mối quan hệ giữa các khái niệm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

. MQH giữa các kn và cơ sở lý luận của các thao tác logic trong kn

1. Các loại khái niệm:

a. Phân chia theo nội hàm

- Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng:

+ khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng thực tế. VD: tòa án, điều luật, nghị định

+ khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng. VD: nguy hiểm, trung thực, bình đẳng…

- khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định

+ khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự tồn tại thực tế của đối tượng, các thuộc tính hay các quan hệ của đối tượng. VD: giao dịch dân sự, có hành vi phạm tội

+ khái niệm phủ định là khái niệm phản ánh sự tồn tại của đối tượng, của dấu hiệu hay quan hệ của nó. VD: k có lỗi…

Giữa khái niệm khẳng định và phủ định tồn tại quan hệ tương ứng và ngc lại: phi nghĩ- chính nghĩa, có lỗi- k có lỗi

- khái niệm quan hệ và khái niệm k quan hệ

+ khái niệm quan hệ là khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại của chúng quyết định sự tồn tại của khái niệm khác. VD: vợ và chồng, cha mẹ và con cái

+ khái niệm k quan hệ là khái niệm phản ánh đối tượng mà sự tồn tại của chúng mang tính độc lập, k phụ thuộc vào khái niệm khác. VD: luật sư, hiến pháp…

b. Phân chia theo ngoại diên:

căn cứ theo số lượng đối tượng của ngoại diên có thể phân chia khái niệm thành các dạng sau đây:

- khái niệm đơn nhất: là khái niệm mà ngoại diên chỉ có 1 đối tượng duy nhất. VD: thủ tướng nước CHXHCN VN…

- khái niệm chung: là khái niệm mà ngoại diên chứa từ 2 phần tử trở lên. VD: luật, nghị định, bộ trưởng…

Khái niệm chung còn đc chia thành khái niệm chung hữu hạn (các tỉnh ở VN, các bộ trưởng,…) và khái niệm chung vô hạn (giao dịch dân sự,…)

- khái niệm tập hợp: là khái niệm phản ánh lớp đối tượng đồng nhất đc xem như là 1 chỉnh thể duy nhất. VD: bộ luật LĐ, VB QPPL,…

Khái niệm tập hợp khác khái niệm chung vì ngoại diên bao gồm 1 lớp sinh vật, hiện tượng song khác biệt ở chỗ tập hợp đó đc suy nghĩ như 1 chỉnh thể duy nhất. Nội hàm của khái niệm tập hợp k đc quy về cho những đối tượng thuộc ngoại diên của nó. Nội hàm đó liên quan đến toàn bộ tập hợp đối tượng. khái niệm tập hợp có thể là khái niệm chung: tỉnh, bộ trưởng,…và khái niệm đơn nhất: BL LĐ,…

- khái niệm phân biệt: lf khái niệm trong đó những đối tượng thuộc ngoại diên của nó đc suy nghĩ tớ 1 cách độc lập. Nội hàm của khái niệm phân biệt có thể quy về cho n~ đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy. VD: SV khoa Luật ĐH KTQD học môn logic học…Mệnh đề liên quan tới những phần tử của lớp( khái niệm phân biệt) khác với mệnh đề liên quan tới toàn bộ phần tử của lớp (khái niệm tập hợp). VD: SV khoa Luật ĐH KTQD gửi đề tài NCKH...

- khái niệm rỗng là khái niệm mà ngoại diên k chứa đối tượng nào cả. khái niệm rỗng vẫn có nội hàm nhưng k có phần tử nào thuộc ngoại diên. Những khái niệm rỗng thường là sp của trí tưởng tượng của con ng. VD: con rồng, nàng tiên cá,…

2. Cơ sở lý luận của các thao tác logic

a. Định nghĩa khái niệm: là thao tác logic nhờ đó phát hiện chính xác nội hàm của khái niệm hoặc xác lập ý nghĩa của các từ ngữ

Các quy tắc của định nghĩa:

- định nghĩa phải cân đối: ngoại diên của khái niệm đc định nghĩa (A) phải trùng với ngoại diên của khái niệm đc dùng để định nghĩa (B), 2 khái niệm đc định nghĩa và khái niệm để định nghĩa là các khái niệm đồng nhất. Vi phạm quy tắc cân đối sẽ làm cho định nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp

Nếu ngoại diên của khái niệm đc định nghĩa > ngoại diên của khái niệm để định nghĩa tức là A>B thì định nghĩa quá hẹp( hình bình hành có các cạnh bằng nhau)

Nếu ngoại diên của khái niệm đc định nghĩa < ngoại diên của khái niệm để định nghĩa A<B thì định nghĩa là quá rộng( hình vuông là hình bình hành có các cạnh bằng nhau)

- định nghĩa k đc luẩn quẩn:khi định nghĩa khái niệm để định nghĩa lại đc giải thích qua khái niệm đc định nghĩa thì gọi là định nghĩa luẩn quẩn. VD: logic học là khoa học về tư duy đúng đắn, còn tư duy đúng đắn đc hiểu là tư duy theo các quy luật và hình thức do logic học nghiên cứu. Vi phạm quy tắc này dẫn đến trùng lặp trong định nghĩa.

- định nghĩa phải rõ ràng, chuẩn xác, ngắn gọn. để định nghĩa đc rõ ràng, từ ngữ dùng phải chuẩn xác, nội dung cơ bản của định nghĩa phải đc sắp xếp hợp lí, tóm lại là cách diễn đạt gọn gang, k rườm rà đa nghĩa. Trong định nghĩa k dùng các hiện tượng nghệ thuật, hình ảnh, văn học,…VD: tuổi trẻ là mùa xuân cuộc đời,…

- định nghĩa k đc phủ định: VD: ng vô thần- ng k thừa nhận có thần thánh, tình yêu k phải là tội lỗi,…Đây k phải là định nghĩa vì k vạch ra đc nội hàm của khái niệm, k thể phát hiện bản chất của đối tượng.

b. Mở rộng và thu hẹp khái niệm:

- Thu hẹp khái niệm: trong thực tiễn con ng có nhu cầu và nhận thức sâu sắc hơn về 1 đối tượng, tìm hiểu chính xác, tỉ mỉ về đối tượng. Quá trình đó chính là thu hẹp khái niệm. Thao tác logic thu hẹo khái niệm là thao tác tư duy hướng vào làm sâu sắc thêm nội hàm khái niệm, trên cơ sở đó thu hẹo ngoại diên của khái niệm ban đầu

Sauk hi thu hẹo khái niệm ta thu đc khái niệm mới là khái niệm loiaf của khái niệm ban đầu, VD: tè khái niệm nhà thơ, ta thu hẹo về khái niệm nhà thơ VN,…

Tuy vậy việc thu hẹo cũng có giới hạn của nó. Đó chính là thu hẹo đến khái niệm cơ sở mà ở khái niệm này ngoại diên của nó chỉ còn 1 đối tượng duy nhất. VD từ khái niệm nhà thơ VN thu hẹo đến khái niệm nhà thơ cách mạng và là chủ tịch đầu tiên của nc ta chỉ còn 1 đối tượng duy nhất là HCM.

- Mở rộng khái niệm là thao tác logic chuyển khái niệm có ngoại diên hẹp với nội hàm phong phú sang khái niệm có ngoại diên rộng với nội hàm nghèo hơn. VD khái niệm nhà thơ thành NLĐ trí óc,…

Tuy vậy thao tác mở rộng khái niệm k tiếp tục đến vô hạn. Trong khoa học, phạm trù là khái niệm rộng nhất, vù vậy khái niệm chỉ có thể mở rộng đến phạm trù,VD khái niệm vật thể mở rộng đến phạm trù vật chất

c. Phân chia khái niệm là thao tác logic chia các đối tượng thuộc ngoại diên khái niệm cần phải phân chia thành các nhóm theo những tiêu chuẩn nhất định

Quy tắc phân chia khái niệm :

- phân chia phải cân đối: đòi hỏi ngoại diên thuộc các thành phần phân chia phải đúng bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Vi phạm nguyên tắc này dẫn đến phân chia thừa và phân chia thiếu

+phân chia thừa: ngoại diên khái niệm bị phân chia < tổng ngoại diên các thành phần phân chia vd chia tam giác: góc nhọn, 1 góc tù, 1 góc vuông và tam giác đều, như vậy tam giác đều đc tính 2 lần, do đó ngoại diên của các khái niệm thành phần phân chia > ngoại diên của khái niệm bị phân chia

+phân chia thiếu: tổng ngoại diên các thành phần phân chia< ngoại diên khái niệm bị phân chia VD khái niệm tam giác bị chia thành tam giác vuông và tam giác tù

- các thanh phần phân chia là các khái niệm có quan hệ loại trừ nhau: vd chiến tranh: chính nghĩa và phi nghĩa.

- phân chia nhất quán theo 1 tiêu chuẩn nhất định:người: ng châu Á,châu Phi, ng tóc vàng,…như thế là vi phạm nguyên tắc trên

- phân chia phải liên tục,k vượt cấp

3.Quan hệ hình thức giữa các khái niệm

a, nhóm các quan hệ phù hợp:

- các khái niệm đồng nhất:

Có nội hàm tương ứng với nhau và có ngoại diên trùng với nhau. Nội hàm của các khái niệm đồng nhất có thể k trùng nhau, mỗi nội hàm phản ánh 1 mặt nào đó của đối tượng VD:tác giả bản án chế độ thực dân P và tác giả bản tuyên ngôn độc lập

- các khái niệm bao hàm: 2 khái niệm bao hàm nhau nếu ngoại diên của khái niệm t1 nằm trọn vẹn trong ngoại diên của khái niệm t2 và ngoại diên của khái niệm t2 chỉ có 1 phần là ngoại diên của khái niệm t1 : SV ĐH KTQD và SV khoa Luật ĐH KTQD.

- các khái niệm giao nhau: 2 khái niệm gọi là giao nhau nếu nội hàm của chúng k loại trừ nhau và ngoại diên của chúng có phần chung. VD: sinh viên và vận động viên. Trong TH này, dấu hiệu căn bản của quan hệ giao nhau giữa 2 khái niệm là sự có mặt của phần tử chung ở ngoại diên của chúng

b. Nhóm quan hệ k phù hợp:

- Các khái niệm tách rời: 2 khái niệm tách ròi nhau nều nội hàm của chúng loại trừ nhau và ngoại diên của chúng k có phần nào chung: VD cái bàn và cá sấu,…

- các khái niệm đối lập:

2 khái niệm đối lập nhau nếu nội hàm của khái niệm này k những loại trừ nội hàm của khái niệm kia mà còn là 2 cực đối lập với nhau( dấu hiệu ngc nhau) và tổng ngoại diên của 2 khái niệm(AB)< ngoại diên của khái niệm khác chung (C)

VD: màu tráng, màu đen; cao, thấp,; cực bắc, cực nam;…

- các khái niệm mâu thuẫn: 2 khái niệm gọi là mâu thuẫn nếu nội hàm của chúng phủ định lẫn nhau và k khẳng định dấu hiệu nào khác, và tổng ngoại diên của chúng = tổng ngoại diên của khái niệm khác chung: VD: chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa

- các khái niệm đồng thuộc( đồng vị) chúng phụ thuộc vào khái niệm khác chung. Các khái niệm này có chung các dấu hiệu giống nhưng có các dấu hiệu loài riêng: A- NLĐ trí óc là tập hợp >. Trong đó có giáo viên, bác sĩ, kĩ sư,...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro