Phần Untitled 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TRÚC MÔ HỌC PHỔI - PHẾ QUẢN

PGS.TS. Ngô Quý Châu

Giám đốc trung tâm Hô hấp

Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai

Chủ nhiệm Bộ môn Nội tổng hợp- ĐH Y Hà Nội

1. Cấu tạo mô học

Cấu tạo của thành các phế quản không hoàn toàn giống nhau trong suốt chiều dài cây phế quản. Tuy nhiên, các phế quản từ lớn đến nhỏ đều có cấu tạo đại cương giống nhau. Thành phế quản từ trong ra ngoài gồm 4 lớp:

- Niêm mạc: Gồm có lớp biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển. Các phế quản lớn có cấu trúc giống khí quản.

- Lớp đệm được tạo bởi mô liên kết thưa.

- Lớp cơ trơn được gọi là cơ Reissesen.

- Lớp sụn và tuyến: Các mảnh sụn bé dần theo đường kính phế quản và mất khi đường kính phế quản <1mm. Các tuyến phế quản thuộc loại tuyến nhầy và tuyến pha. Các tiểu phế quản có biểu mô phủ loại trụ đơn có lông chuyển nhưng ở đoạn cuối lại là biểu mô vuông đơn có hoặc không có lông chuyển. Tiểu phế quản tận cũng có biểu mô phủ là biểu mô vuông đơn. Tiểu phế quản hô hấp có biểu mô phủ là biểu mô vuông đơn tựa trên màng đáy, gồm các tế bào có lông chuyển, tế bào Clara. Các phế nang được lót bởi lớp biểu mô rất mỏng gọi là biểu mô hô hấp. Biểu mô hô hấp lợp vách phế nang gồm hai loại: Tế bào phế nang loại I (chiếm đa số, hình dẹt) và tế bào phế nang loại II (tế bào này lớn hơn loại I, hình cầu). Vách phế nang có một mạng lưới mao mạch dày đặc. Trong vách gian phế nang còn có một số tế bào mà số lượng của nó phụ thuộc vào tuổi cũng như sự mỏng đi của thành phế nang (tế bào chứa mỡ, đại thực bào bụi).

Ngoài một số loại tế bào kể trên còn có những loại tế bào khác ở phổi gồm: Các tế bào nội mô, các tế bào quanh mạch, tế bào xơ, đại thực bào, dưỡng bào, lympho bào, tế bào trung biểu mô ở màng phổi, tế bào sụn, tế bào cơ trơn, các tế bào thần kinh ngoại vi và các tế bào cơ biểu mô. Dưới đây là các loại tế bào chính ở niêm mạc phế quản và nhu mô phổi.

2. Các loại tế bào chính ở phế quản phổi

2.1. Tế bào có lông

- Tế bào lót phế quản, hình khối, có lông chuyển. Mỗi tế bào có 20 lông, mỗi lông dài 6 micromet.

- Vận chuyển chất nhầy về phía trên.

- Số lượng giảm và các bất thường về hình thái xuất hiện khi đường hô hấp bị kích thích kéo dài.

2.2. Tế bào hình đài

- Tế bào tiết nhầy hình trụ, chứa chất glycoprotein và bài xuất về cực đỉnh của tế bào, có nhiều ở các phế quản lớn, ít ở tiểu phế quản.

- Tiết chất nhầy vào đường dẫn khí.

- Tăng số lượng khi đường hô hấp bị kích thích kéo dài.

2.3. Tế bào đáy

- Tế bào ngắn, ít bào tương, hướng về phía màng đáy. Cực ngọn không tiếp xúc với lòng phế quản. Có nhiều ở phế quản, hiếm gặp ở tiểu phế quản.

- Là tế bào sinh ra các tế bào có lông chuyển và tế bào hình đài.

2.4. Tế bào Kulchitsky

- Các tế bào này hướng về màng đáy, có nhiều hạt thần kinh nội tiết, nằm đơn lẻ hay thành cụm (thể thần kinh biểu mô, các thể này có ở nơi chia đôi của phế quản). Nhiều ở phế quản, hiếm gặp ở tiểu phế quản.

- Không biết chi tiết cụ thể về chức năng, được xem như một phần của hệ thống thần kinh nội tiết lan toả.

- Là nguồn gốc của các u thần kinh nội tiết ở phổi.

2.5. Tế bào vảy

- Tế bào xếp lớp, có cầu nối gian bào, sừng hoá. Được hình thành như một đáp ứng bất thường nhằm thay thế biểu mô hô hấp giả tầng bình thường. Có nhiều ở phế quản và tiểu phế quản.

- Chức năng: bảo vệ, sửa chữa.

- Là đáp ứng dị sản trước những tổn thương mạn tính, là nguồn gốc của ung thư biểu mô vảy của phế quản.

2.6. Tế bào lớn ưa acid

- Tế bào giàu ty lạp thể ưa eosin trong các ống tuyến dưới niêm mạc, các tế bào này nằm chủ yếu ở các tuyến dưới niêm mạc.

- Số lượng tế bào tăng theo tuổi.

2.7. Tế bào Clara

- Hình trụ, không có lông chuyển, bào tương ở cực đỉnh nhô lên với những hạt lớn hình trứng dày đặc electron. Có nhiều ở tiểu phế quản.

- Duy trì dịch ngoại bào, là tế bào nguồn của các tiểu phế quản khác, sản xuất surfactan.

- Nguồn gốc sinh ra các ung thư biểu mô tuyến nhú, ung thư tiểu phế quản phế nang không chế nhầy.

2.8. Tế bào phế nang loại I

- Tế bào dẹt, che phủ 93% bề mặt phế nang, không có khả năng phân chia.

- Vị trí: nằm ở các phế nang.

2.9. Tế bào phế nang loại II

- Tế bào hình cầu, thành đám, có khả năng phân chia, biến hình thành đại thực bào.

- Sản xuất surfactan.

- Vị trí: nằm ở các phế nang.

- Tăng trong tình trạng sửa chữa và đáp ứng với các tổn thương kéo dài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro