môi trường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: sinh vật là gì?sinh vật g0m những la0i na0?

- Sinh vật và thế giới vô sinh xung quanh (môi trường) có quan hệ khăng khít với nhau và thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau.

- Gồm 5 giới, đó là: Giới khởi sinh, Giới nguyên sin, Giới nấm, Giới thực vật, Giới động vật

a) Giới khởi sinh:

- Gồm những loài vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ bé, phần lớn có kích thước khoảng 1-5 µm, có cấu tạo rất đơn giản chỉ gồm một tế bào, chưa c0 nhân, k0 c0 chất diệp lục.

- Phân bố: trong tự nhiên, không chỗ nào là không có vi khuẩn: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể động thực vật và cả người. Số lượng rất lớn. Trong 1g đất có tới hàng trăm triệu vi khuẩn. Ở trong không khí, vi khuẩn gặp ít hơn, nhất là không khí ở vùng núi cao còn trong mtrường ô nhiễm, nhất là ở các thành phố hoặc KCN thì trong không khí có rất nhiều vi khuẩn.

- Phương thức sống rất đa dạng: h0ai sinh, ký sinh hay 1số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời hoặc từ quá trình phân giải các chất hữu cơ

b) Giới nguyên sinh (Protista): Gồm có:

- Tảo:  Là những sinh vật nhân thực, Đơn bào, Có sắc tố quang hợp, Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sán, Là sinh vật quang tự dưỡng, sống trong nước.

- Nấm nhầy: Là sinh vật đơn bào hoặc cộng bào, Không có lục lạp và thành xenlulôzơ, Dị dưỡng hoại sinh Cơ thể thực chất là 1 khối chất nguyên sinh đa nhân Sinh sản bằng cách hình thành bào tử

- Động vật nguyên sinh: là ngành động vật nguyên thủy nhất (Protozoa). Động vật nguyên sinh là những động vật có cấu tạo cơ thể từ một tế bào, xuất hiện sớm nhất trên hành tinh của chúng ta nhưng khoa học lại phát hiện ra chúng tương đối muộn Chúng phân bố ở khắp nơi: đất, nước, mặn, nước ngọt, ... kể cả trong cơ thể của các sinh vật khác. Động vật nguyên sinh có hơn 30 nghìn loài, chia trong 6 lớp: Trùng chân giả, Trùng roi, Trùng bào tử, Trùng bào tử gai, Trùng vi bào tử và Trùng cỏ.

c) Giới nấm

- Giới nấm gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn hoặc đa bào, có cấu trúc dạng sợi.

- Nấm khác với tảo ở chỗ không có chất diệp lục nên đời sống chúng là hoại sinh hoặc kí sinh giống như vi khuẩn.

- Các dạng nấm gồm có: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, chúng có nhiều đặc điểm khác nhau.

- Người ta cũng xếp địa y vào giới nấm

- Một số ví dụ về nấm:

Cơm nguội hoặc ruột bánh mỳ để thiu chỉ sau vài ngày sẽ thấy trên khắp bề mặt xuất hiện những sợi nhỏ màu trắng như bông, chằng chịt lấy nhau, đó là mốc trắng. Mốc trắng ngày thuộc nhóm nấm.

Ngoài mốc trắng, trong tự nhiên ta còn hay gặp mốc rượu để ủ xôi làm rượu, mốc tương để làm tương, mốc xanh hay gặp trên vỏ cam, vỏ bưởi.

Nấm rơm thường mọc quanh chân các đống rơm, rạ mục, trên đất ẩm. Nấm rơm là loại nấm lớn. “Cây nấm” như ta vẫn quen gọi thật ra là cơ quan sinh sản của nấm, còn cơ quan sinh dưỡng thì bám trên các sợi rơm rạ, đó là những sợi nấm màu trắng. Nấm rơm cũng hoại sinh như mốc trắng: nó hút nước, chất hữu cơ có sẵn trong rơm, rạ mục mà lớn lên.

d) Giới thực vật

- Giới thực vật không chỉ gồm các cây xanh có hoa, quả mà còn gồm cả những dạng chưa có thân, rễ, lá. Chúng được chia thành hai nhóm lớn là thực vật không mạch và thực vật có mạch. Hai nhóm này có mức độ tổ chức cơ thể khác nhau.

- Thực vật không mạch: là những thực vật mà cơ thể của chúng chưa có thân, rễ, lá thực sự. Theo xu hướng phân loại hiện nay Tảo đơn bào được xếp vào Giới Protista (Giới Nguyên sinh vật).

Tảo đa bào được xếp vào Giới thực vật (Plantae).

Rêu: Thường mọc ở những nơi ẩm ướt như chân tường, trên đất ẩm, trên các tảng đá ở trong rừng hoặc trên thân cây to. Chúng thường mọc từng đám tạo nên một lớp thảm mềm như nhung màu lục tươi. Cấu tạo còn đơn giản, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ thực, chưa có hoa. Sinh sản bằng bào tử.

- Thực vật có mạch: là những thực vật có thân, rễ, lá. Chúng gồm các nhóm: quyết, hạt trần, hạt kín.

Quyết: là những thực vật đã có thân, rễ, lá thực và có mạch dẫn ở bên trong, chúng sinh sản dạng bào tử. Những quyết đang sống hiện nay có dạng thân cỏ nhưng mấy trăm triệu năm trước đây có những cây quyết thân gỗ rất lớn, chúng chết đi để lại nhiều mỏ than đá khổng lồ.

Hạt trần: là nhóm thực vật đã có tổ chức cao, thân gỗ cấu tạo phức tạp, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt, nhưng hạt không nằm trong quả mà nằm lộ trên các vảy (lá noãn hở). Vì vậy mới có tên là hạt trần. Chúng chưa có hoa và quả. Ví dụ: Thông, samu, pơmu, kim giao, tuế, trắc bách diệp…

Hạt kín: là nhóm thực vật lớn và rất quan trọng, có thân, rễ, lá phát triển và đa dạng (thân gỗ, thân cỏ, rễ trụ, rễ chùm), có hoa. Chia thành lớp một lá mầm và hai lá mầm.

- Giới thực vật cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm và có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái

- Cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ, dược liệu cho con người

e) Giới động vật

- Phân giới Động vật cận đa bào (Parazoa) gồm một ngành Thân lỗ (Porifera).

- Phân giới Động vật đa bào chính thức (Eumetazoa) gồm 2 nhóm lớn:

+ Động vật có đối xứng tỏa tròn (Radiata) chỉ gồm ngành Ruột khoang (Coelenterata)

+ Động vật có đối xứng hai bên (Bilateria) lại được chia làm các nhóm: động vật chưa có thể xoang, đv có thể xoang, đv có miệng thứ sinh, đv có miệng nguyên sinh.

- Gồm những sinh vật đa bào, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển (nhờ có cơ quan vận động), có khả năng di chuyển

- Rất đa dạng và phong phú, cơ thể có cấu trúc phức tạp với các cơ quan và hệ cơ quan chuyên hóa cao.

- Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (góp phần làm cân bằng hệ sinh thái) và con người (cung cấp nguyên liệu, thức ăn…)

- Sự giống nhau giữa động vật và thực vật:

Cơ thể động vật có cấu tạo tế bào, có các hoạt động sống như dinh dưỡng, hô hấp, sinh trưởng thường xuyên được diễn ra trong cơ thể như ở thực vật.

- Sự khác nhau giữa động vật và thực vật:

•          Cấu tạo tế bào động vật khác tế bào thực vật: tế bào thực vật có cấu tạo từ xenlullo và có chlorophil (diệp lục).

•          Thực vật tổng hợp được chất hữu cơ từ CO2 và H2O bằng năng lượng mặt trời còn động vật chỉ có thể dùng chất hữu cơ có sẵn lấy từ động vật và thực vật khác.

•          Ngoài ra động vật còn có cơ quan di chuyển, có hệ thần kinh, các giác quan mà ở thực vật không có.

§Động vật: ss hữa tính, thực vật: ss vô tính

Câu 2: dòng vật chất, dòng năng lượng là gì? Trong dòng vật chất có những chu trình gì

Dòng dịch chuyển năng lượng

Bất kỳ Hệ sinh thái nào cũng có 1 dòng dịch chuyển năng lượng từ ánh sáng mặt trời (dạng quang năng) vào cơ thể sinh vật, qua quá trình quang hợp + muối khoáng dưới lòng đất, chúng tạo thành năng lượng hoá năng dự trữ trong cây và nuôi dưỡng chúng. Khi sinh vật tiêu thụ ăn sinh vật sản xuất thì năng lượng trong sinh vật sản xuất được chuyển sang cho sinh vật tiêu thụ hấp thụ. Khi các sinh vật tiêu thụ chết đi, sinh vật phân huỷ thực hiện chức năng của mình là phân huỷ tạo thành một phần năng lượng nuôi dưỡng sinh vật sản xuất, phần còn lại phân tán vào môi trường.

Như vậy, dòng năng lượng là dòng hở, 1 chiều, chuyển dịch từ bậc nọ sang bậc kia ( từ SVSX sang SVTT).Dòng dịch chuyển năng lượng xảy ra đồng thời với dòng tuần hoàn vật chất ở Hệ sinh thái. Dòng năng lượng không được sử dụng lại mà chúng phân tán, mất đi dưới dạng nhiệt (dòng năng lượng là dòng hở),

Dòng dịch chuyển vật chất

Tất cả các sinh vật đều cần những chất nhất định để tồn tại. CO2 và H2O là những chất vô cơ quan trọng cho sự quang hợp ở thực vật từ đó cung cấp năng lượng thực phẩm đến sinh vật. Dưới tác dụng của ánh sáng và diệp lục, các chất vô cơ đó tạo thành đường Glucozơ (C6H12O6) nuôi dưỡng chúng. Các SVTT ăn SVSX, các chất dinh dưỡng trong SVSX được chuyển sang cho SVTT. Khi SVTT chết đi, các vi sinh vật phân giải thực hiện chức năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ, trong quá trình phân huỷ chúng thải ra các chất thải của mình, các chất thải này 1 phần được tái tạo phục vụ cho sự tồn tại các sinh vật trên trái đất, 1 phần phát tán trở lại môi trường.

Tóm lại: còn dòng vật chất là dòng khép kín, nhiều vòng. Dòng vật chất đã nói lên Định luật bảo toàn khối lượng: “Vật chất không tự nhiên sinh ra hoặc mất đi, mà nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác mà thôi”.

Sự vận động của vật chất

•      Chu trình cácbon

Dưới tác dụng của ánh sáng, cây xanh hấp thụ khí CO2 trong khí quyển biến nó thành cacbonhydrat để cây phát triển. Động vật sống bằng thức ăn từ thực vật. Bị vùi lấp dưới đất và trong điều kiện thiếu không khí động thực vật bị phân huỷ thành than. Than gỗ khi bị đốt cháy nhả lại khí CO2 cho khí quyển.

- Sự trao đổi các bon giữa cơ thể và khí quyển. Các cây xanh nhận CO2 từ không khí rồi qua quá trình quang hợp nó tổng hợp C vào thực phẩm. Cả sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ chuyển một phần chất các bon này trong thực phẩm trở lại thành CO2 như một sản phẩm phụ của sự hô hấp.

Chất CO2 này sau đó được thải ra khí quyển. Chất C thấm vào cây cối và động vật chết cũng được quay trở về khí quyển dưới tác dụng của vi sinh vật phân huỷ. Ngoài ra  cây chết và xác động vật vùi lấp lâu năm tạo thành than đá,dầu và khí đốt. Các vật chất này khi bị đốt cháy cho năng lượng để thực hiện công việc và C có trong nhiên liệu kết hợp với oxi trong không khí tạo thành CO2 rồi đi vào khí quyển.

- Sự trao đổi chất CO2 giữa khí quyển và đại dương: Sự trao đổi xuất hiện giữa bề mặt tiếp giáp nước và không khí và sự trao đổi này tăng thêm do tác động của gió và sóng biển. Tại đây nguồn CO2 xuất hiện theo hai hướng. Một sự tăng chất CO2 trong khí quyển có khuynh hướng được làm cân bằng bởi các đại dương tăng cường hấp thụ cacbon dioxit và điều này giữ mức cacbon cân bằng trong khí quyển. Ngược lại, tức là khi hàm lượng CO2 trong khí quyển giảm thì đại dương sẽ giải phóng lượng CO2 cần thiết vào khí quyển để bù lại.

- Sự hình thành đá vôi, dolomit và đá phiến sét có chứa than: Qua nhiều quá trình hình thành đá, chất cacbon được kết hợp thành vôi các thành phần này của nền đá. Sau đó là các quá trình hoá học và lý học (sự phong hoá) có thể phân ly các chất đó và giải phóng CO2 vào khí quyển.

b. Chu trình Nitơ trong thiên nhiên

- Nitơ là một thành phần của protein, chất nitơ rất cần thiết đối với tất cả các dạng của sự sống. - Các quá trình chuyển hoá nitơ tự do thành hợp chất:

Dưới tác dụng của tia chớp (điện năng của sét) nitơ và oxi trong khí quyển kết hợp với nhau tạo thành các oxit rồi chuyển thành axit nitric, axit nitric theo nước mưa vào trong đất thành nitrat, dạng này được cây cối hấp thụ

Một quá trình tự nhiên khác làm cho nitơ dễ bị hấp thụ bởi cây cối đó là sự hoá hợp sinh học. Ở trong đất có các loại vi sinh vật đặc biệt kết hợp được khí nitơ với hydro để tạo thành NH3. Sau đó qua sự tổng hợp sinh học của một số vi khuẩn đặc biệt khác như vi khuẩn  sống trong nốt sần ở cây họ đậu chất NH3 trở thành chất nitrat.

Các nitrat nhanh chóng bị các dễ cây hấp thụ. ở trong cây, nitrat được kết hợp trong các hợp chất hữu cơ khác nhau, kể cả các loại protein và trong các dạng này nitơ đi qua các mạng lưới thực phẩm. Khi cây cối động vật chết đi và phân huỷ, chất nitơ lại trở thành amoniac và trở về trái đất.

Kết luận: Nói đến HST là nói đến những tác động qua lại giữa các cơ thể sống tạo nên HST đó. Nói đến năng lượng, nguồn vật chất ta phải thấy được mỗi một chu trình có ảnh hưởng và tác động đối với các chu trình khác xung quanh nó. Khi ta xác định sự ổn định của môi trường thì ta phải nghiên cứu sự cân bằng của hệ sinh thái

Câu 3: Quần thể là gì? Đặc điểm của quần thể? Ch0 ví dụ.

Quần thể sinh vật: Tập hợp tất cả các cá thể của cùng một loài và cùng sống chung trong một nơi khác nhau về kích thước, lứa tuổi, giới tính… phân bổ trong vùng phân bổ của loài, chúng tự giao phối với nhau để tạo nên cá thể mới.

Đặc trưng của quần thể( 6 đặc trưng)

Quần thể là một tổ chức của sinh vật cao hơn cá thể có đặc trưng riêng về cấu trúc, mức sinh sản, mức tử vong, biến động về số lượng cá thể, điều chỉnh vùng phân bổ của mình.

1.   Kích thước quần thể:(hay số lượng cá thể, sinh khối) xác định sự “cân bằng”với khả năng “dung nạp” (chứa) của môi trường.

2.   Cấu trúc không gian: Phân bổ đều, phân bổ ngẫu nhiên, và phân bổ theo nhóm. Phân bổ theo nhóm là kiểu phân bổ phổ biến. Phân bổ đều thường xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất như ở nước, đồng cỏ

3.   Cấu trúc theo tuổi: phản ánh tỷ lệ của từng nhóm tuổi  giữa c0n n0n, c0n tru0ng thành, c0n già yếu trong quần thể

4.   Cấu trúc sinh sản và giới tính:là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái.

5.   Mỗi quần thể có đặc trưng riêng về tốc độ tăng trưởng, về kích thước (số lượng) và sự biến động về số lượng cá thể theo thời gian, the0 mùa, the0 chu kỳ.từ dd0 ảnh hu0ng t0i mật dd0 của quần thể.

6.   Sự phân dị của quần thể khác nhau về hình thái,về chất và về lu0ng của các cá thể tr0ng l0ai.

Tồn tại và phát triển trong các điều kiện môi trường nhất định , mỗi quần thể đều có những thích nghi riêng. Nếu sự thay đổi về điều kiện vẫn nằm trong giới hạn thích ứng thì quần thể tồn tại và phát triển, nếu vượt ra khỏi giới hạn đó thì quần thể sẽ đi đến tiêu diệt.

Ví dụ: quần thể cá chép tr0ng a0

Câu 4: thế na0 là chu0i và mạng lu0i thức ăn?  Ví dụ

- Chuỗi thức ăn: Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.

Trong chuỗi thức ăn thường có: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân huỷ

Ví dụ: Cỏ            châu chấu           rắn            đại bàng            vsv phân huỷ

•      Mạng lưới thức ăn: Mỗi loài trong quần xã sinh vật thường là mắt xích chung của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành mạng lưới thức ăn.

VD:        

                                    S âu bọ         chim sẻ

Cỏ                  c hâu chấu            rắn          đại bàng          vsv phân huỷ

                         Thỏ                     cáo

Các kiểu quan hệ dinh du0ng:

Tương tác giữa các quần thể sinh vật trong hệ sinh thái về nguyên tắc là tổ hợp tương tác của các cặp quần thể. Có các loại quan hệ sau đây:

•         Quan hệ trung lập: Quan hệ của các loài sinh vật sống bên cạnh nhau nhưng loài này không làm lợi hoặc gây hại cho loài kia. Ví dụ: chim và động vật ăn cỏ.

•         Quan hệ lợi một bên: Hai loài sinh vật sống chung trên một địa bàn, một loài lợi dụng điều kiện do loài kia đem lại nhưng không gây hại cho loài thứ hai. Ví dụ: Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn sống trong đường ruột động vật lợi dụng thức ăn và môi trường sống của cơ thể động vật nhưng không gây hại hoặc ít gây hại cho vật chủ.

•         Quan hệ ký sinh: Là quan hệ của loài sinh vật sống dựa vào cơ thể sinh vật chủ với vật chủ có thể gây hại và giết chết vật chủ: giun, sán trong cơ thể động vật và con người.

•         Quan hệ thú dữ - con mồi: Là quan hệ giữa một loài là thú ăn thịt và loài kia là con mồi như giữa sư tử, hổ, báo và các loài động vật ăn cỏ.

•         Quan hệ cộng sinh: Là quan hệ của hai loài sinh vật sống dựa vào nhau, loài này đem lại lợi ích cho loài kia và ngược lại. Ví dụ: Tảo và địa y, tảo cung cấp thức ăn cho địa y, còn địa y tạo ra môi trường cư trú cho tảo.

•         Quan hệ cạnh tranh: Là quan hệ giữa hai hay nhiều loài cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn và không gian sống có thể dẫn tới việc loài này tiêu diệt loài kia. Ví dụ: quan hệ giữa thỏ và vật nuôi ở châu Úc trong cuộc cạnh tranh giành các đồng cỏ.

•         Quan hệ giữa nhiều loài: Trong thực tế các loài sinh vật có thể thay đổi quan hệ theo thời gian. Ví dụ: quan hệ giữa chuột và rắn trong một quần đảo Thái bình dương trong một năm có thể thay đổi: Mùa đông - chuột bắt rắn, chuột là thú ăn thịt; Mùa hè - rắn bắt chuột, rắn là thú ăn thịt.

Trong các quan hệ trên 2 loại quan hệ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái tự nhiên là quan hệ thú dữ - con mồi và quan hệ ký sinh. Quan hệ thú dữ - con mồi giúp cho quần thể con mồi duy trì tính chống chịu cao với thiên nhiên, không phát triển bùng nổ về số lượng cá thể. Quan hệ ký sinh giúp cho việc diệt trừ sâu bệnh và các loài có hại đối với con người giữ cho số lượng sâu bệnh nằm trong giới hạn nhất định.

Khái niệm Ô nhiễm không khí: sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".

Câu 5:Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí:

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.

a.  Nguồn phát sinh ô nhiễm không khí tự nhiên:

- Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.

- Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.

- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.

- Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.

- Do thực vật: Chất ô nhiễm do thực vật sản sinh ra và lan tỏa vào không khí gồm: chất hữu cơ dễ bay hơi, bào tử thực vật, nấm, phấn hoa…

- Do vi sinh vật: Trong không khí có nhiều vi sinh vật là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, lan truyền mầm bệnh. VD: bào tử nấm mốc.

- Do phóng xạ: Trong lòng đất có một số loại khoáng sản, quặng, kim loại có khả năng phát xạ ra môi trường không khí gây ô nhiễm

- Từ vũ trụ: bụi vũ trụ

•         Ô nhiễm môi trường không khí do nhân tạo:

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông

Người ta phân ra thành các nguồn ô nhiễm công nghiệp, nguồn ô nhiễm giao thông vận tải, nguồn ô nhiễm do sinh hoạt.

a) Do các phương tiện giao thông có động cơ: ở các nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm không khí do động cơ ô tô gây ra chưa đến mức nghiêm trọng như ở các nước công nghiệp phát triển cao. Các chất gây ô nhiễm không khí do hoạt động của phương tiện xe cộ là chất oxyt cacbon và hợp chất của chì ra còn có các khí khác như Hydrocacbon và Oxyt Nitơ. Các chất này dưới tác dụng của năng lượng mặt trời, tạo nên những chất gây thành sương mù, kích thích mắt, làm tổn hại cây cối.

b)Nguồn ô nhiễm công nghiệp: Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

•         Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.

•         Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.

Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải;.

c)  Ô nhiễm môi trường do sinh hoạt của con người:

Nguồn ô nhiễm này do các bếp đun nấu, các lò sưởi sử dụng nhiên liệu than, củi, dầu, khí đốt,… lượng độc hại này toả ra không nhiều song gây ô nhiễm cục bộ vì ở sát con người nên tác hại của nó lớn và nguy hiểm.

Với khu nhà có đông người ở (tập thể) khu bếp xen lẫn với khu ở, hệ thống thoát khí không tốt gây ảnh hưởng xấu  đến con người

Sự nhiễm bẩn không khí từ các lò đốt trong nhà là hình thức sớm nhất gây nhiễm bẩn mặc dù tác động tác hại của nó không nhiều.

Câu 6: Tác đ0ng của mtrg t0i đ0i s0ng

Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và động thực vật:

a. Đối với con người:

•      Các biểu hiện: chảy nước mắt, ho hay thở khò khè…

Mức độ ảnh hưởng tùy tình trạng sức khỏe, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc.

•      Những người nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí:

•                              Người cao tuổi

•                              Phụ nữ mang thai

•                              Trẻ em dưới 14 tuổi

•                              Người có bệnh về phổi và tim mạch

•                              Người làm việc ngoài trời

•                              Người tập thể dục thể thao ngoài trời

         Mức độ ô nhiễm không khí cao có tác hại đến sức khỏe:

•                              Bệnh tim mạch trầm trọng

•                              Gây tổn thương hệ thống hô hấp

•      Tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm sẽ ảnh hưởng:

•                              Đến sức khỏe phụ nữ mang thai

•                              Làm tăng nhanh sự lão hóa

•                              Giảm chức năng của phổi

•                              Dễ mắc các bệnh hen suyễn, viêm phế quản và có thể bị ung thư

•                              Giảm tuổi thọ

b. Đối với động thực vật:

Động vật: Ở một số nước công nghiệp lớn, một số loài động vật đã diệt vong vì ô nhiễm môi trường. Ví dụ như người ta đã dùng chim Bạch Yến để phát hiện khí độc hại trong mỏ than, cũng như trên tàu chở than. Các loài động vật ăn rau - cỏ còn bị bệnh vì ăn phải rau - cỏ có bám bụi hơi khí độc hại hoặc các thực vật đã bị nhiễm độc hại. Sau đó, con người sẽ bị nhiễm độc vì ăn các loài động vật và thực vật đã chứa đựng các chất ô nhiễm độc hại. Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí đối với các loài bò sát và các loài chim rất nhạy cảm.

Thực vật: Hầu hết các chất ô nhiễm trong môi trường không khí đều có tác dụng xấu đến thực vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề làm vườn. Biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là sương khói quang hoá đã gây tác hại khốc liệt đối với các loại rau như rau diếp, đậu Hà Lan, lúa, ngô, các loại cây ăn quả và các loại phong lan

Những thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí như sulfurơ (SO2), hydro florua (HF), natri clorua (NaCl), các hơi, bụi từ công nghiệp luyện đồng, chì, kẽm, nhuộm. v.v…  làm chậm quá trình sinh trưởng của thực vật, nồng độ cao làm vàng lá, làm hoa quả bị lép, bị nứt, bị thui và mức độ cao hơn thì lá cây cũng như hoa quả đều bị rụng, bị hoại.

Các loại bụi đất, đá bám vào cây nhiều cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật, vì làm giảm quá trình lục diệp hoá quang hợp của cây.

Những loài cây có nụ hoa quay đầu xuống dưới đất thì ít bị ảnh hưởng của ô nhiễm bụi hơn và so với các loại cây có nụ hoa hướng lên trời.

Tuy vậy, cá biệt cũng có những chất ô nhiễm có tác dụng tốt đối với thực vật, có tác dụng tăng cường sinh trưởng cây, đặc biệt là đối với các loại tảo như là các chất photpho, nitơ và cacbon.

Câu 7. Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí

Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm:

•         Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom, iôt).

•         Các hợp chất flo.

•         Các chất tổng hợp (ête, benzen).

•         Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.

•         Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi...

•         Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...

•         Chất thải phóng xạ.

•         Nhiệt độ.

•         Tiếng ồn.

1. Các loại bụi

Các loại bụi:

Bụi là tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hoặc hưu cơ, có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng, hơi, khói và sương mù.

Người ta thường dựa vào các đặc tính khác nhau của bụi để phân loại

+ Theo nguồn gốc: bụi hữu cơ, bụi vô cơ, bụi tự nhiên, bụi nhân tạo

+ Theo kích thước

+ Theo tác hại của bụi: bụi gây viêm mũi, ung thư, nhiễm trùng, xơ phổi,…

Tác hại bụi: gây bệnh phổi, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh ở đường tiêu hoá…

2. Các chất độc hại dạng khí

Các chất độc hại trong không khí :

Nguồn gốc: do sản xuất công nghiệp và quá trình đốt cháy nhiên liệu thải ra môi trường không khí các chất độc hại

Phân loại : Dựa vào tác dụng chủ yếu của chất độc

+ Nhóm 1: gây bỏng da, kích thích da

Gây bỏng: nặng nhẹ do hoá chất đặc hay loãng. HNO3  gây bỏng nhanh làm cho người choáng, khó thở, sốt cao gây chết người.

Gây bỏng niêm mạc: hít chất độc, hoá chất dây vào mồm, mũi mắt làm bỏng rộp, sưng đỏ niêm mạc và đau đớn. Nếu ở mắt dẫn tới giảm thị lực gây mù

+ Nhóm 2: chất kích thích đường hô hấp.

Cl2, NH3, SO3, SO2, NO, HCl...

Các chất này hoà tan trong niêm dịch tạo ra axit gây phù phổi

+ Nhóm 3: chất gây ngạt

Gây ngạt đơn thuần: CO2, CH4, C2H6....

Gây ngạt hoá học : CO hoá hợp chất khác làm mất khả năng vận chuyển O2 của hồng cầu làm cho hô hấp bị rối loạn

+ Nhóm 4: Chất tác dụng hệ thần kinh trung ương , gây mê, gây tê như các loại rượu mạnh, H2S, CS2, xăng...

+  Nhóm 5 : chất gây độc : hidrocacbua halogen, CH3Cl, CH3Br...

Gây tổn thương cho hệ thống tạo máu: C6H6, Pb, As, Cd, Hg,...

Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường hô hấp, đường tiêu hoá, thấm qua da, qua các tuyến mồ hôi, lỗ lông chân..

Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người.

Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua đioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động.

Câu 9: Giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường không khí:6 giải pháp

1.  Giải pháp qui hoạch:

Việc quy hoạch đô thị nông thôn, bố trí khu công nghiệp khu dân cư nói chung, hoặc quy hoạch bố trí một công trình cụ thể có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng chống ô nhiễm môi trường không khí.

Cần bố trí sắp xếp các công trình hợp lí theo mặt bằng, theo địa hình, theo không gian, phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường.

Một số nguyên tắc trong việc thiết lập mặt bằng chung khu công nghiệp để phòng chống ô nhiễm môi trường không khí.

-  Hình thành các nhà máy với các tổ hợp công nghệ độc lập

-  Hợp khối

- Phân khu hợp lí theo các giai đoạn phát triển mở rộng.

- Tập trung các đường ống công nghệ (nghĩa là: trong nhà máy: phân định rõ khu sản xuất, khu phụ trợ, kho hàng, khu hành chính… Cần sắp xếp để khi mở rộng quy mô không ảnh hưởng đến sản xuất, tạo điều kiện khai thác nhà máy thuận lợi, dễ dàng tập trung các nguồn thải, các thiết bị sạch, các hệ thống xử lí không khí, các thiết bị kiểm tra kiểm soát và báo động ô nhiễm môi trường.

2.  Giải pháp cách li vệ sinh làm giảm sự ô nhiễm:

- Tuỳ theo công nghệ sản xuất và khối lượng chất thải gây ra ô nhiễm môi trường không khí xung quanh mà thiết kế cách li vệ sinh giữa khu nhà máy và khu dân cư. Thường thì dải cách ly  ở trong khoảng 50 – 1000m.

- Dải cách ly này nhằm đảm bảo để nồng độ chất độc hại ở khu vực dân cư không vượt quá nồng độ cho phép

3.  Giải pháp công nghệ kỹ thuật

Mục đích hoàn thiện công nghệ SX, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, công nghệ SX kín, giảm các khâu thủ công, áp dụng cơ giới hoá và tự động hoá trong dây chuyền SX, tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn cho người lao động và vệ sinh môi trường.

Với giải pháp này thì chất độc hại không toả ra hoặc toả ra rất ít vào môi trường không khí xung quanh, các khí thải được thu gom tập trung theo đường ống kín thải ra ngoài.

4.  Giải pháp  kỹ thuật làm sạch khí thải

Căn cứ vào thành phần, tính chất, kích thước và khối lượng chất thải mà sử dụng các công nghệ làm sạch khác nhau.

Ví dụ: thu gom và lọc bụi  trước khi thải khí ra ngoài thì dựa vào kích thước hạt bụi, vận tốc tách các hạt bụi ra khỏi không khí…  (lọc li tâm, lưới lọc kim loại…)

5.  Giải pháp sinh thái học

Mục đích là đảm bảo hệ sinh thái cân bằng quan trọng nhất là cây xanh (có tác dụng điều hoà khí hậu, ban ngày cây xanh hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời, hút CO2 và thải O2. Nơi có nhiều cây xanh nhiệt độ thấp, có tác dụng che nắng, giảm  bớt tiếng ồn gây cảm giác thoải mái dễ chịu. Ngoài ra không khí có bụi khi đi qua lùm cây thì một số bụi bị giữ lại giúp cho không khí sạch hơn. Ngoài ra cây xanh còn có phản ứng với các chất độc hại nhanh hơn người và động vật).

6.  Giải pháp quản lí, luật bảo vệ môi trường không khí :

- Có luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn vệ sinh, thành lập các cơ quan kiểm tra kiểm soát quản lí về môi trường cụ thể.

- Nếu đơn vị sản xuất nào không chấp hành nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường thì sẽ bị ngừng sản xuất, đền bù thiệt hại.

- Khuyến khích các nhà máy áp dụng công nghệ dây chuyền hiện đại.

- Tổ chức kiểm soát chất thải.

2.4. Công nghệ xử lý khí thải

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý khí thải tuy nhiên tuỳ theo thành phần và khối lượng khí thải mà người ta lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp đảm bảo kỹ thuật xử lý và tính kinh tế của phương pháp đó. Khi lựa chọn thiết bị làm sạch khí thải cần phải tính đến hiệu quả làm sạch, những chi phí đầu tư ban đầu, những chi phí trong quá trình vận hành, tuổi thọ của hệ thống xử lý, đơn giản trong vận hành, dễ kiểm  tra sửa chữa, diện tích chiếm chỗ, chi phí điện năng.

Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều các phương pháp làm sạch khí thải, chúng khác nhau về cấu tạo thiết bị cũng như về công nghệ làm sạch. Để đạt được mức độ làm sạch không khí cao cần phải sử dụng phối hợp đồng thời nhiều phương pháp và thiết bị xử lý khác nhau. Những chất thải khí dưới dạng hơi hay là hỗn hợp khí sẽ được xử lý sạch qua các thiết bị rửa khí hay qua các thiết bị làm sạch bằng khí nén và đốt khí. Phương pháp nhiệt hay phương pháp đốt xúc tác cũng sẽ được áp dụng trong trường hợp không cho phép hoặc không có khả năng tuần hoàn khí để tái sử dụng.

Các phương pháp làm sạch khí kiểu hút bám (hấp phụ) hay phương pháp hấp thụ (hoà tan) thường được sử dụng rộng rãi nhất. Trong trường hợp không có khả năng thu hồi hay đốt các khí độc hại thì phải dùng biện pháp trung hoà hay chuyển tải chúng đi xa để pha loãng nồng độ trong không khí.

Phương pháp xử lý hơi độc hại trong không khí phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và nồng độ của hơi khí độc hại có trong khí thải. Các phương pháp đó dựa trên ba nguyên lý cơ bản: Thiêu huỷ; hấp thụ (hoà tan); và hấp phụ (hút bám). Ngoài ra còn có các phương pháp khác như  phương pháp ngưng tụ và phương pháp sinh hoá - vi sinh, hay lọc để loại các chất độc hại.

Câu 10: các pp xử lý 0 nhiễm mtrg(4 pp)

1. Phương pháp thiêu huỷ khí thải

Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp khi mà khí thải của các quá trình công nghệ không thể thu hồi hoặc tái sinh được. Phương pháp này được phân chia làm hai loại: có xúc tác và không có xúc tác.

Thiêu huỷ không có chất xúc tác được thực hiện khi dốt trực tiếp khí thải ở nhiệt độ cao: 800 đến 11000C. Phương pháp này áp dụng đối với khí thải có nồng độ độc hại cao (vượt quá giới hạn bốc cháy) và có hàm lượng oxi đủ lớn. Có thể thiêu cháy khí thải ở trong các lò đốt khi cần tận dụng lượng nhiệt khá lớn toả ra.

Thiêu huỷ không có chất xúc tác cần diện tích bề mặt tiếp xúc lớn và nhiệt độ thiêu đốt khoảng 250 đến 3000C. Trong phương pháp này thường sử dụng các bề mặt kim loại như các dải băng bạch kim, đồng, crôm, ni ken…làm chất xúc tác. Làm sạch khí thải bằng phương pháp này có giá thành rẻ hơn so với phương pháp thiêu đốt không có xúc tác. Phương pháp có chất xúc tác thương thích hợp cho các khí độc hại có nồng độ thấp gần với giới hạn bắt lửa.

2. Phương pháp hấp thụ

Hơi và khí độc khi đi qua lớp chất hấp phụ bị giữ lại nhờ hiện tượng hấp phụ. Nếu ta chọn được các chất hấp phụ chọn lọc thì có thể loại bỏ được các chất độc hại mà không ảnh hưởng đến thành phần các khí không có hại khác.

Thông thường, có hai cách để áp dụng phương pháp hấp phụ xử lý chất thải trong công nghiệp.

*Cách thứ nhất là sử dụng thiết bị hấp phụ định kỳ, tức là trên một tháp hấp phụ, người ta nhồi chất hấp phụ vào và cho chất bị hấp phụ đi qua đó. Sau một thời gian nhất định chất hấp phụ đã " no" (đã bão hoà chất bị hấp phụ) thì quá trình hấp phụ được dừng lại để tháo bỏ chất hấp phụ đã "no" và đưa lượng chất hấp phụ mới vào. Trong thực tế, người ta thường dùng biện pháp tái sinh lại chất hấp phụ để sử dụng lại và thu chất bị hấp phụ.Việc tái sinh thường được thực hiện với sự có mặt của hơi nước hoặc khí nóng.

*Cách thứ hai là sử dụng thiết bị hấp phụ liên tục, trong đó chất hấp phụ được chuyển động ngược dòng với chất bị hấp phụ.

3. Phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là một hiện tượng (quá trình) gây ra sự tăng nồng độ của một chất hoặc

một hỗn hợp chất trên bề mặt tiếp xúc giữa hai pha (rắn - khí, rắn - lỏng, lỏng - khí).

Khi bề mặt khối chất tiếp xúc với các phần tử của chất khác, các phần tử trên bề mặt khối chất đó tác dụng lên các phần tử của pha khác những lực hướng về phía mình nhằm cân bằng về lực theo mọi hướng. Đây chính là nguyên nhân của sự hấp phụ chất trên bề mặt chất khác.

Chất giữ chất khác trên bề mặt của nó thì được gọi là chất hấp phụ. Ngược lại chất được giữ lại trên bề mặt của một chất nào đó thì gọi là chất bị hấp phụ.

Trong trường hợp tương tác giữa bề mặt chất rắn với các phân tử khí hoặc lỏng khi chúng tiếp xúc với nhau mà mạnh, tương tự như tương tác trong một phản ứng hóa học, chúng sẽ tạo nên một hợp chất mới trên bề mặt tiếp xúc - hợp chất bề mặt. Như vậy thực chất có thể chia hấp phụ làm hai loại: Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.

1. Hấp phụ vật lý

Là loại hấp phụ gây ra do tương tác yếu giữa các phân tử; nó giống như tương tác trong hiện tượng ngưng tụ. Lực tương tác là lực van der Waals. Trong nhiều quá trình hấp phụ khí, sự hấp phụ có thể xảy ra dưới tác động của các lực phân tử gây ra sự vi phạm các định luật khí lý tưởng và hiện tượng ngưng tụ. Dạng hấp phụ này còn gọi là hấp phụ phân tử hay hấp phụ van der Waals.

2. Hấp phụ hóa học

Là loại hấp phụ gây ra do tương tác mạnh giữa các phân tử và tạo ra hợp chất bề mặt giữa bề mặt chất hấp phụ và các phần tử bị hấp phụ. Hấp phụ hoá học được tạo ra do áp lực hoá học. Thông thường ở nhiệt độ thấp, tộc độ hấp phụ hoá học cũng chậm. Khi tăng nhiệt độ, tốc độ hấp phụ hoá học tăng nhưng lại làm giảm quá trình hấp phụ vật lý. Sự hình thành các hợp chất bề mặt liên quan rất nhiều đến hàng rào hoạt hoá đặc trưng cho quá trình tương tác giữa các phân tử khí và các nguyên tử bề mặt chất rắn. Vì vậy hấp phụ hoá học còn được gọi là hấp phụ hoạt hoá (tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy). Nhiệt hấp phụ của chất khí lên chất hấp phụ rắn bao giờ cũng mang dấu dương, vì vậy để đáp ứng những yêu cầu về nhiệt động học thì giá trị cân bằng của lượng chất hấp phụ bao giờ cũng giảm khi nhiệt độ tăng.

4. Phương pháp sinh hoá - vi sinh

Phương pháp này là lợi dụng các vi sinh vật để hấp phụ, phân huỷ các khí có thành phần độc hại trong dòng khí thải. Ngoài ra các vi sinh vật còn tiêu thụ một phần đáng kể các tạp chất có trong hỗn hợp khí.

 Khái niệm sự ô nhiễm nguồn nước

Do hoạt động nhân tạo hay tự nhiên (xói mòn, phá rừng, lũ lụt, sự xâm nhập của các chất thải đô thị, chất thải công nghiệp…) mà thành phần của nước trong môi trường thủy quyển có thể bị thay đổi do nhiều loại chất thải đưa vào hệ thống.

•         Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.

•         Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.

Câu 12. Các chất gây ô nhiễm nguồn nước:

Các nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm (3 ngu0n)

Nguồn thành thị: Bao gồm nước thải ra từ các khu sinh hoạt của dân cư có thể đã được thu bởi hệ thống thoát nước, qua các trạm xử lý trước khi xả ra nguồn.

Nguồn thành thị cũng bao gồm hỗn hợp nước thải và nước mưa chảy trực tiếp ra nguồn nước mà không qua xử lý.

Do hoạt động công nghiệp

        Sự phát triển công nghiệp làm tăng nhu cầu về nước, nhất là các ngành chế biến  thực phẩm, giấy, hóa chất, luyện kim, dầu mỏ…

        Bao gồm:

·         Nước thải bẩn

·         Tạo thành trong quá trình công nghệ

·         Có hàm lượng các chất ô nhiễm quá mức cho phép,

·         Thành phần đa dạng và phức tạp tùy thuộc loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên liệu, chất lượng sản phẩm…

·         Trong nước thải sản xuất, có nhiều các loại cặn lơ lửng, các chất hữu cơ (axit, este, phenol, dầu mỡ…), các chất độc (xianua, arsen, thủy ngân, muối đồng…), các chất gây mùi, các muối khoáng và một số đồng vị phóng xạ…

·         Nước thải quy ước sạch

·         Chủ yếu là nước làm nguội máy móc, thiết bị

·         Có thể dùng lại trong hệ thống cung cấp nước tuần hoàn cho nhà máy.

Nguồn nông nghiệp: Bao gồm các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ…. Là những nguồn gây ô nhiễm đáng kể. Tổng số các chất thải nông nghiệp xả vào nguồn nước khá lớn, đặc biệt là những vùng nông nghiệp đã phát triển.

Do hoạt động của tàu thuyền

•          Làm tăng lượng dầu mỡ trong nước: do va chạm, do rửa tàu, bơm dầu và rơi vãi…

•          Ô nhiễm nước do dầu mỏ và sản phẩm của chúng làm giảm tính chất hóa lý của nước, tạo lớp váng mỏng phủ lên mặt biển, ngăn cách biển và khí quyển, ngăn cản sự trao đổi oxy giữa biển và khí quyển, ngăn cản trao đổi nhiệt…

Nguồn tự nhiên: bao gồm các loại sau:

+ Nước mưa: xả vào nguồn một lượng lớn các chât hữu cơ từ quá trình phân huỷ động vật và thực vật, các chất hữu cơ từ xói mòn đất. Đôi khi trong đất mùn còn chứa nhiều chất mềm và mầu.

+ Các sinh vật nước đồng thời cũng là nguồn tự nhiên gây ô nhiễm. Thông thường, sự phát triển của động vật và thực vật trong nước phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có trong nguồn. Khi chất dinh dưỡng trong nguồn quá nhiều thì các sinh vật sẽ phát triển mạnh và khi chết đi gây ô nhiễm cho nguồn.

3.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự ô nhiễm nước:

a/ Chỉ tiêu vật lí:

Nhiệt độ, màu, mùi vị, độ đục, độ dẫn điện (chủ yếu đánh giá về mặt định tính độ nhiễm bẩn của nước do các loại chất thải công nghiệp)

b/ Chỉ tiêu hoá học:

+ Độ pH, hàm lượng cặn lơ lửng, các chỉ tiêu nitơ (amoni NH4, nitơrit NO-2, nitơrat NO-3…), chỉ tiêu phôtphat (PO43-). Những chỉ tiêu này đánh giá mức độ phì nhưỡng của nguồn nước do nước thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc tưới tiêu tràn vào sông hồ

+ Chỉ tiêu dầu mỡ, các muối kim loại nặng, các chất phóng xạ, thuốc trừ sâu…

Đặc biệt trong chỉ tiêu hoá học người ta dùng 2 chỉ số BOD, COD

+ Chất lơ lửng: là các chất không tan trong nước được xác định bằng cách lọc mẫu nước qua giấy lọc chuẩn. Cặn thu được sấy ở 105OC cho đến khi khối lượng không đổi và đem cân xác định khối lượng chất lơ lửng đó thì ta được khối lượng chất lửng trong mẫu nước phân tích

c/ Chỉ tiêu sinh học (chỉ tiêu vi khuẩn):

Chỉ số Coli (coliforrms) đánh giá mức độ nhiễm bẩn các chất hữu cơ, tổng số vi khuẩn hiếu khí đánh giá khả năng phân huỷ các chất hữu cơ.

Dựa trên cơ sở chất lượng nước của từng vùng để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, tiêu chuẩn gây hại cho con người thì mỗi quốc gia đều đưa ra bảng tiêu chuẩn chất lượng nước riêng.

Câu 13. Giải pháp bảo vệ nguồn nước ( 5bp)

3.3.1.Giải pháp làm giảm sự ô nhiễm nước bề mặt

Tr0ng n0ng nghiệp áp dụng các biện pháp thâm canh h0p lý, xây dựng các vùng chăn nu0i quy m0 h0p lý nhằm hạn chế d0ng chảy của thu0c trừ sâu, áp dụng c0ng nghệ sinh h0c va0 canh tác và chăn nu0i.

trồng các cây xanh bền vững nằm giữa vùng trồng trọt và vùng nước mặn, việc sử dụng vừa phải lượng phân bón – và không sử dụng nếu trên các vùng đất dốc cheo leo

Nói một cách khác, để giảm các nguồn ô nhiễm không xác định địa chỉ, đặc biệt với đất bị xói mòn là việc trồng rừng ở các nơi chứa nước bị nguy hiểm, bên cạnh việc giảm ô nhiễm nước do quá trình lắng đọng, trồng lại rừng sẽ giảm được xói mòn và sự khốc liệt của các con lũ, đồng thời điều này cũng là giảm hiện tượng ấm lên trên toàn cầu, và sự mất môi trường sống của nhiều loài hoang dã.

Còn đối với các nguồn ô nhiễm có địa chỉ xác định thì luật pháp là công cụ tốt nhất để khống chế ô nhiễm nguồn nước.

3.3.2. Giải pháp cung cấp nước nhiều hơn

Phương pháp điều hành nguồn nước: Một cách để điều hành nguồn nước để tăng cường cung cấp trong các vùng đặc biệt nhờ xây dựng các đập, các bể chứa, hút vào nước bể mặt ở các vùng khác, hay hút nước ngầm lên. Một hướng khác là tăng cường hiệu quả sử dụng nước.

Xây dựng đập và bể chứa:. Lượng nước được lưu giữ trong một bể nước lớn được tạo bởi các đập chắn ngang nước dòng chảy. Lượng nước này có thể được giải phóng như mong muốn để tạo điện năng tại vị trí đập, để tưới đất phía dưới đập, để điều khiển các cơn lũ lụt các vùng phía dưới bể chứa, cung cấp nước cho các thành phố nhờ các cống. Các vùng hồ chứa cũng dùng cho du lịch giải trí

Hút nước ngầm.

Cách để làm giảm thấp sự cạn kiệt của nước ngầm là điều chỉnh phát triển dân số, không trồng các loại cây háo nước trong các vùng khô, phát triển các loại cây yêu cầu ít nước và có khả năng chịu nhiệt cao, ít tốn nước.

Sự khử muối (Desalination): Sự loại bỏ muối trong nước biển hoặc trong nước ngầm hơi mặn được gọi là sự khử muối - đó là một cách để tăng nguồn cung cấp nước ngọt.

 3.3.3. Sử dụng nước mưa là chủ đề mang tính toàn cầu :

Việc tận dụng nước mưa và làm nước mưa thấm vào lòng đất được xúc tiến bởi sự tham gia tích cực của người dân nhằm ngăn chặn lụt lội và khôi phục các dòng suối, s0ng, đ0ng th0i ba0 vệ d0ng nu0c ngầm quý giá

 Đồng thời nước thải chưa qua xử lý sẽ không được thải ra sông và biển qua cống thoát và các trạm bơm và làm cho môi trường sông và biển được bảo vệ.

3.3.4. Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp

Việc xử lý nước thải là một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ nguồn nước, loại bỏ hoặc hạn chế những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải, để khi xả ra sông hồ nước thải không làm nhiễm bẩn nguồn nước.

Mặt khác, do nước thải có thành phần đa dạng, phức tạp, khả năng tự làm sạch của các loại nguồn nước khác nhau nên cũng có nhiều biện pháp xử lý nước thải khác nhau. Do nước thải chứa nhiều tạp chất không hoà tan và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, về nguyên tắc, nước thải cần phải được tách cặn và khử trùng trước khi xả ra nguồn.

5.t0 chức sử dụng nc h0p lý

Câu 12: trình bày sự thiếu nc ng0t

Chỉ một phần rất nhỏ từ nguồn nước phong phú trên hành tinh mà chúng ta có thể sử dụng được là nước ngọt. Có khoảng 97% là nước biển mặn chỉ còn lại khoảng 3% nước ngọt trong đó có tới 2.997% lượng nước này bị đóng băng và chôn sâu ở  các vùng cực, chỉ còn lại 0.003% của tổng thể tích nước trên Trái đất là để sử dụng. Phần này bao gồm nước ngầm, hơi nước, nước mặt từ các sông hồ và độ ẩm từ đất. Số lượng nước ngọt có thể sử dụng luôn được tuần hoàn trong chu trình hydro. Về định lượng và định tính, nước giữ vai trò chính trong việc chuyển đổi những hệ sinh thái do con người tạo ra và trong việc ổn định hoá những hệ sinh thái này.

Có bốn nhuyên nhân của sự khan hiếm nước ngọt:Do khí hậu khô, Do hạn hán, Do sự làm khô hạn, Do áp lực sử dụng nước

Các vấn đề môi trường liên quan với tài nguyên nước gồm các nội dung sau đây:

•         Tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ, giảm trữ lượng nước ở các hồ thuỷ điện lớn  hoặc lũ quét v.v... Nguyên nhân chủ yếu là nạn chặt phá rừng.

•         Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, mặn hoá các thấu kính nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nước ngầm ở các khu dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải không xử lý. Các thấu kính nước ngầm đồng bằng Nam bộ đang bị mặn hoá do khai thác quá mức.

•         Ô nhiễm nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước) do các nguồn thải công nghiệp và hoá chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng các hồ nội địa gia tăng. Một số vùng cửa sông đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu.

Để giải quyết các vấn đề môi trường trên cần phải có kế hoạch nghiên cứu tổng thể và quy hoạch sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý. Trong đó, cần quan tâm đúng mức các vấn đề xử lý nước thải, quy hoạch các công trình thuỷ điện, thuỷ nông một cách hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

Câu 14: Đất được hình thành như thế nào. Các nguồn gây ô nhiễm đất

Sự hình thành của đất: g0m 5 yếu t0s

Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành đất bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu địa hình, thời gian và c0n ngu0i .Chính do tác động của con người, nhiều tính chất của đất thay đổi, tạo nên những đặc tính mới.

-Đá:. Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá huỷ vụn nên thành phần khoáng của đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá nhiều kali thì dất giàu kali.v.v…

-Sinh vật:Chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất. Nhờ có vòng tuần hoàn sinh học đá vụn mới biến thành đất. Sinh vật chết đi, để lại chất hữu cơ, gọi là chất mùn tạo độ phì nhiêu cho đất.. Vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn sinh học này. Mặt khác chính chúng lại phân giải chất hữu cơ từ thực vật đưa vào đất rồi tổng hợp nên chất hữu cơ đặc biệt - chất mùn trong đất. Cùng với vi sinh vật, động vật nguyên sinh và các động vật không xương khác trong đất cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành đất.

-Khí hậu, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động đến sinh vật và sự phá huỷ của đá. Nhờ có năng lượng ở dạng nhiệt và có vai trò của nước, sinh vật mới sinh trưởng, phát triển được và đá mới bị phá huỷ.

Nước trong đất và nước ngầm có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất. Nước là dung môi hoà tan các chất hoá học (trong đó có chất dinh dưỡng.

Địa hình đóng vai trò tái phân phối những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất.

-Thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định. Vì vậy đất cũng biến đổi, tiến hoá theo thời gian.

-Con người: Qua hoạt động sống, nhờ các thành tựu khoa học, con người tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, tiêu tưới, bón phân cho đất xấu, trồng rừng cho đồi trọc.v.v… hoặc tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hoá học, phá rừng gây xói mòn đất v.v…

 Các ngu0n  gây ô nhiễm môi trường đất( 4 ngu0n)

4.1.2.1.  Từ các hoạt động công nghiệp

Các hoạt động công nghiệp xả vào môi trường đất một lượng lớn các phế thải qua các ống khói, bãi rác tập trung... làm thay đổi thành phần, tính chất của đất

Quá trình khai khoáng gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất ở mức độ nghiêm trọng nhất.. Mặt khác thảm thực vật trong khu vực khai khoáng bị huỷ diệt, đất có thể bị xói mòn. Một lượng lớn phế thải, xỉ quặng theo khói và bụi bay vào không khí rồi lắng đọng xuống có thể làm nhiễm bẩn đất ở quy mô rộng hơn.

Các loại phế thải rắn được tạo nên từ hầu hết các khâu công nghệ sản xuất và trong quá trình sử dụng sản phẩm. Các loại phế thải này được tập trung tại nhà máy hoặc vận chuyển khỏi khu vực, rồi bằng cách này hay cách khác quay trở lại môi trường đất.

Các hoạt động xây dựng công nghiệp như xây dựng bến bãi, đường sá, nhà máy… Sẽ phá huỷ thảm thực vật và cảnh quan khu vực, làm thay đổi địa hình, cản trở dòng chảy, tạo điều kiện xói mòn đất v.v…

4.1.2.2.  Từ các hoạt động sinh hoạt

Hàng ngày con người xả một lượng lớn các phế thải sinh hoạt rắn vào môi trường đất gây 0 nhiêm mtrg tr0ng đất.

Trong rác, phân và phế thải sinh hoạt đô thị hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ ẩm cao. Đó là môi trường cho các loại vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.

4.1.2.3.  Từ các hoạt động nông nghiệp

Chủ yếu do sử dụng trong nông nghiệp những sản phẩm hoá học như phân bón và các loại chất diệt côn trùng, diệt cỏ... và các chất độc hoá học trong chiến tranh. Ngoài ra do việc xả bừa bãi trên mặt đất những lượng lớn phế thải công nghiệp như than, khoáng vật từ các ống khói, lò nung... Các chất này làm thay đổi thành phần đất, pH và quá trình nitrat hoá của đất.

•Do tồn tại nhiều hệ thống tưới tiêu không hợp lý gây thoái hóa môi trường đất, tạo nên vùng đất phèn, khó canh tác, giảm năng suất cây trồng hoặc ô nhiễm đất bởi các tác nhân độc hại.

•Chế độ canh tác không hợp lý cũng có thể gây lũ lụt, xói mòn.

•Trong chăn nuôi: sử dụng chất thải của các loài động vật.

4.1.2.4. Từ các hoạt động giao thông vận tải

•Tạo nhiều khí thải CO, CO2, NOx…

•Các khí này đi vào khí quyển khi mưa xuống sẽ gây ô nhiễm đất

Đặc biệt, khi trong khí thải của xe có chì, nếu đi vào đất sẽ tích lũy trong cơ thể thực vật, gây độc cho thực vật và các loài động vật ăn thực vật

4.2.  Các biện pháp bảo vệ môi trường đất

4.2.1.  Chống xói mòn đất:

Giảm độ dốc và chiều dài sườn dốc và trồng lại cây, phục hồi rừng hoặc giảm độ dốc và chiều dài sườn dốc bằng các biện pháp như san ruộng bậc thang, đào mương, đắp bờ, trồng các hàng cây để ngăn chiều dài dốc ra nhiều đoạn ngắn hơn.

Các biện pháp thuỷ lợi như xây dựng đập, hệ thống tưới tiêu theo các đường đồng mức để ngăn nước, xây các đập và giếng tiêu năng tại những vị trí quá dốc là một trong những biện pháp chống xói mòn có hiệu quả cao.

Việc phục hồi và trồng lại rừng được tiến hành trên các vùng đồi, rừng bị phá do khai hoang, khai thác gỗ và tại các vùng khai mỏ bằng cách: Gieo trồng theo hướng ngang với sườn dốc; Chú trọng giữ rừng ở đầu nguồn và ở chỏm đồi;

4.2.2 Thu gom và xử lý chất thải rắn:

Quản lý chất thải rắn là một quá trình tổng hợp bao gồm thu gom, vận chuyển, tập trung và xử lý chế biến rác và phế thải rắn. Để chống ô nhiễm môi trường đất, việc xử lý chất thải rắn là rất cần thiết.

Theo công nghệ thì phương pháp xử lí được chia ra:

- Xử lí sơ bộ: Tách, phân loại..

- Phương pháp sinh học: Xử lí các phần hữu cơ nhờ vi sinh vật

- Phương pháp nhiệt: đốt rác

- Phương pháp cơ học: ép, nén phế thải để dễ xử lí và vận chuyển

4.2.3.Xử lý chất thải rắn công nghiệp

Các loại phế thải c0 thể sử dụng lại đc thì làm nguyên liệu thứ cấp cho qúa trình sản xuất đó hoặc ở một quá trình khác.

Các phế thải không sử dụng lại được, tuỳ thuộc vào mức độ gây nhiễm bẩn và độc hại đối với môi trường và con người, thì xử 1 cách phù h0p

4.2.4. Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học

•Nhằm tăng thêm vai trò của vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ trong đất

•   Giảm tối đa việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh

•Cần có biện pháp bù đắp chất dinh dưỡng cho đất theo phương thức phù hợp với quy luật phát triển của hệ sinh thái

5.1. Khái niệm về hệ sinh thái đô thị:

1. Khái niệm:

Hệ sinh thái đô thị là một hệ sinh thái nhân tạo, do con người tạo nên, được sử dụng như một điểm dân cư sống tập trung và thường theo yêu cầu cả sự phát triển công nghiệp

Hệ sinh thái đô thị bao gồm các thành phần sau:

- Thành phần hữu sinh: Con người và các loại sinh vật trong môi trường đô thị.

- Thành phần vô sinh: Môi trường đô thị, đất, nước, không khí và các yếu tố khác

- Thành phần công nghệ: Các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà hát,…Trong đó thành phần công nghệ qđịnh và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái.

Các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái đô thị bao gồm (5đđ)

- Đây là hệ sinh thái hở luôn có sự thay đổi theo thời gian, không gian về chất lượng lẫn số lượng.

- Hệ sinh thái đô thị mang tính động do sự phát triển xã hội. Sự phát triển này có thể ổn định hoặc không ổn định tuỳ thuộc vào mối quan hệcủa các thành phần trong hệ sinh thái.

- Về cấu trúc: hệ sinh thái đô thị nói chung là ổn định và đồng nhất. Có vùng trung tâm, vùng ven nội và vùng ngoài.

- Bậc dinh dưỡng cuối cùng của hệ sinh thái đô thị là con người. Con người là thành phần ưu thế trong hệ sinh thái đô thị. Con người cũng là thành phần tạo nên năng lượng thứ cấp cuối cùng, ngoài các tác động của các yếu tố tự nhiên, con người còn chịu tác động của các yếu tố xã hội. Thành phần công nghệ là thành phần tái tạo lại nguồn năng lượng cho hệ sinh thái. Nhờ có sự tái tạo này mà thành phần bậc dinh dưỡng cuối cùng là con người mới được ổn định.

- Yếu tố giới hạn trong hệ sinh thái đô thị là tổ hợp tất cả các yếu tố.

Câu 16: So sánh sinh thái học đô thị và sinh thái học môi trường

Gi0ng nhau: đều là hệ sinh thái , c0 mqhe giữa c0n ngu0i v0i mtrg s0ng, chịu tác d0ng của các yếu t0 v0 sinh

Khác nhau:

sinh thái học đô thị

sinh thái học môi trường

-luôn vận động và phát triển theo quy luật học ptạp, và tuân theo các qluật của tự nhiên cũng như quy luật nhân tạo do con người tạo ra.

- Vật cung cấp k0 được sx tại chỗ mà phải vận chuyển từ nơi khác tới. Đó là lương thực, thực phẩm, rau, hoa quả,…cung cấp cho đô thị

- Vật tiêu thụ quan trọng nhất là người dân đô thị. C0n ngu0i đóng vai trò to lớn trong vật sản xuất và vật tiêu thụ.

- Hoạt động của hệ sinh thái đô thị do con người điều khiển. Con người phải đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng hệ sinh thái.

- Bậc dinh dưỡng cuối cùng của hệ sinh thái đô thị là con người.

- g0m 3 thành phần:

+ Thành phần hữu sinh: Con người và các loại sinh vật trong môi trường đô thị.

+ Thành phần vô sinh: Môi trường đô thị, đất, nước, không khí và các yếu tố khác

+ Thành phần công nghệ: Các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà hát,…

Trong đó thành phần công nghệ quyết định và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái.

- Quy luật tự nhiên d0 tự nhiên ta0 ra

- Ngu0n cc thứ ăn c0 sẵn tr0ng tự nhiên

- thức ăn tiêu thụ chủ yếu là thực vật, đ0ng vật c0 sẵn tr0ng tự cung câp ch0 svat thức ăn ta0 nên chu0i thức ăn và mạng lu0i thức ăn tr0ng hệ sinh thái TN

- Thực vật và đ0ng vật đ0ng vai tr0 tr0ng việc sản xuất và vật tiêu thụ

- tuân the0 quy luật tự nhiên

- g0m 2 thành phần:

+ Thành phần hữu sinh: Con người và các loại sinh vật trong môi trường .

+ Thành phần vô sinh: Môi trường đất, nước, không khí và các yếu tố khác

Câu 17: Khi dân số, mật độ gia tăng thì cần giải quyết như thế nào, hướng giải quyết

Hậu quả của việc đô thị hoá và vấn đề tăng dân số tới môi trườn

Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh:

- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v... Các chất thải như khí thải do con người thải ra cũng càng tăng làm ô nhiễm bầu khí quyển. Ngoài ra các vấn đề giao thông chen chúc, nạn thiếu nhà ở… đều gắn với dân số.

Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Sự chênh lệch giàu nghe0 ngày 1 r0 rệt.diện tích đất NN ngày 1 thu hep d0 dùng va0 việc m0 r0ng các khu c0ng nghiệp, các trung tâm, thành ph0…

Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.

Sự phát triển và mở rộng của các vùng đô thị sẽ làm tăng diện tích dùng cho xây dựng. Nhà ở và đường xá sẽ làm đất bị nén lại và làm giảm khả năng thấm nước của đất tới 90% và cũng sẽ làm giảm số lượng nước suối. Do nước mưa không thể ngấm vào đất nên tích đọng lại rồi phá huỷ đường xá, đất đai. Cả hai ảnh hưởng này: ít nước suối và đường xá bị hỏng sẽ tạo thêm gánh nặng nữa cho cơ sở hạ tầng vốn đã phải chịu rất nhiều sức ép.

Mở rộng đô thị sẽ lan nhanh đến tận các vùng đất thậm chí không phù hợp cho việc phát triển thành thị. Ngay ở thời điểm hiện tại này sự phát triển đô thị đã lan ra tới những khu vực ngoại vi có địa hình dốc, những toà nhà cao tầng đành phải mọc lên trên những thung lũng dốc. Những hoạt động mở rộng đô thị trên diễn ra trên những vùng có nguy cơ bị xói mòn sẽ làm đất bị suy thoái.

Tóm lại, việc định cư tập trung của con người ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Chúng ta đã sử dụng hết những nguồn tài nguyên thiên nhiên mà môi trường ban cho chúng ta: đất đai màu mỡ đang bị cạn kiệt dần do xói mòn, nhũng nguồn nước quý giá đang bị rò rỉ, rừng cây bị chặt phá, ao hồ bị lấp và lấn chiếm, đất đai phù hợp cho nông nghiệp bị chuyển đổi sang đất thành thị…

Phát triển đô thị nhanh chóng đã làm ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa cung và cầu của tài nguyên môi trường và gây suy thoái đất. Vì vậy, một vấn đề cấp bách được đặt ra là thiết lập một sự cân bằng mới giữa môi trường và phát triển đô thị (phát triển bền vững).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fvfv