Một số kinh nghiệm học tiếng Anh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Một số kinh nghiệm học tiếng Anh

(Cái này là mình copy trên mạng, bây h mình cũng chả nhớ nguồn nữa cơ, không phải do mình viết đâu ạ)

1. Phương pháp


Nếu bạn đang học tiếng Anh theo phương pháp vocabulary - translation, vốn đã rất lỗi thời, thì nên chuyển sang phương pháp communicative approach, phương pháp được cho là thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp vocabulary - translation hạn chế rất nhiều quá trình giao tiếp của bạn vì bạn sẽ luôn mất thời gian để switch on/off tiếng Anh và tiếng Việt. Thêm nữa, khi bạn học tiếng Anh qua giao tiếp, bạn sẽ học function (chức năng) thay vì cứ nhăm nhăm học form (cấu trúc). Ngữ pháp và từ vựng dĩ nhiên là tối cần thiết nhưng không nên học chay mà cần đặt trong bối cảnh bài đọc, nghe, hội thoại etc.

Ví dụ, khi bạn học về cách "giving advice", bạn có thể học cấu trúc should, nhưng đồng thời ngoài should, bạn cũng có thể học thêm các cấu trúc khác cùng diễn đạt "giving advice" như là "why don't you", "how about", "I'm wondering", "I was thinking", "if I were you", "you could", 'you can", "you may/might find", "lets imagine", "what would happen if". Cách học ngôn ngữ theo chức năng giao tiếp này sẽ giúp bạn diễn đạt tiếng Anh một cách đa dạng hơn, tự nhiên hơn để khi quên cấu trúc này thì có thể huy động cấu trúc khác. Đồng thời, khi học một từ hay một cấu trúc, nên kết hợp học bằng cả 4 kĩ năng nghe nói đọc viết. Ví dụ, bạn nên tra từ điển cách phiên âm và cách đọc "should", rồi trong câu "you should learn English harder" chẳng hạn thì intonation (ngữ điệu) như thế nào, cách nói tắt "should not = shouldn't" (contraction)...

Phương pháp học tiếng anh qua giao tiếp cũng giúp cho bạn có thể nhớ lâu hơn. Kinh nghiệm riêng của mình là, nếu mình học một từ nào đó, nếu chỉ tra từ điển để hiểu nghĩa rồi bỏ đó thì mình sẽ quên, nhưng nếu mình có thể nói/viết ra từ đó một vài lần thì mình sẽ nhớ lâu hơn.

2. Cách dùng từ điển

Cố gắng dùng từ điển Anh- Anh. Cuốn từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary theo mình là rất tốt, nên tận dụng cái đĩa từ điển, cài nó vào máy để có thể vừa tra được nghĩa của từ, nguồn gốc, các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, các ví dụ và cả 2 cách đọc Anh- Anh, Anh- Mỹ. Nên cố gắng hiểu từ bằng tiếng Anh thay vì luôn luôn nghĩ nó trong nghĩa tiếng Việt, như thế sẽ hạn chế được quá trình tư duy Anh-Việt, Việt-Anh và dẫn đến phản xạ chậm trong quá trình giao tiếp.

Nếu khi tra một từ nào đó mà bạn vẫn chưa chắc chắn được cách dung từ đó, có thể tham khảo ở trang web này:

http://sentence.yourdictionary.com/hindsight

Trên trang này, bạn có thể tra nghĩa của từ và các ví dụ. Trang này phù hợp với những người trình độ intermediate.

Hoặc bạn cũng có thể google từ đó hay tra bằng nhiều từ điển khác nhau. Nếu chỉ tra từ điển không thôi đôi khi bạn sẽ có xu hướng dung từ lỗi mốt. Do vậy nếu có một số từ ít thông dụng nên hỏi native speakers hoặc ai đó cập nhật tiếng Anh để xem nghĩa và cách dùng của nó hiện nay như thế nào.

Thành ngữ và tiếng lóng rất là quan trọng, đừng học tiếng anh một cách sách vở quá, bạn sẽ có xu hướng nói chuyện theo kiểu "foreigner English". Trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày, xu hướng dung tiếng lóng hoặc nói tắt rất nhiều. Ví dụ, thay vì nói "that's beautiful", hoặc "wonderful", hầu hết các bạn teen nói "that's sick" hay "bloody awesome" (kiểu như tiếng Việt mình nói "đẹp dã man con ngan" hoặc 'hơi bị đẹp". Anh Joe (Dâu Tây) được nhiều bạn hâm mộ vì anh ấy nói được nhiều tiếng lóng như người Việt. Nhiều khi, ở Việt Nam, học sinh thường học nhiều cấu trúc giao tiếp kiểu "formal" quá trong khi thực tế nó không được dùng trong giao tiếp.

Ví dụ khi chào hỏi, mình nhớ hồi lớp 6 mình học như vẹt một cấu trúc chuẩn là "How do you do! How are you? I'm fine. Thank you. And you?" Trong khi đó, ở Úc chẳng hạn, thường gặp nhau sẽ là "hey, hi, hello, good morning hoặc g'day, how are you going hoặc how ya mate..." và câu trả lời thường "well, fine, good, ok, alright, not bad, can't be better, not feeling so well..." Nhiều bạn VN khi sang Úc lần đầu nghe "how are you going?" thường trả lời "by bus" là vì thế J

Muốn học cách dùng này, tốt nhất vào xem phần comment của các bạn native speaker trên các trang báo, diễn đàn, hay youtube (đương nhiên cần sang lọc vì nó cũng khá tạp nham).

3. Speaking

Theo mình, chỉ khi mà bạn thực sự "nói được", ngôn ngữ đó mới trở thành "của mình". Học tiếng Anh bằng phương pháp giao tiếp, tiêu chí "fluency" thường được coi trọng hơn "accuracy" (dĩ nhiên điều này chủ yếu áp dụng với các level thấp, level càng cao thì càng yêu cầu cả 2). Có nghĩa là bạn đừng cầu toàn quá, đừng ngại nói sai, cứ nói ra được là tốt, rồi sẽ sửa dần dần. Nếu chưa nói được cái gì cao siêu thì tập từ những cái đơn giản nhất. Mình quen nhiều bạn làm PhD bên này đọc sách toàn những cái cao siêu nhưng đôi lúc lại rất bế tắc trong giao tiếp hàng ngày. Để có được ngôn ngữ hàng ngày, hãy đọc sách dành cho trẻ con, nó sẽ trang bị cho bạn những vốn từ cơ bản nhất. Hoặc lên mạng tìm các đoạn hội thoại cấp độ từ dễ đến khó, vừa nghe vừa nói theo, bắt chước đến lúc nào giống thì thôi. Có một thời gian dài mình cứ mở TV, TED Talks, VOA... với phụ đề, nghe và lẩm nhẩm đọc theo. Cái này vừa luyện được phát âm, ngữ điệu, vừa kết hợp học từ bằng nhiều kĩ năng và do đó sẽ nhớ từ được lâu hơn. Đừng ngại dùng phụ đề, hãy dùng đến lúc nào kĩ năng nghe trở nên thành thạo thì tự khắc bạn ko cần dùng nữa. Nó ko hề làm giảm khả năng nghe như một số bạn từng khuyên trong các diễn đàn học tiếng Anh.

Học speaking thì việc luyện phát âm là một trong những việc nan giải nhất. Mình đã thử khá nhiều tài liệu, nhưng cơ bản nhất và hữu ích nhất với mình là trang này.

http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/grammar/pron/

và cuốn "English Pronunciation in use" của Mark Hancock.

Hãy luyện từ những âm đơn giản nhất. Ví dụ mình phải mất một thời gian mới luyện phát âm được chuẩn xác các từ word, work, walk, ward, world, wall, war, won't, weren't... vì trước đây mình ko phân biệt được các nguyên âm trong tiếng Anh. Hãy xem clip trong trang web BBC, nhìn vào khẩu hình miệng giáo viên rồi bắt chước tự tập trước gương. Ví dụ để nói từ "think", phải thè được tí lưỡi ra, đặt lên hàm răng dưới để phát ra âm /θ/, và phải nhớ âm "k" cuối cùng (thường người Việt mình hay mắc lỗi này, bỏ qua các âm cuối như "s", "ed"). Tập từng âm lẻ, từ lẻ, xong nói trong một cụm, rồi một câu. Nếu thấy ko nói được thì dùng phương pháp back-chaining để tách các âm ra, ví dụ 1 từ có 4 âm tiết phát âm 1/4, 2/4, 3/4 rồi rồi nguyên cả từ. Nên nhớ, phát âm là physical exercise hơn là mentally exercise.

Tham khảo thêm ở đây, một bài dạy tuyệt vời về phát âm.

http://www.youtube.com/watch?v=f5RekixAMoM&feature=autoplay&list=PL1EBF24E4DE6085C5&playnext=2

Khi luyện tập, hãy cố gắng ghi âm lại. Cuốn tập truyện ngắn của L.A. Hill là rất lý tưởng cho việc tập nói trong thời gian đầu. Truyện vừa ngắn vừa đơn giản, từ dễ, và hài hước. Đọc to lên, lúc đầu thấy khó thì đọc chậm, sau khá hơn rồi thì đọc nhanh, cố gắng tập trung vào phát âm và ngữ điệu. Nên ghi âm lại và nghe lại, tự kiểm tra xem mình đã nói chưa chuẩn chỗ nào thì sửa dần. Hoặc không thì trên trang VOA có rất nhiều phần đọc truyện với tốc độ chậm, có thể mở transcript và đọc theo. Cứ như thế lâu dần cách lên xuống giọng, ngắt nghỉ nhấn nhá sẽ ngấm vào một cách tự nhiên.

Cũng liên quan đến phát âm và ngữ điệu, như mình đã nói ở trên, khi học từ hãy check luôn phần phát âm kiểu Anh-Anh và Anh-Mỹ. Học theo giọng nào cũng được nhưng buộc phải biết cả 2 cách phát âm để tiện cho phần nghe.

Khi học nói, hãy học luôn cả cách dùng các từ chuyên cho ngôn ngữ nói (ehm, so right, ok, I mean, as you know, well, in my opinion, definitely, absolutely, let me think...) hoặc ừm à kiểu tiếng Anh cũng như sử ngôn ngữ cơ thể trợ giúp. Trong giao tiếp tiếng Anh, body language là rất quan trọng. Ví dụ trong kì thi IELTS, bạn vẫn có thể ăn điểm khi trả lời I don't know hoặc I'm not sure với điệu bộ nhún vai, tay giơ lên, mặt biểu cảm chứ ko nhất thiết phải chém gió liên tục với các ngôn từ cao siêu. Khi tập nói, bạn nên ngồi trước gương và tập luôn cả điệu bộ, hoặc nếu có điều kiện thì nên ghi hình lại để sau đó kiểm tra lại cả phần nói và ngôn ngữ cơ thể. Luyện được cái này, kĩ năng thuyết trình của bạn sẽ rất ổn.

Và quan trọng nhất, học cách nói ngắn gọn, nói tắt. Ví dụ trong đoạn hội thoại:

- Does she have a boy friend?

- Not that I know (để diễn tả ý "theo mình biết thì là ko, nhưng ko biết chắc đó có phải là sự thật hay ko")

Và luôn chú ý đến contraction & linking (đọc tắt và đọc nối âm): mình nghĩ đây là một trong những yếu tố cơ bản để phân biệt native và non-native speakers và mức độ thành thạo tiếng Anh.

Ví dụ: She'll /ʃɪːl/ do it thay vì she will do it

Hay "I ask her" sẽ đọc nhanh thành /æˈlæskə/

Xem thêm tại đây

http://www.youtube.com/watch?v=MzhjD-XrYjg

http://www.youtube.com/watch?v=cgbKlupt7l8 hoặc trong cuốn English Pronunciation in use như đã đề cập ở trên.

Và khi nói, cố gắng nối các âm để nói nhanh hơn, ví dụ "I can feel it", hoặc " fish and chip" hay "your eyes"

Nói chung, cái này là phần khó, cố gắng xem phim, TV, Talks có phụ đề tiếng Anh và dần dần sẽ quen. Với mình, socializing là cách tốt nhất để học tiếng Anh. Nên có người luyện tập cùng hoặc tìm một nhóm nào đó. Làm bạn với người nước ngoài... Khi học được từ nào mới, cấu trúc nào mới nên cố gắng nói cho một ai đó nghe. Và nếu ai đó nói cái gì hay sẽ cố gắng học và nói lại với một người khác vào lúc khác. Học và dùng => của mình.

Ngoài ra, nếu bạn nào hứng thú âm nhạc, nghe bài hát, nhìn phụ đề và hát theo cũng là một cách tốt để luyện phát âm. Các bài hát tiếng Anh dùng khá nhiều contraction.

http://www.youtube.com/watch?v=fMlIF_Yvxbs

4. Phát âm chuẩn, nói được đúng ngữ điệu, nối âm... như trên sẽ giúp cho bạn nghe tốt hơn. Cũng vậy, tra từ điển giúp bạn nhận dạng các cách phát âm của từ. Thường thì bạn không nghe được tốt là do ko biết phát âm, phát âm sai, giọng, haytốc độ nói quá nhanh. Để luyện tập nghe các accents và dialects khác nhau, trang này khá hữu ích, chủ đề dễ, quen thuộc, nhiều giọng điệu:

http://www.elllo.org/

Nên nghe càng nhiều accents càng tốt, vì trong giao tiếp cũng như thi cử, chả phải ai cũng nói được nói rõ ràng, dễ nghe như anh Obama ;)

Nên nghe đa dạng các nguồn, TV, website và đặc biệt là các đoạn hội thoại, cứ nghe từ dễ đến khó. TED Talks là lý tưởng cho cả việc học nghe và học nói. Ngoài ra, xem phim, tin tức nhiều cũng sẽ lên rất nhanh. Để duy trì hứng thú với việc nghe, nên nghe những gì mình thích. Hoạt hình, nhạc nhẽo, tin tức... bất cứ cái gì cũng là quý cả. Nếu bạn luyện thi, không nhất thiết phải luyện nhiều kiểu bài thi như TOFEL hay IELTS, vừa khó vừa chán. Và dĩ nhiên, chả có cách nào để cải thiện kĩ năng nghe ngoài việc nghe nhiều, càng nhiều càng tốt J

Một lần nữa, mình khuyến khích các bạn dùng phụ đề, học nói, nghe, đọc cùng một lúc cực kì hiệu quả.

5. Reading

Nghe hơi buồn cười, nhưng nếu bạn muốn học nhiều cấu trúc hội thoại hay thì nên đọc cách loại sách best seller chứ đừng đọc mấy cuốn kinh điển. Dù sách best seller có hơi sến, nó thực sự giúp mình nhiều trong việc cải thiện vốn từ và cấu trúc cho hội thoại.

Trong mấy trang tin thời sự, mình thích đọc phần bình luận của CNN, đọc phần này giúp mình rất nhiều trong việc phát triển tư duy tiếng Anh trong phần writing.

http://thebrowser.com/

http://www.aldaily.com/

Các trang này sưu tập nhiều nguồn khá hay, đọc vừa tăng vốn từ vừa tăng kĩ năng viết.

Nên cố gắng đọc tất cả những gì có xung quanh từ biển quảng cáo, tin, báo đến sách truyện... Có thể đọc lướt để lấy ý, nhưng nếu có từ nào đấy xuất hiện khá nhiều mà mình ko biết nghĩa, cách đọc, cách dùng thì nên dừng lại để tra từ điển.

6. Writing:

Cũng như nói, viết là productive skill nên cố gắng viết tất cả những gì có thể, đừng ngại sai, đừng ngại dở. Từ một cái post hay comment trên FB hay nhật ký, bài luận, truyện ngắn... viết và tự sửa hoặc nhờ người khác sửa. Có nhiều cuốn hay để học viết nhưng theo mình thì cuốn này là khá cơ bản để học về các mẫu câu, cách viết đoạn văn, bài luận

http://www.2shared.com/document/ZqN7j45b/Writing-Academic-English-Fourt.html

7. Note

Khi nghe, nói, đọc, viết, bạn nên chú ý học giới từ. Người bản xứ dùng rất nhiều giới từ. Ví dụ trước đây mình hay nói "I just printed it" mà đáng ra phải nói là "I just printed it out/off".

Một ví dụ nhỏ, trong tư duy tiếng Anh, giới từ chỉ nơi chốn thường căn cứ vào vị trí thực tế của đối tượng được nói đến, trong khi trong tư duy người Việt, người nói thường lấy mình làm hệ quy chiếu. Chính vì thế nên tiếng anh "in the sky" còn tiếng Việt "trên trời"...


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro