Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Môi trường hay phát triển": một cách đặt vấn đề sau lầm.

Trong lịch sử phát triển của các quốc gia, đã có một thời, nhất là sau cuộc cách

mạng công nghiệp, phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, lấn át tất cả những yếu

tố khác của sự phát triển: xã hội, văn hoá, môi trường, quyền con người, v.v...

Thậm chí, khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào", phát triển tự phát đã trở

nên thịnh hành, gây ra những hậu quả hết sức tai hại cho cả môi trường lẫn xã hội,

văn hoá.

Ngay cả trong thời điểm hiện nay, khi mà cuộc chạy đua phát triển giữa các quốc

gia, giữa các khu vực kinh tế của thế giới đang diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt,

thì khuynh hướng "phát triển với bất cứ giá nào" vẫn được tôn sùng trên thực tế,

đặc biệt là ở các nước đang phải đối đầu với nghèo đói, lạc hậu, kinh tế chậm phát

triển. Trong bối cảnh đó, người ta dễ có khuynh hướng hi sinh môi trường và các

yếu tố khác cho phát triển kinh tế. Những người quá sốt ruột trước tình trạng lạc

47hậu, kém phát triển của nước mình thường lập luận rằng "cứ phát triển kinh tế đã

rồi sẽ tính sau". Kết quả là môi trường bị suy thoái làm cho cơ sở của phát triển bị

thu hẹp; tài nguyên của môi trường bị giảm sút về số lượng và chất lượng, trong

điều kiện dân số ngày càng tăng lên, chính là nguyên nhân gây nên sự nghèo khó,

cùng cực của con người. Tấn thảm kịch ở một số nước châu Phi (như Xômali,

Êtiopia, Uganda, Ruanđa, v.v...) là một bằng chứng cho sự "ô nhiễm do nghèo đói"

(Pollution of Poverty) ở các nước đang phát triển.

- Ngược lại với khuynh hướng trên là khuynh hướng "tăng trưởng bằng không

hoặc âm" (Zero or Negative Growth) để bảo vệ các nguồn tài nguyên hữu hạn,

hoặc "chủ nghĩa bảo vệ" chủ trương không can thiệp vào các nguồn tài nguyên sinh

học để bảo vệ chúng: hay "chủ nghĩa bảo tồn" (Conservationism) chủ trương không

đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra, nghiên cứu

đầy đủ. Tất cả những khuynh hướng, quan điểm trên đều là không tưởng, đặc biệt

đối với các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ

bản cho mọi hoạt động phát triển của con người.

Lý thuyết không tưởng về"đình chỉ phát triển" thường xuất hiện ở các nước phát

triển, bởi vì trước đây và ngay cả hiện nay phần lớn các nguồn tài nguyên của các

nước đang phát triển bị khai thác lạm dụng, tiêu thụ quá mức để phục vụ cho các

lợi ích của các nước công nghiệp hoá phát triển và chính tại đây lại xảy ra hiện

tượng "ô nhiễm do giàu có" (Pollution of affluence).

Như vậy, tình trạng thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc men, vệ sinh, nghèo

đói, mù chữ, thiên tai ở các nước đang phát triển, hay nói cách khác là hiện tượng

"ô nhiễm do nghèo đói" một phần bắt nguồn từ "ô nhiễm do giàu có".

-Từ những điều trình bày trên, ta thấy: phát triển và môi trường không phải là hai

vế luôn luôn đối kháng và mẫu thuẫn nhau theo kiểu loại trừ, có cái này thì không

có cái kia. Do đó, không thể chấp nhận cách đặt vấn đề "phát triển hay môi

trường", mà phải đặt vấn đề "phát triển và môi trường", nghĩa là phải lựa chọn và

coi trọng cả hai, không hy sinh cái này vì cái kia.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro