Mối quan hệ giữa dân số với môi trường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tốc độ tăng dân số thế giới hiện nay là 1,7% mỗi năm. Thế giới mất 39 năm (1960 – 1999) để tăng dân số từ 3 tỉ lên 6 tỉ, nhưng chỉ mất 12 năm (1987 – 1999) để tạo ra tỉ người thứ 6. Có tới 90% dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, nơi mà các quốc gia có ít khả năng giải quyết các hệ quả do gia tăng dân số đối với việc gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. Ưu tiên trước hết của các nước đang phát triển là nuôi dưỡng bộ phận dân số ngày càng gia tăng chứ không đủ sức chăm lo đến môi trường.

Tiêu dùng quá mức của dân cư các nước công nghiệp cũng là một mặt của vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường. Chính những nước này đã tạo ra hình mẫu của một xã hội tiêu thụ. Một người Mĩ trung bình tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng gấp 17 – 20 lần một người Nam Á và xả thải bằng lượng xả thải của 25 người Trung Quốc. Người ta tính được chỉ riêng cộng đồng châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô cũ đã phát xả khoảng 45% tổng lượng khí nhà kính toàn cầu.

Tác động của dân số tới môi trường, ngoài số dân còn phản ánh mức tiêu thụ trên đầu người và trình độ công nghệ.

I = P.C.T

Trong đó: I: Tác động của dân số lên môi trường

P: Số dân

C: Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu người

T: Công nghệ (quyết định mức độ tác động của mỗi đơn vị tài nguyên được tiêu thụ).

Tác động của dân số lên môi trường còn phụ thuộc rất nhiều vào các quá trình động lực dân cư: du cư, di cư, di dân, tái định cư, tỵ nạn…Bản tính của con người là di chuyển và chính quá trình di chuyển đó đã làm gia tăng tác động của dân số lên môi trường.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#số