MTPTrac

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong toàn quốc ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị (từ loại 4 trở lên) là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%), lượng chất thải rắn, còn lại tập trung ở các xã, thị trấn thuộc huyện. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2010 là vào khoảng hơn 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Như vậy, với lượng gia tăng chất thải rắn sinh hoạt như trên thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khoẻ cộng đồng do chất thải rắn gây ra đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Tuy nhiên cho đến nay, công tác quản lý chất thải rắn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là vấn đề thu gom và xử lý.

Nguồn phát sinh:

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Hàng ngày chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị được phát sinh từ các nguồn sau:

- Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch...: thực phẩm dư thừa nilon, giấy, carton, nhựa, vải, rác vườn, gỗ, thuỷ tinh, lon đồ hộp, tro, các chất thải nguy hại;

- Chất thải rắn từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu văn hoá...: thực phẩm dư thừa, giấy, cacton, nhựa, gỗ, thuỷ tinh, kim loại, các chất thải độc hại,...

- Chất thải rắn sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học...: giấy, bao bì

các loại, thực phẩm dư thừa...

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo và

nâng cấp khắp quận;

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp;...

Biện pháp xử lý:

Các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, mỹ....,do ý thức người dân cao nên việc phân loai rác tại nguồn là rất tốt cộng với khe năng về công nghệ cao nên họ có biên pháp xử lý thích hợp cho từng laọi rác thải. ví dụ rác hữu cơ dễ phân hủy thì dung ủ gas, ủ phân compot.... các chất thải như nhựa, thủy tinh thì tái chế, chất thải nguy hại thì đốt, bao bì thật tôt rồi chôn lấp.

Còn ở VN do nhiều lý do nên tất cả rác thải đều được chôn lấp tại các bãi chôn lấp một giải pháp thật lãng phí, tốn kém....?

muốn được như các nước khác thì giải pháp tôt nhất là nâng giáo dục nâng cao ý thức người dân. Nhà nước đầu tư cho các giải pháp tiêt kiệm như tái chế,biến rác thành gas hay phân bón vừa ko mất đất cho những khu chôn lấp vừa thu được những sphẩm có ích, sinh ra lợi nhuân.

theo ý mình là như thế thấy được ko?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro