mtxdmtxd

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày khái niệm về môi trường. Phân tích các chức năng cơ bản của môi trường.

*. Khái niệm: Theo bộ luật bảo vệ MT 2005: MT bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, nó ảnh hưởng đến đời sống, SX, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh giới.

*. Chức năng của MT: 5 chức năng

a, MT là ko gian sống của con người và thế giới SV:

- Con người và SV chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một không gian MT. trong quá trình hình thành và phát triển của sinh giới , không gian sống ko thay đổi về độ lớn. sự xuất hiện, phát triển hay tuyệt diệt của các loài đều nằm trong phạm vi không gian hữu hạn của Trái đất.

- Đối với con người , ko gian sống có đặc thù riêng vì con người có khả năng tạo dựng, thay đổi không gian sống của mình theo nhu cầu phát triển. Tuỳ thuộc vào nhu cầu tồn tại và phát triển mà ko gian sống của con người được phân chia thành các chức năng như :Xây dựng, giao thông vận tải, các quá trình sản xuất, thương mại dịch vụ…

- Cũng như con người,các loài động thực vật trên trái đất cũng cần những không gian để tồn tại & phát triển.Tùy thuộc vào đặc điểm,tính chất và điều kiện sinh lý của các loài mà cần những mối trường và không gian sống cụ thể…                                                                                                  

 b, MT là nơi cung cấp tài nguyên:

- MT là nơi cung cấp cho con người và các sv khác nguồn tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên tái tạo và ko tái tạo)

- Con người khai thác các nguồn tài nguyên để phục vụ cho các hđ sx và đời sống. Việc khai thác nguồn tài nguyên của con người có xu hướng làm cho tài nguyên ko tái tạo bị cạn kiệt,tài nguyên tái tạo ko kip phục hồi dẫn đến cạn kiệt và suy thoai MT.

- Sự phát  triển của KHKT đã làm cho việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên phát triển mạnh mẽ, điều này tác động mạnh mẽ tới chất lượng MT sống. Tuy nhiên sự phát triển của KHKT cũng giúp con người tạo ra được các vật chất nhân tạo thay thế cho tà nguyên thiên nhiên.

- Đối với các sv khác, nguồn tài nguyên có thể là thức ăn, điều kiện sống… để sv tồn tại và phát triển.

c, MT là nơi chứa đựng chất thải:

- MT là nơi tiếp nhận và chứa đựng những chất thải trong qt hđ của con người và các sv khác.

- Các chất thải tồn tại ở 3 dạng: rắn, lỏng, khí. Nhờ hđ của các vi sinh vật và các yếu tố MT khác, chất thải sẽ biến đổi trở thành các dạg ban đầu trog một chu trình địa hoá phức tạp.

- Khi lượng chất thải lớn, khó phân huỷ, chất lượng MT sẽ bị suy giảm, MT bị ô nhiễm.

- Đối với các sv khác, các chất thải trong quá trình sinh trưởng và phát triển như gỗ lá, phân, nước tiểu… được thải trực tiếp vào MTđược phân huỷ trong MT. Sản phẩm của quá trình phân huỷ này là nguồn dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của nhiều loại sv khác.

d, MT là nơi giảm nhẹ các tác độg có hại của thiên nhiên tới con người và sv trên Trái đất:

- Sự phát sinh và phát triển của các sv trên Trái đất phụ thuộc vào các thành phần  MT và các chức năg của chug. VD: khí quyển giữ cho nhiệt độ trái đất ổn định tránh bức xạ nhiệt. Thạch quyển cug cấp năng lượng vật chất  cho các quyển khác, giảm nhẹ các tác động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật

e, MT là nơi lưu trữ và cug cấp thôg tin cho con người:

- MT là nơi cug cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử phát triển của con người…

- MT là nơi lưu trữ cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen các loài sing vật, các cảnh quan, tôn giáo và văn hoá.

Câu 2: Trình bày khái niệm và cấu trúc của hệ sinh thái. Cho ví dụ minh họa.

*. Khái niệm hệ sinh thái: Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, định nghĩa HST như sau

-  “Hệ sinh thái là tổ hợp của các quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.Ở đó các sinh vật tương tác với nhau và tương tác với môi trường để tạo ra các chu trình vật chất và sự chuyển hóa năng lượng”

- Hay có thể định nghĩa: HST là tập hợp của các quần xã và môi trường sống của chúng.

HST= Quần xã sinh vật + Môi trường vật lý+ a/sáng mặt trời

Ví dụ: Một cái hồ, một khúc sông, khu rừng, khu đô thị... gồm các sinh vật và môi trường sống của chúng được coi là hệ sinh thái.

*Cấu trúc HST:bao gồm

a) Sinh vật sản xuất: là các sv tự dưỡngmà có khả năng sinh tổng hợp các chất hưu cơ (quang hợp) bao gồm các loài thực vật, 1 số VSV,động vật bậc thấp có diệp lục. Chúng là tp ko thể thiếu trong bất kì HST nào, là nguồn thức ăn ban đầu nuôi sống chính những sv sx sau đó nuôi sống cả thế giới sv còn lại kể cả con người

b) Sinh vật tiêu thụ: là những sv dị dưỡng,nó sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp thức ăn từ SV sản xuất.Bao gồm: con người & các loài động vật

- Các loài sinh vật liên hệ với nhau thông qua mối quan hệ dinh dưỡngàmỗi loài là 1 mắt xích dinh dưỡngàtập hợp các mắt xích dinh dưỡng này hình thành nên chuỗi thức ăn

- Trong chuỗi TĂ thì SV đứng sau sẽ tiêu thụ SV đứng trước và nó hình thành các bậc dinh dưỡng

 SVSX-àSVTT-àSVTT bậc 1-àSVTT bậc 2-àSVTT bậc 3…--àSVTT bậc n

- Tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh tháiàhình thành lưới thức ăn.Trong lưới thức ăn 1 mắt xich dinh dưỡng có thể là 1 chuỗi thức ăn này cũng có thể là 1 chuỗi thức ăn khác

c) Sinh vật phân huỷ: bao gồm các vi khuẩn và nấm có khả năng phân huỷ các chất thải và xác chết của các SVSX & SVTT

d) MT bao gồm tất cả các nhân tố của sinh cảnh: như  đất,nước,không khí…. Trong MT có các tp: các chất vô cơ (C,N,O2…); các chất hữu cơ (chất đạm, chất béo…); khí hậu (as, t0, áp suất…)

*VD:Xét một hệ sinh thái ao, ta thấy:

+ Chất vô sinh bao gồm các chất vô cơ và hữu cơ: nước, CO2, O2, Ca, muối, N2, acid amin, acid humic...

+ Sinh vật sản xuất: thực vật lớn thủy sinh và phiêu sinh thực vật phân bố nơi tầng mặt nơi có nhiều ánh sáng 

+ Sinh vât tiêu thụ: gồm các động vật (ấu trùng côn trùng, tôm, cua,cá,...) ăn trực tiếp thực vật hoặc xác bã thực vật và ăn thịt lẫn nhau, được chia làm 3 nhóm: phiêu sinh động vật, bơi lội và trầm sinh. Sinh vật tiêu thụ bậc nhất I như phiêu sinh động vật, bậc II như côn trùng ăn thịt, cá ăn thịt; bậc III như cá lớn ăn các loài tiêu thụ bậc II. 

+ Sinh vật phân hủy: như vi khuẩn nước, trùn chỉ, nấm,... phân bố đều trong ao, nơi tích lũy xác động vật và thực vật. 

Câu 3: Khái niệm về cân bằng sinh thái. Vai trò của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái. Cho ví dụ.

*Khái niệm về cân bằng sinh thái:Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

- Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Ðây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.

Ví dụ: Trong 1 HST rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để 1 phần nuôi dưỡng phát triển cây, 1 phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, 1 phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Ðộng vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Ðó chính là cân bằng sinh thái.

- Hệ sinh thái tự nhiên có đặc trưng tự lập cân bằng mỗi khi bị ảnh hưởng vì một nguyên nhân nào đó thì lại có thể phục hồi để trở về trạng thái ban đầuàkhả năng thích nghi của hệ sinh thái.

+Cần nhấn mạnh rằng, khả năng tự thiết lập cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp , làm cho toàn hệ mất cân bằngàsuy thoái.

Ví dụ : trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo... săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm cách bắt rắn và chim thì là cơ hội tốt cho chuột phát triển.

*. Phân tích tác động của con người tới HST:Tác động của con người đối với hệ sinh thái rất lớn, có thể phân ra các loại tác động chính sau đây:

a) Tác động vào cơ chế tự ổn định, tự cân bằng của HST: Cơ chế này không có lợi cho con người, vì con người cần tạo ra năng lượng cần thiết cho mình . Do vậy, con người thường tạo ra các HST

nhân tạo (đồng cỏ chăn nuôi, đất trồng lương thực thực phẩm). Các HST này thường kém ổn định. Để duy trì các HST nhân tạo, con người phải bổ sung thêm năng lượng dưới dạng sức lao động, xăng dầu, phân bón.

b) Tác động vào các chu trình sinh địa hoá tự nhiên: Con người sử dụng năng lượng hoá thạch, tạo thêm một lượng lớn khí CO2, SO2 v.v.... Mỗi năm con người tạo thêm 550 tỷ tấn CO2 do đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đang làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên của trái đất, dẫn tới việc thay đổi chất lượng và quan hệ của các thành phần môi trường tự nhiên. Đồng thời, các hoạt động của con người trên trái đất ngăn cản chu trình tuần hoàn nước, ví dụ đắp đập, xây nhà máy thuỷ điện, phá rừng đầu nguồn v.v... Việc này có thể gây ra úng ngập hoặc khô hạn nhiều khu vực, thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước v.v...

c) Tác động vào các điều kiện môi trường của HST: Con người tác động vào các điều kiện môi trường của HST tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như: 

• Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu v.v... 

• Cải tạo đầm lầy thành đất canh tác làm mất đi các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với môi trường sống của nhiều loài sinh vật và con người. 

• Chuyển đất rừng, đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo nên sự mất cân bằng sinh thái khu vực và ô nhiễm cục bộ. 

• Gây ô nhiễm môi trường ở nhiều dạng hoạt động kinh tế xã hội khác nhau.

d) Tác động vào cân bằng sinh thái: Con người tác động vào cân bằng sinh thái thông qua việc:

• Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh thái. 

• Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng nhiều loại động vật quý hiếm. 

• Chặt phá rừng tự nhiên lấy gỗ, làm mất nơi cư trú của động thực vật. 

• Lai tạo các loài sinh vật mới làm thay đổi cân bằng sinh thái tự nhiên. Các loài lai tạo thường kém tính chống bụi, dễ bị suy thoái. Mặt khác, các loài lai tạo có thể tạo ra nhu cầu thức ăn hoặc tác động khác có hại đến các loài đã có hoặc đối với con người. 

• Đưa vào các hệ sinh thái tự nhiên các hợp chất nhân tạo mà sinh vật không có khả năng phân huỷ như các loại chất tổng hợp, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, kim loại độc hại v.v...

Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa môi trường và phát triển.

a) Quan hệ giữa khai thác tài nguyên và môi trường: Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi đối với môi trường.

- MT tác động lên khai thác tài nguyên:

+ MT cung cấp tài nguyên cho qt khai thác

+ Tái tạo tài nguyên tái sinh

+ Cung cấp ko gian cho qt khai thác

+ Chứa đựng chất thải của qt khai thác

+ Phục hồi các HST bị suy thoái

+ Hình thành các MT XH

- Khai thác tài nguyên tđ đến MT:

+ Khai thác tài nguyên chiếm dụng nhiều hơn ko gian của MT

+ Làm cạn kiệt nguồn tài nguyên ko tái tạo

+ Suy giảm tài nguyên tái sinh

+ Gây ô nhiễm và suy thoái MT

+ Gây ra các tệ nạn XH

+ Có thêm nguồn kinh phí trong công tác bảo vệ MT

b) Quan hệ giữa dân số và môi trường:Tăng 1 đơn vị dân sốàkhai thác thêm 1 đơn vị tài nguyênàthải thêm 1 đơn vị chất thải.

- MT tác động lên sự gia tăng dân số:

+ MT cung cấp ko gian sống và sx cho con người

+ Cung cấp tài nguyên cho hđ sống và sx

+ Phục hồi các HST bị suy thoái do con người gây ra

+ Chứa đựng và đồng hoá các chất thải của con người

+ Lưu trữ và cung cấp thông tin cho qt phát triển của con người

+ Hình thành các MT XH

- Sự gia tăng dân số tác động lên MT:

+ Chiếm dụng nhiều hơn đất đai để ở và sx

+ Khai thác nhiều hơn tài nguyên trong MT

+ Gây suy thoái và ô nhiễm MT

+ Gây nên các vấn đề XH.

c) Mối quan hệ MT và sự phát triển KTXH:

- MT tác động lên sự phát triển KTXH:

+ MT là ko gian cho sự phát triển

+ MT cung cấp tài nguyên cho sự phát triển (tái tạo tài nguyên tái tạo,tái sinh tài nguyên không tái tạo,bảo tồn tài nguyên )

+ MT chứa đựng và đồng hoá chất thải của sự phát triển

+ MT phục hồi, giảm thiểu ô nhiễm ST môi trường

+ MT bảo vệ các nguồn gien,các đa dạng sinh học

+ MT đảm bảo ổn định tính cân bằng của HST

- Sự phát triển tác động lên MT:

+ Sự phát triển chiếm dụng nhiều hơn ko gian của MT

+ Sự phát triển làm cạn kiệt tài nguyên không tái tạo

+ Sự phát triển làm suy giảm số lượng các tài nguyên tái tạo

+ Sự phát triển gây ô nhiễm,suy thoái MT

+ Sự phát triển  làm mất cân bằng ST

+ Sự phát triễn làm suy giảm nguồn gien và đa dạng sinh học

+ Sự phát triển làm tang tiềm năng về kinh tế cho việc bảo vệ MT

d) Quan hệ giữa nghèo đói và MT:

-Nghèo đói làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên mỏng manh của địa phương trở nên dễ bị tổn thương do các biến động của tự nhiên và xã hội. 

-Nghèo đói dẫn đến thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, cho cơ sở hạ tầng và văn hoá giáo dục và cho các dự án cải tạo môi trường. 

-Nghèo đói làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng quá mức hay huỷ diệt. 

-Nghèo đói là mảnh đất lý tưởng cho mô hình phát triển chỉ thị tập trung vào tăng trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ. 

-Nghèo đói góp phần bùng nổ dân số.

Câu 5: Trình bày khái niệm ô nhiễm môi trường nước. Các nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

1.Khái niệm ô nhiễm môi trường nước:

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người và các hoạt động của tự nhiên  đã đưa 1 lượng chất thải vào nước quá nhiều làm thay đổi thành phần và tính chất lí hoá sinh học của nước, làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái môi trường nước và sức khỏe của đối tượng sử dụng nước thì được coi là sự ô nhiễm môi trường nước.

2.Các Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:

a, Sinh hoạt của con người:

+ Từ khu dân cư : bao gồm cả đô thị và nông thôn

+ Từ khu vực cơ quan :công sở, bệnh viện

+ Từ các khu vui chơi giả trí : câu lạc bộ,quán cafe

+ Các khu thương mại dịch vụ :chợ,bến xe…

=> Đặc tính:

+ Hàm lượng lơ lững cao

+ Hàm lượng chất hưu cơ cao

+ Hàm lượng vi sinh cao

+ Hàm lượng các chất hđ bề mặt cao (protein,chất béo,hydrat cacbon…)

b, Từ hđ sx nông nghiệp:

+ Do chế độ tưới tiêu,quá trình canh tác

+ Do sd phân bón thuốc bảo vệ thực vật

+ Các chất thải chăn nuôi

=> Đặc tính: + Hàm lượng lơ lững ,chất mùn cao

 + Hàm lượng chấtdinh dưỡng vô cơ cao

 + Hàm lượng vi sinh cao

 + Hàm lượng các chất hđ bề mặt cao

c, Từ hoạt động sản xuất công nghiệp:

+ Từ quá trình SXCN :sử dụng nước trong công nghiệp (rửa nguyên vật liệu,làm nguyên liệu,vệ sinh máy móc,nhà xưởng,h20 làm mát…)àH20 thải công nghiệpàMôi TrườngàÔ nhiễm

+ Từ quá trình khai khoáng :nổ đất đá,quặng,tuyển quặng àH20 thảiàMôi trường ô nhiễmàbùn đấtàchất độc

+ Các chất thải nguy hại,khí thải công nghiệp nặngàMôi Trường H20àÔ nhiễm

=> Đặc tính: các loại cặn lửng lơ,các hợp chất hữu cơ(acid,este,phenol…),các chất độc(arsen,thủy ngân,muối đồng..),các chất gây mùi….

d, Do nước chảy tràn: do nước mưa,nước rửa đường xá =>cuốn trôi những chất bẩn, ô nhiễm => gây ô nhiễm các nguồn nước mặt

e, Do hoạt động của tàu thuyền:

+ rò rỉ dầu mỡ

+ đắm tầu chở dầu

3.Các tác nhân gây ô nhiễm mt nước:

a. Các hợp chất hữu cơ:

-Các chất hữu cơ không bền vững:cacbon hydrat,chất béo,protein..

-Các chất hữu cơ bền vững :

+Các hợp chất phenol:phenol và các dẫn xuất của phenol

+Các loại hóa chất bảo vệ thực vật hữu cơ :photpho hữu cơ,cacbonat,clo hữu cơ…

+Tanin & lignin : các hóa chất có nguồn gốc từ thực vật

+Các hydrocacbon đa vòng và ngưng tụ

b. Các ion:Amon,Nitrat,Phosphat,Sunfat,Clorua

c. Các kim loại nặng :Fe,Cu,Pb,Hg,Ni,,,,

d. Các chất rắn trong tự nhiên là do quá trình xói mòn,do nước chảy tràn từ đồng ruộng,do nước thải sinh hoạt và công nghiệp.Chất rắn có thể gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản,cấp nước sinh hoạt….

e. Các chất gây màu :hóa chất,bùn đất,thực vật (rong tảo)

f. Các chất gây mùi :VSV gây thối,các hợp chất hữu cơ thuộc nhóm Mercaptans,các hóa chất

g. Các VSV gây hại:ecoli,vi khuẩn tả,vi khuẩn lỵ,coliform..

Câu 6: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm? Nêu một số biểu hiện của nguồn nước ngầm bị ô nhiễm?

*. Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngầm:Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho dân cư trên thế giới. Do vậy ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm gồm:

- Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng sắt, mangan và một số kim loại cao.

- Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO3-, NO2-, NH4+,PO43-,... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.

*. Một số biểu hiện của nguồn nước ngầm bị ô nhiễm:Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất. Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm các nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm.

Câu 7: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt? Nêu một số biểu hiện của nguồn nước mặt bị ô nhiễm?

a. Ô nhiễm các thuỷ vực nước ngọt:

Các thuỷ vực nước mặt bao gồm nước mưa, ao hồ, đồng ruộng và nước các sông suối, kênh mương. Trong đó, các sông và kênh tải nước thải, các hồ đô thị và đất trồng lúa nước là các đối tượng thường có mức độ ô nhiễm trầm trọng.

Một trong những tác động chủ yếu của nước thải lên hệ sinh thái thuỷ vực nước ngọt là làm thay đổi nồng độ ôxy trong nước. Khi xả vào sông hồ, các loại nước thải có chứa các chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật ôxy hoá, quá trình này tiêu thụ một lượng ôxy rất lớn, làm cho hàm lượng ôxy hoà tan trong sông hồ giảm mạnh.

Do sự thiếu hụt ôxy trong nguồn nước, nhiều loài thuỷ sinh như cá, tôm, động vật nguyên sinh,... không sống được. Trong nước và trong lớp cặn lắng ở đáy sẽ diễn ra quá trình phân huỷ yếm khí chất hữu cơ, giải phóng nhiều khí độc hại như H2S, CH4... gây ô nhiễm cho nguồn nước và môi trường không khí.

Các thuỷ vực gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và các khu vực khai thác khoáng sản thường bị ô nhiễm kim loại nặng và các hoá chất độc hại. Nguyên nhân chủ yếu do xả nước thải công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ… không được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào môi trường. Các chất độc hại này tác động xấu đến các sinh vật và môi trường, tích luỹ theo chuỗi thức ăn xâm nhập vào cơ thể con người gây các bệnh như ung thư...

Ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt thường gặp trong các thuỷ vực tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi sinh vật lan truyền trong môi trường nước, gây ra các loại dịch bệnh cho dân cư sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học sử dụng trong nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm các thuỷ vực nước ngọt. Chúng lan truyền trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nitrat (NO3-)... gây suy thoái chất lượng môi trường đất canh tác nông nghiệp, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn ...

Để hạn chế các tác động tiêu cực của ô nhiễm cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt, quản lý tốt thực phẩm nuôi trồng trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm, đồng thời cải thiện tình trạng môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ công cộng...

Câu 8: Trình bày khái niệm ô nhiễm môi trường không khí. Các nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

1.Khái Niệm:

- Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất do nhiều nguyên nhân, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, đến môi trường xung quanh, đến sức khỏe con người.

-  Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa…

2.Nguồn gốc: 2 nguồn cơ bản là nguồn gây ô nhiễm tự nhiên và nguồn ô nhiễm nhân tạo

a. Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên: do các hiện tượng thiên nhiên gây ra như:

+ Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác.

+ Cháy rừng: do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ, phát thải nhiều khói,tro bụi,hydrocacbon HC,cacbon dioxit CO2,sunfua dioxit SO2..

+Ô nhiễm do bão cát, bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi.

+Ô nhiễm do đại dương: Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển va đập từ biển mang theo bụi muối(Nacl,Cacl2,Mgcl2..)lan truyền vào không khí gây ô nhiễm

+Ô nhiễm do thực vật

+Ô nhiễm do vi khuẫn_vi sinh vật

+Ô nhiễm do các chất phóng xạ

+Ô nhiễm có nguồn gốc từ vũ trụ

b. Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo:

-Từ quá trình sinh hoạt:

+ Đốt nhiên liệu trong sinh hoạt: nấu nướng (than,gạch,củi,rơm…àcháyàkhói bụi,khí thải-àô nhiễm

+ Từ quá trình vệ sinh,sửa chửa nhỏàbụi,khí thải-àô nhiễm

-Từ hoạt động nông nghiệp

+ Đốt phụ phẩm nông nghiệpàbụi,khói,khí cháy..-->ô nhiễm ko khí

+ Khí CH4 từ khu vực canh tác ngập h20

+ Mùi trong khu vực trăn nuôi

-Từ hoạt động Công Nghiệp

+ Từ quá trình khai khoáng: Đào quặng,khoáng sảnàvận chuyểnàbụi,khí thảiàô nhiễm ko khí

+ Từ hoạt động sản xuất công nghiệp: Sử dụng nhiên liệu,quá trình vận chuyển bốc dỡ vật liệu,quá trình nghiền-đập-nổ mìn,hóa chất-sơn-dung môi-àô nhiễm ko khí

-Từ hoạt động Xây Dựng:

+ Quá trình đào đắp,vận chuyểnàbụi,khíàô nhiễm ko khí

+ Quá trình thi côngàkhí thải máy móc,khí hànàô nhiễm ko khí

-Từ hoạt động GTVT:

+ Sử dụng nhiên liệu để vận hành động cơ:than,dầu,xăng..-àbụi,khí thải->Ô nhiễm ko khí

+ Quá trình thi công công trình giao thông,nhà máy cơ khí gt->bụi,khí thải->Ô nhiễm ko khí

3. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí:

-Các loại khí : NOx, CO, CO2, SO2, H2S,…

-Các phần tử lơ lửng:bụi rắn, bụi lỏng, bụi VSV, muội than, khói, sương mù,…

-Các hạt bụi nặng: bụi đất đá, bụi kim loại,..

-Các khí thải có tính phóng xạ,

-Nhiệt

-Tiếng ồn.

Câu 9: Trình bày khái niệm ô nhiễm môi trường đất. Các nguồn và tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất.

a. Khái niệm:Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Hay: Ðất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt trên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.

b. Nguồn gốc:

- Do hđ nông nghiệp:

          + Do quá trình canh tác

          + Do quá trình tưới tiêu

+ Do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

- Do hoạt động công nghiệp:

+ Trong hoạt động sản xuất, các chất thải rắn, lỏng, các chất nguy hại đc đưa vào đất

+ Do khí thải công nghiệp sa lắng.

- Do các hoạt động xây dựng:

+ Làm thay đổi cơ cấu, xáo trộn mặt đất.

+ Đưa các chất thải xd vào đất.

- Do các hđ GTVT:

+ Do khí thải sa lắng

+ Chất thải từ các nhà máy, bến xe, bến tầu…. đc đưa vào đất.

- Do sinh hoạt của con người:

+ Các chất thải sinh hoạt đc đưa vào đất

+ Sử dụng đất ko hợp lý

- Do tự nhiên:

c.Tác nhân gây ô nhiễm mt đất:

•  Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin,photpho hữu cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...). 

•  Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v.v...). 

•  Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).

Câu 10: Trình bày về hiệu ứng nhà kính (Hiện tượng, nguyên nhân, tác hại và biện pháp giảm thiểu).

a.Hiện tượng:

- Cơ chế: + nhiệt lượng từ mặt trờiàtrái đất và bị trái đất hấp thụ (ở dạng sóng ngắn)

                + nhiệt lượng từ trái đấtàphản xạàMT có dạng sóng dàiàsẽ bị hấp thụ bởi các khí ô nhiễmàgiữ nhiệt lạiàt0 trái đất tăng lên

- Cơ chế này tương tự cơ chế trồng cây trong nhà kínhàgọi là HT hiệu ứng nhà kính.

b. Nguyên nhân:

+ Sử dụng quá nhiều các nguyên liệu hóa thạchàkhí thải

+ Do các hoạt động công nghiệp, GTVTàđưa các khí độc hại vào MT

+ Do chặt phá rừng→giảm tỷ lệ rừng tự nhiênàtăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển.

+ Không sử lý triệt để các nguồn thải khí

c.Hậu quả:

+ Làm t0 trái đất tăng lênàtan băng ở hai cựcàdâng cao mực nước biểnàngập các vùng đất

+ Làm thay đổi chế độ nước

+ làm thay đổi tính thích nghi của svàthay đổi tính chất của HST

+ Thay đổi, biến đổi khí hậu trên trái đất

+ Giảm năng suất cây trồngàảnh hưởng tới an ninh lương thực

+ Phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm cho con người

+ Giảm khả năng thích nghi của SV-->Gây mất  cân bằng sinh thái

d.Biện pháp giảm thiều

+ Hạn chế sd nguyên liệu hoá thạch

+ hạn chế gia tăng các phương tiện giao thông

+ Sử lý triệt để các nguồn thải khí

+ Tích cực trồng rừng và bảo vệ môi trường

+ Tuân thủ nghị định thư Kyoto về cắt giảm Hiệu Ưng Nhà Kính

Câu 11: Trình bày về suy thoái tầng ozone (Hiện tượng, nguyên nhân, tác hại và biện pháp giảm thiểu).

a. Hiện tượng:

- O3 đc phát hiện năm 1784 do nhà bác học người Hà Lan

- Cơ chế hình thành và phân huỷ ozone: Oxi dưới bức xạ tia tử ngoại

             O2 O+ + O+

             O+ + O2 → O3

             O3 O+ + O2

- O3 có khả năg hấp thụ các tia sóng ngắn

- Cơ chế phá huỷ tầng ozone:

+ Do các khí thải trong hoạt động công nghiệp,gtvt: CFC,NOx

+ Do các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất CFC, CFCl2, NOx:

                 ClO3   ClO+ + ClO2

                 ClO+ + O3 → ClO2 + O2

                 NO + O3 → NO2 + O2

một phân tử gốc Clo có khả năg phân huỷ  phân tử ozone

b. Nguyên nhân:

- Do chúng ta sử dụng các chất CFC trong công nghiệp lạnh

- Do sử dụng chất freon trong dung môi mỹ phẩm, sơn, tẩy rửa, bình cứu hoả,…như: CFC11, CFC12, CFC13; (một nguyên tử Clo có khả năng phá hủy 104 – 106 phân tủ O3)

- Do hoạt động của núi lửa: sinh ra Cl2, HCl;

- Một số khí khác sinh ra do hoạt động của con người: CO, CH4, NOx

- Các máy bay siêu âm khi bay ở độ cao lớn: thải ra nhiều NOx

c. Hậu quả:

+ Làm tăng t0 của trái đấtàtan băng 2 cựcàmực h20 biển dâng caoàngập các vùng đất

+ Làm biến đổi các điều kiện khí hậu trên trái đất

+ Làm thay đổi chức năng sinh lý thực vậtàgiảm năng suất cây trồng

+ Phá huỷ các HST

+ Gây bệnh cho người và động vật: ung thư da, viêm mắt…

+ Gây mất cân bằng sinh thái.

d. Biện pháp:

- Nghiêm cấm sử dụng CFC trong công nghiệp lạnh

- Hạn chế khí thải từ gtvt,đặc biệt trong lĩnh vực hàng không

- Xử lý triệt để các nguồn thải khí

- Tăng cường trồng rừng

- Tuân thủ công ước Viên và nghị định thư Montreal về bảo vệ tầng ozone.

Câu 12: Trình bày nội dung của hệ thống quản lý môi trường và ISO 14000. Nêu các lợi ích và hạn chế khi thực hiện ISO 14000.

*. Nội dung của hệ thống quản lý môi trường (EMS)

- Khái niệm: Là một chu trình liên tục của việc lập kế hoạch, thực thi, xem xét lại các vấn đề trong 1 hoạt động nhầm mục tiêu BVMT và hoạt động hiệu quả đối với tổ chức doanh nghiệp

- Nội dung EMS: EMS được xây dựng theo mô hình PCDA (Plan, Do, Check, Act) mô hình này đưa tới sự cải thiện không ngừng trên cơ sở sau:

  + P(Plan): Quá trình lập kế hoạch trung xem xét quy trình lãnh đạo xác định các khía cạnh về môi trường và thiết lập các mục tiêu

  + D(Do): Quá trình thực thi và thực hiện tập trung vào việc quá trình đã đề xuất trong đó chú trọng công tác đào tạo

  + C(Check): Kiểm tra tập trung kiểm tra các nội dung đã thực hiện bao gồm xác định các mục tiêu

  + A(Act): Xem xét lại tất cả các quá trình nhằm cải tiến nội dung hộp lý

*. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000: Được công bố vào năm1993 nhằm cải thiện hoạt động môi trường của các tổ chức quốc tế và kết hợp hài hoà các tiêu chuẩn môi trường quốc gia để tạo điều kiện thương mại quốc tế và BVMT

- Nội dung ISO 14000: Gồm 5 nội dung chính trong 2 loại hình xây dựng lên 24 tiêu chuẩn về môi trường

- Loại hình quản lý gồm 3 tiêu chuẩn:

   + Hệ thống quản lý môi trường (EMS)

   + Kiểm toán môi trường (EA)

   + Đánh giá thực thi môi trường – Environmental Preformance Assessment (EPA)

- Loại quá trình/ thiết kế gồm 2 loại tiêu chuẩn:

   + Nhãn hiệu sinh thái (nhãn hiệu môi trường) – Environmental Label (EL)

   + Phân tích chu trình sống của các sản phẩm – Life Cycle Assessment (LCA)

EMS là ISO 14001 là nội dung chủ đạo

*. Lợi ích (mục tiêu) khi thực hiện ISO 14000

- Hình thành 1 phương pháp QLMT chung

- Nâng cao trách nhiệm và ý thức BVMT của cá nhân

- Nhận dạng được các vấn đề môi trường và đề xuất giảm thiểu các tác động xấu

- Giảm thiểu rủi ro sự cố về môi trường

- Nâng cao hình ảnh các tổ chức và tăng lợi nhận quá trình hoạt động

- Nhận được sự ủng hộ của cộng đồng

- Giảm hàng rào thương mại quốc tế và thúc đẩy hội nhập

*. Những hạn chế khi thực hiện ISO 14000 ở Việt Nam:

- Thiếu các hệ thống tổ chức, các văn bản pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường

- Đội ngũ thực hiện ISO còn ít

- Kinh phí thực hiện ISO và duy truỳ hệ thống quản lý môi trường còn cao

- Hạ tầng công nghệ kỹ thuật chưa đáp ứng được thực hiện

- Hệ thống TCVN chưa hội nhập ISO

Câu 13: Trình bày khái niệm và nội dung phát triển bền vững.

1. Khái Niệm:Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại,nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm:

- Phát triển kinh tế:chú trọng vào tăng trưởng kinh tế

- Phát triển xã hội:chú trọng vào việc thực hiện tiến bộ,công bằng xã hội,xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm

- Bảo vệ môi trường :chú trọng vào công tác xử lý,khắc phục ô nhiễm.Phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường,khia thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

2. Nội Dung phát triển bền vững :

a. Về kinh tế:

- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua việc thay đổi công nghệ, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và thay đổi lối sống

Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến ĐDSH & Môi Trường

- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên,mức sống,dịch vụ y tế và giáo dục

- Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối

- Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp(tái chế,sử dụng,giảm thải..)

b. Về XH nhân văn:

- Ổn định dân số,phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị

- Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa

- Nâng cao học vấn, xóa mù chữ,bảo vệ đa dạng văn hóa

- Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu,lợi ích và tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định

c. Về môi trường:

- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên,đặc biệt là tài nguyên không tái tạo

- Phát  triển ko vượt quá ngưỡng chịu tải của HST,bảo vệ đa dạng sinh học

- Bảo vệ tầng ozone,kiểm soát và giảm thiểu khí thải nhà kính

- Bảo vệ chắt chẽ các HST nhạy cảm,giảm thiểu xả thải,khắc phục ô nhiễm,cải thiện và khắc phục môi trường ô nhiễm.

Trong mối tương tác,thỏa hiệp giữa 3 hệ thống trên,mỗi hệ thống lại xuất hiện các lĩnh vực đòi hỏi đáp ứng được những nhu cầu phát triển riêng nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững:

+ Lĩnh vực chinh trị:đảm bảo để công dân tham gia có hiệu quả vào các quá trình ra quyết định

+ Lĩnh vực kinh tế:có khả năng tạo ra các giá trị thặng dư trong mối quan hệ tự điều chỉnh

+ Lĩnh vực xã hội:có các giải pháp xử lý các xung đột nảy sinh do phát triển ko hài hòa

+ Lĩnh vực sx :gắn với duy trì và bảo tồn tài nguyên phục vụ cho sự phát triển

+ Lĩnh vực công nghệ:Liên tục tìm kiếm các giải pháp mới

+ Lĩnh vực quốc tế:củng cố các mô hình thương mại và tài chính bền vững

+ Lĩnh vực hành chính :Mềm mại và thích ứng,có khả năng tự điều chỉnh

Câu 14: Nêu các tác động tới môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ và biện pháp giảm thiểu.

a, các tác động tới môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ:

- Ô nhiễm môi trường không khí:

+ Ô nhiễm do bụi: + Hoạt động của xe, máy công trình=> khí thải

                             + Hoạt động của các phương tiện vận chuyển

                             + Đốt các nguyên, nhiên liệu

                             + Đốt các chất thải

=> Tác động đến con người

+ Ô nhiễm do bụi: + Quá trình = đào đắp

                             + Quá trình thi công của máy móc

                             + Quá trình khai thác vận chuyển vật liệu

                             + Khu vực tập kết vật liệu

=> Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, suy giảm sinh trưởng của TV

- Ô nhiễm tiếng ồn và rung động:

+ Do hoạt động của máy móc công trình

+ Do nổ mìn

+ Do phương tiện vận tải

=> giảm thính giác, gây mỏi mệt, a’h đến các CT phụ cận

- Ô nhiễm môi trường nước:

+ Nước thải: qt thi công, từ khu lán trại của công nhân, rửa máy móc…

+ Nước mưa, nước chảy tràn => gây sói mòn, sụt lở

=> tính chất: có rất nhiều các chất bẩn, chất lơ lửng, dầu mở, các chất độ hại

=> tác động: + Ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm

                    + Xáo trộn dòng chảy, thay đổi chế độ thuỷ văn

                    + Tích trữ các chất độc vào nước

                    + Ảnh hưởng đến qt tiêu dung nước

- Ô nhiễm MT đất:

+ Do quá trình đào đắp CT

+ Do quá trình khai thác nguyên vật liệu

=> Tác nhân gây ô nhiễm: + Các chất bẩn

                                         + Các chất độc hại: dầu mỡ

                                         + Vật liệu thừa

                                         + Các vi sinh vật độc hại

                                         + Các thải từ khu vực sinh hoạt

=> Tác động: + Xáo trộn bề mặt đất

                     + Gây ô nhiễm đất bởi các chất độc, dầu mỡ

                     + Làm suy thoái đất

                     + Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp

- Tác động đến hệ sinh thái khu vực:

+ Phá huỷ hoặc gây thiệt hại cho các hệ động vật, thực vật, đặc biệt là các HST nhạy cảm

+ Chiếm dụng diện tích của HST

+ Suy giảm lượng thực vật, động vật

- Tác động đến đời sống KTXH và sức khoẻ con người:

+ Tác động đến qt sd đg

+ Tác động đến qt tái định cư

+ Tác động các hoạt động sản xuất, thương mại

+ Tác động qt khai thác tài nguyên

+ Tác động các giá trị lịch sử văn hoá

+ Tác động sức khoẻ của con người

+ Làm nảy sinh các vấn đề xã hội

b, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng công trình giao thông đường bộ

*. Đối với môi trường không khí:

- Tránh vận chuyển vật liệu vào các giờ cao điểm

- Khu vực đốt vật liệu phải xa khu đân cư

- Thời gian thi công phải đc bố trí hợp lý

- Có khu vực chứa nguyên, vật liệu,và phải đc che chắn

- Phương tiện vận tải phải đc che đậy tránh rơi vãi VL

- Hạn chế đốt các chất thải, nguyên vật liệu thi công

- Bảo dưỡng các máy móc CT, đảm bảo các tiêu chuẩn khí thải

- Tưới nước định kỳ để giảm bụi

- Có kế hoạch quan trăc và giám sát MT

*. Đối với môi trường nước:

- Giảm thiểu chất thải có nguy cơ gây ô nhiễm MT nước

- Thu hồi và sử lý nước thải trong qt thi công

- Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân

- Chọn vật liệu ít bị xói mòn

- Không được làm gián đoạn nguồn nước, hạn chế những tđ có thể thay đổi chế độ thuỷ văn

- Cải tạo, nạo vét thường xuyên các hệ thốn'g thoát nước

- Thiết kế các hệ thống thu gom nước thải phù hợp

- Tránh làm ảnh hưởng tới các HST nước

*. Đối với môi trường đất:

- Thu hồi các chất thải chứa dầu mỡ, chất độc hại để xử lý

- Thu gom và xử lý các chất thải rắn trong qt thi công và rác thải từ lán trại công nhân

- Khai thác và vận chuyển vật liệu hợp lý

- Giảm thiểu các ảnh hưởng đến các HST

- Phải phục hồi bề mặt đối với các khu vực đã thi công xong

*. Đối với tiếng ồn và rung động:

- Sử dụng máy móc và phương tiện có độ ồn thấp

- Kiểm soát và giám sát các tiếng ồn và độ rung trong thi công

- Tránh thi công vào ban đêm với khu vực gần khu dân cư

- Hạn chế việc nổ mìn

- Bảo dưỡng phương tiện thường xuyên

*. Đối với kinh tế và con người:

- Đảm bảo chính sách di dân và tái định cư hợp lý

- Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp

- Bố trí lao động hợp lý, kiểm tra sức khoẻ định kì cho người lao động

- Quản lý và kiểm soát lao động trên công trường

- Làm các đường tránh, bố trí các điểm giao cắt hợp lý để đảm bảo lưu thông và ATGT

Câu 15: Nêu các tác động tới môi trường trong giai đoạn vận hành khai thác công trình giao thông đường bộ và biện pháp giảm thiểu.

1. Các tác động môi trường

* Giai đoạn khai thác CT:

- Tác động tới môi trường tự nhiên:

   + Mật độ và tốc độ phương tiện giao thôngg tăng lên sẽ gây ra các vấn đề như :tăng mức ồn,rung động,mất an toàn giao thong,ô nhiễm không khí…..

=> Tác động đến con người

   + Vấn đề sử dụng đất:sau khi tuyến đường cải tạo xong phải trả lại không gian,mặt bằng 2 bên đường

   + Tác động tới hệ thống thủy văn

   + Tác động tới chất lượng nước

   + Tác động tới chất lượng không khí,tiếng ồn và rung động :sau khi tuyến đường đưa vào khai thác,số lượng phương tiện vận tải tăng lên theo thời gian.Do  đó chất lượng ko khí,tiếng ồn và rung động ngày càng xấu đi

   + Tác động tới hệ thực vật

   + Xói mòn đất

- Tác động tới môi trường kinh tế xã hội

   + Gía thành đất dọc 2 bên đường mới được xd sẽ tăng nhanh do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

   + Giao lưu kinh tế ở khu vực tăng nhanh

   + Tốc độ đô thị hóa được đẩy mạnh

   + Vấn đề an toàn giao thong:tăng lưu lượng dòng xe,tốc độ xe…

2. Biện pháp giảm thiểu: Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận tải, cần phải sử dụng nhiều biện pháp  đồng thời như tăng cường quản lý nhà nước và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quy hoạch giao thông vận tải, trồng cây xanh trên các trục đường giao thông và áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác,…

- Quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường do GTVT:

Quản lý nhà nước thông qua luật và các văn bản dưới luật về GTVT và môi trường có tác dụng quan trọng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước trong từng thời kỳ phát triển.

- Trồng cây xanh hai bên đường giao thông 

Cây xanh có tác dụng tạo bóng mát, hút bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc không khí, hút và che chắn một phần tiếng ồn.

- Quy hoạch mạng lưới giao thông

Khi tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông cần kết hợp giữa các yếu tố phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Tổ chức khai thác phương tiện vận tải bộ

   + Đảm bảo xe chạy đúng trọng tải thiết kế

   + Các phương tiện cần chạy đúng luồng tuyến theo quy hoạch để giảm tắc nghẽn giao thông. Khi xảy ra ùn tắc không nổ máy tại chỗ.

   + Thực hiện tổ chức vận tải hợp lý giữa các phương tiện giao thông

   + Thực hiện các biện pháp nhằm giảm số phương tiện và người tham gia giao thông

-Biện pháp giáo dục

   + Tuyên truyền, phát động các phong trào bảo vệ môi trường từ khu phố đến trường học, công sở.

Câu 16: Nêu các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế cầu cống.

a, Tốc độ dòng chảy của nước:

- Vận tốc tại chỗ vượt sông phải đủ thấp để lòng sông ko bị bào mòn, rửa trôi => gây bồi lấp ở hạ lưu

- Vận tốc nước ở chỗ vượt sông cũng ko giảm quá mức để không gây ra trầm tích ở chỗ qua sông

b, Độ dốc của kết cấu: Độ dốc lớn làm tăng tốc độ dòng chảy,cống càng dài thì độ dộc càng nhỏ.Do vậy phải dùng 1 độ dốc cho suốt chiều dài công trình

- Độ dốc max là 0,5% sd cho độ dài dốc > 25m

             “            1%              “                < 25m

- Nếu độ dốc < 0,5% => Dễ gây ra hiện tượng lắng đọng và bồi lắng,gây cản trở quá trình lưu thong của dòng nước

c, Chiều sâu của nước:

- Đối với dòng chảy thường xuyên, chiều sâu dòng nước chỗ vượt luôn lớn hơn 20(cm) hoặc ít nhất là bằng độ sâu của nước ngoài CT.

- Đối với dòng chảy ko thường xuyên ,chiều sâu dòng nước không được thấp hơn tiêu chuẩn này trên  3 ngày liên tiếp.Do đó cần điều tra mực nước thường xuyên,tránh hiện tượng trơ sỏi đá dưới lòng sông

d, Độ vùi của kết cấu: Nên vùi đáy cống dưới cao độ lòng song để cho vật liệu dễ trôi vào trong cống  để làm tăng độ nhám của lòng song và giảm tốc độ dòng chảy

- Đối với cống tròn : độ vùi = 10% chiều cao của cống dưới cao độ lòng sông

- Đối với cống vuông:, hcn bằng BTCT : độ vùi = 20 - 30cm

Phải đảm bảo rằng,đáy cống có cao độ nằm dưới độ sói lớn nhất là 0.5 (m).Trong trường hợp ko đảm bảo độ vùi kết cấu thì phải có biện pháp chống lún,sụt CT

e, Khả năng thoát nước:

- Xác định theo tần suất lũ thiết kế:

  P = 1% => 100 năm có 1 cơn lũ lớn

  P = 2% => 50 năm có 1 cơn lũ lớn

- Đối với cầu lớn, chọn: P = 1%

- Đối với cầu trung :  P = 2%

- Đối với cầu nhỏ và cống :   P= 4%

- Nếu sông có thuyền bè đi lại thì phải tính đến mực nước cao nhất để nóc thuyền ko chạm vào đáy của kết cấu cầu.Tĩnh không tối thiểu là 0.5 (m).Nếu gọi cao độ đáy của KC phần trên (Dầm cầu/cống) là H ta có:

+Đối với sông thông thuyền:Hđ.dầm >= Hthuyền +0.5 m

+Đối với sông thông thuyền : Hđ.dầm >= Hmực nước max  +0.5m

f, Độ đục của dòng nước:

- liên quan đến hàm lượng  chất bẩn, chất ô nhiễm => làm giảm độ trong, tầm nhìn trong nước

g, Bồi lắng, trầm tích: Là sự lắng các hạt mịn( cát & bùn ) trong  lòng của nước.Sự bồi lắng này làm giảm sự lưu thông nước qua khe hở giữa các hòn cuội  àtích tụ vật liệu tại 1 số chỗ gây trở ngại cho dòng chảy hoặc tích nước tại các điểm ko mong muốn

h, Thu hẹp dòng nước: Để tránh xói lở dòng sông,KC mới ko được làm giảm chiều rộng hoặc làm giảm tiết diện chảy.Sự thu hẹp dòng chảy sẽ làm tăng tốc độ dòng nước và làm xói mòn các vật liệu mà trước đó đang ở trong trạng thái ổn định

k, Bảo vệ bờ sông:

- đảm bảo ko xảy ra xói mòn ở bờ sông

- cự ly trồng cây lớn phải hợp lý

- hạn chế sự xâm hại HST ven bờ tại đ’ vượt sông

l, Đường ngầm (đường tràn)

-Đường ngầm chỉ sử dụng trong mùa khô và không thường xuyên

-Không có việc đánh bắt cá nhiều phía hạ lưu

-Đáy dòng lộ đá gốc hoặc có cuội thô

-Độ cao mặt nước lúc phương tiện đi lại phải tương đối thấp để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đi lại, đảm bảo mực nước cho phép qua lại < 0,5m

-Đường ngầm ko đc đặt ở các chỗ uốn khúc của dòng sông

-tần suất thiết kế đường tràn 8-10 %

- đảm bảo độ dốc để lưu thông nước

m, Độ sang của nước :

- đảm bảo độ sáng trong lòng cầu cống

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kkj