mon Triet

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương ôn tập môn triết học.

Câu 1: Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin? Ý nghĩa của định nghĩa?

Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

* Nội dung định nghĩa vật chất của Lênin:

Theo định nghĩa của Lênin về vật chất:

Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “Vật chất” với tư cách là phạm trù triết học (tức phạm trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành (tức khái niệm dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính; những biểu hiện cụ thể của thế giới vật chất tự nhiên hay xã hội)

Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất được khái quát trong phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng là thuộc tính tồn tại khách quan, tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người cho dù con người có nhận thức được hay k nhận thức được nó

Thứ ba, vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh

* Ý nghĩa :

Định nghĩa của Lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:

Một là, bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan, Lênnin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các khoa học chuyên ngành (vật lý học, hoá học...) từ đó khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ;bác bỏ những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, cung cấp căn cứ khoa học để xác định những j thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.

Hai là, khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan”, “được đem lại cho con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”, Lênin k những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chéplại, chụp lại, phản ánh”; của con người đối với thực tại khách quan.

Câu 2:Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phương thức và hình thức vận động của vật chất

Theo quan điểm duy vật biện chứng,vận động là phương thức tồn tại của vật chất, không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.

-Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

Theo Ph.Ăngghen:”Vận động là 1 phương thức tồn tại của vật chất,là một thuộc tính cố hữu của vật chất ,bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ,kể cả sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.”

Theo quan điểm của Ph.Ăngghen :vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí trong không gian mà là “mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ”; vận động là một phương thức tồn tại của vật chất nên thông qua vận động mà các dạng cụ thể vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình:vân động của vật chất là tự thân vận động.Sự tồn tại của vật chất luôn luôn gắn liền với vân động:vận đông là phương thức tồn tại của vật chất.

Ph.AWngghen chia vân động thành 5 hình thức vận động ơ bản:vận động cơ giới(sự di chuyển vị trí của vật thể trong không gian);vận động  vật lý(vận động các phân tử,diện tử,các hạt cơ ban,…)vận động hóa(sự biến đổi các chất vô cơ, hữu sinh trong quá trình phân giải);vận động sinh vật(sự biến đổi các cơ thẻ sống,biến tháI cấu truc gen,vv);vận động xã hội(sự biến đổi trong các lĩnh vực kinh tế,chính trị,..của đời sống xh)

Các hình thức vận động cơ bản nói trên được sắp xếp theo thứ tự trình độ từ thấp đến cao, tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất.Các hình thức vận động khác nhau về chất song chúng không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau,trong đó :hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vân động thấp hơn.Mỗi sự vật có thể có nhiêu hình thức vận đông khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng đặc trưng bởi hình thức vân động cao nhất mà nó có.

-Không gian,thời gian là những hình thức tồn tại vật chất

-Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định,có một quảng tính(chiều cao,chiều rộng,chiều dài) nhất định và tồn tại trong các tương quan nhát định với những dạng vật chất khác.Những hình thức tồn tại như vậy được thể hiện ở quá trình biến đổi :nhanh hay chậm ..Những hình thức tồn tại như vạy được gọi là thời gian

Theo Ph.Ăngghen:”Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian :tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài không gian”.Như vậy,vật chất,không gian, thời gian không tách dời nhau.

Là những hình thức tồn tại của mọi vật chất, không tách dời,đó là những tính khách quan,tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn

Ngoài ra, không gian có 3 chiều.Tính 3 chiều của không gian và tính một chiều của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biễn của vật chất vận động

-Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau:vật chất là nguồn gốc của ý thức;vật chất quyết dịnh ý thức ,ý thức là sự phản ánh đối vật chất.

-ý thức có thể tác động lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con ng

Câu3:Mối quan hệ biện chứng giữa vc và ý thức,Ý nghĩa phương pháp luận

Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con ng trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

* Mqh biện chứng giữa vật chất và ý thức:- Vật chất quyết định ý thức:

Trong mqh với ý thức, vc là cái có trước, ý thức là cái có sau; vc là nguồn gốc của ý thức; vật chất quyết định ý thức; ý thức là sự phản ánh đối với vật chất

Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là bộ óc con người nên chỉ khi có con người mới có ý thức. Trong mqh giữa con người với thế giới vật chất thì con người là kết quả quá trình phát triển lâu dài cảu thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất. Đây là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm vật chất có trước, ý thức có sau.

Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy định xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. NHững yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.

- Ý thức tác động trở lại vật chất: Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con ng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.

Nếu con ng nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động của con ng phù hợp với các quy luật khách quan, con ng có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực của ý thức

nếu ý thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu hướng hành động của con người đã đi ngược lại với quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.

* Ý nghĩa phương pháp luận:Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của vc, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vc đối với đời sống tinh thần của con ng, của xã hội. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động con ng phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đg lối, chủ trương, chính sách; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện; phải tìm ra những nhân tố vc, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vc để hành động.

Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực , năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con ng trong việc vật chất hoá tính tích cực, năng động, sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con ng phải tôn trong tri thức ,tích cực học tập, nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá nó vào quần chúng để nó trở thành tri thức, hướng dẫn quân chúng hành động.

Câu 4:Ndung nguyên lý v mi liên h ph biến?í nghĩa phương pháp lun?

*KháI niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến:

Mối liên hệ ding để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giua các sự vật hiên tương,hay giữa các mặtcác yếu tố của mỡi sự vât hieen tương trong thế giới.

Mối liên hệ phổ biến dung để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới,dông thời cũng chỉ mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiên tượng của thếgiới,trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng của thế giới,nó thuocj đối tương nghiên cứu của phép biện chứng

*Nội dung nguyên lý:

-Tính khách quan của các mối liên hệ:Theo quan điểm biện chứng duy vật,các mối liên hệ của các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan.Theo đó sự quy định lẫn nhau tác động lẫn nhau và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật hiện tượng là cáI vốn có của nó,tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý trí của con người;con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệđó trong hoạt động thực tiễn của mình

-Tính phổ biến của các mối liên hệ: Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật hiên tượng hay quá trinh nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vât hiện tượng hay quá trình khác.Đồng  thời không có bất cứ sự vật hiên tượng nào không phảI là một cấu trúc hệ thống,bao gồm nhứng yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó

-Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ: được thể hiên ở chỗ các sự vật hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau,giữ vị trí,vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó;mặt khác cùng một mối lion hệ của sự vật nhưng trong diều kiên cụ thể khác nhau,ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động,phát triwwnr của sự vật thì cũng có những tính chất vai trò khác nhau.

*ý nghĩa phương pháp luận

-Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ cho they trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cẩn phảI có quan điểm toàn diện.Quan điểm này đỏi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phảI xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận,các yếu tố giữa các mặt của chính các sự vật và trong sự tác động qua lại giữa các sựđó với sự vật khác.Trên cơ sơđó có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả cá vấn đề của đời sống thực tiễn

-Từ tính chất đa dạng phong phú của các mối liên hệđã cho tháy trong họạt động thực tiễn và nhân thức khi thự hiện quan điểm toàn diện thì cũn cần kết hợp với quan điểm lịch sử cụ thể.Quan điểm này yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý cas tình huốn trong hoạt động thực tiễn cần phảI xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huông phảI giảI quyết khác nhau trong thực tiễn.PhảI xác định rõ  trí,vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thểđể từđó có đc những giảI pháp đúng dắn và có hiệu quả trong viec xử lý các vấn đề thực tiễn

Câu 5: Nội dung quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận?

* Nội dung quy luật: Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là quy luật cơ bản,phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên,xã hội và tư duy.theo đó,phương thức chung của các quá trình vận động,phát triển là những sự thay đổi về chất của sự vật có cơ sở tất yếu từ những sự thay đổi về lượng của sự vật và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

a/ Kniệm chất dùng để chỉ tính qluật khách quan vốn có của sự vật, hiện tg;là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó,phân biệt nó với cái khác.

 Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lg các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật.

b/ Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng : Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là 1 thể thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng.2 mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hoá về chất của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, ko phải sự thay đổi về lượng bất kì nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở 1 giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất. Giới hạn này đc gọi là độ.

Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá thành sự vật, hiện tượng khác.

Sự vận động biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng. Khi lượng thay đổi đến 1 giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự thay ra đời của chất mới. đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật.

* Ý nghĩa phương pháp luận -Vì bất kì sự vật nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính quy định khác nhau, tác động và làm chuyển hoá lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả 2 loại chỉ tiêu về phương diện chất và lg của sự vật, tạo lên sự nhật thức toàn diện về sự vật.

-Tuỳ theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích luỹ về lg để có thể làm thay đổi về chất của svật; đồng thời,có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lg của sự vật; -Trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nôn nóng tả khuynh và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh

-Vì bước nháy của sự vật là hết sức đa dạng phong phú nên (.) nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng liên hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện,lĩnh vực cụ thể.Đặc biệt,(.) đời sống xh,quá trình phát triển ko chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con ng.Do đó,cần phải nâng cao tính tích cực, chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hoá tư lg đến chất 1cách hiệu quả nhất.  

Câu 6: Quan đim ca triết hc Mac-Lenin v con đường bin chng ca quá trình nhn thc

Trả lời: Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình hận thức bằng các cơ quan cảm giác bằn các hình thức: cảm giac, tri giác, biểu tượng.Cảm giác là sự phản ánh hững thuộc tính rieng  lẻ của sự vật khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người,Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác cung cấp cho con người đày đủ hơn về thuộc tính riêng lẻ của sự vật.Biểu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính là sự táI hiên lại sự vật hiện tượng tromg đầu khi khong tác đọng của sự vật hiên tượng đó nữa

Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức do tài liệu của nhận thức cảm tính mang lại với các hình thức: kháI niệm, phán đoán, suy luận. KháI niệm là sự tổng hợp những thuộc tính , bản chất của sự vật hiện tượng hoặc môt tập hopwj các sự vật hiện tượngđược biểu hiện bằng từ, 1 tổ hợp. Phán đoán là hình thức cao hơn kháI niệm, là sự liên kết các khía niệm phản ánh sự liên hệcủa các sự vật hiện tượng.Suy luận là sự liên kết của các phán đoán lại với nhau để rút ra 1 tri thức mới

* Mỗi liên hệ giũa nhận thức cảm tính ,nhận thức lý tính với thức với thực tiễn: đâylà những nấc thang hợp thành chu kỳ nhận thức.Trên thực tế chúng thương diễn ra đan xen nhau trong 1 quá trình nhân  thức,xong chúng có những choc năng và nhiệm vụ khác nhau.Nếu nhận thức cảm tính gắn liền với thự tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính,là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thúc lý tính  nhờ có tính kháI quát cao lại có thể hiểu biết được bản chất quy luật vận đọng và phát triển sinh động của sự vật,giúp cho nhận thức cảm tính có được sự  định hướng đúng và trơ nên sâu sắc hơn.

Câu 7: Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sx? Đảng ta đã vận dụng quy luật này(.) đg lối đổi mới ntn?

* Nội dung quy luật:

a. Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kỹ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong quá trình sản xuất, tức tạo ra năng lực thực tiến làm biến đổi các đối tượng vật chất của thế giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.

Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.

b. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, trong đó lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất  và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình đó. đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội. Tương ứng với thực trạng phát triển nhất định của lực lượng sản xuất tất yếu đòi hỏi phải có quan hệ sản xuất phù hợp với thực trạng đó trên cả ba phương diện: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức - quản lý và phân phối. Chỉ có như vậy, lực lượng sản xuất mới có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và không ngừng phát triển. Ngược lại, lực lượng sản xuất của một xã hội chỉ có thể được duy trì, khai thác - sử dụng và phát triển trong một hình thức kinh tế - xã hội nhất định.

Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân theo nguyên tắc khách quan:quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mối giai đoạn lịch xác định. Tuy nhiên quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, nó luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào itnhs phù hợp hay không phù hợp của quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của llsx

-Mối quan hệ giữa llsxvà quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hoá thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn

Trong phạm vi tương đối ổn định của một hình thức kinh tế - xã hội xác định, lực lượng sản xuất được bảo tồn, khai thác - sử dụng và phát triển trong quá trính sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Tính ổn định, phù hợp của quan hệ sản xuất đối với llsx càng cao thì llsx càng có khả năng phát triển tuy nhiên nó cũng có khả năng phá vỡ sự thống nhất của những quan hệ sản xuất từ trước đến nay. Những quan hệ sản xuất này, từ chỗ là những hình thức phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của các lực lượng sản xuất đã trở thành những hình thức kìm hãm sự phát triển đó, nó tạo ra sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, từ đó xuất hiện nhu cầu khách quan phải thiết lập lại mối quan hệ thống nhất giữa chúng theo nguyên tác quan hệ sản xuất phải phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. NHư vậy mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất.

Trong phạm vi phân tích sự phát triển xã hội, mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là nội dung cơ bản của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động của quy luật này tạo ra nguồn gốc và động lực cơ bản nhất đối với sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội; sự vận động, phát triển của lịch sử nhân loại từ phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao hơn; nó cũng là cơ sở để giải thích một cách khoa học về nguồn gốc sâu xa của toàn bộ các hiện tượng xã hội và các sự biến động trong đời sống chính trị, văn hoá của các cộng đồng người trong lịch sử.

* Sự vân dụng của Đảng: -Hình thành nhiều thành phần kinh tế

- Tạo ra sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

- Đa dạng hoá về sở hữu tư liệu sản xuất

- Tồn tại nhiều kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với từng trình độ của LLXS

Câu 8: Quan hệ biện chứng giữa cở sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng?Đảng ta đã vận dụng để xây dung ở nước ta ntn

KháI niệm cơ sở hai tầng ding để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội.Cơ sở hạ tầng của 1 xh được tạo nên bởi các quan hệ sản xuất thống trị,QHSX tàn dư và QHSX mới tồn tại dưới hình tháI mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của xh tương lai

KháI niệm kiến trúc thượng tầng ding để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình tháI ý thức xh cùng với các thiết chế chính trị xh tương ứng, được hinh thành trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định

* Quan hệ biện chứng giữa cở sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a.Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thương tầng.

Vai trò này được thẻ hiên trên nhiều phương diên : tương ứng với 1 cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng phù hợp có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng.Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phảI co sự biến đổ tương ứng trong kiến trúc thượng tầng.Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống kiến trúc thượng tầng.Tính phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toan bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xh

b.Vai trò tác động trở lại của kiến truc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Sự tác động này co thể thông qua nhiều hnhf thức tùy thuộc vào bản chất của mỗi nhân tố trong kiến truc thương tầng,phụ thuộc vào vị trí, vai trò của nó và những điều kiện cụ thể.

Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiêu xu hướng: có sự tác động nhằm duy trì cơ sở kinh tế hiện tại hoặc có sự tác động theo xu hướng xóa bỏ cơ sở kinh tế này và có xu hướng đấu tranh cho việc xác lập 1 cơ sở kinh tế khác, xây 1 chế độ xh khác.

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực phụ thuộc vao sự phù hợp hay khong phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế;nếu phù hợp nó sẽ tác động tích cực và ngược lại sẽ có tác động tiêu cực kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong phạm vi và mức độ nhất định. Tuy nhiên , sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng dù diễn ra với các xu hướng khác nhau,mức độ khác nhau nhưng rốt cuộc nó k thể giữ vai trò quyết định đối với cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội; cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội vẫn tự mở đường đI cho nó theo tất yếu kinh té của nó.

Đảng ta vận dụng mqh này trong thời kỳ mới:

Với CSHT, chủ trương của đảng ta là tạo ra 1 CSHT ko thuần nhất,biểu hiện bằng việc đó là: nhiều thành phần kt ,nhiều hình thức sở hữu, nhiều trình độ về LLSX nhằm khai thác tối đa các yếu tố của LLSX.

Với KTTT: xây dụng nhà nc pháp quyền XHCN, nâng cao vai trò của các tổ chức quần chúng, phát huy hêt sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời với phát triển kinh tế, phát triền văn hóa xây dựng nên văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, ko ngừng nâng cao đời sống tinh thần, phát triển gdục đào tạo, năng cao dan trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro