môi trường trong thương mại cơ hội và thách thức

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3. Các vấn đề môi trường ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập

3.1. Cơ hội và thách thức

a. Cơ hội

Cơ hội trong ứng dụng khoa học kỹ thuật để bảo vệ môi trường, tạo ra những thuận lợi sau: sử dụng và tiếp cận với các quy trình, công nghệ hiện đại trong sản xuất để tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu chất thải; ứng dụng các quy trình công nghệ hiện đại để cải thiện chất lượng môi trường, khắc phục và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Cơ hội về thông tin và kinh nghiệm trong bảo vệ môi trường: Trong tiến trình hội nhập, Việt Nam có nhiều điều kiện để tiếp cận thêm với các thông tin mới cũng như tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quản lý môi trường của các nước trên thế giới để duy trì hài hoà lợi ích giữa bảo vệ môi trường và phát triển thương mại.

Cơ hội về đầu tư tài chính trong bảo vệ môi trường.

Cơ hội thúc đẩy việc thay đổi nhận thức và hành vi xử sự của doanh nghiệp cũng như cộng đồng theo hướng có lợi cho môi trường.

b. Thách thức

Làm tăng nguy cơ suy thoái tài nguyên, suy thoái đa dạng sinh học: Cho phép xuất khẩu gỗ, than dẫn đến khai khác nhiều hơn, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; nhập khẩu các sản phẩm không thân thiện với môi trường, sinh vật lạ, sản phẩm biến đổi gen xâm nhập; khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.

Nạn ô nhiễm môi trường gia tăng và khó kiểm soát: (1) Trong công nghiệp, thương mại quốc tế phát triển dẫn đến quá trình công nghiệp hoá nhanh nhưng các điều kiện về kinh tế, khoa học kỹ thuật của Việt Nam chưa theo kịp với sự phát triển đó nên sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng; (2) Trong nông nghiệp, chuyên canh và sức ép tăng năng suất phục vụ xuất khẩu làm gia tăng việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người; (3) Trong hoạt động quản lý, các hoạt động thương mại diễn ra từ nhiều phía làm cho các cơ quan nhà nước không thể kiểm soát hết được những tác động tiêu cực tới môi trường, từ đó làm gia tăng những nguy có rủi ro đối với môi trường và sức khoẻ con người.

3.2. Việt Nam với việc đáp ứng các yêu cầu hội nhập và bảo vệ môi trường

Đẩy mạnh nghiên cứu tác động của chính sách thương mại quốc tế đối với môi trường. Trong thời gian tới cần tập trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường trong các hiệp định thương mại về môi trường.

Chuẩn bị các điều kiện để vượt qua rào cản thương mại gắn với bảo hộ kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá: Chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các yêu cầu kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu và nắm vững các thông tin cũng như xác định cơ chế để tham gia vào quá trình đó; Tổng hợp và phân loại các biện pháp liên quan đến môi trường mà doanh nghiệp phải đáp ứng để có những giải pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp; Nâng cao ý thức cho doanh nghiệp về bảo vệ môi trường và giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ môi trường: Đánh giá lợi ích của việc mở cửa thị trường với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; Xây dựng các biện pháp cần thiết để hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm không thân thiện với môi trường.

Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về thương mại gắn với bảo vệ môi trường: Quy định cụ thể các hoạt động kinh tế trong nước theo hướng thúc đẩy sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hỗ trợ hàng hoá trong nước xâm nhập các thị trường khó tính; Ban hành các quy định về quản lý một số lĩnh vực thương mại nhạy cảm, ví dụ như thương mại đối với các sản phẩm đa dạng sinh học, thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc độc hại, thương mại năng lượng...

Tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mnmn