Quay ngược thời gian

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

       - Mày, mày biến ra khỏi nhà con tao. Con cái hư hỏng. Cái chữa của mày đừng hòng về đây đeo bám tao.
       - Cha...- nước mắt giàn giụa của một người phụ nữ, chảy hai hàng trên bờ má.
         Có lẽ đối với mọi người nó cũng bình thường như cốt truyện của một bộ phim truyền hình. Vâng, đúng là vậy. Một thời thiếu nữ. Thế mà hồng nhang, bạc phận. Khi mẹ tôi chân bước chân ráo đến cái mảnh đất Sài Gòn đầy cám dỗ, bà ấy vẫn còn sự chân chất của một cô gái quê hiền lành, chất phác. Mọi người chưa nhìn thấy mẹ tôi đâu, một cô gái nhỏ nhắn.
         Song số phận và hoàn cảnh đưa con người ta vào đường rẽ cuộc đời. Tôi phải quay lại thời điểm mẹ còn bé, bà phải nghỉ học từ bé, chạy vạy theo bà chèo xuồng ra tận miệt Cần Thơ mua khoai về bán. Thời đó, người ta sinh nhiều con chứ chả như bây giờ. Mẹ tôi phải phụ bà giữ em- cậu dì tôi.
        Về lại thời điểm mẹ lên Thành thị Sài Gòn. Đến đâu rồi ta. Rồi rồi, tôi nhớ rồi. Lên đấy chỉ có thể làm công nhân. Mẹ tôi xin vào một công ty may gần nhà trọ. Tôi không biết có gần như có thể phóng trong một phút, nhưng khổ lắm ai ơi.
         Từ đây cuộc tình le lối của bà chớm nở nơi dãy trọ nghèo kiếp công nhân. Ba tôi là thợ hàn. Cũng ở dãy trọ ấy. Ông để ý mẹ chỉ vì bà là một cô gái ít nói, gu gú trong phòng, khoá chặt cửa. Ngưỡng cửa trái tim thôi thúc họ đập chung nhịp. Buồn thay, tôi chưa thể hỏi họ đến tận khi nào mới nói chuyện với nhau, rồi nảy sinh tình cảm, rồi đến cái chữa ấy.
         Tuổi trẻ bồng bột là thế. Tình iu mãnh liệt đến nhường nào, chẳng thể cưỡng lại được những cử chỉ làm con người ta xiêu lòng.
        Với chúng ta, thời hiện đại thì việc có bầu trước khi cưới chẳng có gì lớn lao. Người con trai họ iu, họ mới vậy, họ dám nhận, dám cưới người con gái.
Nhưng mấy mươi năm về trước thì không. Một sự nhục nhã đến tái lòng. Một sự cười chê của hàng xóm, láng giềng. Và đâu đó là giọt nước mắt của con người lầm lỡ. Để rồi là chuỗi sóng gió kéo qua.
        Vài những lí do mà ông của tôi không chấp nhận cái thai dơ bẩn, và ba tôi. Cũng đơn giản, ba tôi kém mẹ tận tám tuổi. Không thể tin được. Nhà ông lại nghèo, nghèo đến nỗi người người cười chê. Ông là người dân tộc. Dân tộc. Chỉ vậy là đủ để từ chối. Nhưng cũng phải cưới, nhưng là cả một vở bi kịch.
         Ngày lễ mà cô đâu khóc thương số phận.
         Ngày lễ mà phận làm cha tự dằn vặt chính mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro