mối quan hệ MT và phát triển

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5. trình bày mối quan hệ giữa mtr và sự phát triển

a) Định nghĩa:  

-Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người.

-Tài nguyờn tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trỡ hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý.  

-Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình+ Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người. 

b) Quan hệ giữa phát triển và môi trừơng

-Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần trên luôn ở trong trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn trên. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. 

-Tác động qua lại giữa môi trường và phát triển biểu hiện cho mối quan hệ hai chiều giữa hệ thống kinh tế xã hội và hệ thống môi trường. 

-Đối với hoạt động sản xuất phát triển kinh tế, môi trường được coi là một yếu tố sản xuất kể cả ở khía cạnh là nơi cung cấp đầu vào và cả khía cạnh là nơi tiếp nhận đầu ra của sản xuất. Do vậy, sẽ có vấn đề về sự khan hiếm (cạn kiệt tài nguyên) do tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận và khả năng tự làm sạch môi trường có hạn. 

Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng

của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi đối với môi trường.  -Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hay nhân tạo. Mặt khác môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.

-Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng. Với các giá trị có được, tài nguyên thiên nhiên có vai trò, vị  trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội:

Mục đích cơ bản của con người là khai thác từ tự nhiên tất cả những gì cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình. Xã hội loài người càng phát triển về mặt số lượng và chất lượng, thì quan hệ giữa  con người với đồng loại và môi trường tự nhiên ngày càng phức tạp hơn. Mâu thuẫn của mối quan hệ đó có thể gay gắt tới mức tạo ra những tác động tiêu cực lên môi trường sống của chính con người

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro