Mối quan hệ giữa các khái niệm liên văn hoá giao tiếp liên văn hoá năng lực liên văn hoá

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Mối quan hệ giữa các khái niệm liên văn hoá, giao tiếp liên văn hoá, năng lực liên văn hoá, nêu dẫn chứng.

Giao tiếp liên văn hóa: Là một quá trình giao tiếp trong đó thành viên của một cộng đồng văn hóa giao tiếp trực tiếp với thành viên đến từ cộng đồng văn hóa khác, từ đó những khác biệt về văn hóa được bộc lộ và cản trở họ thấu hiểu lẫn nhau trong khi giao tiếp

IC trong khoa học xã hội và nhân văn biểu thị sự tương tác xã hội (social interaction) giữa các chủ thể thuộc nhiều nền văn hoá khác nhau. Các chủ thể dó có thể là các cá nhân, nhóm xã hội, tổ chức, cộng đồng, hiệp hội và cả các nhà nước.

Ý nghĩa đặc biệt của IC là ở chỗ một số khía cạnh nao đó của IC được xem là có một giá trị cao hơn so với giao tiếp bên trong một nền văn hoá. Vì thế cho nên có thể sinh ra những hiểu lầm trong cung cách diễn đạt và hành động, chẳng hạn âm lượng, ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, mức độ lịch sự và thân mật. Trong IC rất dễ nảy sinh sự võ đoán về các vấn đề. Trái với cá tính (stereotypes), Võ đoán hay quả đoán luôn luôn mang nghĩa tiêu cực và do đó thường dẫn đến hiểu lầm.

IC ngày càng có ý nghĩa quan trong trong thời đoạn toàn cầu hoá gia tăng và cũng là một bộ phận của toàn cầu hoá. Ngoài ra nó cũng có thể nảy sinh qua các hiện tượng như phân công lao động và lưu thông toàn cầu, qua sự mở rộng tự do du lịch di cư ồ ạt cũng như qua sự bùng nổ cảu các công cụ giao tíep và truyền thông mới dãn đến tăng cường giao tiếp giữa con người thuộc các nền văn hoá khác nhau. Để hiểu được người khác người ta buộc phải khắc phục chủ nghĩa lấy dân tộc làm trung tâm (Êthnocentrism).

Giao lưu liên văn hoá giúp cho mọi người chẳng hạn có thể trao đổi thông tin qua ngôn ngữ, cử chỉ và điệu bộ và các yéu tó đó của giao tiếp hoàn toàn có thể chuyển dịch sang nhau. Do vậy chẳng hạn thông qua điệu bộ người ta vãn thường có thể dễ dàng biểu thị sự ăn uớng, ngủ đi lại hay yêu cầu giúp đỡ ngay cả khi người ta khôgn biết gì về ngôn ngữ của nhau. Cử chỉ điệu bộ hay ngôn ngữ cơ thể do đó chứa đựng một tiềm năng giaotiếp liên văn hoá.

TINH LIÊN VĂN HOÁ

ILT biểu thị mối quan hệ giữa hai hay nhiều nền văn hoá. Một vấn đề cơ bản mà ILT thể hiện một mặt là luôn có sự khác biệt giữa các nền văn hoá ; mặt khác nó chỉ ra rằng bất chấp những khác biệt đó, các nền văn hoá khác nhau vẫn luôn luôn có sự giao lưu văn hoá. ILT không chỉ đề cập đén hiện tượng các thành viên đến từ những nền văn ohá khác nhau có thể giao tiếp được với nhau trong mọt bối cạnh nào đó, mà họ còn sáng tạo ra những cái vượt lên trên tổng những đặc điểm của các nền văn hoá vốn có của họ.

Nói cách khác, trong tình trạng giao nhau giữa các nền văn hoá (chẳng hạn trong đối thoại) có sự gặp nhau giữa „văn hoá của mình"và „văn hoá của người lạ". Do đó mà xuất hiện cái liên văn hoá (Intercultural) hay văn hoá trung gian. Vậy là các nền văn hoá không khác xa nhau đén mức khó lòng giao lưu với nhau.Từ đó dẫn đến chỗ nảy sinh những nét chung cơ bản giữa mọi người với nhau.

Ngoà khái niệm về tính liên văn hoá ra, trong giao tiếp liên văn hoá còn có một khái niệm khác là Tính xuyên văn hoá (transculturality). Xuyên văn hoá biểu thị rằng sự gặp gỡ giữa hai hay nhiều nền văn hoá thậm chí trái ngược nhau vốn được xem là thuộc tính tạo ra rào cản văn hoá vẫn có thể đưa đến chỗ phá vỡ ranh giới khó khăn đó.Thế nhưng không phải từ các nền văn hoa riêng lẽ của khái niệm văn hoá cổ điển đó mà có thể hình thành một nền văn hoá toàn cầu (global culture) hay văn hoá thế giới độc nhất (unifrom world culture) được, mà chỉ là khả năng tạo ra các cá nhân và xã hội mang trong mình các nhân tố liên văn hoá mà thôi. Sự kết hợp của các yếu tố chiều ngang (horizontal) và chều dọc (vertical) khác nhau về nguồn gốc biến mỗi cá nhân thành một thực thể liên văn hoá.

Khái niệm „năng lực liên văn hoá' (intercultral competence, ICC)

ICC là khả năng ứng xử thành công với những người thuộc nền văn hoá khác; theo nghĩa hẹp đó là khả năng giao tiếp song phương trọn vẹn với những người thuộc những nền văn hoá khác nhau. Năng lực này có thể đã có sẵn từ thời trẻ tuổi và cũng có thể được tạo ra và hỗ trợ. Quá trình đó gọi là giáo dục liên văn hoá. Nền tảng để IC thành công đó chính là tiềm năng cảm tính (emotional Competence) và cảm xúc liên văn hoá (interc. Sensibility).

Người có năng lực liên văn hoá (Intercultural competent) là người nắm được các khái niệm đặc thù của nhận thức, tư duy, cảm giác và hành vi trong hợp tác với những người của các nền văn hoá khác. Mọi kinh nghiệm quá khứ ở họ được tách biệt rành mạch khỏi sự võ đoán cảm tính và được mở rộng thêm; họ luôn tỏ ra sẵn sàng học tập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro