mong muốn của khách hàng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Các chuyên gia phân tích thị trường thường có xu hướng đánh mất đi “rừng ươm cây” của mình, do tập trung quá nhiều vào việc sáng tạo các sản phẩm phục vụ những bộ phận nhân khẩu nhỏ hẹp thay vì thoả mãn nhu cầu của họ. Khách hàng muốn mua hoặc thuê một sản phẩm/dịch vụ nào đó đáp ứng được NHU CẦU của mình, hay, nói theo cách của Theodore Levitt – giáo sư nổi tiếng chuyên giảng dạy bộ môn phân tích thị trường thuộc Đại Học Havard, “Người ta không muốn mua một mũi khoan ¼ inch, mà họ muốn một cái lỗ ¾ inch!”

Với những lời nhận xét của Giáo sư Levitt như một tuyên ngôn chung, một bài báo gần đây trên Harvard Business Review với tên gọi “ Thất bại thị trường: Nguyên nhân và giải pháp,” đã cho rằng nhiệm vụ của các chuyên gia thị trường là hiểu rõ công việc mà khách hàng muốn thực hiện; từ đó thiết kế những sản phẩm và hàng hóa đáp ứng nhu cầu của họ. Trong trích đoạn này, các tác giả coi trọng việc thiết kế những sản phẩm có ích hơn là lấp đầy một mảng sản phẩm.

Trừ một vài ngoại lệ, mỗi công việc mà người ta muốn hoặc cần làm đều có một khía cạnh xã hội, chức năng và cảm xúc. Nếu các chuyên gia thị trường hiểu được từng khía cạnh, họ có thể thiết kế một sản phẩm hoàn toàn phục vụ công việc đó. Nói cách khác, công việc, chứ không phải khách hàng, là yếu tố phân tích cơ bản của một chuyên gia thị trường muốn phát triển những sản phẩm mà khách hàng sẽ mua.

Để hiểu tại sao, hãy xem xét trường hợp một nhà hàng ăn nhanh đang nỗ lực cải thiện doanh số bán sữa trứng của mình. (Trong ví dụ này, chúng tôi không đề cập cụ thể đến tên công ty hay sản phẩm.) Trước tiên, các chuyên gia thị trường đều xác định các khu vực thị trường dựa trên sản phẩm- sữa trứng- sau đó phân mảng chi tiết hơn thông qua việc định hình các đặc điểm nhân khẩu học và tính cách của những khách hàng thường xuyên mua sản phẩm này. Tiếp theo, họ sẽ mời những khách hàng  phù hợp với những đặc điểm sơ lược này đưa ra nhận định xem sữa trứng đặc hơn, nhiều sô cô la hơn, rẻ hơn, hay đặc quánh hơn sẽ khiến họ hài lòng hơn. Những người được mời đến thử sản phẩm đã có những ý kiến phản hồi rất rõ ràng, song những cải tiến trong sản phẩm cũng không mấy tác dụng đến doanh số bán hàng.

Sau đó, một nhà nghiên cứu đã dành cả một ngày trong nhà hàng nọ để tìm hiểu những việc mà khách hàng đang cố gắng làm khi họ mua một cốc sữa trứng. Ông ghi chép tỷ mỷ khi nào người ta mua một cốc sữa trứng, và những sản phẩm khác mà khách hàng mua là gì, khách hàng đi một mình hay theo nhóm, họ dùng cốc sữa trứng ngay trong nhà hàng hay khi lái xe, vân vân. Và ông rất ngạc nhiên khi thấy rằng 40% sữa trứng được mua vào buổi sáng. Hầu hết những khách hàng xuất hiện buổi sáng sớm này đều đi một mình; họ không mua gì khác; và họ uống sữa trứng trong xe của mình.

Sau đó, ông đã phỏng vấn những khách hàng vừa rời khỏi nhà hàng, bắt tay họ, và cố tìm hiểu lý do họ mua sữa trứng. Họ mua chúng bởi cùng một lý do tương tự: Họ phải chịu đựng việc đi lại thường xuyên kéo dài và nhàm chán, bởi vậy họ cần thứ gì đó có thể khiến việc lái xe thú vị hơn. Họ chưa thực sự đói và họ biết rằng phải đến 10 giờ sáng họ mới có thể ăn; và họ cần thứ gì đó để làm dịu cơn đói cho đến buổi trưa. Và họ bị ép buộc: Họ đang rất vội, họ đang mặc đồng phục đi làm, và họ chỉ có một tay đang rảnh.

Chuyên gia nghiên cứu lại hỏi thêm: “Anh có thể kể cho tôi nghe một lúc nào đó, anh cũng trong hoàn cảnh tương tự nhưng đã không mua sữa trứng không? Và anh đã mua thứ gì khác?” Và ông được biết, thỉnh thoảng họ mua bánh mì tròn. Nhưng bánh mì tròn quá khô. Bánh bì với pho mát kem hay mứt làm dính tay và do đó làm ướt tay lái. Thỉnh thoảng, họ lại mua một quả chuối, nhưng nó không đủ để giải quyết vấn đề lái xe nhàm chán. Bánh rán không thể giúp người ta vượt qua cơn đói lúc10 giờ sáng. Sữa trứng xem ra có tác dụng hơn cả. Người ta mất cả thảy 20 phút để hút hết dung dịch sữa trứng bằng ống hút, đủ để giải quyết vấn đề lái xe nhàm chán. Họ có thể dùng một tay và ăn uống một cách sạch sẽ. Đến lúc 10 giờ sáng, họ sẽ thấy ít đói hơn so với khi dùng những loại khác. Tuy không phải là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng đó không phải là vấn đề lớn bởi dinh dưỡng không phải là điều mà người tiêu dùng mong muốn ở sữa trứng.

Công việc, chứ không phải khách hàng, là đơn vị phân tích cơ bản

Chuyên gia nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng vào các thời điểm khác trong ngày, các bậc cha mẹ thường mua sữa trứng cho con mình để bổ sung cho bữa ăn thêm hoàn thiện. Vậy các bậc cha mẹ này đang muốn làm gì? Họ đã quá mệt mỏi vì phải liên tục nói không với con cái. Họ sử dụng sữa trứng như một cách vô thưởng vô phạt để xoa dịu bọn trẻ và tỏ ra là những bậc cha mẹ yêu thương con cái. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu thấy rằng trong trường hợp này, sữa trứng tỏ ra không mấy hiệu quả. Ông thấy cha mẹ bọn trẻ phải chờ đợi chúng đấu tranh để hút hết lớp sữa trứng dầy bằng chiếc ống hút mỏng khi họ đã ăn xong từ lâu.

Khách hàng đã sử dụng sữa trứng vì hai mục đích rất khác nhau. Nhưng khi những chuyên gia thị trường hỏi riêng các khách hàng sử dụng sữa trứng vì một trong hai mục đích hoặc cả hai về thuộc tính nào của sản phẩm cần được tăng cường-  thì khi nhận được câu trả lời từ phía các khách hàng khác trong các khu vực nhân khẩu mục tiêu- kết quả đã dẫn đến một sản phẩm không thể thoả mãn bất kỳ đối tượng nào.

Tuy nhiên, khi họ đã hiểu rõ điều mà khách hàng muốn làm, thì việc xác định đặc tính nào của sữa trứng nên được cải thiện và đặc tính nào không phù hợp lại trở nên dễ dàng hơn nhiều. Làm thế nào để khắc phục việc đi lại nhàm chán? Hãy làm cho sữa trứng đặc hơn, như thế sẽ mất nhiều thời gian tiêu thụ hơn. Và cho thêm những miếng hoa quả nhỏ sẽ làm tăng tính bất ngờ của sản phẩm và làm giảm tính đơn điệu của chuỗi công việc hàng ngày. Không kém phần quan trọng là hệ thống nhà hàng cần phải phân phối sản phẩm hiệu quả hơn bằng cách đưa chiếc máy pha chế ra trước quầy tính tiền và bán cho khách hàng thẻ thanh toán trả trước để họ có thể mua ngay, “bật nắp”, và đi ra mà không bị kẹt trong làn xe đông đúc. Tất nhiên, xác định công dụng của sữa trứng cho buổi trưa và buổi tối sẽ cho ra một sản phẩm thực sự khác biệt.

Nhờ việc hiểu tính chất công việc và nâng cao các khía cạnh xã hội, chức năng và tâm lý để nâng cao công dụng của sản phẩm, sữa trứng của công ty sẽ lại dành lại thị phần từ những sản phẩm cạnh tranh khác- không chỉ những loại sữa trứng đang cạnh tranh, mà cả chuối, sự nhàm chán và bánh mì tròn. Điều này cũng làm phong phú thêm chủng loại, và đưa chúng ta đến một luận điểm quan trọng: Các thị trường xác định dựa trên chức năng sản phẩm rộng lớn hơn nhiều so với các thị trường xác định dựa trên danh mục sản phẩm. Các chuyên gia thị trường bị mắc kẹt trong chiếc bẫy tâm lý đồng nhất kích cỡ thị trường với danh mục sản phẩm không nhìn thấy hết những đối thủ cạnh tranh của mình khi họ đứng trên quan điểm của khách hàng.

Cần chú ý rằng biết cách cải tiến sản phẩm không bắt nguồn từ việc hiểu khách hàng “điển hình”. Nó bắt nguồn từ việc hiểu rõ công việc. Bạn cần thêm dẫn chứng ư?

Pierre Omidyar không thiết kế eBay với mục đích bán đấu giá. Ông sáng lập eBay để giúp đỡ mọi người quảng bá bản thân. Google được thiết kế với mục đích tìm kiếm thông tin, không phải là một công cụ tìm kiếm thuộc nhân khẩu học. Vấn đề phân tích dẫn đến thành công tuyệt vời của Procter & Gamble- Swiffer là công việc lau nhà, không phải từ việc nghiên cứu nhân khẩu học hay tâm lý của người quét dọn.

Tại sao lại có nhiều chuyên gia thị trường cố gắng hiểu khách hàng hơn là công việc đến thế? Có một lý do có lẽ hoàn toàn mang tính lịch sử: Trong một vài thị trường nơi mà các công cụ nghiên cứu thị trường đã được đưa thành công thức và kiểm nghiệm, như vệ sinh phụ nữ hay chăm sóc trẻ em, công việc liên hệ rất chặt chẽ đến khách hàng bởi nếu bạn hiểu khách hàng, bạn cũng sẽ hiểu công việc. Tuy nhiên, sự trùng hợp này rất hiếm xảy ra. Thông thường thì sự quá tập trung của các chuyên gia thị trường đối với khách hàng khiến họ hướng đến những nhu cầu không có thực.

Những phân tích trên đây đều hướng đến một kết luận chung: Công dụng của sản phẩm- chứ không phải khách hàng- là yếu tố quyết định đặc tính của sản phẩm, và tạo ra hướng đi mới cho việc cải tiến sản phẩm. Thứ hai là, việc xác định kích thước thị trường của một sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, chứ không phải là danh mục sản phẩm thêm thị trường. Và cuối cùng, việc tìm ra một phương thức hiệu quả để cải tiến sản phẩm phải dựa trên nghiên cứu tâm lý về nhu cầu và mục đích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Đó là những bý quyết để tạo ra những sản phẩm thực sự khác biệt và thoả mãn hầu tất mọi khách hàng.

 10 bước để xây dựng thương hiệu thành công

Một thương hiệu là toàn bộ những trải nghiệm khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, qua những thông điệp bạn gửi ra thế giới. Đó là đặc trưng ẩn sâu trong tất cả các yếu tố của doanh nghiệp giúp bạn vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.

Việc xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng như thế nào đối với thành công của doanh nghiệp? Đó là quá trình mang lại sức sống cho doanh nghiệp của bạn.

Đừng thiển cận suy nghĩ rằng bạn có thể tạo nên một thương hiệu chỉ trong một sớm một chiều. Một thương hiệu là toàn bộ những trải nghiệm khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, qua những thông điệp bạn gửi ra thế giới. Đó là đặc trưng ẩn sâu trong tất cả các yếu tố của doanh nghiệp giúp bạn vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu quá trình này như thế nào?

1. Khám phá và truyền đạt những giá trị của bạn một cách rõ ràng. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ là phải hiểu biết thấu đáo bạn đại diện cho cái gì và cái gì giá trị nhất đối với bạn. Hãy lập một biểu đồ gồm 5 đến 10 giá trị bạn muốn người ta có thể nhận diện trong doanh nghiệp của bạn trước khi bạn bắt đầu gửi đi bất kỳ thông điệp nào.

2. Tạo ra một thông điệp cho thương hiệu. Hãy sử dụng danh sách những giá trị bạn vừa nghĩ ra và hướng nó vào những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bạn cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và cách thức để đạt được điều đó. Khi bạn hoà trộn những nhu cầu và mong muốn của công ty bạn với nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong một thông điệp ngắn gọn, súc tích thì bạn đã tạo ra một thông điệp cho thương hiệu rồi đó.

3. Xây dựng những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn muốn khách hàng cuối cùng cảm nhận điều gì khi họ được nghe về thương hiệu của bạn? Thương hiệu của bạn tạo ra cảm xúc gì đặc biệt? Một cảm nhận tích cực về thương hiệu được tạo ra khi những giá trị cốt lõi của công ty thường trực trong sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp. Để đạt được điều này, hãy xây dựng giá trị trong từng chi tiết của quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

4. Thuê những nhân viên hiểu được tầm quan trọng của quá trình xây dựng thương hiệu. Có một câu ngạn ngữ như thế này: "Không tồn tại cái ‘Tôi' cá nhân trong công ty". Bạn nên thuê những nhân viên trân trọng những giá trị của bản thân bạn và thương hiệu của bạn và họ sẽ trở thành những đại sứ của công ty bạn. Chọn nhân viên phù hợp giúp tạo nên sự hưng phấn trong quá trình hoàn thành những mục tiêu trước mắt, và cuối cùng, là biến tầm nhìn thương hiệu của bạn thành hiện thực.

5. Hãy huy động trí tuệ tất cả các thành viên công ty vào quá trình xây dựng thương hiệu. Để đạt được những mục tiêu của bạn, đội ngũ nhân viên trong nội bộ công ty phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Đây là một số câu hỏi mà bạn và những thành viên khác nên tự vấn mình hàng ngày: Nhu cầu của khách hàng là gì? Thương hiệu của chúng ta có giá trị như nào với khách hàng? Chúng ta muốn khách hàng nói gì về mình đây? Chúng ta muốn khách hàng nhận được thông điệp gì từ chúng ta? Mỗi câu trả lời cho mỗi câu hỏi trên cần thể hiện sự nhất quán của mọi thành viên công ty.

6. Đặt ra những cột mốc so sánh. Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể về hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Những cột mốc so sánh là những gì có thể đo lường được; đó có thể là những chỉ tiêu định lượng như giao hàng đúng hẹn đến những chỉ tiêu định tính như cải thiện thang điểm đánh giá năng lực nhân viên. Bạn cần chú ý đến những chỉ tiêu liên quan đến đến khách hàng mục tiêu, nhân viên kiểu mẫu và các đối tác chiến lược. Và bạn nên đánh giá những chỉ tiêu này ít nhất một lần một quý.

7. Gửi thông điệp thương hiệu của bạn đến khách hàng. Hãy sử dụng những giá trị của công ty để định vị sản phẩm của bạn một cách rõ ràng: Bạn là ai và bạn mang đến cho khách hàng giá trị gì. Dù bạn sử dụng công cụ truyền thông nào-gửi thư trực tiếp, những bài xã luận trên báo, quảng cáo trên truyền hình hoặc trang web công ty để truyền đi bức thông điệp của bạn, thì thông điệp ấy phải hướng đến khách hàng mục tiêu một cách rõ nét nhất. Nếu không, bạn đang lãng phí tiền của mình đấy.

8. Tập trung vào cảm nhận của khách hàng. Hãy đặt bản thân bạn vào vị trí của khách hàng mục tiêu. Khách hàng muốn đóng góp ý kiến vào những sản phẩm, dịch vụ được chào bán cho họ, chia sẻ về những nhu cầu họ muốn được đáp ứng và cảm nhận họ có được khi nhu cầu ấy được đáp ứng. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn và sẵn sàng chia sẻ thông tin nhiều hơn so với trước đây. Chính vì vậy, bạn nên kéo họ vào cuộc, sử dụng những thông tin hữu ích họ cung cấp để xây dựng thương hiệu của bạn.

9. Liên tục đánh giá quá trình phát triển thương hiệu của bạn. Bạn nên biết rằng một thương hiệu không ngừng phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn phải mang trong mình những giá trị và tầm nhìn vốn có. Xây dựng thương hiệu cũng đòi hỏi những nguyên tắc của một môn thể thao đối kháng: Bạn luyện tập, thi đấu và liên tục đánh giá sự tiến bộ của bản thân để trở thành số 1. Bạn luôn có thể làm tốt hơn nữa. Vậy hãy cứ chơi trò chơi xây dựng thương hiệu như nó không bao giờ chấm dứt.

10. Hãy linh hoạt. Bạn nên nhớ rằng những trở ngại sẽ xuất hiện trên đường đi. Linh hoạt là phẩm chất cực kỳ quan trọng; khả năng thích ứng với những thay đổi và thách thức là một một phần của chặng đường đi tới thành công. Một thách thức thường gặp phải đó là thành công đôi khi gieo mầm cho thói tự mãn. Khi sự tự mãn xuất hiện, những suy nghĩ mang tính đột phá của bạn sẽ dần thui chột. Và bản sắc thương hiệu bạn đã gầy công xây dựng có thể đánh mất sự hấp dẫn ban đầu. Hãy luôn làm mới mình, làm mới công ty bằng những ý tưởng mới, thách thức mới và những con người mới. Quan trọng nhất là bạn nên lắng nghe những suy nghĩ của khách hàng-họ sẽ nói cho bạn biết họ cần gì ở bạn.

10 bước để xây dựng thương hiệu thành công

Một thương hiệu là toàn bộ những trải nghiệm khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, qua những thông điệp bạn gửi ra thế giới. Đó là đặc trưng ẩn sâu trong tất cả các yếu tố của doanh nghiệp giúp bạn vượt trội so với đối thủ cạnh tranh.

Việc xây dựng thương hiệu có tầm quan trọng như thế nào đối với thành công của doanh nghiệp? Đó là quá trình mang lại sức sống cho doanh nghiệp của bạn.

Đừng thiển cận suy nghĩ rằng bạn có thể tạo nên một thương hiệu chỉ trong một sớm một chiều. Một thương hiệu là toàn bộ những trải nghiệm khách hàng có được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, qua những thông điệp bạn gửi ra thế giới. Đó là đặc trưng ẩn sâu trong tất cả các yếu tố của doanh nghiệp giúp bạn vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Vậy chúng ta sẽ bắt đầu quá trình này như thế nào?

1. Khám phá và truyền đạt những giá trị của bạn một cách rõ ràng. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ là phải hiểu biết thấu đáo bạn đại diện cho cái gì và cái gì giá trị nhất đối với bạn. Hãy lập một biểu đồ gồm 5 đến 10 giá trị bạn muốn người ta có thể nhận diện trong doanh nghiệp của bạn trước khi bạn bắt đầu gửi đi bất kỳ thông điệp nào.

2. Tạo ra một thông điệp cho thương hiệu. Hãy sử dụng danh sách những giá trị bạn vừa nghĩ ra và hướng nó vào những nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Bạn cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng và cách thức để đạt được điều đó. Khi bạn hoà trộn những nhu cầu và mong muốn của công ty bạn với nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong một thông điệp ngắn gọn, súc tích thì bạn đã tạo ra một thông điệp cho thương hiệu rồi đó.

3. Xây dựng những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bạn muốn khách hàng cuối cùng cảm nhận điều gì khi họ được nghe về thương hiệu của bạn? Thương hiệu của bạn tạo ra cảm xúc gì đặc biệt? Một cảm nhận tích cực về thương hiệu được tạo ra khi những giá trị cốt lõi của công ty thường trực trong sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp. Để đạt được điều này, hãy xây dựng giá trị trong từng chi tiết của quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ.

4. Thuê những nhân viên hiểu được tầm quan trọng của quá trình xây dựng thương hiệu. Có một câu ngạn ngữ như thế này: "Không tồn tại cái ‘Tôi' cá nhân trong công ty". Bạn nên thuê những nhân viên trân trọng những giá trị của bản thân bạn và thương hiệu của bạn và họ sẽ trở thành những đại sứ của công ty bạn. Chọn nhân viên phù hợp giúp tạo nên sự hưng phấn trong quá trình hoàn thành những mục tiêu trước mắt, và cuối cùng, là biến tầm nhìn thương hiệu của bạn thành hiện thực.

5. Hãy huy động trí tuệ tất cả các thành viên công ty vào quá trình xây dựng thương hiệu. Để đạt được những mục tiêu của bạn, đội ngũ nhân viên trong nội bộ công ty phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Đây là một số câu hỏi mà bạn và những thành viên khác nên tự vấn mình hàng ngày: Nhu cầu của khách hàng là gì? Thương hiệu của chúng ta có giá trị như nào với khách hàng? Chúng ta muốn khách hàng nói gì về mình đây? Chúng ta muốn khách hàng nhận được thông điệp gì từ chúng ta? Mỗi câu trả lời cho mỗi câu hỏi trên cần thể hiện sự nhất quán của mọi thành viên công ty.

6. Đặt ra những cột mốc so sánh. Hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể về hiệu quả hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Những cột mốc so sánh là những gì có thể đo lường được; đó có thể là những chỉ tiêu định lượng như giao hàng đúng hẹn đến những chỉ tiêu định tính như cải thiện thang điểm đánh giá năng lực nhân viên. Bạn cần chú ý đến những chỉ tiêu liên quan đến đến khách hàng mục tiêu, nhân viên kiểu mẫu và các đối tác chiến lược. Và bạn nên đánh giá những chỉ tiêu này ít nhất một lần một quý.

7. Gửi thông điệp thương hiệu của bạn đến khách hàng. Hãy sử dụng những giá trị của công ty để định vị sản phẩm của bạn một cách rõ ràng: Bạn là ai và bạn mang đến cho khách hàng giá trị gì. Dù bạn sử dụng công cụ truyền thông nào-gửi thư trực tiếp, những bài xã luận trên báo, quảng cáo trên truyền hình hoặc trang web công ty để truyền đi bức thông điệp của bạn, thì thông điệp ấy phải hướng đến khách hàng mục tiêu một cách rõ nét nhất. Nếu không, bạn đang lãng phí tiền của mình đấy.

8. Tập trung vào cảm nhận của khách hàng. Hãy đặt bản thân bạn vào vị trí của khách hàng mục tiêu. Khách hàng muốn đóng góp ý kiến vào những sản phẩm, dịch vụ được chào bán cho họ, chia sẻ về những nhu cầu họ muốn được đáp ứng và cảm nhận họ có được khi nhu cầu ấy được đáp ứng. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn và sẵn sàng chia sẻ thông tin nhiều hơn so với trước đây. Chính vì vậy, bạn nên kéo họ vào cuộc, sử dụng những thông tin hữu ích họ cung cấp để xây dựng thương hiệu của bạn.

9. Liên tục đánh giá quá trình phát triển thương hiệu của bạn. Bạn nên biết rằng một thương hiệu không ngừng phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn phải mang trong mình những giá trị và tầm nhìn vốn có. Xây dựng thương hiệu cũng đòi hỏi những nguyên tắc của một môn thể thao đối kháng: Bạn luyện tập, thi đấu và liên tục đánh giá sự tiến bộ của bản thân để trở thành số 1. Bạn luôn có thể làm tốt hơn nữa. Vậy hãy cứ chơi trò chơi xây dựng thương hiệu như nó không bao giờ chấm dứt.

10. Hãy linh hoạt. Bạn nên nhớ rằng những trở ngại sẽ xuất hiện trên đường đi. Linh hoạt là phẩm chất cực kỳ quan trọng; khả năng thích ứng với những thay đổi và thách thức là một một phần của chặng đường đi tới thành công. Một thách thức thường gặp phải đó là thành công đôi khi gieo mầm cho thói tự mãn. Khi sự tự mãn xuất hiện, những suy nghĩ mang tính đột phá của bạn sẽ dần thui chột. Và bản sắc thương hiệu bạn đã gầy công xây dựng có thể đánh mất sự hấp dẫn ban đầu. Hãy luôn làm mới mình, làm mới công ty bằng những ý tưởng mới, thách thức mới và những con người mới. Quan trọng nhất là bạn nên lắng nghe những suy nghĩ của khách hàng-họ sẽ nói cho bạn biết họ cần gì ở bạn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro