mo dau

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trong ngành công nghiệp dầu khí công tác khoan

giếng là một trong những khâu rất quan trọng không

thể thiếu, thông qua giếng khoan để tiến hành việc

tìm kiếm thăm dò và khai thác sản phẩm và làm nhiều

công tác nghiên cứu tiếp theo.

Giếng khoan được xem là một công trình hình trụ

được thi công trong vỏ trái đất có chiều sâu lớn gấp

nhiều lần đường kính của nó.

Để tạo thành giếng khoan hiện nay hầu như chỉ

còn được thực hiện bằng phương pháp khoan xoay có

rửa. Để phá huỷ đất đá tạo thành lỗ khoan người ta

sử dụng choòng khoan. Căn cứ vào đặc điểm phá huỷ

của choòng trên đáy mà thân giếng khoan được tạo

thành bằng 2 kiểu sau:

- Khoan phá toàn đáy: Toàn bộ bề mặt đáy được

phá huỷ thành mùn khoan và được đưa lên mặt bởi dòng

tuần hoàn (chủ yếu là chất lỏng) được bơm xuống đáy

từ trên mặt.

- Khoan lấy mẫu: Chỉ một phần đất đá ở thành lỗ

khoan bị phá huỷ thành mùn theo hình vành khăn, còn

lõi đá ở giữa được lấy lên nguyên dạng (bằng ống

mẫu) gọi là mẫu lõi để nghiên cứu cấu trúc địa chất,

tính chất cơ lý và thành phần thạch học v.v...

Căn cứ vào công dụng của giếng khoan trong công

nghiệp dầu khí người ta chia giếng khoan thành 5

loại chính như sau:

1, Giếng khoang tìm kiến cấu tạo: Để nghiên cứu

kiến tạo, địa tầng, thạch học cũng như độ chứa sản

phẩm của một tầng nào đó.

2, Gếng khoan chuẩn: Để nghiên cứu điều kiện địa

chất và phương hướng tìm kiếm dầu khí ở những vùng

chưa được nghiên cứu kỹ.

3, Giếng khoan thăm dò: Để nghiên cứu tầng sản

phẩm cũng như giá trị công nghiệp của chúng. Để

khoanh giới hạn tầng dầu, khí, nước ở các vỉa khai

thác.

4, Giếng khoan khai thác: Dùng để lấy sản phẩm

dầu khí lên.

5. Giếng bơm ép: Được dùng để bơm nước, khí hoặc

không khí nhằm duy trì áp lực vỉa với mục đích kéo

dài thời gian khai thác tự phun.

+ Các phương pháp khoan trong khoan dầu khí:

Trước đây (khoảng củaối thế kỷ XIX) tồn tại hai

phương pháp khoan đó là khoan đập (chủ yếu là đập

cáp) và khoan xoay. Chiều sâu kỷ lục của phương pháp

khoan đập đạt được năm 1918 tại bang Techzat Mỹ là

2250m. Phương pháp khoan đập bên cạnh những ưu điểm

cũng bộc lộ nhiều hạn chế không thể khắc phục được,

trong đó chủ yếu bị hạn chế bởi chiều sâu giếng

khoan do cấu trúc quá phức tạp cho nên đã phải

nhường chỗ cho phương pháp khoan xoay có rửa. Ngày

nay do những ưu việt vốn có, phương pháp khoan đập

vẫn được sử dụng để thi công các giếng khoan khai

thác nước, thăm dò sa khoáng hoặc các giếng khoan

phục vụ công tác nổ mìn. Ngay cả ở Việt Nam đã, đang

và sẽ còn được sử dụng.

Như đã nói ở trên trong công tác khoan các giếng

khoan thăm dò và khai thác dầu khí duy nhất chỉ tồn

tại phương pháp khoan xoay.

Trong phương pháp khoan xoay, căn cứ vào vị trí

đặt động cơ lại chia ra 2 loại chính là:

- Phương pháp khoan Roto (hoặc đầu quay di

động): Có động cơ đặt trên mặt đất và truyền chuyển

động quay cho choòng khoan thông qua cột cần khoan.

- Phương pháp khoan bằng động cơ chìm (chủ yếu

là động cơ tuabin hoặc động cơ trục vit): Động cơ

đặt ngầm trong lỗ khoan bên trên choòng khoan.

+ Các quá trình chính của công tác khoan bao

gồm:

- Công tác xây lắp và chuẩn bị mọi mặt cho công

tác thi công.

- Công tác khoan thuần tuý. Choòng trực tiếp phá

huỷ đất đá ở đáy và tuần hoàn dung dịch. Đây là thao

tác cơ bản tạo ra giếng khoan nhưng nó lại cần ít

người tham gia nhất. Chỉ có kíp trưởng khoan trực

tiếp điều khiển thông qua tời, bàn quay Roto và dẫn

động bộ dụng cụ phá huỷ nhờ cột cần khoan và cần chủ

đạo.

- Tiếp cần khoan: Khi khoan hết chiều dài làm

việc của cần chủ đạo ta cần phải nối dài thêm bộ

khoan cụ bằng cách gắn thêm đoạn cần khác (có chiều

dài £ chiều dài làm việc của cần chủ đạo) dưới cần

chủ đạo và được lắp vào cột cần khoan phía dưới. Cứ

tiếp điều khiển thông qua tời, bàn quay Roto và dẫn

động bộ dụng cụ phá huỷ nhờ cột cần khoan và cần chủ

đạo.

- Tiếp cần khoan: Khi khoan hết chiều dài làm

việc của cần chủ đạo ta cần phải nối dài thêm bộ

khoan cụ bằng cách gắn thêm đoạn cần khác (có chiều

dài £ chiều dài làm việc của cần chủ đạo) dưới cần

chủ đạo và được lắp vào cột cần khoan phía dưới. Cứ

khi lắp đặt cần kiểm tra độ an toàn của giá treo

ống, đối áp và áp suất làm việc của đầu ống chống.

- Công tác hoàn thiện giếng khoan: Đây là công

đoạn cuối cùng (sau khi đã thả cột ống chống khai

thác) gồm có công việc thả vào giếng các thiết bị

cần thiết theo thiết kế như Pake, ống khai thác, van

an toàn v.v... thông giếng với tầng sản phẩm bằng

bắn vỉa, thông tầng bằng các phương pháp xử lý

axit, vỡ vỉa bằng phương pháp thuỷ lực v.v... Sau đó

là bàn giao giếng khoan cho các công ty khai thác

quản lý.

Bước tiếp theo là thu dọn khoan trường và

chuyển đến địa điểm mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#anhhung