Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Due to the bad weather, our flight have to change the way. We sincerely apologize for this delay..."

Giọng gã cơ trưởng người Nhật vọng khắp khoang hành khách. Nó, đang chăm chú nhìn qua ô cửa kính bên ngoài, đành tặc lưỡi.

'Chà...', nó nghĩ, '... mình đã đợi được những 18 năm thì vài phút lẻ nữa cũng chả sao.' rồi lại chăm chú quan sát khung cảnh đêm tối mờ ảo phía dưới.

Sau vài cú nghiêng mình điệu nghệ, con chim sắt từ từ sà xuống mặt đất, để lộ những tia sáng le lói đầu tiên.

Vượt qua lớp mây mỏng giăng trên bầu trời thành phố, màu đen đặc in trên ô cửa bấy giờ đã bị thay thế hoàn toàn bởi ánh đèn vàng rực lộng lẫy. Từ trên này nhìn xuống, thành phố trông tựa một sa bàn đầy sắc màu thường có trong các viện bảo tàng. Trên "sa bàn" ấy, các tuyến đường bao, đường nhánh đâm cắt ngang dọc, giao nhau chia những khu dân cư thành từng ô vuông nho nhỏ như bàn cờ. Dọc các xa lộ lấp lánh điện cao áp, xe cộ nối đuôi nhau lưu thông vô cùng nhộn nhịp. Có vẻ đêm tối cũng chẳng khiến cuộc sống nơi đây bớt hối hả là bao.

Thế nhưng, nhìn xuống đô thị phồn hoa này, người ta vẫn dễ dàng tìm được ngay một nét bình yên đến lạ. Giữa thành phố đầy sao, giữa thành phố luôn tất bật với nhịp sống của 7 triệu dân, nó vẫn ở đó, lặng lẽ cùng dòng chảy của riêng mình. Sông Sài Gòn.

Rút chiếc điện thoại thân yêu (đã bật sẵn chế độ máy bay) khỏi túi, nó mở notepad để ghi tiếp bài cảm nhận đang viết dở từ nhà.

Sông Sài Gòn, hay còn gọi là sông Bến Nghé, khởi nguồn từ vùng Hớn Quản (tỉnh Bình Phước), chảy vào Hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) rồi qua tỉnh Bình Dương vào Thành phố Hồ Chí Minh. Đến mũi Đèn Đỏ thuộc huyện Nhà Bè thì nhập với sông Đồng Nai thành sông Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là sông Lòng Tàu và Soài Rạp rồi đổ ra biển Đông qua cửa Cần Giờ, Soài Rạp. Vì thế mà có câu ca dao...

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

Từ trên máy bay ngó xuống, sông Sài Gòn ban đêm như một dải lụa đen êm ả, lặng lẽ uốn những đường cong mềm mại ôm lấy thành phố. Hạ thấp chút nữa, ta có thể thấy dọc theo hai bờ dải lụa ấy là những khu dân cư san sát tiếp nối nhau.

Một đặc điểm cơ bản của đô thị Việt Nam là gắn liền với sông ngòi. Sông nước gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, xã hội và cả văn hóa, tập quán sinh hoạt. Chính vì thế, các dòng sông đã tạo nên dấu ấn đặc sắc cho những đô thị Việt Nam. Sông Sài Gòn, tất nhiên cũng không ngoại lệ.

Từ buổi đầu thành lập, Sài Gòn đã nhanh chóng trở thành một đô thị sầm uất. Xuôi dòng Sài Gòn Giang, nhiều tàu thuyền từ các địa phương và các quốc gia khác đã tìm đến đây để trao đổi hàng hóa, buôn bán, chủ yếu là lúa gạo và nông sản. Vì vậy, nhiều người nước ngoài đã có mặt, buôn bán và sinh sống xen kẽ với dân bản xứ. Đặc biệt, sau khi chiếm được thành Gia Định năm 1860, người Pháp liền cho xây dựng cảng Sài Gòn bên bờ con sông và biến đây trở thành một đô thị theo kiểu kiến trúc Pháp, đầu mối của các tuyến hàng hải Đông Tây. Từ đó, Sài Gòn được mệnh danh "Hòn ngọc Viễn Đông".

Sự tấp nập, phồn thịnh, kẻ bán, người mua đến từ tứ xứ được ghi lại qua những câu ca dao:

"Xứ đâu thị tbng xSài gòn,

Dưới sông tàu chy trên bnga xe."

Rồi thì...

"Dưới sông tàu lửa đậu lin,

Từ đồn Gia Khu sp lên Nhà Bè

Vó Tàu Đông Việt, có ghe Bc K."

Một điều rõ ràng là giao lưu kinh tế luôn đi kèm với giao lưu văn hóa. Vì vậy, sông Sài Gòn góp phần đưa nhiều luồng văn hóa cả Đông lẫn Tây đến thành phố này, để nhanh chóng trở thành nơi đi đầu của cả nước trong việc giao lưu hội nhập văn hóa với khu vực và quốc tế ở Việt Nam, xưa cũng như nay.

Sài Gòn, tất nhiên không phải lúc nào cũng phồn hoa như vậy. Sài Gòn cũng có những thăng trầm của riêng nó, mà điển hình là quãng thời gian thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ.

Khi Pháp vừa đặt gót giày xâm lược, con sông Bến Nghé đã chứng kiến cảnh bi thương, điêu tàn của vùng đất vốn trù phú. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - người con của đất Nam kỳ Lục tỉnh đã đau đớn, nghẹn ngào:

_"Binh tướng nó hãy đóng sông Bến Nghé, ai làm nên bốn phía mây đen!

Ông cha ta còn ở đất Đồng Nai, ai cứu đặng một phương con đỏ" - Văn Tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

_"Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây" - Chạy giặc

Sông Sài Gòn còn xuất hiện trong ca dao dân ca thật sinh động và thú vị. Trước cảnh dòng sông mờ khói, cuộc chiến chống giặc lan rộng, người dân Gia Định lúc ấy đã thể hiện hào khí ngút trời:

"Sông Bến Nghé tàu phun khói mịt

Chợ Bến Thành súng bắn nổ vang

Cả tiếng kêu các tổng, các làng

Đứng lên đuổi bọn xâm loàn về Tây"

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Xuân Miễn đã nhắc đến dòng sông Sài Gòn trong bài thơ An Phú Đông:

"Bạn đã từng nghe An Phú Đông

Một làng nho nhỏ ở ven sông

Một năm chinh chiến! Ôi chinh chiến

Sông nước Sài Gòn nhuộm máu hồng"

Vậy đấy, con sông không chỉ là hình ảnh của nơi thanh bình, đô hội, mà còn là khung cảnh tang thương của vùng đất anh dũng, kiên cường trước tàu đồng, đại bác của kẻ thù xâm lược. Các sĩ phu yêu nước đã dùng biểu tượng sông Bến Nghé (Sài Gòn) gắn liền với khát vọng một ngày đất nước sạch bóng quân thù, bờ cõi được thu phục, nhà nhà an cư lạc nghiệp. Theo dòng thời gian, dòng sông Sài Gòn như một chứng nhân, đã giữ lại những hình ảnh và khoảnh khắc thật khó quên trong lịch sử. Vì lẽ đó, người ta mới đặt cho con sông hiền hòa này cái tên thật cổ kính nhưng không kém phần lãng mạn.

Sông Sài Gòn, dòng sông thời gian.

Đặt dấu chấm cuối cùng, nó lướt lại bài ghi chú một lượt, gật gù tự thỏa mãn rồi tắt điện thoại, tiếp tục nhìn ra ngoài.

Máy bay đang tiến rất sát mặt đất. Xe cộ, đèn điện mới đó còn là những chấm sáng li ti giờ đã có thể nhìn thấy rất rõ ràng. Chà, hình như cũng sắp tới lúc...

"Ladies and gentlemen, we are about to land at Tan Son Nhat international airport in Ho Chi Minh City. The temperature outside is 29 degree. Please sit in place, fasten your seatbelt, straighten up your seat, open the door slider and turn off all the electronic devices such as game player, cellphone, laptop. The lavatory is not useable at this time. Thank you."

...hạ cánh rồi. Nó hoàn thành nốt suy nghĩ.

Lời thông báo từ nữ tiếp viên trưởng đã trực tiếp khẳng định điều đó.

*Pop. Điện trong khoang hành khách nhanh chóng được tắt hết để chuẩn bị tiếp đất. Nguồn sáng duy nhất trên máy bay lúc này là từ kí hiệu nho nhỏ hình cài dây an toàn. Nhờ đó, cường độ ánh sáng giữa trong và ngoài máy bay bị đảo lộn, khiến quang cảnh bên ngoài thêm phần lung linh gấp bội. Giờ đây, toàn thành phố nhìn như một đại dương rực rỡ với đủ loại sắc màu.

Từ từ, con chim sắt chìm vào lòng đại dương ấy.

Đây rồi...

Đường băng đã ở trong tầm mắt.

Chuẩn bị...

Nó có thể thấy rõ những vạt cỏ vuông vức trải rộng về hai bên.

Xuống.

Một cú nảy nhẹ, và chiếc máy bay tiếp đất an toàn.

18 năm, ta về rồi đây, Sài Gòn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro