Moi trường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I/ Biến đổi khí hậu và sự ra đời của Nghị định thư Kyoto

1.    Biến đổi khí hậu và sự ấm lên toàn cầu

Ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trên toàn thế giới.Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.Ô nhiễm môi trường đã và đang gây ra vô số hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu tới hành tinh của chúng ta, trong đó phải kể đến là sự biến đổi khí hậu (Climate change) mà nghiêm trọng nhất đó là sự ấm lên toàn cầu (Global warming).Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều khí thải công nghiệp. Kế từ cuộc cách mạng công nghiệp đến nay, các hoạt động của con người đã phát thải ra nhiều loại khí nhà kính (GHG- Greenhouse  gas) như cacbon đioxit (CO2 ), metan (CH4), oxit nitơ (N2O) và một số loại khí công nghiệp khác. Việc tăng nồng độ GHG dẫn đến tăng nhiệt độ trung bình trên Trái Đất và nhiều biến đổi khác của hệ thống khí hậu (hiệu ứng nhà kính). Theo kết quả nghiên cứu của Viện hàn lâm khoa hoc Mỹ (NSA), nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất trong thế kỷ XX đã tăng thêm 1oC, đạt mức cao nhất trong vòng 4 thế kỷ qua. Sự ấm lên toàn cầu gây ra những hậu quả nặng nề cho mọi loài sinh vật trên khắp hành tinh, có thể kể đến như: băng tan ở hai cực dẫn đến mực nước biển toàn cầu dâng lên, nhấn chìm nhiều đảo và những vùng đất ven biển, thu hẹp dần nơi sinh sống của nhiều loài động vật; các hiện tượng lũ lụt, mưa bão, hạn hán diễn ra thường xuyên hơn với cường độ ngày càng mạnh hơn, từ đó dẫn đến hàng loạt những hệ luỵ xấu cho môi trường và sức khoẻ con người; các hoạt động kinh tế - xã hội vì thế mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

       Biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của nó đang là mối quan tâm chung của nhân loại và là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận nhất trong đàm phán quốc tế. Một trong những cố gắng đầu tiên của nhân loại để giảm mức độ ấm dần do khí thải kỹ nghệ là việc các quốc gia đã tham gia bàn thảo và tìm cách ký kết một hiệp ước có tên là Nghị định thư Kyoto (The Kyoto Protocol - KP).

2. Nghị định thư Kyoto

       Vào tháng 12 năm 1997, tại Kyoto (Nhật Bản), Nghị định thư Kyoto đã được các bên của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) thông qua, đánh dấu một mốc quan trọng trong những cố gắng của toàn thế giới nhằm bảo vệ môi trường và đạt được phát triển bền vững. KP đặt ra những mục tiêu nhằm giảm phát thải khí nhà kính định lượng đối với các nước phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Với sự tham gia của Nga hồi cuối năm 2004, Nghị định thư Kyoto đã đủ điều kiện để có hiệu lực pháp lý, đó là: Có sự phê chuẩn của 55 nước tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu, trong đó có các nước phát triển, với tổng lượng giảm phát thải chiếm trên 55% tổng lượng giảm phát thải của tất cả các nước cam kết. Các nước đang phát triển được khuyến khích tham gia, thông qua áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới, thân thiện với môi trường. Toàn bộ các nước tham gia cam kết trong thời kì cam kết đầu tiên (2008-2012) trung bình mỗi năm sẽ giảm tổng phát thải của họ xuống thấp hơn 5,2 % so với mức phát thải năm 1990. Theo KP, các nước đang phát triển không phải cam kết giảm phát thải nhưng phải báo các định kì lượng phát thải của nước mình. KP có hiệu lực từ ngày 16 tháng 2 năm 2005.Đến tháng 2 năm 2009, đã có 181 nước kí kết tham gia chương trình này. Tính đến tháng 12 năm 2007, Hoa Kỳ và Kazakhstan là hai nước  duy nhất không tiến hành các biện pháp cắt giảm dù có tham gia ký kết nghị định thư. Hiệu lực của bản hiện tại sẽ hết vào năm 2012.

        Nghị định thư Kyoto cũng đã thành lập 3 cơ chế để các bên tham gia có thể mua, bán quyền phát thải, trong đó có Cơ chế phát triển sạch (CDM) được ưu tiên bắt đầu ngay.

Việt Nam đã tham gia ký kết Nghị định thư Kyoto vào ngày 25/9/2002.

Theo những tin tức đã công bố, đến tháng 12/2004, Việt Nam đã hoàn thành việc hướng dẫn việc triển khai Cơ chế phát triển sạch (Clean Development MechanismCDM).Trong khuôn khổ chương trình CDM, nếu VN giảm được một lượng phát thải khí nhà kính thì sẽ được cấp giấy chứng nhận, gọi là Giảm phát thải được xác nhận (The Certified Emissions Reductions - CERs).CERs có thể dùng để bán như một thứ hàng hoá mới có giá trị và sẽ được bán cho các quốc gia, các tổ chức nước ngoài có nhu cầu giảm phát thải khí nhà kính.

 

II, CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM-clean development mechanism)

 

1.Khái niệm và vị trí

- Hiện nay có rất nhiều khái niệm về CDM , song chúng ta có thể hiểu rằng CDM là một       cơ chế hợp tác quốc theo nghị định thư Kyoto nhằm làm giảm sự phát thải của khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu  thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước công nghệp phát triển với các nước đang phát triển , tăng cường khuyến khích các cơ quan ,tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải  khía nha kính  dưới dạng “ Chứng chỉ giảm phát thải”- CERs”

Có 2 phương thức CDM :

  + CDM cho giảm khí nhà kính (CDM thong thường hay CDM năng lượng)

  + CDM cho hấp thụ khí nhà kính bằng các bể hấp thụ (Trồng rừng / Tái trồng rừng theo CDM hay AR-CDM)

-Vị trí: là 1 trong 3 cơ chế  của Nghị định thư Kyoto liên quan đến các nước đang phát triển hiện nay   

2. Mục tiêu, nội dung

A. Mục tiêu

- Giúp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

- Giúp các nước đang phát triển đat được  sự phát triển  bền vững và góp phần thực hiện mục tiêu.

- Giúp các nước phát triển thực hiện cam kết và hạn chế giảm phát thải định lượng theo điều 3 của Nghị định thư Kyoto.

B. Nội dung

- Các công ty quốc doanh tư nhân ở các nước phát triển đầu tư vào dự án ở các nước đang phát triển để góp phần giảm phát thải KNK

- Thông qua đầu  vào các nước đang phát triển , các nước phát triển có thể nhận được Các giảm phát thải được chứng nhận “ CERs để thực hiện cam kết giảm lượng KNK theo KP”

- Giúp ở các nước đang phát triển cũng có thể tự đầu tư  vào các dự án giảm phát thải trog nước

-  Các nước đang phát triển có thể bán các tín dụng phát thải thu được của mình cho các  nước phát triển dưới dạng CERs

- Các dự án này sẽ làm hiện đại hóa một số lĩnh vực  ở các nước đang phát triển, đồng thời  đóng góp  tích cực vào viêc bảo vệ khí hậu toàn cầu .

Như vậy, các dự án CDM giúp cho cả 2 phía các nước phát triển và đang phát triển đật được sự phát triển bền vững và giảm phát thải  KNK

Ai bán CERs?

Ai mua CERs?

Các công ty tư nhân hoặc quốc doanh của tất cả các nước đang phát triển đều có thể là người bán CERs thu được từ các dự án CDM thực hiện tại nước mình. Khi được bán cho một nước phát triển, CERs đó có thể được tính trực tiếp vào phần thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải KNK của nước phát triển đó, có thể được bán cho một bên thứ ba cần có CERs để thực hiện cam kết theo KP hoặc giữ lại để sử dụng  về sau. Vì thế, bất cứ cơ quan nào sở hữu CERs chưa sử dụng, được để dành hoặc đem mua bán và tìm kiếm cơ hội bán phần giảm phát thải định lượng này đều có thể trở thành người bán CERs.

+ Đầu năm 2005, ước tính trong phần giảm phát thải của các dự án CDM “nằm trong danh sách” có 36% thuộc về Châu Á và 61% thuộc về Châu Mỹ - La tinh. Phần đóng góp của Châu Phi trong các hoạt động CDM còn rất ít.

Người mua lớn nhất là Doanh nghiệp tài chính các-bon (CFB, đại diện cho nhiều Chính phủ và một số công ty Châu Âu) của Ngân hàng Thế giới thông qua một số quỹ như: Quỹ các-bon ban đầu (PCF), Quỹ các-bon phát triển cộng đồng (CDC), Quỹ các-bon sinh học và các quỹ riêng của các Chính phủ như quỹ các-bon của Tây Ban Nha và của Italia.

+ Chính phủ Hà Lan là khách hàng mua lớn nhất với số vốn khoảng 800 triệu Euro và sử dụng một số công cụ để mua. Một số Chính phủ Châu Âu đã phát động các chương trình ủng hộ CDM. Các cơ quan, tổ chức của Nhật Bản là khách hàng tư nhân lớn nhất muốn mua các giảm phát thải CDM.

+ Theo cơ chế mua bán phát thải của Châu Âu, các công ty có thể sử dụng CERs để thực hiện nghĩa vụ của mình, vì thế nhu cầu của các công ty Châu Âu rất có thể sẽ tăng lên. Tổng nhu cầu phía người mua tính đến năm 2005 đã đạt xấp xỉ 1 tỷ Euro.

 

3. Điều kiện để tham gia CDM, lợi ích má CDN đem lại

A, Điều kiện:

- Tự nguyện tham gia CDM.

-Chỉ định Cơ quan quốc gia về CDM.

-Phê chuẩn KP. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro