Moi truong xay dung 2012

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: trình bày các định nghĩa về môi trường xây dựng

- DN1: MT theo nghĩa rộng nhất là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới 1 vật thể hoặc 1 sự kiện. Bất cứ 1 vật thể, 1 sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.

- DN2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.

+ MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.

+ MT kiến tạo bao gồm các cảnh quan được thay đổi do con người.

+ MT không gian bao gồm những yếu tố địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng và sự thay đổi trong MT.

+ MT VHXH gồm các cá nhân và các nhóm, công nghệ, tôn giáo, các định chế, kinh tế học thẩm mĩ học, dân số học và các hoạt động khác.

- DN 3: MT là một phần của ngoại cảnh bao gồm các hiện tượng, các thực thể tự nhiên mà ở đó cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình.

Câu 2: Nêu tác động của các hệ thống sản xuất đến MT đất và cách phân loại

Đất là tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Ngoài ra đất được dùng làm nơi ở, đường giao thông, mặt bằng sx công nghiệp. Khi dân số tăng nhanh, nền văn minh tăng cao, con người tìm mọi cách tăng cường mức sx và tăng cường độ phì của đất:

+ Tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ

+ Sử dụng chất kích thích sinh trưởng cây trồng

+ Sử dụng công cụ và kĩ thuật hiện đại.

+ Mở rộng mạng lưới tưới tiêu

Tất cả các biện pháp này tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và MT, đó là:

- Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.

- Làm ô nhiễm MT đất do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu

- Làm mất cân bằng dinh dưỡng

- Làm xói mòn và thoái hóa đất

- Phá hủy cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của đất do sử dụng máy móc nặng

- Mặn hóa, phèn chua do tưới tiêu không hợp lý

Câu 3: Trình bày đối tượng và nhiệm vụ của KHMT

KHMT là ngành KH nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và MT vật lí xung quanh nhằm mục đích BV MT sống của con người trên trái đất. Do đó đối tượng nghiên cứu của KHMT là các MT trong mối quan hệ tương hỗ giữa MT sinh vật và con người.

KHMT là KH tổng hợp, liên ngành, nó sử dụng và phối hợp thông tin từ nhiều lĩnh vực như: sinh học, hóa học, địa thổ nhưỡng, vật lí, KTXH, KH quản lý và chính trị để tập trung vào các nhiệm vụ sau:

+ Nghiên cứu đặc điểm của các thành phần MT có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi con người, nước, không khí, sinh vật, hệ sinh thái, khu CN đô thị, nông thôn…. Ở đây KHMT tập trung nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người và các thành phần của MT sống.

+ Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật xử lý ô nhiễm, bảo vệ chất lượng MT sống của con người

+ Nghiên cứu tổng hợp các biện pháp về KHKT pháp luật, xã hội nhằm BVMT phát triển bền vững trái đất quóc gia vùng lãnh thổ

+ Nghiên cứu phương pháp như mô hình hóa, phân tích hóa học, vật lí, sinh học phục vụ cho 3 nội dung trên

Thực tế cho thấy hầu hết các vấn đề MT rất phực tạp không chỉ giải quyết đơn thuần bằng các khoa học, công nghệ riêng rẽ vì chúng thường liên quan và tác động tương hỗ đến nhiều mục tiêu và quyền lợi khác nhau.

Câu 4: Trình bày các nguồn ô nhiễm đất, các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất.

Các nguồn ô nhiễm đất:

Theo nguồn gốc phát sinh

+ ON do chất thải sinh hoạt

+ ON do chất thải công nghiệp

+ ON do hoạt động nông nghiệp

+ ON do tác động của KK ở các khu CN và dân cư

Theo tác nhân gây ô nhiễm

+ ON do các tác nhân hóa học

+ ON do tác nhân sinh học

+ ON do tác nhân vật lí

Các biện pháp phòng tránh ô nhiễm đất

1. Làm sạch cơ bản đất: Mục đích là phòng ngừa nguồn nhiễm bẩn đất từ nước bề mặt và nước ngầm. Muốn vậy cần phải gạn lắng các chất lắng động áp dụng các biện pháp phân hủy chúng sau đó sử dụng các biện pháp hóa học, sinh học để kết tủa làm giảm các chất hòa tan và phân hủy chất hữu cơ trước khi thải ra đất.

2. Khử chất thải rắn: Tập trung chuyên chở chất thải rắn bằng các phương tiện phù hợp sau đó có thể đốt cháy, nghiền…

3. Phương pháp tập trung và thải bỏ:

Tập trung các phế thải cho phép sau đó chôn vùi chúng hoặc phun sản phẩm đặc có tỉ trọng lớn có thể sử dụng để lấp bỏ các chỗ cần thiết.

4. Sử dụng hợp lí và nâng cao hiệu quả các chất hóa học có mục đích

Sử dụng phế liệu triệt để hơn. Tận dụng phế liệu đến mức có thể, đồng hóa chúng bởi các hệ thống sinh thái.

Câu 5: Trình bày biện pháp tiếp cận trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề môi trường

Việc giải quyết thành công những vấn đề môi trường bao gồm 5 bước cơ bản sau:

B1: đánh giá khoa học: giai đoạn trước tiên tập trung vào bất kì vấn đề môi trường nào là sự đánh giá khoa học, thu thập thông tin, số hiệu các số liệu phải được thu thập và các thực nghiệm phải được triển khai để xây dựng mô hình mà nó có thể khái quát hóa được tình trạng.

B2: Phân tích rủi ro: Sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học như một công cụ, nếu có thể tiến hành phân tích hiệu ứng tiềm ẩn của những can thiệp. Điều gì trông đợi sẽ xảy ra nếu hành động được xúc tiến.

B3: Giao dục cộng đồng: khi 1 sự lựa chọn cụ thể được tiến hành trong số hàng loạt các hành động luân phiên thì phải được thông tin đến cộng đồng.

B4: Hành động chính sách: Cộng đồng tự bầu ra các đại diện lựa chọn tiến trình hành động và thực thi hành động đó.

B5: Hoàn thiện: Các kết quả của kì hoạt động nào phải được quan trắc một cách cẩn thận và xem xét cả 2 khía cạnh. Liệu vấn đề MT được giải quyết chưa? và điều cơ bản là đánh giá hoàn thiện việc lượng hóa ban đầu và tiến hành mô hình hóa.

Câu 6: Những đặc thù và sự tác động của thi công công trình XD hiện nay với môi trường.

Câu 7: Định nghĩa môi trường, phân loại môi trường theo mục đích nghiên cứu.

MT là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất bao quanh có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của mọi sinh vật.

MT sống của con người bao gồm tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân và những cộng đồng con người.

Tùy theo mục đích và nội dung nghiên cứu, khái niệm chung về môi trường sống của con người còn được phân thành môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.

Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít chịu sự chi phối của con người.

Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người: cộng đồng con người hợp thành quốc gia xã hội.

Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội học do con người tạo nên.

Ba loại môi trường này tồn tại cùng nhau, xen lẫn vào nhau và các tương tác chặt chẽ.

Câu 8: Trình bày ô nhiêm môi trường trong các giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, các biện pháp chống ô nhiễm.

Trong quá trình triển khai xây dựng, tùy theo từng giai đoạn thi công mà sự ô nhiễm môi trường có khác nhau.

* Giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng

Ở giai đoạn này công tác chủ yếu là đền bù và giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, trả lại mặt bằng xây dựng. Quá trình phá dỡ bắt đầu thì sự ô nhiễm MT cũng bắt đầu: bụi mù mịt, gạch vỡ, vật liệu phế thải, tiếng ồn… sự ô nhiễm này trải dài theo chiều dài và chiều rộng công trình. Sự ô nhiễm không chỉ bó hẹp trong phạm vi diện tích dự án mà có khi còn lan tỏa ra môi trường xung quanh.

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn này là cần khẩn trương giải phóng mặt bằng càng nhanh càng tốt. Nếu không thể giải phóng mặt bằng nhanh thì cần khoanh vùng giải phóng sớm để có biện pháp che chắn. Thu dọn sạch phế liệu.

Với công tác gặp khó khăn:

+ Tuyên truyền vận động người dân vệ sinh

+ Dùng các tấm tôn nhựa vây kín xung quanh.

+ Tưới nước, giữ ẩm.

+ Giai đoạn san lấp mặt bằng.

Sau khi giải phóng mặt bằng tùy theo yêu cầu của dự án mà có thể cần san ủi mặt bằng theo một số trường hợp.

+ Lấp đất hoặc cát tôn cao mặt bằng theo cốt thiết kế

+ Chỉ ủi mặt bằng là được.

+ Dùng các loại máy làm đất bạt đồi núi tạo mặt bằng xây dựng.

Trong giai đoạn này tủy theo biện pháp san ủi mặt bằng mà có mức độ ô nhiêm của nó.

* Lấp đất hoặc cát tôn nền: trường hợp này phải dùng xe chuyên chở => gây bụi

Biện pháp khắc phục:

+ Xe vận chuyển phải có biện pháp che chắn

+ Khi xe ra khỏi nơi khai thác phải có biện pháp rửa

+ Trong quá trình san ủi cần phải phun nước chống bụi

* Chỉ san ủi mặt bằng trước khi thi công

Trường hợp này không gây mức độ ô nhiễm nặng nên chỉ cần phun nước.

Câu 9: Trình bày sự phát triển kinh tế xã hội và mối quan hệ với MT.

Phát triển kinh tế xã hội thường gọi tắt là phát triển , là quá trình nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần của con người bằng phát triển lực lượng sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa. Phát triển là xu thế tự nhiên của mỗi cá nhân con người hoặc cộng đồng các con người.

Đối với mỗi quốc gia sự phát triển nhằm đạt được mục tiêu nhất định tiêu biểu cho mức sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân nước đó. Mục tiêu tăng tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế chính trị, truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Mỗi ngước trên thế giới hiện nay có những đường lối chính sách phát triển riêng, đem lại những hiệu quả rất khác nhau, tạo ra sự phân hóa rõ rệt.

Trên cơ sở những đường lối và quan điểm chung chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp phát triển các nước tự vạch ra chiến lược cho mình. Từ các chiến lượng, các kế hoạch trung và dài hạn được xác định đối với cả nước, từng vùng lãnh thổ trong nước và từng ngành kinh tế văn hóa xã hội. Các kế hoạch này được cụ thể hóa thành các chương trình hành động các đề án công trình, các luật lệ quy định đảm bảo cho việc thực hiện đúng đắn và nghiêm túc các chỉ tiêu kế hoạch. Đó được gọi là những hoạt động phát triển hay hành động phát triển.

Mối quan hệ giữa MT và phát triển.

MT là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quy trình cải tạo các điều kiện đó, giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển. Trong phạm vi một quốc gia, cũng như trên toàn thế giới luôn luôn song song và tồn tại hai hệ thống: hệ thống kinh tế - XH và hệ thống môi trường. Hệ thống KTXH cấu tạo bởi các thành phần sản xuất; lưu thông phân phối ; tiêu dùng và tích lũy, tạo nên một dòng nguyên liệu, năng lượng… Hệ thống môi trường với các thành phần môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội. Khu vực giao giữa 2 hệ tạo thành môi trường nhân tạo, có thể xem như là kết quả tích lũy một hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển địa bàn môi trường. Khu vực giao này thể hiện tất cả những mối quan hệ giữa phát triển và môi trường.

Câu 10: Trình bày ô nhiễm môi trường ở giai đọna thi công cọc, các biện pháp phòng chống.

Có nhiều loại cọc được thi công trên công trình: cọc đóng, cọc ép, cọc khoan nhồi. Tùy theo loại cọc mà mức độ ô nhiễm môi trường trong thi công ở mức độ khác nhau.

* Cọc đóng cọc ép BTCT

Cọc này được thi công bằng búa máy đóng cọc, máy ép cọc không gây ô nhiễm nhiều cho môi trường nhưng quá trình thi công này thường gây ra tiếng ốn lớn, khói đen xả mù mịt gây chấn động môi trường xung quanh. Nó còn thải ra nhiều dầu mỡ gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Biện pháp xử lý:

- Chỉ nên dùng máy đóng cọc khi công trình ở xa khu dân cư, vừa giảm chấn động vừa không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh.

- Dùng các tấm chắn bằng nhựa bao quanh công trình khoảng 2m.

- Khai thông dòng chảy ở các mương tiêu nước nội bộ và có biện pháp xử lý dầu mỡ thải ra.

* Cọc khoan nhồi, cọc baret

Thi công loại cọc này rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó có giai đoạn khoan tạo lỗ đối với cọc khoan nhồi hoặc thi công đào đất ở cọc baret thường phải đào trong môi trường Bentonite. Trong và sau quá trình thi công cọc mặt bằng thi công thường có một lớp bùn thải của dung dịch sét và cặn lắng do quá trình thổi rửa để khắc phục tình trạn g này cần nghiêm túc thực hiện các quy trình thi công cọc.

- Nhất thiết phải có bể thu hồi dung dịch Bentonite, sau khi dung dịch được xử lý còn các loại bùn cát được thu hồi và đem đi đổ.

- Tránh mặt bằng bị lầy thụt do xe, máy thi công

- Các xe chở đất, cát cần có che chắn.

Câu 11: Khái niệm sinh thái học.

Sinh thái học là KH cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nói cách khác sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ tổng hợp phức tạp mà Đác uyen gọi là điều kiện sinh ra đấu tranh và sinh tồn.

Sinh thái học là khoa học tổng hợp nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường.

Có các tổ chức khác nhau theo thứ tự từ thấp đến cao:

- Sinh thái học cá thể: N/c mối quan hệ của một cơ thể với môi trường xung quanh.

- Sinh thái học quân chủng: N/c mối quan hệ của một loài hoặc nhiều loài gần nhau với môi trường.

- Sinh thái học quần thể: N/c mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa các loài với môi trường xung quanh.

- Hệ sinh thái: là đơn vị cơ sở của tự nhiên được mô tả như một thực thể khách quan được xác định chính xác trong không gian và thời gian. Nó bao gồm không chỉ những sinh vật sống trong đó mà các điều kiện tự nhiên bao gồm khí hậu, đất, nước cũng như tất cả các mối tương tác giữa sinh vật với nhau và giữa sinh vật với môi trường.

Câu 12: Trình bày ô nhiễm môi trường ở giai đoạn thi công móng và biện pháp khắc phục.

Ở giai đoạn này khả năng gây ô nhiễm cho môi trường là rất lớn, thi công móng cho công trình thường phải trải qua các giai đoạn sau.

+ Đào đất hố móng

+ Bê tông lót móng, gia công lắp dựng cốt thép, ván khuôn.

+ Đổ bê tông móng

1. Đào đất hố móng: có thể là hố móng sâu hoặc hố móng nông, thường dùng máy ủi, máy xúc gầu nghịch và dùng xe để chuyên chở thường rơi vãi ra bên ngoài làm ô nhiễm môi trường bụi cho một khu vực dân cư. Để khắc phục cần phải có biện pháp đào đát phù hợp, che chắn cẩn thận. Có thể bố trí nước rửa xe trước khi xe ra khỏi công trường.

Nếu mỡ ở xe thải ra nhiều thì cần phải có biện pháp xử lý bao che công trường bằng các tấm nhựa, tôn….

2. Ở giai đoạn này gồm: lắp dựng cốt thép, ván khuôn, đổ bê tông.

Tùy theo quy mô công trình mà có mức độ ô nhiễm khác nhau, quy mô càng lớn ô nhiễm càng cao. Để giảm ô nhiễm thì trong từng giai đoạn thi công phải có biện pháp khắc phục riêng.

- Giai đoạn lắp dựng cốt thép: khi làm sạch cốt thếp phải có biện pháp thu gom chất thải nếu để chất thải chảy ra mặt bằng sẽ vào hệ thống sinh hoạt của người dân. Khi hàn cốt thép bằng khí thì phải giảm thiểu lượng khí axetilen thải ra môi trường.

- Giai đoạn lắp ván khuôn. Nếu dùng ván khuôn thép định hình thì dùng sơn chống dính, phải chú ý không để rơi vãi ra ra công trường. VK tháo dỡ phải có kho bao che.

Nếu dùng VK gỗ thì phải chú ý khi gia công lắp dựng những đầu mẩu gỗ rơi vãi phải thu gom và xử lý.

- Giai đoạn đổ BT móng. Đây là giai đoạn gây ô nhiêm cho môi trường vì vậy phải có biện pháp khắc phục.

Câu 13: Trình bày đặc điểm cơ bản và phân loại hệ sinh thái.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro