tình chạy đến và dìu tôi lên cầu thang.

"Cảm ơn!"- Chỉ có thế. Tôi trở lại cái giường nhỏ trắng tinh của mình.

Lúc này, mọi thứ rất yên tĩnh, ông bạn cùng phòng đang ngủ say, lão mơ thấy gì đó rồi khẽ cười.

"Chiếc Lá Cuối Cùng". Tôi đã nghe qua tên của nó nhưng mãi vẫn chưa đọc được, tôi nhẹ nhàng cầm quyển sách lên, lật trang đầu tiên, rồi sang trang hai, trang ba, cứ mãi thế, chừng một tiếng sau.

"Ông còn chưa hỏi mượn đâu đấy!"

Tôi giật mình, thì ra là giọng ông bạn già kia, lão cười, rồi từ từ ngồi dậy.

"Ông thấy nội dung nó thế nào? Cảm động nhỉ? Chắc rằng ông vẫn chưa đọc đến lúc cụ Behrman vẽ chiếc lá cho Johnsy."

Đây là câu chuyện có cái kết buồn. Tôi đoán thế. Thực sự quyển sách này đã gây được chút gì đó gọi là nội tâm ngay từ những trang đầu tiên.

"Thật điên rồ khi nghĩ rằng sẽ chẳng còn cơ hội nào cho ta nữa, ông bạn nhỉ?" - Lão ấy tiếp tục hỏi tôi.

" Ừ!" - Tôi chỉ đáp vỏn vẹn.

Lão đứng lên, xin lại quyển sách từ tôi, mắt nhắm lại đứng im.

"Chỉ vì một suy nghĩ điên rồ mà lại khiến một người mãi mãi ra đi nhưng cũng nhờ người ấy mà thêm một người được cứu. Tôi cứ nghĩ rằng, sao nhân vật Johnsy ấy lại cho rằng mình không thể vượt qua trở ngại của cuộc sống chứ? Dù cho cái lá kia có rơi đi chăng nữa thì cô ta vẫn còn nhiều cơ hội để khiến thời gian trên cõi đời này kéo dài thêm kia mà, sao không như cụ Behrnam, nghĩ ra cách giúp cho cõi lòng thôi có những suy nghĩ mơ hồ, lo toan, sao không thử sống thật lạc quan?"

Lão nói rất nhiều, nhiều và nhiều. Tôi muốn nghe tiếp những lời của lão nhưng cơn ho khan kéo đến khiến lão ngồi phịch xuống giường.

"Ông không sao chứ?" -Tôi hơi lo lắng.

Đáp lại ánh mắt đầy những âu lo của tôi, lão chỉ cười, bảo:

" Sinh, lão, bệnh, tử, đó là điều không thể tránh khỏi, chỉ có điều hãy sống sao cho đúng đừng vì những lo toan nhất thời mà hối hận về sau... Nhưng e rằng, tôi không còn đủ sức nữa. À! Gọi tôi là Jonathan nhé!" .

"Jonathan gì cơ?" - tôi chưa kịp hỏi đầy đủ họ tên, lão đã nằm xuống, chìm vào giấc ngủ.

Tôi thở dài, bắt đầu suy nghĩ về những lời ông ta vừa nói. Quả đúng là tôi đã quá quan trọng về căn bệnh mình mắc phải, nhưng biết sao được khi những con chữ cứ luẩn quẩn mãi trong đầu, tôi còn chưa sẵn sàng để rời khỏi thế giới này, còn nhiều thứ muốn làm trước khi đi, nhưng bệnh tình đã thế, thôi đành để thời gian lấp đầy.

Từ bao giờ tôi đã không thể bước đi nổi, mỗi bước dường như thật nặng nề biết bao. Đôi vai gầy nặng trĩu, mỗi lần vịn lấy lan can cầu thang hay cố vươn lấy cốc nước đầu giường, tôi lại cắn răng chịu đựng sự đau buốt truyền đến. Mặc kệ mọi thứ ngoài kia giờ ra sao, cũng đã sắp đến lúc rồi... mỗi ngày trôi qua, chỉ có tôi và lão bạn cùng phòng cùng tâm sự, trò chuyện giết thời gian.

Hôm ấy, ông bạn cùng phòng tôi bệnh trở nặng, các y bác sĩ phải chuyển gấp đến phòng cấp cứu, khi cánh cửa đóng lại, tôi bắt đầu cảm thấy trống vắng vô cùng. Hằng ngày, hằng giờ, lúc nào ông bạn già ấy cũng mang những triết lí cuộc sống kể cho tôi, luôn miệng kể về ước mơ của mình, Jonathan luôn khiến tôi bật cười bằng những câu chuyện nhảm nhưng nhỡ đâu từ giờ trở đi, căn phòng sẽ chỉ còn một chiếc giường trống thôi thì sao?

Một tiếng sau, phòng cấp cứu mở toang cửa, những cô y tá đẩy một chiếc giường ra, bên trên là một thân hình bị che phủ bởi tấm vải trắng, có cô vào phòng tôi, thu dọn vài thứ của ông bạn già, tôi hỏi y tá:

" Jonathan sao rồi?" - Trong lòng tôi vẫn chưa thể tin được sự thật.

Cô y tá thở dài, sắc mặt buồn hiu, hai tay nhanh chóng thu dọn.

"Vì đã rất nguy kịch, ông đã mất sau đó, chúng tôi đã cố gắng hết sức... Thôi, ông cũng đừng buồn, chỉ là một sự giải thoát thôi.!"

Nói xong, cô y tá rời khỏi, căn phòng thật nhanh yên tĩnh trở lại, tôi buồn bã nhìn chiếc giường đối diện rồi quay sang nhìn cái đồng hồ đang đếm từng giây, từng phút trên bức tường trống. Khoảng không vô định trên bầu trời, chắc ông ta đã đến nơi. Giọt lệ nhẹ len khỏi khóe mắt, Jonathan chắc rất hạnh phúc khi thoát khỏi sự gông xích của bệnh tật. Cơn mưa ngang qua thành phố, giọng mưa đọng trên lá, trên mặt đất, trên mái nhà, trên luống hoa nơi tôi ngày xưa cùng bà vun xới, nó gột rửa những thứ rất đỗi đau buồn trong cuộc sống.

Một, rồi lại hai, tiếp đến là ba xong bốn ngày, tôi ăn không nổi nữa, lúc này đây mọi việc đi đứng đều cần người giúp đỡ. Thật tiếc những ngày còn khỏe mạnh, phải chi tôi tận dụng khoảng thời gian ấy để làm nhiều việc tốt đẹp hơn, phải chi tôi đến viếng mộ bà thêm lần cuối rồi đến trại mồ côi thăm mấy đứa nhóc nghịch ngợm, sao nghĩ lại mà xót xa quá.

Tôi chợt ho không ngừng, đầu nhức nhối, tay chân chẳng cử động được, nằm vật cuống giường, vài y tá đến rồi khẩn cấp đưa tôi đến phòng cấp cứu. Tôi không thể thích ứng nổi với mùi thuốc sát trùng nồng nặc, mắt nhòe đi, tôi thấy khó thở. Bác sĩ cấp thêm oxi, lời trấn an của mấy cô y tá vang vọng bên tai.

"Bác ơi, hãy cố gắng lên, sẽ nhanh chóng qua thôi."

Một bác sĩ nói với tôi. Nhận ra nhịp tim tôi bất thường, anh ta định lấy máy kích hoạt tim, vẻ mặt hết sức lo lắng. Nhưng tôi già rồi, sống thêm vài tháng vài năm chỉ khổ, sự dằn vặt của ung thư bạch cầu quá lớn, bây giờ tôi chỉ mong gặp lại "họ" ở "nơi đó" mà thôi.

"Cảm ơn..."

Tôi nhẹ nhàng trút hơi thở ấm cuối cùng của mình, đôi tay buông thõng, chỉ đủ sức nghe tiếng bác sĩ kêu lớn, máy kích hoạt tim giật tôi vài lần nhưng tôi đã yếu lắm rồi. Mắt nhắm nghiền, mọi âm thanh không rõ nữa, từ từ chỉ đủ nghe tiếng "Tít" kéo dài cạnh nơi tôi nằm. Tôi tiếc nhiều thứ vẫn tồn tại nơi đây, tôi vẫn còn tâm nguyện, phải chi ông trời cho tôi thêm một cơ hội, chỉ một mà thôi.

...

" Này ông anh. Ông anh ơi!"

Tôi giật mình, nhận ra mình đang ngồi trên chiếc giường bệnh quen thuộc. Sao lại vậy? Tôi bàng hoàng nhìn lại mọi thứ, nhìn ông bạn già đối diện với mình. Rồi quay sang lịch để bàn. Hôm nay là ngày mười lăm tháng bảy, nếu giấc mơ là thật chắc ông bạn già này đã ra đi từ lâu, không lẽ, ông trời đang muốn báo cho tôi biết được phần nào đó của tương lai? Chắc Ngài đã dùng giấc mơ đấy để giúp tôi nhận ra và cảm thấy thật nuối tiếc khi đã hoang phí quãng thời gian được sống của mình. Bỗng nhiên tôi thấy tinh thần thật phấn chấn, tay chân khỏe hẳn ra. Tôi mang câu chuyện trong giấc mơ kể cho Jonathan, lão lắng nghe say sưa, lấy tay vỗ vai tôi. Hình xăm trên tay lão làm tôi ái ngại.

"Có lẽ thời gian cũng không còn nhiều nữa. Bây giờ còn đủ sức ngồi nói chuyện với nhau, tại sao chúng ta không ra ngoài, làm những điều từ trước đến nay chưa bao giờ dám làm, thực hiện cả những ước mơ còn dang dở kia? Hay lại muốn đợi đến lúc nằm liệt tại chỗ, đầu trọc lốc vì trị xạ, trên người chằng chịt dây dợ mới khóc ròng hối hận?"

"Vậy theo ông thì phải làm sao? Jonathan yêu quý của tôi?"

Lão đứng lên, lôi trong ngực áo một tờ giấy, đưa cho tôi:

"Đằng nào cũng chết, chết vì ước mơ sẽ hạnh phúc hơn."

"Vậy chúng ta đi thôi, ông bạn!"


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro