Phần I: Nông Cạn - Chương 1: Tôi, Cậu, Hai chúng ta

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Một câu chuyện không bi thương, nhưng ám ảnh

Viết tặng cậu - người không cần phải nói tên ra, tặng chiếc bàn thứ hai, tặng khung cửa số có ánh nắng chiếu rọi...

Trong một khoảng không gian khác, khi đồng hồ đếm ngược kim giờ chỉ số sáu, kim phút chỉ số một

Tôi ngồi trên bàn, lặng lẽ suy nghĩ về khoảng thời gian đó.

.......

Câu chuyện này nên bắt đầu từng khoảng hơn mười năm về trước

Tôi là Đông Vy. Vì trong lớp chỉ có duy nhất một người tên như vậy nên ai cũng chỉ gọi tôi là Vy. Ngoài cái tên ra, bạn cũng có thể hiểu về tôi bằng những câu từ miêu tả ngắn gọn, đại loại như: một cô học sinh vừa ngây ngốc, vừa rụt rè, tầm nhìn còn hết sức nông cạn.

Ngẫm lại thì bản thân tôi cảm thấy chẳng được cái gì xuất sắc đến hoàn hảo. Tôi hay bị người ta chê là hậu đậu, không khéo léo. Khuôn mặt cũng không đến được mức xinh đẹp, nhưng được cái kết cấu hài hòa, trong cũng khá dễ thương, tôi nghĩ vậy! Sẽ rất khó để tưởng tượng ra được tôi vụng về đến mức nào. Tôi đã từng hai lần nhầm muối thành đường khi bỏ vào nầu canh, ba lần rửa bát làm vỡ chén, bốn lần bước gần đến bậc chót của cầu thang thì ngã, năm lần đứt tay vì cắt quả chanh mới lấy ra từ tủ lạnh, và sáu lần khi cho gạo vào nồi cơm quên không cắp điện. Còn nhiều lần ngớ ngẩn nữa mà tôi không nhớ hết được. Từ nhỏ đến lớn, cái gì tôi học cũng vào trừ mấy việc như bếp núp nội trợ. Đến bây giờ đây vẫn là khuyết điểm lớn nhất của tôi mà tôi chưa từng cảm thấy hổ thẹn. Lúc đó điều duy nhất khiến tôi tự hào đó là ba chiếc bằng khen của tám năm trước ở trường tôi đều đạt loại tốt.

Ở lớp tôi được gắn với khá nhiều biệt danh như bánh bèo hay mọt sách. Dù tôi chẳng có hứng thú gì với mấy cái tên được gắn sẵn này.

Gia cảnh nhà tôi chỉ được ở mức tạm ổn, cả bố mẹ đều làm cán bộ nhà nước. Nói đến nhung lụa là quá xa vời, chứ tôi nghĩ rằng cuộc sống hiện tại chỉ làm tôi cảm thấy không thiếu thốn. Hầu hết các học sinh học ở trường tôi đều không ai có hoàn cảnh khó khăn cả. Vì tiền học phí của trường hằng tháng đóng là một khoản tiền không hề ít. Chưa kể đến trong trường đều có những người, bố mẹ có gia tài đến mức khổng lồ. Những đôi giầy gắn mắc hàng hiệu xuất hiện trong lớp tôi không phải là hiếm.

Bạn có tin? Tôi từ một học sinh lớp sáu chân ướt chân ráo bước vào mái trường này cho đến tận bây giờ, tôi đều chỉ ngồi đúng một vị trí. Đó là chiếc bàn thứ hai bên góc trái gần với khung cửa số từ ngoài cửa ra vào. Cô giáo chủ nhiệm chưa từng thay đổi chỗ ngồi của tôi, dù chỉ mảnh manh một ý định. Hầu hết cô đều đổi chỗ của đứa bên cạnh tôi. Đủ để thấy, cô dành cho tôi một sự ưu ái rất đặc biệt. 

Trong lớp, tôi thấy rất nể các bạn học giỏi toán và các môn tự nhiên. Tổ hợp toán lí hóa sinh có vẻ như là cơn ác mộng với khá nhiều cô cậu học trò. Bản thân tôi cũng không đến mức là sợ, vì điểm các môn tự nhiên cũng tôi vẫn ở mức tạm chấp nhận được. Thậm chí nhiều lúc tôi còn tự tìm tòi được ra cách giải những bài toán hoắc búa.

Điển hình là một đứa ngồi cùng bàn với tôi lúc đó - Dũng. Chẳng hiểu là nó nỗ lực rèn rũa thực lực giải toán suốt mấy nay trời hay tự sinh ra đã như vậy, tôi đánh giá nó học toán giỏi đến mức đáng ngạc nhiên. Hầu hết chẳng câu hỏi nào làm khó được nó. Có những đề bài người khác phải vắt óc mới nghĩ ra được thì với nó đều dễ như trở bàn tay. Thực ra từ trong lớp nó cũng là đứa lắm trò. Hầu như chẳng tiết học nào nó ngồi yên được. Chí ít cũng phải ngồi tỉ mẩn lắp vài cái compa, hay ngồi rút hết băng trong bút xóa,...Toàn mấy việc ngớ ngẩn. Không tập trung là vậy nhưng chẳng bao giờ nó để tâm trí mình sa đà vào những thứ gọi là ngớ ngẩn đó. Giống như nó có tận hai cái đầu, và bốn con mắt vậy, thế nào cũng sẽ trả lời được câu hỏi của giáo viên một cách chính xác nhất. Có lần khi cô gọi đến tên, nó mới chỉ kịp đút compa vào trong ngăn bàn, mà vẫn trình bày rõ ràng mạch lạc như ngồi nghe từ đầu đến cuối. Với những bài toán ở dạng khó, nó luôn là ứng cử viên sáng giá mà cô gọi lên chữa bài. Hay có những đề bài tôi phải làm trước hạn nộp ba bốn ngày, nghĩ đến toát mồ hồi vẫn thấy bế tắc, thì với nó như một cái chớp mắt đã làm xong. Nói cách khác trong những tiết toán, Dũng chẳng khác nào một thiên thần. 

Bố của Dũng làm doanh nghiệp, nói đến thiếu thứ gì chứ tiền thì không bao giờ. Dù gia thế có điều kiện, nhưng thật khác là Dũng chẳng có cái tính kiêu căng, khoác lắc. Thật ra ngoài cái bản tính nghịch ngợm, hay đùa giỡn và thiếu nghiêm túc thì nó cái gì cũng tốt. Nói chung Dũng là đứa bạn khá thân thiện và gần gũi đối với tôi. Thực ra, tiết hóa luôn là giờ học chúng tôi hay sảy ra tranh cãi. Dũng giỏi toán, nhưng hóa thì cũng chỉ ngang tôi. Tư chất vốn có, nhưng bởi vì không chăm chỉ. Không hiểu sao khi giải bài hóa, mỗi lần chúng tôi đều ra hai kết quả khác nhau. Tôi nhớ đó là lần duy nhất giáo viên có thể làm khó được Dũng. Khi nó bị bắt không tập trung trong giờ, câu hỏi thì đương nhiên vẫn trả lời được. Nhưng cô còn bắt nó đứng lên giảng lại bài tập đó cho cả lớp, chỉ cần một người không hiểu nó sẽ phải chịu phạt. Tôi không biết rằng lúc đó, trò đùa của mình có quá đáng hay là không. Bởi vì khi nó giảng lại xong, cô giáo hỏi còn ai không hiểu, tôi đã một mình dơ tay lên trước biển người im lặng. Khi đó mặt Dũng tái mét, còn tôi thì mỉn cười. Nó thừa biết là tôi đã hiểu lâu rồi, chỉ vờ dơ tay để cô phạt nó thôi. Cũng tốt, cho chừa cái tội hay nghịch ngợm lung tung trong giờ học. Còn một lần nữa tôi thấy nó dùng điện thoại chơi game trong lớp. Tôi đã định nói với cô nhưng sau khi nghe nó cầu khẩn thì tôi đã không mách nữa. Nó đã thề với tôi thế này. 

- Tao xin thề từ nay về sau tao sẽ không sử dụng điện thoại trong giờ học nữa!

Chúng tôi rất biết chia sẻ với nhau, dù hở chút là trêu chọc nhưng không bao giờ có thể bỏ mặc được đối phương khi gặp rắc rối. Tôi nhớ có một lần chúng tôi đã quyết định bẻ đôi một cái thước kẻ để làm bài. 

Gần chỗ tôi, hai đứa bài trên lại không có khả năng cao về toán. Ngồi bàn đó một đứa tên Quân, đứa bên cạnh tên Phương Anh. Phương Anh là cái tên khá nữ tính nhỉ? Nhưng thực chất người bạn này của tôi lại hoàn toàn trái ngược. Phương Anh có thân hình không hẳn là béo, nhưng khá tròn trịa mũm mĩm. Không có ý chê bai đâu nhưng nếu nhìn lần đầu thì đây là đứa con gái có ngoại hình không thuận mắt cho lắm. Là con gái, chẳng được bản chất thùy mị nết na gì, bù lại là cái tính sốc nổi, lại thường vô duyên vô cớ hay gây sự. Chẳng hiểu Dũng hay đụng vào cái tổ kiến lửa đó làm gì mà nó thường xuyên là đứa bị Phương Anh cho ăn đòn. Đứa ngồi cạnh là Quân dù không phải là đứa đầu trò, nhưng nhiều khi cũng "tiếp tế" thêm dầu vào lửa nên cũng bị gánh vác hậu quả lây khá nhiều. Cũng chẳng khó gì để nhìn thấy cảnh hai đứa Dũng và Quân bỏ chạy thục mạng trên hành lang, đằng sau là Phương Anh đuổi theo với khuôn mặt đầy dọa dẫm. Tôi hay hỏi Phương Anh tại sao là con gái, mà lại đánh bọn nó nhiều thế, rồi nó cũng trả lời qua loa

- Tại bọn nó đáng bị đánh!

Ngày qua ngày, Dũng và Quân sợ Phương Anh một phép. Đụng đến nó, chẳng khác nào đặt cược "tính mạng" của mình lên bàn cân cả.  Nhiều lúc hạch họe nhau là vậy đó nhưng chúng tôi cũng bù trừ cho nhau được khá nhiều. Nếu Dũng có khả năng tư duy logic toán, Phương Anh lại chẳng kém cạnh ở phương thức phân tích gen di chuyền. Tôi vốn đã có ngòi bút sắc sảo về văn chương, Quân cũng khá giỏi việc học thuộc hay tính khôn lỏi của nó cũng ở cấp thượng đẳng. Thực ra chúng tôi ngồi đó, vốn dĩ đã coi nhau như những người bạn thân thiết rồi.

Tiết toán luôn là giờ học tôi thấy áp lực nhất, cũng chẳng biết tại sao lại như vậy. Dù tôi học toán không đến mức tệ. Có lẽ là bởi vì giáo viên bộ môn toán của chúng tôi - cô Phan Nga, là một người khá kĩ tính cầu toàn. Cô là một trong những giáo viên nghiêm khắc và kiên định nhất trường. Nên đám học sinh chúng tôi, "sống chết" cũng không thể thiếu bài tập hay mất tập trung trong giờ học này. Thực ra thì cô Nga không ưa gì cái tính luộm thuộm, vụng về của tôi. Cô đôi khi phải chỉnh cho tôi đến từng li từng tí một. Tôi không hiểu, tại sao khi tôi đang cố giải thích hay trình bày quan điểm của mình, cô lại nói là tôi đang cãi. Mà không chỉ cô, bố mẹ tôi cũng vậy. Hay là người lớn luôn có một quan niệm rằng khi trẻ con nói gì trái lại ý mình đều là đang cãi? Nhiều khi tôi không cam lòng với điều đó, nhưng càng cố nói thêm càng khiến người ta nghĩ như vậy. Cho nên tôi rút ra kinh nghiệm rằng, khi người lớn nói gì với mình, dù là đúng hay sai cứ vâng dạ đồng ý đi đã. Rồi sau đó hãy suy nghĩ lại, xem rốt cuộc chỗ đó có thật là mình đúng chưa. Vì người lớn rất hiếm khi sai, mà người lớn một khi đã không sai thì trẻ con sẽ không có cơ hội đúng. Cô Nga là người rất lo lắng và dốc khá nhiều tâm lực cho chúng tôi. Cô yêu thương chúng tôi bằng tất cả tâm huyết của người thầy, dù cách thể hiện tình yêu đó của rất kín đáo, thậm chí rằng không phải ai cũng nhìn ra được, nhưng tôi hiểu

Tiết học đó, sau tiếng phấn đặt xuống bàn, cô Nga đã nói

- Đây là một bài không đơn giản, nhưng nó bao hàm kiến thức mở rộng khá thú vị. Cô sẽ dành cho các bạn thời gian suy nghĩ khoảng vài phút!

Cô Nga bảo không đơn giản, thực chất đây là một bài toán thực sự rất khó. Cảm giác như nhìn thấy hình đã rất rối mắt rồi. Tôi đọc đề bài, ban đầu nó như muốn nuốt chửng lấy đầu óc tôi. Sau đó, tôi cũng chẳng thể gỡ được một nút thắt nào, dù để có gắng nhìn nó một cách thoáng nhất có thể. Tôi lấy giấy nháp, viết đi viết lại, viết yêu cầu đề to đến mức chỉ cần có mắt là nhìn thấy. Tôi thử mọi phương pháp có thể làm bài, nhưng vẫn chẳng nghĩ ra ý tưởng gì. Lúc này, đầu óc tôi khá bí bách

Bỗng nhiên tôi nảy ra một ý định, quay sang nháy người bên cạnh, với một ánh mắt tràn đầy hi vọng

- Tao biết mày nghĩ ra cách làm rồi mà! Chỉ cho tao đi!

Dũng cảm thấy việc tôi quay sang hỏi bài nó như đạt được một kì tích. Một bài toán nó nghĩ ra, còn tôi thì không, chứng tỏ nó hơn tôi, dù điều này nhiều người biết rõ. Trước khi chịu chỉ bài cho tôi, ít nhất nó cũng phải nói một câu với tôi như "Con gà!"

Ừ gà thì gà... gà mà biết được cách làm thì sau sẽ không gà nữa. Coi như được mở mang tầm mắt

- Thế này nhá...Bây giờ đề bài bắt phải chứng minh đường thẳng này vuông góc với đường thẳng kia. Vậy mày nhìn vào trong hình này, có mấy cách chứng minh hai đường thẳng song song?

- Ờ...có khá nhiều

Nghe tôi đáp lại, nó nói tiếp

- Đúng là có khá nhiều cách để chứng minh nó song song. Cách thứ nhất là mày chứng minh nó cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba. Cách thứ hai là chứng minh tam giác đồng dạng. Mà trong tam giác đồng dạng, mày lại có ba cách chứng minh, một là cạnh góc cạnh, hai là cạnh cạnh cạnh và ba là góc góc.

- Đó là cách của tam giác thường mà! Đây là tam giác vuông!

- Thế thì mày xét theo ba trường hợp của tam giác vuông đi. Hai các góc vuông, các góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy, cạnh huyền góc nhọn, cạnh góc vuông cạnh huyền!

Tại sao Dũng phải lôi từng trường hợp cụ thể trong từng cách chứng minh một ra như vậy. Tôi đâu ngớn ngẩn đến mức phải giảng cặn kẽ từng chi tiết. Mấy thứ nó nói chỉ khiến bài toán trở nên phức tạp, thời gian đã không có nhiều

- Nhưng tao vẫn thấy trong hình này đâu sử dụng được tam giác đồng dạng? Tôi hỏi

- Thì đúng là không dùng được tam giác đồng dạng!

- Vậy mày còn nói với tao cách này làm gì? Tôi ngớ mắt nhìn, giọng đã có phần luống cuống

- Ừ thì tao cứ nói tất ra cho mày hiểu thôi. Còn nếu không dùng được tam giác đồng dạng thì sang cách thứ ba có thể chứng minh hai đường thẳng song song. Đó là định lí Ta- lét! Nếu muốn chứng minh định lí này, ta phải chỉ ra những hệ thức bằng nhau!

- Từ từ đã....trong trường hợp này không dùng Ta- lét đâu, phải kẻ thêm hình nên người ta hạn chế!

Dù thế nào tôi vẫn thấy những cách làm mà Dũng đưa ra không hợp lí, nên bắt buộc phải phản đối lại

- Vậy thì ta sang cách thứ tư, đó là xét đến cách góc ở vị trí đặc biệt, đồng vị hoặc so le trong! Nếu đụng đến hai góc bằng nhau, ta lại phải xét đến hai tam giác đồng dạng. Mà để chứng minh hai tam giác đồng dạng, ta lại có ba...

- Đủ rồi đấy! Mày đang lãng phí quá nhiều thời gian của tao!

Tôi bỗng nhiên cắt lời Dũng. Tôi hiểu rồi, thì ra từ nãy đến giờ nó đang cố tình chơi xỏ tôi. Chắc là do nó muốn trả đũa việc trong tiết hóa lần trước. Dũng phân tích rất nhiều hướng làm bài, nào là cách đầu tiên đến tận cách thứ tư, nhưng đều là những hướng dẫn đến đường cụt. Cuối cùng thì đề bài vẫn không chứng minh được. Suốt thời gian đó nó chỉ cố gắng dẫn tôi đi vòng vo, làm tôi thấy bài càng trở nên rắc rối hơn, chứ chẳng giải quyết được vấn đề gì cả

Cảm thấy tôi đã phát hiện ra trò chơi xỏ của nó, Dũng mới cười bảo

- Tao đùa tí thôi mà...Thực ra bài này chứng minh theo cách đường trung...

- Hai bạn bàn hai!

Dũng chưa kịp nói hết câu, còn tôi chưa kịp phản ứng gì, một giọng nói đầy đanh thép đã vang lên khiến cả hai chúng tôi dật mình. Tôi ngẩn đầu này, cắn môi vừa hồi hộp vừa run sợ khi thấy cô Nga đang ngồi trên bàn giáo viên nhìn chằm chằm vào hai đứa tôi

- Cô nhìn hai bạn từ nãy rồi đó. Bài dễ quá nên có thời gian rảnh nói chuyện với nhau đúng không?

Cô nghĩ chúng tôi nói chuyện cũng không lạ. Chẳng trách vừa nãy tôi với Dũng cúi đầu dán mắt vào quyển vở, còn miệng còn mấp máy nói qua nói lại. Có trời mới biết rằng chúng tôi đang bàn bài.

- Không ạ, bọn con không nói chuyện!

Theo phản xạ, tôi bật lời lại ngay. Đó là cái tính đến đánh chết tôi vẫn chưa sửa được. Cũng không kịp để ý rằng một câu đó quá cộc lộc, không để ý rằng một câu dám thốt lên lại chẳng có chứng cứ gì.

- Cô nhìn thấy rõ ràng! Mở miệng nói có nghĩa là đã nghĩ và làm xong bài! Nào mời bạn Vy, bạn lên đây giải bài này cho cả lớp!

Nghe vậy, ánh mắt tôi trở nên hoảng hốt không kể xiết. Mặc dù lúc nãy nói tới nói lui nhưng Dũng cũng đã giảng cho tôi được tí gì đâu. Tôi xiết chặt hai tay, như muốn kìm nén cơn giận không nên có với người bạn cùng bàn. Khi tôi nhìn qua Dũng, nó cũng chẳng nói được gì ngoài việc lẩm bẩm một câu "xin lỗi!". Nếu như ánh mắt có thể giết người, có lẽ Dũng đã sớm ngã gục trước ánh mắt hình viên đạn của tôi rồi.  Ánh mắt đó làm nó sợ, giống như kiểu nhìn một kẻ "thù không đội trời chung" vậy.

- Thôi xui rồi, bài khó này làm sao được

- Ừ đúng đấy, mà không làm được thì Vy xác định chết với cô Nga!

Tôi đứng dậy, nghe thoáng qua mấy tiếng bàn tán của Quân và Nguyễn Phương Anh nói bên trên. Khuôn mặt tôi như khóc không ra nước mắt, khốn khổ tự trách bản thân mình.

- Thưa cô!

Bỗng nhiên một tiếng gọi làm tôi dật mình, nhưng dù sao cũng tạ ơn rằng khoảng khắc này có thể chậm lại một chút.

Tôi nhìn ra, sững sỡ tại sao Dũng đã đứng lên cùng với tôi rồi. Hai mắt tôi mở to tròn hết cỡ. Như có ngọn gió khe khẽ lùa qua người mà tôi thấy rùng mình.

- Nếu như con và Vy nói chuyện với nhau, thì để con lên bảng thay bạn ấy!

Nghe Dũng nói vậy, tôi chợt hoảng hốt cùng thêm một giây câm lặng. Dưới lớp bắt đầu xuất hiện những tiếng náo loạn, bàn tán xôn xao. Riêng cả mắt của cô Nga cũng trầm xuống, lộ vẻ không thể tin được che giấu dưới khóe môi hé cười. Dũng nói, không do dự, cũng không hề run sợ gì. Nếu như việc tôi bị bắt lên bảng là một thứ gì đó rất tàn nhẵn, thì Dũng sẵn sàng hứng chịu thứ đó mà chính nó đã gây ra cho tôi. 

Dù thế nào tôi cũng không tin được Dũng sẽ nói ra câu đó. Cũng không tin được nó sẽ cảm thấy hối hận cho việc làm của mình khi trước. Có lẽ là nó biết lỗi thật, nó làm vậy để không phải cảm thấy hổ thẹn với tôi. Chẳng biết là do muốn gỡ rối cho tình hình hiện tại, hay cơn giận đang che lấp trong đầu mà tôi đã nói rất dứt khoát

- Không cần...bài của tao, sẽ tự làm được!

Giọng tôi có phần lạnh đi, toát lên vẻ trách móc rõ rệt. Nói rồi, tôi cầm lấy quyển vở, miễn cưỡng bước chân lên mục giảng. Nói thì giỏi vậy thôi chứ lúc đó tôi cũng đã nghĩ đến tương lai của mình sẽ thế nào đâu...

Cô Nga vẫn chầm chậm quan sát từng bước đi đầy rụt dè, e ngại của tôi. Cho đến khi tôi cầm được phấn đặt lên bảng, thực sự những ý niệm về bài tập này trong đầu tôi hoàn toàn trống rỗng, không có bất kì một thứ gì. Tôi chỉ dám nhìn chăm chú lên bảng, không dám quay đầu xuống, càng không dám đảo mắt nhìn lại cô . Hai chân tôi run đến mức cảm thấy đứng cũng không vững.

Là tôi sợ nhất cảm giác này. Cái cảm giác mà những tiếng bàn tán dưới lớp về tôi nghe thấy rất rõ rệt. Còn thêm cả khuôn mặt không chút cảm xúc kia. Tôi không thể tưởng tượng ra nổi nếu như hôm nay tôi không làm được bài, thì mọi chuyện sẽ như thế nào. Tôi biết, cô Nga sẽ không đánh, không mắng mỏ gì tôi. Mà những lời nói của cô, dù là nhẹ nhàng, không có nhấn mạnh cũng đủ chôn chặt trong lòng tôi rồi. Không, thực ra chỉ cần đến một ánh mắt đầy thất vọng của cô thôi

Lúc này bảng đen cùng phấn trắng hiện ra trước mắt tôi như một thứ gì đó rất đáng sợ. Tôi cứ nhìn mãi vào đề bài. Nút thắt cùng với tâm trạng hoảng loạn của tôi hiện giờ chắc chắn không thể nghĩ ra được gì. Tôi nhẹ nhàng liếc mắt xuống, đến khuôn mặt của người kia cũng không kịp thấy nữa rồi...

Là tôi nhất thời giận dỗi rồi buông lời nói vậy thôi, thực ra tôi rất cần người giúp tôi ngay lúc này, thực sự rất cần.

- Thôi...Bạn đang rất không tập trung! Về chỗ đi!

Cô thở dài, tôi cũng nhận không ít hụt hẫng. Thấy những ánh mắt xung quanh đều đổ ngập vào mình mà bản thân tôi thấy xấu hổ vô cùng.

Tôi ngồi vào chỗ, không nhìn cũng không nói tiếng nào với Dũng.

Tôi rất giận Dũng, thật sự rất giận. Chưa bao giờ tôi cảm thấy nhục nhã như ban nãy. Về việc này chắc chắn tôi sẽ không yên với cô giáo chủ nhiệm. Không những vậy, tôi còn nhận biết bao ánh mắt trêu ghẹo của đám bạn xung quanh nữa. Trống đánh báo hiệu giờ ra chơi bắt đầu, tôi ủ rũ đến ngồi gần chỗ bàn của My - đứa bạn thân của tôi. Tôi và My chơi thân với nhau từ lúc chúng tôi mới nhập học. Dù chỉ khác mỗi vần "M" hay "V" ở cái tên thôi, nhưng tính cách của chúng tôi khác nhau đến tận trời tận vực. My được tính hòa đồng và kiểm soát tốt hơn tôi. Quan trọng là khuôn mặt của cô ấy, dù không đến mười phần diễm lệ nhưng cũng đủ bỏ xa tôi rồi. My cũng có thể tạm gọi là xinh đẹp. Cô ấy có khuôn mặt thanh tú, góc cạnh, đôi mắt sâu thẩm ánh lên một vẻ kì bí không giải thích được. Sở hữu ngoại hình ưa nhìn như vậy nhìn qua có vẻ đứng đắn nhưng trên thực tế, cô ấy rất lanh lợi và rành rọt trong cuộc sống. Dù thành tích học tập của tôi tốt hơn nhưng với tầm nhìn khách quan của cô ấy nhiều lần tôi cũng phải nể. 

Nhìn thấy tôi có vẻ không vui, My cũng hiểu rõ lí do

- Tao biết rằng bài đó khó thật, nhưng tại sao cô lại gọi đúng mày lên bảng chứ?

- Tại vì Dũng!

Tôi bực bội đáp lại, không quên kèm theo những biểu hiện của sự phẫn nộ như đập ghế đập bàn. Một câu trả lời đó của tôi, có lẽ My chưa hiểu được, tôi bèn giải thích thêm

- Mày biết không...hôm nay chí ít thì cô chưa chắc đã gọi tao lên bảng. Nhưng đáng lẽ là Dũng đã nhận lời chỉ bài đó cho tao, vậy mà nó bày trò câu giờ nói vòng vo không chịu đi trọng tâm vào vấn đề. Xong thấy bọn tao trao đổi nhiều quá, cô Nga ngồi trên tưởng là nói chuyện không tập trung nên mới gọi tao lên bảng!

Nghe tôi tự vấn một hồi, My chỉ mỉn cười thầm kín. Tôi nói chuyện nhấn mạnh khá nhiều về Dũng. Có thể cô ấy cũng nhận ra sự khác biệt

- Nhưng cuối cùng người ta cũng dám nhận thay mày lên bảng còn gì. Là tại mày không đồng ý đó chứ!

- Mày nghĩ lúc đó tao bằng lòng để nó lên làm thay thì cô Nga sẽ cho phép chắc? Với lại...như thế còn nhục hơn nữa..."

Tôi đáp lại với một chất giọng đầy đáng thương. Đến tận bây giờ tôi vẫn chưa tiếp nhận được việc ban nãy. Thấy ánh mặt tôi như muốn đổ sụp, My khẽ vỗ vai an ủi

- Thôi! Chuyện qua rồi, mày suy nghĩ hay trách móc cũng có thay đổi được đâu! Nhưng còn điều đáng để tâm hơn nữa nè, lần này chắc có điều bất ổn đấy, tao hi vọng mày sẽ vượt qua được!

Câu nói vừa rồi của My quá trìu tượng, nó ẩn chứa hàm ý gì mà tôi không thể nhận ra. Nhưng tôi chưa kịp hỏi lại, My đã nói

- Xuống căn tin đi mày, hôm nay tao sẽ bao mày uống soda để chia buồn!

Từ từ đã...nhưng vượt qua cái gì mới được? Tại sao? Tôi nghĩ đến tám chín vẫn không thấy vỡ lẽ

Xuống đến tầng một, trước khi bước chân vào căn tin, chúng tôi tình cờ gặp Liên - một bạn nữ cùng lớp. Năm nay là năm cuối cấp hai rồi, học chung một lớp nhưng trước giờ tôi với Liên không giao tiếp nhiều. Thực ra thành tích của cô bạn này nếu xét hơn thua thì vẫn kém tôi một bậc. Nhưng cô ấy nổi bật hơn, vì khả năng hoạt ngôn khá tốt, cùng cái cá tính đặc biệt. Thật tâm mà nói, tôi không thích tính cách của Liên, nhưng từ đầu đến cuối tôi cũng không bới ra lí do để ghét.

- Ơ... Bọn mày cũng xuống căn tin à! Tao vừa mới mua nước xong!

Liên nói giọng rất thân thiện, trên tay cô ấy cầm theo hai hộp soda chanh. Tôi mỉn cười gật đầu đáp lại. Nhưng My nhận ra điều sâu xa hơn, cô ấy che miệng khẽ trêu chọc Liên

- Một mình mày uống tận hai hộp cơ á? Một mình?

My nhấn mạnh hai chữ cuối. Liên cũng nhận ra được, bèn đánh nhẹ vào vai My một cái.

- Thôi đi đồ quỷ!

Không hiểu tại sao tôi thấy có gì đó không đúng, như thể một sự việc có hình bóng của mình sắp diễn ra vậy. Lúc từ biệt, tôi đã đứng nhìn Liên từ sau một hồi. Rồi lại nghĩ lại lời nói vui vừa nãy của My. Tôi đứng im như pho tượng, không cử động, ánh mắt cũng chẳng rõ là đang nhìn đi đâu. Hay chỉ vì tôi thắc mắc tại sao cô ấy mua tận hai hộp soda mà không phải chỉ một

- Này! Nếu mày không vào là thôi khỏi uống nhá. Phải nhanh lên tiết sau còn bài kiểm tra một tiết địa lý mà!

À ừ...chắc là vì tiết sau có bài kiểm tra, nên tôi mới cảm thấy bồi hồi và lo lắng như vậy. Mùa hạ đi qua chưa được bao lâu, vậy mà trong lòng đã phe phẩy gió thu rồi...

Trống đánh vào giờ học, tôi lặng lẽ ngồi xuống chỗ. Tôi vào lớp trước Dũng, đợi khoảng một lúc nó mới xuất hiện. Nhưng chẳng phải để ý đến chiếc áo trắng ướt đẫm mồ hồi vì đùa nghịch như bình thường, tôi thấy trên tay Dũng đang cầm một hộp nước khoáng. Nhìn kĩ lại...hình như đó là soda chanh. Vừa rồi không phải là Liên cũng đã mua tận hai hộp soda chanh sao? Bây giờ lại thấy Dũng cầm lên một hộp. Rốt cuộc có liên quan không? Dù vậy thì có liên quan gì đến tôi chứ? Sao bản thân cứ thích quan tâm đến mấy chuyện không đâu vậy?

Dũng với tôi vừa có xung đột trong tiết toán, nên nói chuyện với nhau chẳng dễ dàng gì. Giờ lại là tiết kiểm tra địa, khi cô giáo phát xong đề cả lớp im phăng phắc. Ngay cả hai chúng tôi cũng chẳng nói một tiếng nào.

Cầm giấy bút trên tay, tôi đọc đề rất kĩ. Bình thường những môn xã hội như này tôi đều cố gắng đạt được điểm số cao nhất có thể. Nhưng chẳng biết là người kia không dám nói, không biết nói gì hay không muốn nói, làm tôi thấy trống trải vô cùng. Cảm giác im lặng cùng thời gian đếm ngược của bài kiểm tra khiến tôi ngột ngạt đến nỗi như không thể thở. Dũng cũng như tôi, đọc đề mà miệng chẳng mấp máy. Chỉ có hai đứa bàn trên thỉnh thoảng tranh thủ lúc cô không để ý, khe khẽ như ăn trộm quay xuống bàn tôi mà hỏi rằng

- Câu này chọn đáp án gì?

Chỉ có vậy...

Nhưng tôi cảm nhận được, nhiều lúc Dũng muốn quay sang tôi nói một lời nào đấy mà cứ ngập ngừng. Tôi biết chắc đại loạn như "xin lỗi". Sự việc xảy ra trong tiết toán cũng không hẳn là lỗi của Dũng. Cũng một phần là do tôi, do tôi kém cỏi và không thể nghĩ ra ý tưởng làm bài. Chỉ vì lúc đó tôi quá tức giận. Biết rằng lúc này đang cần hết sức tập trung để làm bài kiểm tra, nên trong đầu tôi chẳng thể chứa đựng thêm một suy nghĩ gì nhiều. Nhưng không tránh khỏi những ý niệm vẩn vơ cứ bám chặt lấy khối óc tôi, nên tôi không thê buông thả làm bài một cách thoải mái nhất. Cứ im lặng như vậy, tự nhiên tôi lại không thấy giận Dũng nữa. Nếu bây giờ nó có hỏi, có lẽ tôi sẽ vẫn trả lời.

Ai ngờ rằng điều đó lại là sự thật. Bỗng nhiên Dũng nháy tay tôi làm tôi khẽ dật mình. Tôi quay sang nhìn, ánh mắt có phần bối rối, Dũng khẽ chỉ vào đề bài

- Mày...chỉ tao cách tính số liệu biểu đồ được không? Tao lỡ quên mất rồi!

Tôi vẫn chưa khỏi bất ngờ, nhưng thấy trong lòng nhẹ bẫng hẳn. Cuối cùng thì sau khoảng im lặng đó, nó cũng chịu nói chuyện với tôi rồi. Ngẩn ngơ một lúc, tôi khẽ nói

- Mày lấy số năm chia cho tổng, nhân một trăm phần trăm!

Chỉ đáp lại một câu đó thôi. Suy cho cùng, cứ như bình thường vẫn tốt hơn. Dũng cũng khá ngạc nhiên vì tại sao tôi lại trả lời câu hỏi của nó. Trong khi vừa nãy tiết toán tôi đã bị bẽ mặt trước cô và cả lớp.

- Mày có chắc là mày không lừa tao chứ?

Thấy Dũng vẫn chưa tin tưởng hẳn, tôi khẳng định lại

- Chắc... Dù có không thì tao cũng đã đặt cược cả bài vẽ của tao lên cách làm đó rồi

Chắc? Thực ra khái niệm đó chỉ đúng với tôi thôi

Nhưng một điều quá tàn nhẫn đến mức một đứa ngốc nghếch như tôi chẳng thể nhận ra được. Đó là tôi và Dũng đã làm hai đề hoàn toàn khác nhau. Đương nhiên, bài biểu đồ cũng khác, và cách tính số liệu cũng khác...

Hết thời gian là bốn mươi lăm phút, cô giáo ra hiệu nộp bài. Khi bài kiểm tra được thu lại cũng là lúc cả lớp náo loạn trao đổi kết quả. Phương Anh và Quân nhanh chóng quay xuống chỗ tôi, tranh nhau giành lấy tờ giấy nháp để ghi kết quả của tôi để soi với kết quả của bọn nó.

- Mày làm bài được không Dũng? Bình thường tao thấy mày chẳng bao giờ ôn mấy môn xã hội!

- Tại tao ghét học thuộc lắm, nó làm tao nhức đầu!

- À mà mày chia số liệu kiểu gì đấy? Nên nhớ là đề của mày vẽ biểu đồ đường còn đề của Vy là vẽ biểu đồ tròn đó nhé!

Nghe Phương Anh nói đến đây, cả hai chúng tôi đều dật mình. Vừa nãy, cách tính tôi nhắc cho Dũng là cách tính số liệu của biểu đồ tròn. Bởi vì đơn giản tôi nghĩ rằng đề của nó cũng vẽ biểu đồ tròn giống tôi. Nhưng trong khi đề bài của Dũng yêu cầu vẽ biểu đồ đường. Chia số liệu sai thì đương nhiên hình vẽ sẽ sai rồi còn gì nữa...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro