Môn giới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

DANH MỤC CÁC CHUYÊN ĐỀ

1. Giới và giới tính, vị thế của phụ nữ trong xã hội các giai đoạn lịch sử, hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Nguyên nhân sự thay đổi?

· Giới: Chỉ sự khác biệt về xã hội và quan hệ (về quyền lực) giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa phụ nữ và nam giới, được hình thành và khác nhau ngay trong 1 nền văn hóa, giữa các nền văn hóa và thay đổi theo thời gian. Sự khác biệt này được nhận thấy một cách rõ ràng trong vai trò, trách nhiệm, nhu cầu, khóa khăn thuận lợi của các giới tính.

"Giới" là 1 thuật ngữ xã hội học, nói đến vai trò, trách nhiệm và quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Giới đề cập đến việc phân công lao động, phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong 1 bối cảnh xã hội cụ thể.

· Giới tính: Một khái niệm xuất phát từ môn sinh vật học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Con người sinh ra đã có những đặc điểm về giới tính( bẩm sinh). Mọi người đàn ông hay đàn bà trên thế giới đề có những đặc điểm giới tính giống nhau (tính đồng nhất).

· Phân biệt giới và giới tính

- Giới là quan hệ xã hội giữa Nam và Nữ bao gồm những đặc điểm: Đặc trưng xã hội, do day và học mà có, đa dạng. Giới thay đổi theo quá trình phát triển, ví dụ: Phụ nữ có thể trở thành thủ tướng, Nam giới có thể trở thành đầu bếp giỏi.

- Giới tính là đặc điểm sinh học giữa Nam và Nữ bao gồm những đặc điểm: Đặc điểm sinh học, bẩm sinh và đồng nhất. Giới không thay đổi theo các thế hệ, ví dụ: Chỉ có phụ nữ mới có buồng trứng, Nam giới mới có tinh trùng.

* Vị thế xã hội là vị trí xã hội với những trách nhiệm và quyền lợi gắn kèm theo (địa vị xã hội). Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng.

Mỗi cá nhân đều có vị trí xã hội khác nhau do đó học cũng có thể có nhiều vị thế xã hội khác nhau. Khi vị trí xã hội của họ thay đổi thì vị thế cũng thay đổi. Mặc dầu có nhiều vị thế xã hội nhưng các cá nhân luôn có một vị thế chủ đạo xác định rõ chân dung xã hội của họ

- Các loại vị thế xã hội:

+Vị thế gán cho(vị thế người phụ nữ)

+Vị thế đạt được(Từ 1 học sinh nghèo trở thành 1 giám đốc)

+Vị thế vừa gán cho vừa đạt được (vị thế của 1 giáo sư)

+Vị thế chủ yếu – vị thế thứ yếu

· Nguyên nhân

Do ảnh hưởng từ ngàn đời xưa đề lại chính người phụ nữ vẫn còn tư tưởng tự ti, an phận và thụ động.

Nhiều phụ nữ vẫn ngại phát biểu ý kiến, không bộc bạch chính kiến, ngại tranh luận với nam giới mặc dù ý kiến của họ là chính xác.

Nhiều phụ nữ không muốn học tập để nâng cao trình độ, từ chối tham gia các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật...

Do 1 số nam giới vẫn còn tư tưởng "Trọng nam Khinh nữ", làm mờ nhạt đi vai trò của người phụ nữ.

2. Vai trò giới, thực tiễn ở Việt Nam. Nguyên nhân và đề xuất?

· Công bằng giới là khái niệm bổ sung cho bình đẳng giới. Khái niệm này thừa nhận rằng nam, nữ có nhu cầu và khả năng khác nhau và những khác biệt này cần được nhận thức và xử trí nhằm điều chỉnh sự bất công giữa hai giới. Để đảm bảo có sự công bằng, luôn phải có nhiều biện pháp để điều chỉnh những khuyết thiếu của lịch sử và xã hội đã cản trở nữ giới, nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội dưới hình thức này hay hình thức khác. Vai trò của giới Là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào đó.

· Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội. Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới:

· Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.

· Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn... Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay được. Có lúc nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được (ví dụ: là thành viên phân phối hàng cứu trợ sau bão). Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên.

· Vai trò tái sản xuất: Phụ nữ tham gia là chủ yếu đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.

3. Phân công lao động theo giới, tại sao có sự khác biệt trong phân công lao động của giới. Thực tế phân công lao đông theo giới ở viêt nam?

· Phân công lao động: là sự chuyên môn nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng ổn định và phát triển của xã hội, cũng cố mối qua hệ giữa các cá nhân và trật tự xã hội.

· Phân công lao động theo giới: là những chức năng xã hội, những khả năng và những cách thức của hành động thích hợp để các thành viên trong một xã hội căn cứ vào khi họ là một phụ nữ hay là một nam giới.

4. Nhu cầu giới, vì sao phải nghiêm cứu nhu cầu giới. Mối quan hệ giữa nhu cầu giới thực tế và nhu cầu giới chiến lược. Việc đáp ứng, xây dựng nhu cầu giới chiến lược với sự cải thiện bất bình đẳng giới?

· Nhu cầu giới: Nhu cầu giới là nhu cầu mà mỗi giới có nguyện vọng, yêu cầu được đáp ứng để thực hiện tốt vai trò của mình.

· Nhu cầu nảy sinh từ đời sống hàng ngày và thường góp phần củng cố lao động theo giới.

· Nhu cầu giới thực tế: Là nhu cầu sinh sống của nữ giới và nam giới mang tính cụ thế, thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.

VD: Để thực hiện vai trò sản xuất của mình, nam giới cần phương tiện đi lại như ô tô, xe máy; laptop để soạn thảo, lưu trữ, tìm kiếm thông tin... Để thực hiện chức năng nuôi dưỡng trong gia đình, phụ nữ cần bếp ga để nấu nướng; nước sạch để nấu ăn, giặt giũ....

· Nhu cầu giới chiến lược: Là những nhu cầu phản ánh yêu cầu về sự thay đổi mối quan hệ về quyền lực, địa vị, thay đổi phân công lao động và quyền kiểm soát các nguồn lực hiện có giữa nam và nữ.

Vd: Phụ nữ được đào tạo mọi ngành nghề, phân công mọi việc như nam giới.

· Vì sao nghiên cứu nhu cầu giới ?

- Để hiểu được nhu cầu của nam giới và phụ nữ.

- Trong cuộc hôn nhân, nhu cầu lớn nhất của phụ nữ là tình yêu, của nam giới là sự tôn trọng. Hầu hết phụ nữ đều muốn một tình yêu sâu sắc và vĩnh cửu trong khi nam giới lại đề cao sự tôn trọng.

- Trong gia đình, nhu cầu lớn nhất của phụ nữ là an toàn, của nam giới là bình yên. Phần lớn phụ nữ muốn nhà là một "nơi an toàn" để đáp ứng nhu cầu sống và phát triển của gia đình, tạo ra sự ổn định và an toàn về tài chính, sức khỏe..Trong khi đó, đa số nam giới lại muốn về nhà để có một nơi nghỉ ngơi, giúp họ cảm thấy bình yên, tránh xa những áp lực từ công việc, xã hội

Từ đó:

=> Giúp phụ nữ và nam giới thực hiện tốt vai trò của mình bằng cách đáp ứng các nhu cầu của họ. => Đặc biệt trong các chương trình phát triển, việc giải quyết hài hoà các nhu cầu giới sẽ góp phần cải thiện điều kiện vật chất, vị trí kinh tế, xã hội của nam giới và phụ nữ trong quá trình phát triển

Lưu ý:

- Nếu một dự án giúp phụ nữ và nam giới thực hiện tốt hơn các vai trò vốn có của mình mà không làm thay đổi thực tế phân công lao động theo giới thì đó mới chỉ đáp ứng nhu cầu giới thực tế.

- Nếu dự án giúp phụ nữ và nam giới thực hiện những công việc được coi là của giới khác, giúp thay đổi vai trò truyền thống của mình, qua đó nâng cao bình đẳng giới thì đó là đáp ứng nhu cầu giới chiến lược.

- Việc đáp ứng nhu cầu giới thực tế có thể dẫn tới nhu cầu giới chiến lược.

Vd: Việc có internet không chỉ đáp ứng nhu cầu giới thực tế là giải trí mà còn giúp phụ nữ có thêm thông tin, kiến thức...nhờ đó mà năng lực, trình độ của người phụ nữ tăng lên.

5. Định kiến giới và trách nhiệm giới; thực tiễn ở việt nam.

Định kiến giới: Là nhận thức, thái độ và sự đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm vị chí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ

Trách nhiệm giới: Là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc hành động thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để loại trừ nguyên nhân bất bình đẳng giới nhằm đạt được bình đẳng giới.

6. Bình đẳng giới; lý thuyết tiếp cận về bình đẳng giới. Nguyên nhân đẫn đến bất bình đẳng giới. Thực tiễn ở việt nam và đề xuất?

7. Lồng ghép giới trong các chương trình phát triển; nguyên tắc lồng ghép giới. Ví dụ lồng ghép giới trong một số chương trình phát triển ở Việt Nam?

TIẾN TRÌNH LỒNG GHÉP GIỚI

Cách tiến trình lồng ghép giới: Lồng ghép bình đẳng giới xuyên suốt và Xây dựng và thực hiện hành động chuyên biệt về giới

* Tiến trình lồng ghép giới: Để lồng ghép giới vào chính sách, chương trình, hoạt động cần thực hiện các bước Phân tích giới, Lập kế hoạch giới và Thực hiện, giám sát và đánh giá lồng ghép giới.

1. Phân tích giới

a) Thu thập số liệu về nhóm đối tượng tách biệt theo giới tính, khi phân tích vấn đề, phân tích tình hình;

b) Phân tích số liệu thu thập được để xác định các xu hướng bất bình đẳng;

c) Xác định sự phân chia lao động và khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích;

d) Hiểu được nhu cầu, khó khăn và cơ hội của nam giới và phụ nữ;

e) Rà soát năng lực của các tổ chức liên quan trong việc thúc đẩy bình đẳng giới.

2. Lập kế hoạch giới

Khi phân tích giới cho thấy vị thế và tình trạng của nam giới và phụ nữ tương đối bình đẳng, cần duy trì. Nhưng khi thấy nguy cơ bất bình đẳng giới, cần lập kế hoạch giới để xoá bỏ bất bình đẳng. Lập kế hoạch giới gồm:

a) Xác định mục tiêu của lồng ghép giới

b) Xác định các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giải quyết vấn đề bất bình đẳng, dựa theo các chiến lược lồng ghép giới

c) Thay đổi tổ chức: là hoạt động tác động tới cơ quan thực hiện nhằm nâng cao năng lực thực hiện kế hoạch lồng ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới cho họ.

3. Thực hiện, giám sát và đánh giá lồng ghép giới

Bước này nhằm triển khai kế hoạch giới đã được xây dựng và giám sát - đánh giá việc thực hiện lồng ghép giới, bao gồm các hoạt động như:

a) Thực hiện kế hoạch lồng ghép giới;

b) Giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện lồng ghép giới

* CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Phân tích giới

Bước 1: Chuẩn bị bản yêu cầu nghiên cứu

• Đề cập khía cạnh giới trong phần bối cảnh của nghiên cứu: thông tin, số liệu thống kê theo giới tính, số liệu sơ bộ về vai trò và quan hệ giữa hai giới, và những bất bình đẳng đang tồn tại, cơ hội và thách thức cho nam giới và phụ nữ.

• Nếu chưa có các thông tin nêu trên, cần yêu cầu nhóm nghiên cứu thu thập trong đợt nghiên cứu;

• Nếu thấy có dấu hiệu của bất bình đẳng giới, cần yêu cầu thiết kế nghiên cứu có trọng tâm thêm vào vấn đề bất bình đẳng giới đó;

• Yêu cầu nghiên cứu lập phương án đảm bảo nghiên cứu xác định được các nhu cầu và quan điểm của cả nam giới và phụ nữ.

Bước 2: Chọn nhóm nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

• Yêu cầu nhóm nghiên cứu có cả nam giới và phụ nữ và có hiểu biết và kỹ năng thực hiện nghiên cứu có lồng ghép giới; Nếu không

• Yêu cầu sự tham gia của chuyên gia giới trong quá trình thiết kế nghiên cứu khi thấy chủ đề nghiên cứu có tình trạng bất bình đẳng giới nghiêm trọng đang tồn tại;

• Yêu cầu nhóm nghiên cứu xem xét tới các vấn đề bình đẳng giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong tiến trình thiết kế và thực hiện nghiên cứu;

• Lựa chọn phương pháp và công cụ nghiên cứu để có thể phát hiện ra mối quan hệ và sự bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ;

• Khi thiết kế nghiên cứu, có xem xét: liệu kết quả nghiên cứu có giúp đưa những khuyến nghị liên quan đến thúc đẩy bình đẳng giới không?

Lập kế hoạch giới

Bước 3: Tiến hành nghiên cứu

• Thu thập và phân tích số liệu (định tính và định lượng)  Chọn mẫu, đối tượng nghiên cứu cân bằng giữa nam giới và phụ nữ;  Số liệu nghiên cứu cần được phân chia theo giới tính và độ tuổi (cùng với các tiêu chí khác như học vấn, nghề nghiệp, thu nhập).

• Phân tích số liệu để xác định phân công lao động theo giới tính (đối với chủ đề nghiên cứu có liên quan).

• Phân tích số liệu để xác định tiếp cận và quản lý nguồn lực, lợi ích, và quá trình ra quyết định nam giới và phụ nữ (đối với chủ đề nghiên cứu có liên quan)

• Phân tích các nhu cầu, cơ hội và thách thức của từng giới đối với chủ đề nghiên cứu

Thực hiện, giám sát và đánh giá

Bước 4: Thực hiện, giám sát và đánh giá

• Đảm bảo nghiên cứu xác định được các nhu cầu và quan điểm của cả nam giới và phụ nữ.

• Nhóm nghiên cứu có xem xét tới các vấn đề bình đẳng giới liên quan đến chủ đề nghiên cứu trong tiến trình thực hiện nghiên cứu;

8. Khung phân tích giới tính; các phương pháp/công cụ phân tích giới tính?

Phân tích giới là các thu thập và phân tích thông tin về bản chất giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội tác động dự án phát triển nông thôn đối với các hoạt động của phụ nữ và đàn ông tại một địa điểm cụ thể.

Phân tích giới giúp ta có được những thông tin cụ thể về bản chất giới trong gia đình cộng đồng xã hội. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh bổ xung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của các dự án phát triển nông thôn.

Tùy thuộc nội dung nghiên cứu mà có các nội dung khác nhau:

+ Phân tích giới nhằm đánh giá bản chất của vấn đề giới trong cộng đồng cư dân nông thôn. Nội dung chủ yếu là mối quan hệ giữa nam và nữ trong gia đình và cộng đồng

+ Phân tích giới liên quan đến các trương trình dự án phát triển nông thôn bao gồm các đối tượng nam – nữ, giàu – nghèo, dân tộc đa số - thiểu số.

- Bước 1: thực trạng các hoạt động: ai làm việc gì trong cộng đồng chúng ta nghiên cứu?

sản xuất, sinh đẻ, nuôi dậy con cái

Phụ nữ, nam giới, người lớn, trẻ em, người già

Các công việc thường ngày, mang tính chất theo mùa

Tại nhà, xóm làng, ruộng

- Bước 2: tình hình tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

Ai tiếp cận được nguồn lực như đất đai, tiến dụng, khuyến nống ?

Ai kiểm soát các nguồn lực?

Ai được lợi từ các nguồn lực đó?

- Bước 3: phân tích các nhân tố và xu hướng

Ta phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác nhau về giới như nhân tố xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chính trị những nhân tố đó đã làm thay đổi mối liên hệ giữa các giới

- Bước 4: phân tích thể chế và tổ chức

Tổ chức nào phù hợp với đặc điểm cộng đồng và giới

- Bước 5: phân tích các hoạt động can thiệp

Xác định rõ mục tiêu, kết quả, và đầu vào

Xác định rõ thành phần tham gia giữa nam và nữ

- Phân tích giới trong công việc thường ngày: mục đích phân tích giới nói về sự phân công lao động giữa nam và nữ trong gia đình để thấy sự bất bình đẳng về giới.

- Phân công lao động

Mục đích công cụ này nghiên cứu giới trong phân công lao động

Phân công lao động trong gia đình: nữ làm việc nhà, nam ra quyết định chủ yếu

Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp: nam ra quyết định mua giống, làm đất – nữ gieo hạt, bón phân, chăm sóc, thu hoạch

Phân công lao động trong cộng đồng: bàn bạc các vấn đề địa phương, làng xã là Nam giới.

Phân công lao động trong hoạt động chính trị: tham gia hội nông dân địa phương cấp chính quyền lãnh đạo chủ chốt đều là nam. Nữ làm bên công tác tuyên truyền, hội phụ nữ

- Tiếp cận và kiểm soát nguồn lực

- Lập kế hoạch giới: Là quá trình lập kế hoạch thực hiện các chương trình dự án phát triển nông thôn liên quan đến giới. Cần tìm đến các đặc điểm, vai trò và lợi ích các giới trong nông thôn. Kế hoạch giới được lồng ghép với các hoạt động khác trong quá trình phát triển nông thôn.

9. Tăng quyền lực cho phụ nữ; các bước tăng quyền lực cho phụ nữ. Những hình thức tham gia của phụ nữ với việc tăng quyền lực cho phụ nữ

a, Quyền lực:

Quyền lực, được miêu tả theo khía cạnh khoa học xã hội, một mặt là khả năng gây ảnh hưởng của một người hoặc một nhóm người đến hành vi và suy nghĩ của các cá nhân, các nhóm người khác với ý nghĩa là "quyền lực", mặt khác, nó đại diện cho một vị trí của cá nhân hoặc nhóm người, là khả năng đạt được mục tiêu xác định một cách đơn phương, không chịu sự kiểm soát, áp đặt, hay phải đáp ứng các điều kiện và đòi hỏi của các cá nhân hoặc nhóm người khác. Vế sau được hiểu theo tính pháp lý với ý nghĩa là "thẩm quyền", "quyền lợi" của các cá nhân và nhóm người tham gia vào một hệ thống xã hội được bảo trợ bởi một nền tảng pháp luật đã được xây dựng và đưa ra dựa theo các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là dựa trên các thỏa thuận và cam kết của những chủ thể tham gia trong xã hội (khế ước xã hội). Quyền lực xác định phạm vi, giới hạn của các "khả năng hành động, gây ảnh hưởng" cả về thể chất lẫn tinh thần của một người hoặc một nhóm người

b, Tăng quyền lực:

Từ "Tăng quyền lực" được sử dụng ngày càng rộng rãi nhưng ít khi được định nghĩa. Như vậy, tăng quyền lực là đạt thêm sự kiểm soát, tham gia và quyết định để đi đến những hành động nhằm thay đổi tình hình. Mặt khác, tăng quyền lực còn được hiểu là sự gia tăng ảnh hưởng của cá nhân, tổ chức nắm quyền đến những người xung quanh.

c, Quyền phụ nữ:

Quyền phụ nữ gọi khái quát là quyền nữ giới hay nữ quyền, là các quyền lợi bình đẳng giới được khẳng định là dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới.

d, Tăng quyền lực cho phụ nữ:

Là tăng thêm quyền lợi ,vai trò của phụ nữ so với những quyền vốn có của họ

· Nội dung về tăng quyền lực:

Có 5 cấp độ tăng quyền lực cho phụ nữ, trọng tâm của sơ đồ các bước tăng quyền lực cho phụ nữ dựa trên lập luận cho rằng sự phát triển của phụ nữ có thể được xem xét theo 5 cấp độ bình đẳng từ thấp đến cao mà ở mỗi cấp độ thì tăng quyền lực là yếu tố chính. 5 cấp độ đó là: Phúc lợi- Tiếp cận- Nhận thức- Tham gia- Kiểm soát.

a, Cấp độ phúc lợi:

Cấp độ phúc lợi chỉ nêu ra những nhu cầu cơ bản của phụ nữ mà không đặt vấn đề cải tiến cơ cấu hiện hữu, giải quyết những nguyên nhân đưa đến nhu cầu các dịch vụ an sinh, phúc lợi. Ở cấp độ này phụ nữ chỉ là người hưởng thụ các phúc lợi một cách thụ động.

b, Cấp độ tiếp cận:

Cấp độ tiếp cận có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho phụ nữ đạt được nhiều tiến bộ. Phụ nữ có quyền bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận, sử dụng các nguồn tài nguyên như đất đai, vốn, giáo dục, đào tạo. Con đường đẫn đến tăng quyền lực được bắt đầu khi nào phụ nữ nhận ra rằng họ còn thiếu điều kiện tiếp cận và sử dụng nguồn tài nguyên, và sự thiệt thòi này là một trở ngại ngăn cản phụ nữ phát triển hoặc tham gia vào tiến trình tăng quyền lực.

c, Cấp độ nhận thức:

Nhận thức là một giai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt trong sơ đồ các bước tăng quyền lực cho phụ nữ. Để phụ nữ tham gia tích cực vào các hoạt động tiến đến bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giữa nam và nữ giới, cần nhận rõ tình trạng bất bình đẳng này có nguồn gốc từ sự phân biệt đối xử trong cơ cấu xã hội và trong thiết chế xã hội. Phụ nữ cũng cần nhận thức rằng vai trò mà họ thường đảm nhiệm đôi lúc lại tăng cường hệ thống hiện hữu, nghĩa là duy trì tình trạng bất bình đẳng giới và hạn chế sự phát triển của phụ nữ.

d, Cấp độ tham gia:

Tham gia là giai đoạn phụ nữ cùng tham gia quyết định bình đẳng với nam giới. Tuy nhiên, để đạt đến giai đoạn này thì phụ nữ cần huy động lực lượng. Bằng cách tự tổ chức và cùng nhau hợp tác trong các hoạt động, phụ nữ sẽ được tăng quyền lực nhờ tăng cường sự tham gia của mình vào các tổ chức, điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng quyền kiểm soát của phụ nữ.

e, Cấp độ kiểm soát:

Kiểm soát là giai đoạn cao nhất trong các cấp độ bình đẳng và tăng quyền lực. Mối tương quan về quyền lực giữa nam và nữ giwois là bình đẳng, không có tình trạng giới này thống trị giới kia. Đến giai đoạn này, người phụ nữ có quyền quyết định về bản thân mình, về cuộc sống của con cái và đóng một vai trò tích cực trong tiến trình phát triển. Ở một nức độ cao hơn nữa là đóng góp của phụ nữ được hoàn toàn thừa nhận.

10. Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và quyền của phụ nữ và việc thực hiện, triển khai ở Việt Nam

=>>>>>>>>>>> word nhóm 10

11. Quy định/chính sách của Việt Nam về bình đẳng giới. Thực tiễn tồn tại và đề xuất?

12. Văn hóa gia đình và bình đẳng giới ở Việt Nam?

13. Nữ trí thức với gia đình và sự nghiệp?

14. Sự than gia của phụ nữ trong vài trò lãnh đạo và quản lí ở Việt Nam?

15. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao năng lực vị thế cho phụ nữ?

16. Luật phòng - chống bạo hành gia đình ở Việt Nam. Thực tiễn thực hiện ở Việt Nam?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro