môi trường con người ĐHV

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

(PHẦN NÀY THUỜNG LÀ CÂU 3 ĐIỂM)

1. Khái niệm.

“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng thỏa món nhu cầu của cỏc thế hệ tương lai”

Phỏt triển bền vững cú nghĩa là cả ba khía cạnh chủ yếu liên quan tới đời sống của nhân loại là kinh tế, xó hội và mụi trường phải được tổng hũa, kết hợp, lồng ghộp khi cú thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các chính sách, cơ chế, công cụ và qua quá trỡnh thực hiện chớnh sỏch.

Lồng ghép 3 trụ cột phát triển: tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và công bằng xó hội, bảo vệ tài nguyờn mụi trường.

Mặt nào (kinh tế, xã hội hay môi trư­ờng) cần được ­ưu tiên?

Tùy theo từng nư­ớc, từng xã  hội, từng nền văn hoá và từng hoàn cảnh và tùy theo thời gian mà trật tự ­ ưu tiên và lộ trinh thực hiện có sự khác nhau.  ở các nư­ớc đang phát triển, tăng trưởng kinh tế thường đư­ợc ư­u tiên cùng với việc xoá đói giảm nghèo.  

2. Hiện trạng phát triển bền vững ở Việt Nam

·      Việt Nam đó phỏt triển bền vững chưa? Có thể nói là chưa. Vì Việt Nam còn tồn tại rất nhiều vấn đề kinh tế, xã hội cũng như môi trường (hình dưới).

·      Những điểm nào có ảnh hưởng tốt và không tốt tới triển vọng phát triển bền vững?

o       Tiềm lực kinh tế cũn yếu, Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu

o       Tăng trưởng theo chiều rộng, Nợ nước ngoài

o       Sao chép lối sống tiêu thụ của các nước phát triển, trong đó có nhiều điều không có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững. Lối sống tiờu dựng xa hoa, lóng phớ ngày càng phổ biến trong một số tầng lớp xó hội

o       Dân số thừa và việc làm thiếu

o       Đô thị hóa và di dân: Quy hoạch và đầu tư­ xây dựng đô thị chư­a đáp ứng yêu cầu PTBV. ==> Ô nhiễm, thiếu hạ tầng kỹ thuật. Luồng di dân ngày càng lớn ==> Tác động tích cực về tăng tr­ưởng kinh tế + Nhiều tiêu cực về xã hội và môi trường.

o       Giảm nghèo chưa bền vững, cũn tỏi nghốo do mức sống cũn thấp. Tốc độ giảm nghèo chậm lại. Tăng chênh lệch mức sống (giàu – nghèo)

o       Bệnh dịch ngày càng nhiều, việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ hạn chế.

o       Xét về độ an toàn của môi trường, Việt Nam đứng cuối bảng trong số 8 nước ASEAN, và xếp thứ 98 trên tổng số 117 nước đang phát triển vào năm 2005.

o       Thoái hoá đất, Thoái hóa đất phổ biến ở nhiều vùng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, mất cân bằng dinh dư­ỡng, chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, hạn, úng, lũ, đất tr­ợt và xói lở, v.v. Nhân dân còn nghèo, trình độ canh tác thấp ==> Đất bị khai thác và sử dụng quá tải, không đựơc bảo vệ đúng mức.

o       Tài nguyên đất, nước, rừng, biển và khoáng sản đang bị khai thác quá mức, dễ dẫn đến cạn kiệt.

o       Ô nhiễm môi trường xẩy ra khắp nơi, ngày càng khó giải quyết.Năng lực thu gom chất thải rắn ở đô thị và khu CN chỉ khoảng 30%. Chư­a phân loại tại nguồn. Thu nhặt và tái chế thủ công. Xử lý chủ yếu bằng phư­ơng pháp chôn lấp, như­ng các bãi chôn lấp ch­ưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trư­ờng.

o       Suy giảm đa dạng sinh học nhanh.

o       Hệ thống tổ chức: phân công chưa hợp lý (giữa các Bộ, giữa TƯ - địa phương) thiếu sự phối hợp chặt chẽ.

o       Hệ thống phỏp lý chưa đầy đủ và cũn chồng chộo, mõu thuẫn.

o       Chấp hành chưa nghiêm các quy định.

3. Nguyên tắc và các vấn đề ưu tiên cho PTBV ở Việt Nam.

a. Nguyên tác PTBV của TG.

1. Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng.

2. Cải thiện chất lượng cuộc sống con người:

3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng trên Trái Đất.

4. Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt nguồn tài nguyên không tái tạo.

5. Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất.

6. Thay đổi thái độ và hành vi cá nhân.

7. Giúp cho các cộng đồng có khả năng tự giữ gỡn mụi trường của mỡnh.

8. Đưa ra một khuôn mẫu quốc gia cho sự phát triển tổng hợp và bảo vệ

9. Xõy dựng khối liờn minh toàn cầu.

b. Nguyên tác PTBV của Việt Nam

1.      Con ng­ười là trung tâm  

2.      Phát triển kinh tế nhanh là nhiệm vụ trung tâm như­ng mục đích là để phát triển xã hội và phải nằm trong giới hạn tải trọng của sinh thái.

3.      Nhấn mạnh lồng ghép phát triển với môi trư­ờng.

4.      Công bằng giữa các thế hệ. 

5.      Vai trò của khoa học công nghệ

6.      Huy động toàn dân tham gia.

7.      Kết hợp nội lực với hợp tác quốc tế.

8.      Quốc phòng - an ninh.

1.      Chiến lược bảo vệ môi trường không tách rời chiến lược phát triển kinh tê - xó hội, mà là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển đất nước.

2.      Chiến lược bảo vệ môi trường phải dựa trên việc phân tích hiện trạng và xu thế môi trường đất nước trong bối cảnh của thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước diễn ra trong thập niên đầu của thế kỷ 21.

3.      Chiến lược bảo vệ môi trường phải phù hợp với nguồn lực của quốc gia.

4.      Chiến lược bảo vệ môi trường được xây dựng trên cơ sở tiếp thu các bài học kinh nghiệm của các nước.

5.      Chiến lược bảo vệ môi trường phải là cơ sở pháp lý cho việc xõy dựng cỏc kế hoạch môi trường quốc gia trung hạn, ngắn hạn và thu hút đầu tư nước ngoài.

Ưu tiên:Trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xó hội là cụng tỏc trung tâm, trong đó tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng. Vấn đề hài hoà với môi trường là ở chỗ: trong quá trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội, khụng được để tác động nghiêm trọng tới môi trường ở mức không thể sửa chữa được, hoặc nếu sửa chữa thỡ phải trả giá quá đắt. Mặt khác, có phát triển mạnh về kinh tế - xó hội thỡ mới cú đủ điều kiện bảo vệ và cải thiện môi trường một cách hiệu quả nhất. Phải cân nhắc các yếu tố kinh tế, xó hội, mụi trường ở mọi khâu, ngay từ lúc xây dựng chủ trương và ra quyết định.

·      Phát triển kinh tế bền vững: 5 ưu tiên

o       Tăng trư­ởng kinh tế nhanh 

o       Thay đổi mô hình tiêu dùng

o       “Công nghiệp hóa sạch”

o       Phát triển nông nghiệp bền vững

o       Phát triển bền vững vùng và địa phương.          

* Phát triển xã  hội bền vững: 5 ư­u tiên:

o       Xóa đói giảm nghèo

o       Hạn chế tăng dân số

o       Định hư­ớng đô thị hóa và di dân

o       Nâng cao chất lượng giáo dục,

o       Cải thiện y tế và vệ sinh môi trường

* Phát triển môi tr­ường bền vững:  9 lĩnh vực ­ưu tiên:

o       Chống thoái hóa đất.

o       Sử dụng và quản lý tài nguyên n­ớc.

o       Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.  

o       Bảo vệ tài nguyên biển, ven biển.

o       Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.

o       Giảm ô nhiễm không khí ở đô thị và khu côngnghiệp.

o       Quản lý chất thải rắn.

o       Bảo tồn đa dạng sinh học.

o       Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tác hại của thiên tai.

II. LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÊN MÔI TRƯỜNG:

3 giai đoạn đó trải qua:

•         Tiền phỏt triển = Kinh tế săn bắt, hái lượm è Khai thỏc và sựng bỏi thiờn nhiờn.

•         Phỏt triển thấp = Kinh tế nụng nghiệp è Khai phỏ và phụ thuộc vào thiờn nhiờn.

•         Phỏt triển cao = Kinh tế cụng nghiệp è Cải tạo, chinh phục thiờn nhiờn và tưởng rằng mỡnh đó chiến thắng tự nhiờn.

Sự tác động của con người lên MT có thể trình bày qua 7 thời kì phát triển và 4 giai đoạn phát triển kinh tế và dân số (cô đã giảng trên lớp)

Phần này các bạn chỉ cần học trong sách giáo trình, phần này sách giáo trình đã ghi rõ và đầy đủ. Phần này có thể là câu 5 điểm hoặc 3 điểm nhưng thuờng là câu 5 điểm.

III. HẬU QUẢ CỦA VIỆC GIA TĂNG DÂN SỐ

(phàn này thường là câu 5 điểm)

Dân số là số dân của một dân tộc, một quốc gia đang sinh sống trên một địa danh nhất định. Dân số của một lãnh thổ trong từng thời gian tăng hay giảm là kết quả của mối tương quan giữa số sinh và số tử. Sự tăng, giảm dân số như vậy gọi là sự gia tăng dân số.

Cứ một giây trên trái đất chết đi một người nhưng đẻ thêm 4 người, như vậy gia tăng tự nhiên là 3 người/giây. Mỗi phút trên Trái đất sinh thêm 150 trẻ em, mỗi năm dân số thế giới tăng thêm khoảng 80 triệu người (tương đương với số dân của một quốc gia đứng hàng thứ 10 trên thế giới).

Dân số gia tăng quá nhanh, nhất là ở các nước đang phát triển trên thế giới đã ảnh hưởng toàn diện đến chất lượng cuộc sống.

a. Sự nghèo khổ càng lớn lên

Ở các nước phát triển có dân số ổn định, sản xuất phát triển nên thu nhập quốc dân tính theo đầu người ngày càng cao, như ở Nhật, Thuỵ Sĩ… Còn ở các nước đang phát triển có sự gia tăng nhanh, mạnh về dân số, trong khi đó sản xuất lại kém phát triển, nợ của nước ngoài nhiều, do đó thu nhập  quốc dân tính theo đầu ngời thấp.

Ở Việt Nam, năm 2000 số hộ đói ngèo là 10% (năm 1995 là 20%).

b. Dân số đối với việc cung cấp lương thực, thực phẩm

Lương thực, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được đối với con người vì con người cần có để tồn tại và phát triển.

Vào những năm gần đây do khoa học kỹ thuật phát triển, nhất là có cuộc cách mạng xanh nên sản lượng lương thực có tăng, nhưng sự gia tăng dân số quá nhanh nên số dân đói ăn ngày càng lớn và mức đáp ứng nhu cầu lương thực của các khu vực trên trái đất rất khác nhau. Hiện nay, sự gia tăng tự nhiên của dân số vẫn lớn khoảng 2%, vì thế sản lượng lương thực có tăng cũng không đáp ứng đủ số người mới sinh thêm. Do vậy, trên thế giới hiện đói lương thực vẫn còn nặng nề.

Việt Nam là nước có gia tăng dân số tự nhiên lớn: Trung bình gia tăng tự nhiên là 2,5% (1975 - 1980); 2,2% (1980 - 1985); 2,1% (1987); 2,2% (1990); 1,7% (1995); 1,4% (2000). Hàng năm sản lượng lương thực đều tăng bình quân; nhưng tốc độ tăng dân số như hiện nay mỗi năm tăng thêm từ 1,3 - 1,5 triệu người do đó số lương thực tăng chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu của trẻ mới sinh thêm, còn lại 2/3 số trẻ mới sinh thêm không được đáp ứng. Vì thế, còn hiện tượng thiếu ăn là đúng và càng ngày càng đói lương thực.

Hiện nay, trên thế giới còn có hiện tượng đói lương thực, nhất là các nước đang phát triển trong đó có tới 750 triệu người đói triền miên. Vì thế, có thể nói rằng thế kỷ XXI thế giới còn bị xáo động về nạn đói nếu như sản xuất lương thựuc và gia tăng dân số với nhịp điệu như hiện nay.

c. Dân số đối với việc bố trí việc làm

Trong lương thực sản xuất thì sức người là vốn quí nhất. Trong những năm gần đây do sự gia tăng dân số quá nhanh, làm cho số người lao động tăng nhanh, nhất là ở các nước phát triển nêu việc bố trí việc làm cho người lao động hết sức khó khăn. Vì thế, nạn thất nghiệp của những người lao động  ngày càng tăng.

Ở các nước đang phát triển, nhân lực rất dồi dào nhưng việc đầu tư cho lao động lại quá thấp, sản xuất chưa được mở rộng, nên lực lượng lao động không được phát huy hết (điều này khác xa so với các nước phát triển). Như vậy, do dân số tăng quá nhanh, làm cho dân đông, thiếu ăn, thiếu vốn nên không có điều kiện đầu tư cho sản xuất. Vì vậy, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Ở Việt Nam tình trạng thiếu việc làm cho người lao động là một vấn đề nặng nề. Lực lượng lao động tăng tự nhiên mỗi năm khoảng 1,2 triệu người, trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6,4%, ở nông thôn là 73,8% (số liệu năm 2000). Đến tháng 7/2001 còn 5,5; đến 7% số người thất nghiệp. Vì thế để giải quyết vấn đề việc làm phải đi đôi với biện pháp giảm gia tăng dân số.

d. Dân số đối với giáo dục

Sự gia tăng dân số càng nhanh thì chất lượng cuộc sống càng giảm làm cho sự đầu tư cho giáo dục càng thấp kém và hiệu quả của nó là kinh tế kém phát triển. Đặc biệt, ở các nước đang và kém phát triển thì nền kinh tế thấp kém là nguyên nhân chính gây cản trở việc đầu tư cho giáo dục, làm cho số người mù chữ tăng lên, trình độ học vấn thấp.

Việt Nam thuộc loại nước nghèo có mức sống thấp, trình độ học vấn thấp. Trong đó thành thị có số người tốt nghiệp tiểu học là 11,3%, nông thôn là 24,9% và có khoảng 10% trẻ thất học.

e. Dân số đối với việc sử dụng tài nguyên và môi trường

Dân số càng phát triển thì tài nguyên càng cạn kiệt vì bị ô nhiễm môi trường và làm mất hiệu quả sử dụng của nó cho con người.

+ Tài nguyên đất

Diện tích đất trên Trái đất là 510 triệu km2, trong đó có 29% là đất nổi và chỉ có 10%  là diện tích đất canh tác. Đã thế diện tích ngày càng bị thu hẹp bởi công nghiệp hoá, mở đường, tăng diện tích cho nhà ở.

Ở Việt Nam có khoảng 33 triệu ha đất, bình quân đất canh tác tính trên đầu người là 0,1 ha. Đất ít, người đông lại chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên dân số Việt Nam ngày càng tăng nhanh thì càng đe doạ về lương thực. Hơn nữa hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là ở nông thôn đang có nguy cơ biến thổ canh thành thổ cư. Vì thế, dân số tăng nhanh thì diện tích đất canh tác ngày càng giảm và tình trạng thiếu đất đai ngày càng nặng nề.

+ Tài nguyên nước

Trên trái đất nước bao phủ khoảng 70% diện tích, trong đó nước ngọt chỉ chiếm 3,5% và chủ yếu ở dạng băng đá và nước ngầm; còn nước ngọt dùng để sinh hoạt và sản xuất cho con người chỉ có khoảng 0,3% nhưng lại phân bố không đều.

Khi dân số trên trái đất tăng nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngọt càng nhiều và tình trạng ô nhiễm môi trường trong nước cùng ngày càng tăng. Vì thế, đến nay có khoảng 60% diện tích trên trái đất đang ở vào tình trạng thiếu nước, nhất là các nước châu Phi.

+ Tài nguyên rừng

Dân số tăng làm cho rừng bị tàn phá nhiều và làm đảo lộn sự cân bằng của hệ sinh thái.

Qua điều tra cho thấy :Tình trạng phá rừng bừa bãi lớn lên cùng với sự gia tăng về dân số. Đến nay trên thế giới chỉ còn khoảng 50% diện tích rừng so với các đây 300 năm.

+ Khoáng sản

Dân số gia tăng thì khoáng sản càng được sử dụng để phục vụ cho đời sống của con người, nhất là từ khi phát triển công nghiệp. Với tốc độ phát triển công nghiệp như hiện nay cứ từ 12 - 14 năm thì sản lượng công nghiệp lại tăng lên gấp đôi như cũ. Và vì thế việc khai thác khoáng sản ngày càng nhiều và có nguy cơ bị cạn kiệt.

Hiện nay, trên thế giới đã khai thác khoảng 7 tỷ tấn khoáng sản, trong đó 40% là dầu hoả và 30% là than đá.

Người ta tính trung bình như sau: Dân số tăng lên 2% thì mỗi năm khoáng sản sử dụng mất 5% và điện năng mất đi 8%.

Trong các loại khoáng sản thì than đá và dầu hoả là là khoáng sản được con người khai thác và sử dụng  nhiều. Vì thế, số dân tăng nhanh thì 2 loại khoáng sản này có nguy cơ bị cạn kiệt.

+ Môi trường

Dân số tăng, công nghiệp phát triển, môi trường tự nhiên bị phá huỷ làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề. Chính vì thế, việc bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm môi trường là vấn đề của toàn cầu.

Ở Việt Nam tình trạng ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn ngày càng nặng nề cùng với sự gia tăng dân số như hiện nay.

IV. Ô NHIỄM BIỂN

1. Tầm quan trọng của biển

Biển và đại dư­ơng chiếm 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km3.

Tài nguyên biển và đại d­ương rất đa dạng đ­ược chia ra thành các loại:

-         Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối n­ước và đáy biển

-         Nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên

-         Nguồn năng l­ượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nư­ớc biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều.

-         Mặt biển và vùng thềm lục địa là đ­ường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, nguồn lợi sinh vật biển.

-         Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con ng­ười từ truớc đến nay, gồm hàng loạt nhóm động vật, thực vật và vi sinh vật. Hai nhóm đầu có tới 200.000 loài. Sản lượng sinh học của biển và đại d­ương nh­ư sau: Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi (mực, cá, thú...) 0,2 tỷ tấn. Năng suất sơ cấp của biển khoảng 50 - 250g/m2/năm. Sản l­ượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại dư­ơng toàn thế giới gia tăng, ví dụ năm 1960: 22 triệu tấn; 1970: 40 triệu tấn; 1980: 65 triệu tấn; 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, l­ượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.

Biển Đông của Việt Nam có diện tích 3.447.000 km2, với độ sâu trung bình 1.140m, nơi sâu nhất 5.416m. Vùng có độ sâu trên 2.000m chiếm 1/4 diện tích thuộc phần phía Đông của biển. Thềm lục địa có độ sâu < 200m chiếm trên 50% diện tích. Tài nguyên của Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển). Riêng trữ lư­ợng hải sản ở phần Biển Đông thuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm. Sản l­ượng dầu khí khai thác ở vùng biển Việt Nam đạt 10 triệu tấn hiện nay và 20 triệu tấn vào năm 2000.

2. Ô nhiễm biển

Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con ngư­ời trên biển như­ khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất thải độc hại nh­ư chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như­ sau:

o       Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong n­ước biển như­ dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại.

o       Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển vùng ven bờ.

o       Suy thoái các hệ sinh thái biển nh­ư hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển,...

o       Suy giảm trữ lư­ợng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển.

o       Xuất hiện các hiện t­ượng như­ thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.

Công ư­ớc Luật biển năm 1982 đã chỉ ra 5 nguồn gây ô nhiễm biển: Các hoạt động trên đất liền, thăm dò và khai thác tài nguyên trên thềm lục địa và đáy đại d­ương, thải các chất độc hại ra biển, vận chuyển hàng hoá trên biển và ô nhiễm không khí.

- Các nguồn ô nhiễm từ lục địa theo sông ngòi mang ra biển như­ dầu và sản phẩm dầu, n­ước thải, phân bón nông nghiệp, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chất thải phóng xạ và nhiều chất ô nhiễm khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối n­ước biển.

- Trong t­ương lai, do khan hiếm nguồn tài nguyên trên lục địa, sản l­ượng khai thác khoáng sản đáy biển sẽ gia tăng đáng kể. Trong số đó, việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi tr­ường biển. Hiện tư­ợng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các ph­ương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hư­ớng gia tăng cùng với sản l­ượng khai thác dầu khí trên biển. Vết dầu loang trên nước ngăn cản quá trình hoà tan oxy từ không khí. Cặn dầu lắng xuống đáy làm ô nhiễm trầm tích đáy biển. Nồng độ dầu cao trong n­ước có tác động xấu tới hoạt động của các loài sinh vật biển.

- Loài ngư­ời đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức. Loại hoá chất bền vững nh­ư DDT có mặt ở khắp các đại d­ương. Theo tính toán, 2/3 l­ượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con ngư­ời sản xuất hiện đang còn tồn tại trong nư­ớc biển. Một l­ượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới đư­ợc bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và năm 1962 có 6.120 thùng phóng xạ đư­ợc đổ chôn xuống biển. Việc nhấn chìm các loại đạn d­ược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã đ­ược tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh đ­ược hải quân Mỹ đổ ra biển.

- Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đổ vào biển nhiều hàng hoá, ph­ương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm.

- Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho l­ượng CO2 hoà tan trong n­ước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng đư­ợc không khí mang ra biển. Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nư­ớc biển và thay đổi môi tr­ường sinh thái biển.

Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như­ núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên,...

Bảo vệ môi trư­ờng biển là một trong những nội dung quan trọng của các chư­ơng trình bảo vệ môi trư­ờng của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Công ước Luật biển năm 1982, Công ư­ớc Marpol 73/78 chống ô nhiễm biển, Công ư­ớc quốc tế 1990 về việc sẵn sàng đối phó và hợp tác quốc tế chống ô nhiễm dầu đã thể hiện sự quan tâm của quốc tế đối với vấn đề ô nhiễm biển.

V. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Phần câu 2 điểm

1. Sự cố môi tr­ờng là gì?

Theo Luật Bảo vệ Môi tr­ờng của Việt Nam:

"Sự cố môi tr­ờng là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con ng­ời hoặc biến đổi bất th­ờng của thiên nhiên, gây suy thoái môi tr­ờng nghiêm trọng".

Sự cố môi tr­ờng có thể xảy ra do:

1.      Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, tr­ợt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, m­a axit, m­a đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

2.      Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi tr­ờng của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng;

3.      Sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đ­ờng ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;

4.      Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

2. Ô nhiễm môi tr­ờng là gì?

Theo Luật Bảo vệ Môi tr­ờng của Việt Nam:

"Ô nhiễm môi tr­ờng là sự làm thay đổi tính chất của môi tr­ờng, vi phạm Tiêu chuẩn môi tr­ờng".

Trên thế giới, ô nhiễm môi tr­ờng đ­ợc hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng l­ợng vào môi tr­ờng đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con ng­ời, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất l­ợng môi tr­ờng. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (n­ớc thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng l­ợng nh­ nhiệt độ, bức xạ.

Tuy nhiên, môi tr­ờng chỉ đ­ợc coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm l­ợng, nồng độ hoặc c­ờng độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con ng­ời, sinh vật và vật liệu.

3. Suy thoái môi tr­ờng là gì?

"Suy thoái môi tr­ờng là sự làm thay đổi chất l­ợng và số l­ợng của thành phần môi tr­ờng, gây ảnh h­ởng xấu cho đời sống của con ng­ời và thiên nhiên".

Trong đó, thành phần môi tr­ờng đ­ợc hiểu là các yếu tố tạo thành môi tr­ờng: không khí, n­ớc, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân c­, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

4. Tiêu chuẩn môi trư­ờng là gì?

Theo Luật Bảo vệ Môi tr­ờng của Việt Nam:

"Tiêu chuẩn môi tr­ờng là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, đ­ợc quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi tr­ờng".

Vì vậy, tiêu chuẩn môi tr­ờng có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi tr­ờng là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn môi tr­ờng bao gồm các nhóm chính sau:

1.      Những quy định chung.

2.      Tiêu chuẩn n­ớc, bao gồm n­ớc mặt nội địa, n­ớc ngầm, n­ớc biển và ven biển, n­ớc thải v.v...

3.      Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải) v.v...

4.      Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp.

5.      Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

6.      Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa dạng sinh học.

7.      Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hoá.

8.      Tiêu chuẩn liên quan đến môi tr­ờng do các hoạt động khai thác khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v...

5. Hiện tượng mù khói công nghiệp, quang hoá, đảo nhiệt đô thị, lắng tụ axit

+ Mù khói công nghiệp

Là hỗn hợp sulfua dioxit và các chất lơ lửng (SPM) như bụi đất, muối (than), amiăng, chì, cadmium, các hạt chất rắn chlomium, acsen, nitrat, sulphat,... và cả những giọt axit sulfuaric. Các chất này tạo thành một màu khói xám nhạt bao xunh quanh khu công nghiệp.

+ Mù khói quang hoá

Là hỗn hợp gồm các chất ô nhiễm sơ cấp CO, NO và các hydrocacbon cùng với các chất ô nhiễm thứ cấp NO2, HNO3, ozon, PAN (Peroxy axetyl Nitratte) sinh ra do chất ô nhiễm sơ cấp dưới tác dụng của ánh sáng. Mù khói quang hoá có màu nâu vàng hay xuất hiện vào mùa hè ở thành phố công nghiệp.

+ Đảo nhiệt đô thị

Đây là hiện tượng toả nhiệt quá mức ở vùng đô thị gây ra hiện tượng chênh lệch nhiệt độ với vùng khác mát hơn (nông thôn, vùng ven đô). Do vậy đô thị trở thành một vòm cầu nhiệt độ và các chất gây ô nhiễm nằm kẹt trong vòm cầu ấy, nhất là các hạt rắn lơ lửng và trong hoàn cảnh không có gió mạnh.

+ Lắng tụ axit

Các chất gây ô nhiễm không khí như SO2, SPM, NO xuất phát từ đốt than, dầu ở các nhà máy điện luyện kim và các nhà máy công nghiệp khác. Phần lớn các nhà máy lại xây ống khói thật cao, do đó ảnh hưởng đến các vùng xa địa điểm, và có khi lại ô nhiễm trên phạm vi toàn cầu. Các chất này lắng tụ theo 2 cách:

- Lắng tụ ướt: tạo thành giọt H2SO4, HNO3 lơ lửng rơi xuống đất dưới dạng mưa axit

- Lắng tụ khô: tạo thành SO2, NO2 dưới dạng muối sulfat và nitrat khô rơi xuống đất, ao, hồ, sau đó trở thành axit H2SO4, HNO3.

Hai dạng này có tên gọi là mưa axit, nước mưa thường có pH = 5,5 - 6,5, song khi có hiện tượng lắng tụ pH < 5, với pH này có thể gây thiệt hại cho cá, thuỷ sinh vật, vi sinh vật, cây trồng và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Mưa axit đã gây tác hại ở nhiều nước Trung Tây Âu, Thuỵ Điển, Na Uy, Đan Mạch, Đông Bắc Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đông Nam Canađa và các vùng khác, vì ô nhiễm không khí là ô nhiễm không biên giới.

VI. GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG.

1. Định nghĩa:  

Giáo dục môi trường (GDMT) thường được gắn liền với mục tiêu của GDMT. Định nghĩa được chấp nhận một cách phổ biến nhất do Hội nghị Quốc tế về GDMT của Liên hiệp quốc tổ chức tại Tbilisi 1977 đưa ra, theo Hội nghị này thì GDMT có mục đích “Làm cho cá nhân và các cộng đồng thấy được bản chất phức tạp của MT tự nhiên và MT nhân tạo. Đó là kết quả tương tác của nhiều nhân tố sinh lí, lí học, xã hội, kinh tế và văn hoá. Đem lại cho họ những kiến thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề môi trường, quản lí chất lượng MT”.

2.  Nội dung của Giáo dục môi trường

Theo UNEP (1995), nội dung GDMT có 5 đặc điểm:

1. Có tính liên ngành rộng: do GDMT phải xem xét MT như một tổng thể hợp thành bởi nhiều thành phần gồm thiên nhiên và các hệ sinh thái của nó: kinh tế, dân số, xã hội, công nghệ, văn hoá.

2. Nhấn mạnh nhận thức về giá trị nhân cách, đạo đức trong thái độ ứng xử và hành động trước các vấn đền môi trường.

3. Cung cấp cho người học không chỉ những kiến thức cụ thể, kỹ năng thực hành, phương pháp phân tích và đánh giá chi phí - lợi ích để họ có thể hành động độc lập, ra những quyết định phù hợp hoặc cùng cộng đồng phòng ngừa xử lí các vấn đề MT một cách có hiệu quả.

4. Phải đề cập đến vấn đề MT và phát triển bền vững của địa phương, vùng, quốc gia, khu vực và quốc tế.

5. Phải xem xét các vấn đề MT hiện nay và quan hệ với các vấn đề MT tương lai. Các nội dung trên được chuyển tải cho người học 7 loại hoạt động giáo dục sau đây trong quá trình GDMT:

+ Huy động kinh nghiệm của đối tượng giáo dục, tức là khai thác những kinh nghiệm thực tế sống phong phú và làm việc của bản thân.

+ Không ngừng nâng cao nhận thức về MT của đối tượng giáo dục, làm cho người học hiểu rõ, bản chất, tầm quan trọng của các vấn đề MT và trách nhiệm của họ đối với các vấn đề này.

+ Xem xét thái độ và quan niệm về giá trị, tức là xem xét tính đúng đắn và sự phù hợp của thái độ, quan niệm của người học về các vấn đề về MT.

+ Xây dựng ý thức trách nhiệm, nghĩa là thái độ và quan niệm về giá trị phải đựoc thể hiện thành ý thức trách nhiệm, cam kết của người học đối với các vấn đề MT cụ thể mà họ gặp.

+ Tăng cường hiểu biết về các vấn đề MT cần xử lí cũng như phòng ngừa và khả năng khoa học công nghệ, quản lý để thực hiện các vấn đề này.

+ Cung cấp kỹ năng cụ thể quan sát, phân tích, quyết định, hành động và tổ chức hành động.

+ Khuyến kích hànhg động các nội dung trên phải được thể hiện trên thực tế thành hành động cụ thể cho người học.

3.  Phương pháp tiếp cận trong GDMT

+ GDMT: xem MT là một đối tượng khoa học, người dạy truyền đạt cho người học các kiến thức của bộ môn khoa học về MT, cũng như phương pháp nghiên cứu về đối tượng đó, cụ thể:

- Cung cấp những hiểu biết về hệ thống tự nhiên và hoạt động của nó.

- Cung cấp những hiểu biết tác động của con người tới MT.

+ GDMT xem MT thiên nhiên hoặc nhân tạo như một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Với cách tiếp cận này MT sẽ trở thành phòng thí nghiệm thực tế đa dạng, sinh động cho người dạy và người học để nâng cao hiệu quả học tập kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu.

+ GDMT truyền đạt kiến thức về bản chất, đặc trưng của MT, hình thành thái độ, ứng xử, ý thức trách nhiệm, quan niệm, giá trị nhân cách, đạo đức đúng đắn về MT. Cung cấp tri thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết cho những quyết định, hành động Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro