"Song From Secret Garden"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trên thế giới này, số người thực sự "hưởng" được cái nhạc chắc chỉ đếm được tới 2 con số. Âm nhạc, có lời hay không lời, đều khó hiểu. Tác giả họ viết tâm ý thế nào sao ai biết được. Đó là lòng người, nông sâu khó đoán. Nhạc buồn nhưng khi họ viết họ đang vui? Cũng có thể. Nói một cách chung chung, cái "hưởng" mà bộ phận lớn người đều có với âm nhạc, nó dựa theo cảm xúc. Buồn, vui, lo sợ, phấn khích, nó đều có từ cái tâm. Điều này có thể được chứng minh qua câu chuyện huyền thoại "Gloomy Sunday". Cớ đâu những người nghe họ đều tự tử? Thực chất, số người nghe không hề tương đồng với số người tự tử vì bài hát. Con người, mạnh mẽ hay yếu đuối, đều có cái gọi là "tạ". Nó kéo tâm trạng con người chùnh xuống, chùng trong một góc khuất. Người tuyệt vọng thực chất chỉ là người tìm được cái "tạ" ấy nhưng không biết vứt thế nào, cứ ôm khư khư không cất đi. Bài hát được "hưởng" như thế nào, vui buồn ra sao, đều gắn với cái "tạ". Cách họ tiếp nhận lạc quan hay bi quan, đều gắn với cái "tạ". Suy cho cùng, "tạ" không ai khác, là bản thân họ, là con người mềm yếu dễ bị tổn thương. Trong mỗi cá thể, ai cũng tồn tại một, hay nhiều, "tạ". Nó là cái không dứt được, vì nói thẳng ra dứt thì thành vô hồn cả rồi không còn gì là cái "con" nữa nói chi là "người. Cái nhìn về thế giới gắn liền với cảm xúc, đầy màu sắc hay tối tăm đều do thế cả. Một bản nhạc chậm, có thể đưa ta vào một bầu không gian lãng mạn hoặc mang đầy sự u ám.
Nhưng, nói cho cùng, lên xuống luyến láy đều có cái tác dụng của nó. Nó là cái tạo xúc cảm mạnh mẽ, một cái luyến đau khổ và một cái luyến cao vút trong niềm vui luôn có những sự khác biệt nhất định. Không thể cứ mặc định quá lố về một bản nhạc. Nhất là bản nhạc không lời. Ai nói không diễn tả bằng lời thì không bộc lộ được linh hồn của bản nhạc? Ở đây, bài nhạc được thể hiện qua nốt, qua áp lực của bàn tay nghệ sĩ lên nốt trắng/đen. Đơn giản, muốn cover lại một bài, chỉ cần sheet nhạc là đủ đánh sao nó cũng ra. Nhưng tại sao người ta chỉ muốn nghe bản gốc từ người đã viết nên? Âm nhạc là tiếng cất lên từ tấm lòng, từ những cái mà khó ai có thể phủ nhận rằng nó tạo được những cảm xúc.
"Song from Secret Garden", từ cái nhìn chủ quan, là một lời bày tỏ về nỗi buồn khó tả. Vậy, "buồn" ở đây là buồn gì? Buồn tình, buồn bạn, buồn gia đình, buồn cuộc sống? Thực sự không ai biết một cách rõ ràng cả. Đã nói rồi, sự cảm nhận của mỗi người là phụ thuộc vào cái "tạ". "Tạ" nặng đến đâu, lòng người sâu đến đó, khó có thể vươn tới hoặc thấu hiểu hết được. Tới bản thân họ còn ngờ vực thì có thánh nhân mới có thể lôi hết những khúc mắc trong tâm hồn họ ra để giải đáp.
Không mang tính trang trọng và phức tạp theo một phong cách trào phúng, tôi thấy buồn theo bản nhạc. Mà kì lạ,buồn một cách không cụ thể, không chút hồi ức để buồn. Từ xưa đến nay, để tìm kiếm một bản nhạc có thể làm con người ta buồn không chủ ý, không ý thức được, thật sự rất khó. Thiệt tình là buồn kiểu nhảm, nhảm chết mẹ ra! Có hiểu tại sao buồn đâu. Tiếng violin tha thiết kéo ra kéo vô mấy cái dây,mấy cái móng tay cứng ngắt nhọn hoắt búng búng bấm bấm mấy dây đàn, rồi tay uyển chuyển lẻo qua lại mấy phím trắng đen thôi mà! Vậy mà nó buồn, buồn lạ. Dị thiệt chứ! Đời người nó trôi nổi, nghe một bản nhạc mà hưởng được thì nó ví như con đò trôi lênh bênh mà được cập bến bờ mong manh cảm xúc. Nghe đi nghe lại, nghe nhiêu cũng không gạt đi được. Mà công nhận, âm nhạc nó kì diệu, điên điên vậy chứ nghe bản này thấy có ai đặt cục đá vô lồng ngực là tim mình chùng xuống, hồn nó lắng đọng lại. Haiz, khổ gớm! Sống cho chết xác vô nghe có bản nhạc mà thiếu điều ngồi tiếc thương cho phận. Sướng vui đau đớn phước phần!
"Song from Secret Garden". Hay. Hay cực. Không phải là một bản giựt giựt hay triền miên những lời thống thiết than thở, mà nó vẫn đem lại cho con người xúc cảm. Dù đúng hay sai, tôi thực sự tự tin là tôi 'hưởng' được bản nhạc này. Chỉ bản nhạc này thôi nhé! Sống phần đời còn lại, tôi mong sẽ có một bến đậu lớn hơn cho đò tôi cập.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro