Món ăn dành cho người bị lao phổi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Món ăn cho người bệnh phổi

Lao phổi là bệnh mãn tính gây hao mòn. Theo Đông y, bệnh căn tuy tại phổi, nhưng thực tế có liên quan mật thiết với các cơ quan khác như tỳ và thận, nên thường xuyên dùng thức ăn bổ dưỡng phổi, đặc biệt là chú ý ăn uống để điều dưỡng. Có thể dùng những món dưới đây.

Quả óc chó hấp hồng khô: Hạch đào nhân (quả óc chó) 100g, quả hồng khô 100g, cùng cho vào 1 tô chưng cách thủy cho chín. Ngày 1 mễ, dùng ăn liên tục.

Cháo bo bo - táo đỏ: Nếp vừa đủ, bo bo (ý dĩ) 30g, táo đỏ 8 quả, mỗi thứ riêng biệt rửa sạch, cùng cho vào nồi nấu cháo, ăn tùy ý.

Bách hợp nấu đường: Bách hợp vừa đủ, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu nhừ, thêm đường trắng, dùng lượng vừa đủ tùy lúc.

Hồng khô trộn trứng gà: Quả hồng khô 20g, thái nhuyễn cho vào chén, đập vào 1 quả trứng gà, sau khi trộn đều hãm với nước sôi. Dùng ăn tùy ý, ngày 1 lần.

Cao lê - củ sen: Lê tươi 1 quả, rửa sạch gọt vỏ bỏ hột, củ sen tươi 30g, rửa sạch gọt vỏ. Hai thứ riêng biệt thái nhuyễn, thêm đường trắng 15g, ninh thành dạng cao. Dùng uống với nước ấm, ngày 2 lần.

Cá chạch nấu tỏi: Tỏi 1 củ, lột vỏ; cá chạch 2 con, bỏ nội tạng rửa sạch. Tất cả cùng cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá dùng canh, ngày 1 lần.

Canh cá chép nấu táo đỏ: Cá chép 1 con, cạo vảy bỏ nội tạng, rửa sạch; táo đỏ bỏ hột 10 quả, cùng với cá cho vào nồi thêm nước nấu canh. Ăn cá, táo, dùng canh, cách ngày 1 lần.

Phổi heo hầm hoa lựu: Hoa lựu trắng 30g, rửa sạch; phổi heo 30g, rửa sạch, ép ra nước và máu. Cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 2 lần.

Râu bắp nấu mật ong: Râu bắp (râu ngô) 60g, mật ong 30g, cho vào nồi thêm nước nấu, ngày 1 liều.

Nước vắt lê - củ sen - tỏi: Nước vắt quả lê 50ml, nước vắt củ sen 30ml, nước vắt tỏi 5ml, tất cả cùng trộn đều trong ly, một lần uống sạch, ngày 1 lần.

Canh rễ kiwi nấu táo đỏ: Rễ cây kiwi 30g, táo đỏ 5 quả, sau khi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu canh.

Thuốc viên quả óc chó - mè - mật ong: quả óc chó 250g, mè 250g, mật ong 250g, quả óc chó và mè giã nhuyễn, dùng mật ong vo thành thuốc viên, mỗi viên 9g, mỗi lần ăn 1 viên, ngày 3 lần.

Nước củ sen: Củ sen tươi rửa sạch, thái nhuyễn vắt lấy nước, mỗi lần 1 ly, uống sáng và chiều 1 ly, dùng chữa lao phổi ho ra máu.

Nước bách hợp: Bách hợp tươi 2-3 quả, tách múi làm đôi rửa sạch, vắt lấy nước, uống với nước ấm.

Thuốc viên song bách củ mài: Bách bộ 0,5 kg, bách hợp 120g, củ mài (hoài sơn) 120g, tất cả tán mịn vo thành thuốc viên, lớn cỡ hạt đậu. Mỗi lần dùng 9g, uống với nước ấm, ngày 3 lần, dùng cho lao phổi khạc ra đàm.

Bách hợp nấu mía: Bách hợp 60g, tách múi làm đôi rửa sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín, đổ vào nước mía, nước vắt cà rốt mỗi thứ nửa ly, trộn đều. Dùng uống sáng và chiều, ngày 1 thang, dùng cho lao phổi ho hư nhiệt.

Nước củ mài: Củ mài 150g, rửa sạch gọt vỏ thái lát, cho vào nồi thêm ít nước nấu lấy nước cốt. Ăn củ mài uống nước, dùng cho lao phổi ho ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi.

Thịt heo hầm củ sen: Thịt heo, củ sen mỗi thứ vừa đủ, hai thứ riêng biệt rửa sạch thái lát, cho vào nồi thêm nước hầm chín. Uống canh củ sen, ăn thịt, dùng cho lao phổi thời kỳ đang hồi phục.

Phổi heo tiềm hạnh nhân: Phổi heo 1 đôi, rửa sạch, ép ra nước và máu, thái lát cho vào nồi thêm nước, đổ vào hạnh nhân vừa đủ nấu chín. Uống canh ăn phổi heo, dùng cho lao phổi thời kỳ đang hồi phục.

Nước cà chua - dầu cá: Nước vắt cà chua 1 ly, nhỏ vào dầu cá 15g, uống sau mỗi bữa ăn, dùng cho lao phổi thời kỳ hồi phục để tăng cường thể lực.

Bài 3: Phổi lợn 200g rửa sạch thái miếng, tỏi tươi lượng vừa đủ thái phiến, dầu ăn 30g. Đổ dầu vào chảo đun nóng già rồi cho phổi lợn và tỏi vào xào chín, chế thêm một chút rượu vang và gia vị rồi ăn nóng. Hoặc có thể dùng phổi lợn 1 cái thái miếng trộn đều với 15g bột xuyên bối mẫu và 60g đường trắng, đem hấp cách thủy rồi chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: bổ phế, trừ đàm, giải độc, chuyên dùng điều trị hỗ trợ cho người bị lao phổi.

Bài 4: Phổi lợn 1 cái, mộc nhĩ đen 30g, lạc còn vỏ lụa 100g, gia vị vừa đủ. Phổi lợn rửa sạch thái miếng, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở hết rồi thái chỉ. Trước tiên, cho phổi lợn và lạc vào nồi, dùng lửa to đun sôi nhanh, với hết váng mỡ rồi hầm kỹ bằng lửa nhỏ. Khi chín, cho mộc nhĩ và gia vị vào rồi chia ăn vài lần trong ngày. Nếu có, cho thêm 30g vỏ lụa hạt lạc thì càng tốt. Hoặc dùng phổi lợn 200g rửa sạch thái miếng, nấu với bạch cập 15g và bột ý dĩ 15g. Công dụng: bổ phế, chỉ khái, cầm máu, dùng rất tốt cho những người bị ho ra máu.

Bài 5: Phổi lợn 300g, rửa sạch thái miếng, củ cải 200g, thái khúc, gừng tươi 4 lát, hành 1 củ, tỏi tươi 1 củ, gia vị vừa đủ. Đổ mỡ hoặc dầu thực vật vào nồi đun nóng già rồi cho hành, tỏi, gừng vào phi thơm. Tiếp đó cho phổi lợn vào xào qua, chế thêm 1.000ml nước rồi hầm kỹ bằng lửa nhỏ. Khi chín, chế thêm gia vị và một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày. Hoặc dùng phổi lợn 250g, đậu xanh 200g, bạch quả 10g, tất cả đem nấu chín, chế thêm gia vị rồi chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, bồi bổ phế âm, dùng cho những trường hợp bị áp-xe phổi, viêm phổi và màng phổi có mủ với ý nghĩa hỗ trợ điều trị.

Bài 6: Phổi lợn 500g rửa sạch thái miếng, gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g. Tất cả đem nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Hoặc dùng phổi lợn 250g nấu với cát cánh 6g, tử uyển 6g, ăn trong ngày. Hoặc dùng phổi lợn 250g, hạnh nhân 10g, củ cải 200g; phổi lợn rửa sạch thái miếng, củ cải cắt khúc, hạnh nhân giã nhỏ, tất cả đem hầm thật nhừ rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Cả 3 bài này đều có công dụng chỉ khái, hóa đàm, giải độc, chuyên dùng trị các chứng ho dai dẳng do phế khí hư.

Sau khi chữa khỏi, nếu có điều kiện, nên ăn uống đủ chất, giàu chất đạm: tôm, cua, cá, ốc, thịt, trứng, đậu, đỗ... để phòng tránh bệnh tái phát.

Theo Đông y, trứng vịt vị ngọt, tính mát, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, thanh nhiệt, hóa đàm; dùng chữa bệnh ho khan, ít đờm, ho do phế âm hư. Còn thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: "Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao; bổ ngũ tạng và thủy đạo. Nên chọn các loại vịt đực đầu xanh hoặc vịt lông trắng, xương đen, mỏ đen càng tốt." Sau đây là 2 bài thuốc cụ thể:

- Chữa ho khan do phế âm hư: Dùng 10 g mộc nhĩ rửa sạch, thái nhỏ, tráng với 2 quả trứng vịt; khi chín cho thêm 50 g đường phèn, hấp cách thủy cho tan đường ra, ăn nóng.

- Hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư: Thịt vịt già hầm lên ăn. Món ăn này có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh.

Lưu ý:

- Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn.

- Không ăn thịt vịt với mộc nhĩ, chao đậu, thịt ba ba, thịt rùa đen.

- Không ăn trứng vịt với thịt ba ba, quả dâu, quả mận.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tanh